Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 5

nghề thuốc bắc, ra Hà Nội bắt đầu làm gia sư kiêm thư ký cho 1 chủ xưởng cơ khí "Vinh Thành".

Năm 1941, ông Đài trúng tuyển thi vào trường trung học ở Hà Nội, được ông Đường giúp đỡ nuôi ăn học, ra ở cùng gia đình ông bà Nhã ở phố Jambert.

Năm 1942 anh Liễn tốt nghiệp tiểu học ở quê, được ông bà Nhã nuôi ăn học tiếp Trung học ở Hà Nội.

Năm1943 bà Điển đi tái giá để lại gánh nặng con cái cho cụ Thư và cụ Điều (2 trai, 1 gái và 1 dâu), với tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ông bà Nhã đón cháu Lâm ra Hà Nội nuôi cho ăn học, tiếp sau là vợ anh Liễn cũng đưa ra ở cùng giúp việc nội trợ gia đình chú thím, ở nhà quê còn cháu Lân vẫn ở với cụ Điều đến 1948 ra Hà Nội ở với ông bà Nhã, được ông Nhã xin cho đi làm công nhân Sở Lục lộ Hà Nội.

Nói về ông Nhuận và ông Đọn vào giúp việc gia đình cụ Thư được biết như

sau:


Chủ yếu công việc của hai ông là trông nom và trồng trọt thu hoạch ngô khoai

ngoài bãi trên phần đất của gia đình. Ngoài thời vụ ra thường là rỗi rãi, cụ Điều để cho ông Nhuận đi làm thêm nơi khác: thông thường hay đi gặt thuê ngày mùa ở các địa phận ven sông Hồng phía trên thuộc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái được thanh toán bằng công bằng thóc đóng gói trở bè nứa về và cụ Điều để cho ông Nhuận được sử dụng làm vốn riêng và giúp đỡ gia đình cụ Khán Yên.

Khoảng 3-4 năm sau, ông Nhuận trở về Tràng Lan, thành lập gia đình riêng. Còn ông Đọn được cụ Điều lo vợ cho (vợ tên là Chuối người cùng thôn ở TràngLan) và cả hai vợ chồng vẫn ở trong gia đình cụ Thư đến 1945 thì ông Đọn cũng về Tràng Lan sau khi người vợ bỏ nhà trốn đi. (Khi biết tin người vợ lên thị xã Sơn Tây theo một người đàn ông khác, Bà Vy (vợ ông Nhạc) và ông Đài được gia đình cử đi tìm về, nhưng được ít ngày hai vợ chồng không đoàn tụ được với nhau, vợ lại trốn đi lần thứ hai, ông Đọn lấy vợ khác và mua vườn làm nhà thành lập gia đình riêng như hiện nay ở thôn Ngọc Long, xã Hồng Châu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Gia đình cụ Thư từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Kể từ tháng 8-1945, chính quyền về tay nhân dân Tổng Vĩnh Phúc gọi là xã Vân Cốc, làng Vĩnh Khang gọi là thôn

Vĩnh Khang, bãi bỏ chế độ chánh tổng lý trưởng, tộc biểu. Đến năm 1955 thực hiện cải cách ruộng đất, toàn bộ đất đai được chia đều theo nhân khẩu cả nam nữ, rồi thành lập hợp tác xã nông nghiệp, gia đình nhà ta vào hợp tác xã cả chỉ còn 5% đất giành cho từng hộ riêng dùng để chăn nuôi. Người lao động đi sản xuất ăn theo công điểm. Cụ Thư và cụ Điều hết tuổi lao động, lấy việc thu hoạch ở vườn nhà và chăn nuôi gia đình là chủ yếu.

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 5

Gia đình cụ Lộc có bà Đường, bà Đài, bà Thanh, chị Hợi đều là xã viên đi làm hợp tác xã.

Thời gian kháng chiến chống Pháp (1947 - 1954), khi chiến sự lan đến Sơn Tây, gia đình sơ tán sang xã Hồng Châu, ở nhờ nhà anh em họ hàng (các con cụ Y và cụ Thức). Năm 1949, khi địch tấn công và o ép nhân dân cả hai bên bờ sông, thì đại gia đình cụ Thư có sự phân tán: con, cháu có người đi bộ đội, người đi công tác theo cơ quan, người đi sơ tán xa hơn, rồi dần dần dân làng hồi cư về sống trong vùng tạm chiếm, gia đình ông Nhã, gia đình bà Nhạc hồi cư về Hà Nội làm ăn. Cụ Thư, cụ Điều và cụ Lộc cũng trở về Vĩnh Khang sinh sống ở mảnh vườn nhà. Cụ Thư vẫn làm nghề thuốc bắc song thu nhập thấp vì thuốc đắt (ảnh hưởng bởi chiến tranh).

Lúc này sức khỏe ở tuổi bảy mươi hơn, tuy trông người béo tốt nhưng cụ đã có triệu chứng về bệnh lý người già như: thường hay tê 1 cánh tay. Năm 1949 trong lúc đang ngồi đọc bản điếu văn cụ Phú Khang (người bạn đồng môn) có thể do xúc động, đồng thời bị cảm gió, cụ gục xuống, sau đó bịt liệt 1 tay và 1 chân. Cụ ra Hà Nội ở với gia đình ông bà Nhã và chữa bệnh từ năm 1952.

Theo ông Nhã nói lại (có ghi chép ở cuối tập gia phả cũ do cụ Thư soạn), do bệnh tình trầm trọng, cụ Thư đã tạ thế ngày 27 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954) khoảng 4 giờ sáng ở số nhà 130, phố Quán Thánh và an táng tại nghĩa địa Cầu Giấy. Lúc tang lễ, gia đình chỉ có cụ Điều, cụ Lộc, ông Mô, ông Nhã, bà Sinh, bà Đen, bà Tân còn các con cháu khác bận công tác kháng chiến.

Sau 3 năm tổ chức cải táng mộ phần đặt tại nghĩa trang Cầu Giấy, lúc này gia đình có thêm các con đi kháng chiến về cùng tham gia là ông Nhạc, ông Giáp, ông Mô, các con rể có ông Sinh, ông Chú.

Sau 1 năm có lệnh nghĩa trang Cầu Giấy phải rời mồ mả đi nơi khác, nên ông Mô đã bốc hài cốt cụ mang về an táng ở gò 11 quê nhà.

Cụ Điều (húy là Đỗ Thị Thiện) Cụ Lộc (húy là Đỗ Thị Thêm).

Cụ Lộc là em gái út của cụ Điều (xem trang họ hàng bên ngoại) khi lấy cụ Thư mới 18 tuổi, cụ Điều có kể lại rằng: Cụ Thư được bên ngoại quý mến là người hiền lành, có học lại biết nghề (vừa dạy học chữ nho vừa làm thầy thuốc bắc). Cụ Lộc mới lớn dậy, tính tình ngay thật không được tháo vát lắm, đang có người muốn hỏi làm lẽ. Cụ Điều thương em nghĩ nếu để đi làm lẽ chỗ khác thì khổ, nên đồng ý với cụ Thư, xin phép bên họ ngoại được lấy làm vợ hai.

Tháng 2 năm 2002 ông Đài có gặp ông Đỗ Văn Huỳnh là cháu gọi cụ Lộc là bà cô để tìm hiểu thêm gia đình họ ngoại, được biết một giai thoại như sau:

Cụ Khải là anh cả của cụ Lộc, thời bấy giờ làm phó lý làng Vĩnh Thọ. Trong quá trình tiếp xúc về công việc, viên quan huyện Phúc Thọ biết cụ Khải có cô em gái tên là Thêm trông cũng xinh gái, bèn ngỏ ý muốn hỏi lấy làm vợ lẽ. Cụ Khải về báo cáo chuyện này với cụ Luận (là bố) và cụ Thông (là chú) thì các cụ không tán thành và nói: "Không gả cho quan huyện ở xa, chả biết thực hư thế nào? cứ nên gả cho giáo Thư, cả hai chị em về một nơi cũng được. Nghe chừng vợ chồng giáo Thư ưng thuận muốn thu xếp!".

Cụ Thông là một lương y thuốc bắc giỏi, hình như cũng có dạy cụ Thư học thuốc, rất quý mến cụ Thư. Những lúc lên thăm bố mẹ vợ, cụ Thư thường qua thăm cụ Thông và hay đàm đạo về các bài thuốc chữa bệnh, hai chú cháu rất ý hợp tâm đầu.

Khi cụ Lộc về làm vợ hai của cụ Thư, ở riêng thành một hộ gia đình, lúc đầu ở vườn "nhà ngoài" đường cái 25 gần hồ sông (tên gọi nhà cũ của cụ Thư, bây giờ không còn vì bị lở xuống sông). Sau cụ Thư đổi cho ông Khán Chính lấy vườn gần nhà cụ Điều ở, bây giờ là vườn Tý Cao mua lại của bà Đường, cạnh nhà Đức Hợi con rể Bà Đường).

Ba cụ sống với nhau đến hết đời chưa bao giờ xảy ra điều ta tiếng gì, rất đoàn kết thương yêu nhau, chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau mọi công việc làm ăn, từ việc lớn đến việc nhỏ, đối xử với các con không thiên lệch, con nào cũng như nhau. Ông Nhạc thường nhớ lại lúc bé được cụ Lộc tắm rửa cho buổi chiều, rất sạch sẽ cùng với ông Đường.

Các con đều xưng hô thống nhất trong gia đình gọi cụ Thư là thầy, cụ Điều là mẹ, cụ Lộc là Bầm. Con nào ở xa viết thư về thì câu đầu tiên là Kính thăm Thầy Mẹ, Bầm... Cụ Điều là một người nội trợ đắc lực của cụ Thư. Có kế hoạch chăm lo đời sống rất chu đáo cho các con, các cháu, ví dụ bà Nháy và ông Đài được ăn ở làm việc và học tập bên nhà cụ Điều, nhưng phần đất của ông Đài vẫn để cho cụ Lộc và bà Đường sử dụng canh tác thu hoạch. Sau khi bà Nháy đi lấy chồng thì cụ Điều đưa cháu Mẫn con ông Mô về nuôi đỡ và để ông Đài kèm cặp thêm cháu Mẫn học tập.

Cụ Lộc tuy ở thành "bếp" riêng nhưng được cụ Điều vẫn chủ trì những việc lớn chung của gia đình như việc dựng vợ gả chồng cho các con trai, con gái, việc khao cử lên lão cho cụ Thư và các việc ma chay, đình đám có quan hệ trong làng xã (vay, trả cỗ bàn trong hội cỗ).

Cụ Điều là người rất năng động trong việc làm ăn luôn luôn có kế hoạch bảo đảm lương thực là nguồn sống chính. Ví dụ ngày mùa thì giá thóc gạo, ngô đỗ thường là rẻ, cụ đều đong thêm dự trữ phòng "tháng ba ngày tám" nếu không phải dùng đến, sẽ bán được giá hơn để sử dụng cho các chi dùng khác. Các con và cháu đều rất khâm phục cụ đã không để gia đình bị đói, năm ất Dậu 1945 (nạn đói của nước chết hơn 2 triệu người). Năm ấy gia đình nhà ta cũng bị ảnh hưởng bởi nạn đói, tuy cụ Điều có dự trữ được ít lương thực (ngô) nhưng phải ăn dè, không no, có bữa ăn cháo độn rau, đề phòng nạn đói kéo dài, so sánh dân làng đã quá đói (phải ăn của chuối, đu đủ cây, cháo cám), ngày nào cũng có người chết, nhiều người không kiếm được gì để ăn, thì gia đình nhà thật vô cùng may mắn và hạnh phúc có được cụ Thư cụ Điều và cụ Lộc không để cho con cháu nào phải đói.

Sau khi cụ Thư mất (1954) cụ Điều vẫn ở một mình tại nhà ngói vườn xưa, tuổi già sức yếu không lao động nặng được thì nhờ con cháu hoặc thuê, cụ vẫn trông nom

vườn tược, thu hoạch đủ chi giỗ tết hàng năm và đảm bảo sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Không thiếu thốn nhưng cụ vẫn giữ bản chất nông dân nhà nghèo, ăn uống đơn giản, tằn tiện, thích ăn ngô, khoai và ít cơm (răng rụng dùng cối giã ngô luộc ăn với muối vừng).

Năm 1955 do sai lầm cải cách ruộng đất, cụ bị quy oan là thành phần bóc lột, ông Mô nhà nghèo cũng bị quy là phú nông. Nhưng "Đội cảnh cách" không tìm được khổ chủ để phát động "đấu tố". Năm 1956, Nhà nước sửa sai cụ được trả lại thành phần trung nông, ông Mô cũng được trả lại "Trung nông".

Trong thời gian bị quy oan, "đội cải cách" cấm mọi người quan hệ với cụ, kể cả con cháu. Song con cháu rất thương cụ, vẫn bí mật tiếp tế cho cụ để trả ơn cụ đã cưu mang khi gặp khó khăn, như ông Đọn ở Tràng Lan, bà Đường và các con cháu bên cụ Lộc gần đó.

Tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút, cụ Điều không có bệnh gì nhưng đi còng chống gậy, thân hình gầy nhỏ khi bước sang tuổi tám mươi. Cụ Điều đã tạ thế lúc 3 giờ sáng ngày 13-12 năm Quý Mão (tháng 1-1964) thọ 82 tuổi, tại nhà ngói ở Vĩnh Khang.

Đến ngày 10 tháng 12 năm Bính Ngọ (1967), hài cốt cụ được cải táng, phần mộ hiện nay ở gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.

Nói về cụ Lộc:


Từ khi ông Đường người con trưởng của cụ mất sớm (1952), ông Đài đi bộ đội ở xa không liên lạc được với gia đình vì thời chiến, ông Giáp đi làm ở Hà Nội, các bà con gái lấy chồng, cụ Lộc rất buồn lại có bệnh đau dạ dày, ở cùng với bà Đường là con dâu cùng 2 cháu nhỏ (Thìn và Hợi) đến năm 1958 thêm bà Rói (là vợ ông Đài), cụ Lộc chủ yếu là trông nom vườn tược chăn nuôi ở nhà, công việc đồng bãi do con dâu và con gái đảm nhiệm, khoảng 50 tuổi đã hết sức lao động vì sức khỏe bệnh tật, thực chất bà Đường là con dâu trưởng đã thay thế cụ Lộc để chủ trì quán xuyến mọi việc của gia đình. Năm 1960 bà Rói được điều động lên làm công nhân nhà máy chuối (sau gọi là xí nghiệp rau quả xuất khẩu) Sơn Tây, thì cụ Lộc và cháu Nguyệt (con bà Rói) cũng được chuyển khẩu ăn theo lên thị xã Sơn Tây. ở khu tập thể gia đình công nhân của xí nghiệp. Từ năm 1965 do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, cụ Lộc và các cháu Nguyệt, (con bà Rói) lại sơ tán về quê ở chung với gia đình bà Đường. Đến năm 1970, bà Rói thuê được

nhà riêng ở thị xã Sơn Tây (khu tập thể phố Lê Lai) đồng thời sinh con (Đào Minh Loan), lại đón cụ Lộc và các con Nguyệt, Chiến lên Sơn Tây, và cũng từ đây gia đình riêng của ông Đài bà Rói mới được xum họp một nhà thành một hộ thuộc thị xã.

Thời gian này cụ Lộc đã ở tuổi ngoài 70, hàng ngày trông nom các cháu và giúp đỡ việc sinh hoạt gia đình. Bệnh dạ dày ổn định, sức khỏe tốt thỉnh thoảng con cháu lai xe đạp cho cụ về thăm quê, và các con cháu ở quê Vĩnh Khang, cụ rất phấn khởi. Năm 1978 cụ đi chơi Hà Nội ở nhà ông bà Giáp hẳn một năm mới về Sơn Tây. Năm 1982 sức khỏe tuổi già giảm sút rõ rệt, cụ ăn kém dần, đi lại khó khăn rồi thành nằm liệt giường 3 tháng. Cụ đã tạ thế hồi 21 giờ ngày 9-11 năm Nhâm Tuất (1982) hưởng thọ 86 tuổi tại số nhà 22Đ ngõ 3 phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây (là nhà riêng ông bà Đài, Rói làm năm 1980 khi ông Đài nghỉ hưu, và bà Rói được cấp đất theo tiêu chuẩn cán bộ Thị đội Sơn Tây. Phần mộ lúc đầu mai táng ở nghĩa trang gần bến ôtô Sơn Tây, đến 1987 cải táng đặt ở nghĩa địa sau công ty xây dựng. Năm 1998 hài cốt cụ được chuyển về gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, an táng cạnh phần mộ cụ Điều.

* *


*


Trên đây kể lại tình hình gia đình cụ Thư từ khi hình thành đến cuối đời, cũng chỉ nêu được những nét chính về thân thế và sự nghiệp của ba cụ. Trải qua bao gian nan vất vả trong cuộc sống, ba cụ đã rất kiên cường khắc phục khó khăn và đầy nghị lực quyết tâm vượt qua mọi thử thách: tất cả vì tương lai cho các con.

Các cụ có tình thương con vô bờ bến, khuyến khích học tập lúc nhỏ, tạo mọi điều kiện cho các con được học hành là trước hết. Cụ thường nói: "Đứa nào không chịu học thì sau này đừng trách bố mẹ, ông Mô tự nghỉ học sớm bị cụ nói mãi.

Với con gái vì không có phong trào đi học ở trường, cụ cho học ở nhà buổi tối, anh em dạy nhau, nên trừ bà Cún Sinh, còn ai cũng biết đọc biết viết và con út cô Thanh sau 1945 được học hết cấp 1, với con trai cụ đều gây dựng đầy đủ tạo điều kiện để mỗi người đến tuổi thành niên tự lập được cuộc sống như cứ dần dần mua vườn, cho các con trai, rồi làm nhà, lo vợ cho ở riêng. Ông Điển con trưởng đi dạy học, được ở luôn vườn cụ đang ở (ý là thừa kế), ông Mô lấy vợ có vườn nhà ở liền cạnh (bây giờ chị Mẫn con

dâu ông Mô đang ở). Các ông Nhã, ông Nhạc, ông Đường, ông Đài đều đã có vườn riêng (ông Đường ở vườn cụ Lộc đang ở). Riêng ông Giáp là út, chưa có vườn thì xảy ra cuộc kháng chiến chống Pháp mỗi người một nơi.

Với con gái, các cụ giáo dục đạo đức và lao động, kén rể hiền lành biết làm ăn, không chọn nhà giàu có chức quyền. Các bà con gái thường lấy chồng nhà nghèo cả đông con vất vả, tháng 3 ngày 8, dịp nước lũ, thiếu ăn, lại chạy đến các cụ chi viện bát ngô củ khoai hoặc cơm bữa. Suốt cuộc đời lo toan vất vả, ba cụ đã hết lòng vì con cái dựng nên cơ nghiệp ngày nay.

Đời thứ sáu


Đào Văn Điển (1902 - 1934)


Ông Đào Văn Điển (còn gọi là Đào Văn Uyển), là con trưởng của cụ Đào Văn Thư và Đỗ Thị Thiện, sinh năm 1902 (Nhâm Dần).

Mất ngày 04 tháng 4 năm Giáp Tuất (1934), phần mộ đặt ở nghĩa địa thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam, hiện song táng với cụ Đào Văn Tịch là chú ruột, sau khi di chuyển từ gò thứ 11 cũ tới. Vợ: bà Bùi Thị Chúc sinh năm 1902, mất ngày 29 tháng 9 âm lịch năm Mậu Ngọ (1978) tại Hà Nội, thọ 77 tuổi. Sau khi cải táng hài cốt được chôn tại gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.

Ông Điển lúc sinh thời được cha mẹ nuôi dưỡng cho ăn học chu đáo. Học xong sơ học yếu lực ở trường làng, ông được xuống Phùng học tiếp, ở trọ nhà ông xã Tịch. Nhà nghèo nhưng cha mẹ rất cố gắng đảm bảo cho con học, cụ Điều thường bán ngô đong gạo gửi đi cho ông. Để đáp ơn cha mẹ, ông Điển rất chịu khó chăm chỉ học hành. Sau khi đỗ bằng tuyển sinh, ông học Sư phạm sơ cấp và được bổ nhiệm giáo viên đi dạy học ở trường Hoàng Hà, xã Đào Quán, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (trường tiểu học cấp 1 miền Trung Du) khoảng năm 1923 - 1925. Trong thời gian dạy học ông đưa vợ (bà Chúc) đi theo, ở nhờ nhà ông Lý Cộng, xã Đào Quán, hình thành một gia đình riêng, bà làm nội trợ trông nom con cái. Sau ông Nhã, ông Nhạc cũng lên ở cùng để hoàn thành thi tốt nghiệp tiểu học.

Ông Nhã thi đỗ về Hà Nội học tiếp cấp 2, còn ông Nhạc được ông Điển giúp đỡ, xin cho đi dạy hương sư tại trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Tiếp theo, ông Đường cũng thôi học ở Phùng lên Bắc Giang ở cùng ông bà Điển để học tiếp thi tốt nghiệp tiểu học.

Trong gia đình, ông Điển là người bắt đầu thực hiện được ý đồ của cụ Thư: Bản thân ông thành đạt là một nhà giáo dạy học, với cương vị người anh cả đi trước, ông đã dìu dắt các em đều thi đỗ tiểu học để có điều kiện phát triển như học lên cấp 2, hoặc đi dạy học hương sư - với nghề thầy ông chỉ là một nhà giáo dạy tiểu học nhưng ông rất

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí