Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 2

như thế nào! Cụ Thư của đại gia đình chúng ta cũng có một cháu nội là liệt sĩ chống Mỹ (Đào Văn Mẫn) và một cháu ngoại là liệt sĩ chống Pháp (Đặng Sơn Thạch) đặt trong nghĩa trang này.

3. Tình hình quê ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay


Xã Vân Nam cũng như các xã thuộc Vân Cốc cũ, từ 1945 trở lại đây đã có nhiều đổi thay đáng kể.

Về kinh tế đời sống khác hẳn xưa. Ngoài nghề nông đã có thêm nghề phụ khác. Bây giờ ngô khoai dùng để chăn nuôi, người có cơm ăn, không phải đói nữa. Trường học có từ nhà trẻ mẫu giáo đến cấp 1, 2. Một phân hiệu trường cấp 3 cũng ở ngay gờ đê giữa Vĩnh Khang và Vĩnh Thọ. Toàn dân đã phổ cập tiểu học. Số người có bằng tú tài trở lên có thể tính con số hàng trăm rồi. Riêng trong gia đình con cháu cụ Thư có bằng Đại học hiện nay cũng đã khoảng ba chục.

Bộ mặt nông thôn Vân Cốc khác trước nhiều. Đường xá đắp cao ít lầy lội, ven sông nổi lên một bãi cát hàng năm cao dần, bờ sông không lở nữa. Nhân dân đắp dọc bờ sông 1 kiểu đê bối (gọi là đập, tiếng địa phương) giữ nước sông Hồng được đến báo động cấp 3 chưa tràn, làm cho tương đối ổn định việc sản xuất trồng lúa, ngô đến năm 1965 - 1966, nhà nước cho đắp một con đê lớn nối đê Đại Hà từ Cẩm Đình dọc xuống giữa xã Vân Phúc nối tiếp gặp đê lớn Hát Môn xây cống lớn gọi là cống Ba Xuân nhằm mở phân lũ sông Hồng khi cần thiết. Hiện nay con đê được cấp phối rải đá đổ nhựa thành đường giao thông thuận tiện. Mấy năm nay đường điện cũng đã về đến từng nhà các xã ven sông, vùng bãi, khu chợ Bãi xưa lều tranh vách nứa nay đã xây quán bán hàng. Cạnh chợ có cửa hàng mậu dịch, có bưu điện văn hóa, có phân viện của bệnh viện huyện. Nhà 2 tầng và 3 tầng của dân cũng đã dần mọc lên hình thành một thị tứ mới, đông vui nhộn nhịp. Cuộc sống của dân Vân Cốc đã thực sự đổi đời từ đây.


II. Thủy tổ họ đào là ai? Việc giỗ tổ ở quê từ trước đến nay


Theo lịch sử của xã Vân Cốc thì họ Đào là một trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra từ hồi đầu công nguyên đến khai thác vùng Đầm Dưng làm ăn sinh sống hình thành xã Vân Thủy sau đổi là Vân Cốc đến ngày nay. Theo tục lệ ở quê ta từ trước đến giờ họ Đào thực hiện giỗ tổ vào ngày 15 tháng chạp (giỗ tổ Ông) và 15 tháng 4 âm lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

(giỗ tổ Bà). Hiện nay lễ giỗ được tổ chức tại nhà ông Sơn, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Bài văn khấn giỗ tổ còn truyền lại đến nay có ghi tên húy cụ Thủy Tổ là Đào Huy Từ quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông Thông người đọc văn khấn trong các lần lễ giỗ có nói là cụ Thủy Tổ từ Thanh Hóa ra đây khoảng 300 năm đời Hậu Lê. Nếu vậy cụ Thủy Tổ Đào Huy Từ không phải là người trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra hồi đầu công nguyên? Và đây là vấn đề cần sưu tầm nghiên cứu thêm.

Hiện nay chưa sưu tầm được tộc phả họ Đào hoặc gia phả các chi họ Đào để nghiên cứu mối liên quan giữa các thế hệ họ Đào, ở quê hương Vân Cốc ta từ xưa đến giờ? Chi trên chi dưới trong họ ra sao?

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 2

Cụ Đào Văn Thư có kể lại rằng họ Đào trong xã ta ít người, họ nhỏ không làm được nhà thờ riêng như họ Đặng, họ Bùi. Cho nên đến ngày giỗ Tổ tập trung làm lễ giỗ tại nhà ông tộc biểu kiêm trưởng họ. Chức trưởng họ đây không nhất thiết phải là hệ trưởng của dòng họ mà là người của cộng đồng dân cư 1 họ trong địa phương cử ra đại diện họ về mặt tổ chức hành chính trong làng được gọi là tộc biểu. Làng ngày xưa gọi là xã, bây giờ gọi là thôn như quê là thôn Vĩnh Khang, ngày xưa là xã (làng) Vĩnh Khang, đứng đầu là một lý trưởng có 1 đến 2 chức phó lý giúp việc.

Ruộng đất của làng (xã) được chia cho các biểu. Mỗi họ là 1 biểu tùy theo suất đinh nhiều hay ít để nhận ruộng đất. Người tộc biểu phải là người biết chữ, có năng lực và trình độ quản lý đất đai, thực hiện luật lệ ruộng đất trong họ theo hương ước của làng, đôn đốc thuế má và thực hiện điều chỉnh kế hoạch đất canh tác và thổ cư trong họ đối với kế hoạch của làng. Trong thời kỳ Pháp thuộc, tộc biểu họ Đào trước kia là cụ Đào Văn Kính sau đến cụ Đào Văn Thư nhà ta. Khoảng năm 1935, cụ Thư nghỉ tộc biểu họ cử ông Đào Van Chính (con trai cụ Kính và bà ông nội ông Sơn bây giờ).

Sau khi cải cách ruộng đất 1955 - 1956, đất ruộng không quản lý theo biểu họ nữa, mà chia đều toàn xã (thôn Vĩnh Khang) bình quân cả nam nữ chia theo nhân khẩu vĩnh viễn, bỏ chế độ tộc biểu rồi dần dần tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Tuy vậy việc giỗ tổ họ Đào hàng năm vẫn thực hiện tập trung tại nhà ông Chính (ông của Sơn bây giờ) là như vậy.

Ngày xưa, việc tổ chức giỗ tổ trong họ ta làm thành lịch luân phiên từng hộ gia đình sửa lễ ngày giỗ bằng xôi nén (xôi đóng khuôn vuông # 16cm) thịt gà giã giò, xương gà băm viên vê tròn quả táo, hoa quả, trầu cau, cúng xong chia phần cho các hộ gọi là phần thượng thính (số phần chia theo nam giới).

Trong kháng chiến chống Pháp, không có điều kiện tập trung làm lễ giỗ tổ mãi đến sau 1975 nước nhà thống nhất, lễ giỗ được khôi phục lại có cải biên nghi thức và nội dung lễ vật. Các hộ góp quỹ lấy tiền cho vay dùng lãi xuất chi dùng cho việc sắm lễ ngày giỗ tổ. Thực hiện ngày giỗ là ngày họp mặt đại diện các hộ trong họ, làm lễ dâng hương xong, trao đổi tìm hiểu tình hình nhau về cuộc sống, bàn bạc phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Sau đó ăn cơm liên hoan đoàn kết (góp tiền).

Từ trước họ Đào toàn xã Vân Cốc cũ vẫn tập trung làm giỗ nhà ông Chính, bây giờ là nhà ông Sơn. Do tình hình thực tế cách sông đò, khoảng chục năm gần đây họ Đào bên xã Hồng Châu (Tràng Lan cũ) xin tách riêng để khỏi đi lại khó khăn, sau đến họ Đào xã Vân Hà cũng tách. Số họ Đào Vĩnh Phúc còn rất ít. Lâu nay cũng không tham dự hiện nay chỉ còn ở xã Vân Nam và chi họ Đào con cháu cụ Thư ở Hà Nội vẫn theo giỗ Tổ ở quê tại nhà ông Sơn, và hiện nay (năm 2002) toàn họ Đào đang đóng góp mua đất xây nhà thờ họ ở Vĩnh Khang.


Phần hai


Đào môn gia phả diễn lục



hai.

Phần này ghi theo nội dung soạn thảo của cụ Đào Văn Thư - năm 1940


Chú ý: Ghi hết 5 đời của cành trưởng thứ nhất rồi ghi tiếp 5 đời của cành thứ



Đời thứ nhất


Đào Phúc Tô (Phỏng đoán sinh 1760)


Trong gia phả cụ Thư viết: theo kể lại của cụ Bố là Đào Văn Nghĩa chỉ nhớ được tên cụ cao tổ 5 đời là Đào Phúc Tô, không nhớ tuổi và năm mất, cụ Tổ bà là Phùng Thị Viết không nhớ tuổi ngày giỗ là 18 tháng 5 âm lịch.

Hai cụ sinh được hai người con trai là: Đào Văn Xứng và Đào Phúc Giáp.


Cành thứ nhất Đời thứ hai

Đào văn xứng


Cụ Đào Văn Xứng là con trưởng của cụ Đào Phúc Tô không nhớ tuổi. Ngày mất 27 tháng 3 âm lịch.

Cụ Bà: Đặng Thị Nguyên hiệu diệu Niên - mất ngày 12 tháng 3 âm lịch. Không nhớ tuổi.

Lúc sinh thời cụ Xứng là người có văn học, có dự khảo khóa thi (?) người đương thời gọi là ông Đồ Tran - (Không nói rõ học vấn đỗ đạt, có thể là ông Đồ dạy học chữ nho).

Hai cụ sinh được sáu người con:


1. Đào VănThêu - (ông Hương thuê) ở bản vẽ chữ nho có tên là Nhiễu, hoặc

Lăng.


2. Đào Văn Thông.


3. Đào Văn Bảo.


4. Đào Thị Bền.


5. Vợ ông chùm Khuyến.


6. Đào Văn Tươi.

Đời thứ ba


1. đào văn thêu


Cụ Đào Văn Thêu có tên gọi Hương Thêu là con trưởng của cụ Đào Văn Xứng. Gia phả cũ ghi chính cụ Thêu là ngành trưởng họ nhưng thất lạc gia phả

- không ai theo giỗ Tết, vì đời sau không rõ. Cụ sinh ra người con trai, gọi là Đào Văn Lý ở Vĩnh Ninh.


2. đào văn thông


Cụ Đào Văn Thông là con thứ hai của cụ Xứng không nhớ năm sinh. Mất ngày 21 tháng 5 âm lịch. Sinh thời cụ là người có ngôi thứ trong làng. (Không rõ chức vụ gì, thời bây giờ gọi là ông chùm Thông đến tuổi đăng thọ gọi là ông Phúc sự).

Cụ Bà: Phùng Thị Mùi - không nhớ tuổi, mất ngày 23 tháng 6 âm lịch, không có con trai.

Cụ bà thứ 2 (vợ kế) tên là Bùi Thị............ (không rõ tên) hiệu diệu Cựu - không nhớ tuổi, mất ngày 23 tháng 4 âm lịch. Cụ Cựu sinh được 3 người con trai là:

- Đào Văn Bình (con trưởng).


- Đào Văn Nghĩa.


- Đào Văn Trinh.


và một người con gái là Đào Thị Tâm.


3. đào văn bảo


Cụ Đào Văn Bảo là con thứ ba của cụ Xứng, mất ngày 28 tháng 6 âm lịch, không nhớ tuổi không có con trai.


4. đào thị bền

Cụ Đào Thị Bền là con gái thứ 4 của cụ Xứng. Không nhớ tuổi, không nhớ ngày mất. Gia phả cũ không nói đến chồng và con, có tên hiệu diệu Vững (tên đi quy nhà chùa).

5. chùm khuyến (Gọi theo tên chồng)


Cụ là con gái thứ 5 của cụ Xứng. Gia phả cũ không nói tên, tuổi và ngày mất, chỉ ghi chồng tên là chùm Khuyến - họ Cao.

Cụ chùm Khuyến sinh ra ông quản Tâm, ông quản Tâm sinh ra ông binh Nghiêm ở Vĩnh Ninh và ông Khán Chính ở Vĩnh Khang (ông Khán chính đổi vườn ở cho cụ Thư là vườn cụ Lộc và Bà Đường ở sau này và bây giờ là của Tý Cao (con rể ông Mô) mua lại của bà Đường).


6. đào văn tươi


Cụ Chùm Tươi là con trai thứ sáu của cụ Xứng. Gia phả cũ không ghi tuổi và ngày mất. Cụ sinh một con trai gọi là cụ Cai Tư Chấn. (Trong sơ đồ vẽ của cụ Thư không có tên cụ chùm Tươi chỉ có tên cụ Chấn là con thứ tư của cụ Xứng; hiện nay không có cơ sở để đính chính nên cứ hiểu theo gia phả cụ viết). Cụ Tư Chấn sinh ra 3 con trai: tổng Chất, Cựu Tỉnh, Cựu Tam.

Đời thứ tư


1. đào văn lý


Cụ Đào Văn Lý là con trai cụ Đào Văn Thêu ở làng Vĩnh Ninh, gia phả không ghi tuổi và ngày mất - cụ Lý có một con trai gọi là Sử Cao.


2. Đào Văn Bình (1842......)


Cụ Đào Văn Bình sinh năm Nhâm Dần (1842) là con trưởng của cụ Đào Văn Thông không nhớ ngày mất. Nơi ở: xã Tràng Lan xưa (bây giờ là xã Hồng Châu).

Cụ Bà: Đặng Thị Tư - Không rõ ngày sinh và ngày mất. Hai cụ sinh được 2 người con:

- Đào Văn Yên - con trưởng.


- Đào Thị Chung con gái.


3. Đào Văn Nghĩa (1845 - 1903)


Cụ Đào Văn Nghĩa là con trai thứ hai của cụ Đào Văn Thông, sinh năm ất Tỵ (1845) mất ngày 09 tháng 8 năm Quý Mão (1903) thọ 59 tuổi cụ Bà: Phùng Thị Mỹ. Không rõ năm sinh, mất ngày 22 tháng 01 năm Canh Tuất (1910), thọ khoảng 60 - 65 tuổi.

Gia phả không ghi trình độ học vấn và nghề nghiệp có thể chỉ làm ruộng và học chữ nho chút ít vì đời ông nội (cụ Xứng) và đời bố (cụ Thông0 đều có biết chữ nho.

Hai cụ sinh được hai người con trai và hai người con gái là: Đào Văn Thư.

Đào Thị Ngãi. Đào Văn Tịch. Đào Thị Còi.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí