Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 6

tâm huyết với trách nhiệm. Những học sinh của ông và dân làng nơi ông ở để dạy học đến bây giờ nhiều người còn nhớ và ca ngợi ông dù đã hơn 60 năm nay (theo Đồng Quang Tuấn chồng của Đào Thị Bích Liên, con rể của ông bà Nhã, cho biết nơi ông dạy chính là quê của Tuấn, bây giờ một số các cụ già còn nhắc nhở đến thầy giáo Điển ngày xưa).

Quá trình dạy học ông được Chính phủ Nam Triều hai lần phong sắc: 1 sắc cửu phẩm văn giai năm 1930 và 1 sắc bát phẩm văn giai năm 1935 (phong tiếp sau khi ông mất). Thời bấy giờ hình thức sắc phong của nhà vua là một vinh dự lớn, gia đình tổ chức khao danh mời cỗ hàng Tổng nên dân làng gọi là ông Tổng Điển từ đó.

Mùa hè năm 1934 trong đợt đi coi thi ở huyện Lạng Giang, ông bị cảm sốt thương hàn phải cấp cứu điều trị tại nhà thương ở thị trấn Vôi Bắc Giang nhưng bệnh tình không qua khỏi, ông đã từ trần ngày 4 tháng 4 năm Giáp Tuất (1934).

Gia đình kể lại khi ông Điển mất, ông Nhạc, ông Nhã ở lại để làm các thủ tục xin chuyển thi hài về quê, ông Đường về báo tin gia đình để gia đình chuẩn bị việc tổ chức mai táng, rồi cùng ông Mô trở lại Bắc giang (qua Hà Nội thuê xe tang của hãng Louis chức).

Đám tang ông được tổ chức trọng thể, thi hài đặt trong quan tài kẽm, ngoài bằng gỗ sơn son thếp vàng. Các thầy giáo bạn bè tiễn đưa, xe chở linh cữu ông cùng đi có các em là ông Mô, ông Nhã, ông Nhạc, ông Đường và bà Chúc (vợ) với 3 con. Về thẳng đến gò 11 (tên nghĩa địa cuối làng Vĩnh Khang) nơi đón tiếp và hành lễ an táng. Bà con nội ngoại và dân làng đến viếng rất đông. Ai cũng ngậm ngùi tỏ lòng thương tiếc ông, một người thầy giáo hiền hậu, phong độ, tính tình hòa nhã dễ mến. Khi đến chia buồn với cụ Thư, cụ Điều, cụ Lộc ở đó, ai cũng an ủi nói "người khôn chóng già" (ý nói người tốt không sống được lâu) và cảm thông với gia đình về sự mất mát đau thương này.

Trong gia đình, ông Điển mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn. Không khí tang tóc bao chùm một thời gian dài. Con chim đầu đàn không còn nữa. Hình ảnh người con trưởng, người anh cả mãi mãi in sâu vào trí nhớ của bố mẹ và các em. Mọi người thay gọi tên ông Điển là "Lẫn". Các em gọi ông là "anh Lẫn" để khỏi nhắc đến tên húy của ông hàng ngày.

Quên sao được hình ảnh ông: vóc người tầm thước, mặt đầy đặn, béo - miệng lúc nào cũng tươi tắn, răng đen - đi đứng khoan thai, tiếp xúc với ai thì nói năng nhã nhặn xởi lởi, lịch sử ai cũng mến, khi đi dạy học đội khăn xếp mặc áo the, đi giày gia định, trời nắng dùng nón chóp dứa hoặc ô đen.

Một thầy giáo Điển, một ông tổng Điển, một "anh Lẫn", một người con trung hiếu là như vậy.

Bà Điển (vợ) tên chính: Bùi Thị Chúc sinh năm 1902 cùng tuổi với ông Điển.

Hai ông bà sinh được bốn người con:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


1. Đào Ngọc Liễn sinh năm 1928

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 6


2. Đào Thị Lân sinh năm 1930


3. Đào Ngọc Lâm sinh năm 1932


4. Đào Thị Liên sinh năm 1934.


Bà Điển là con gái đầu của cụ Thọ Lan và cụ Hợi, người cùng làng. Ngày xưa, cụ thọ Lan có thời làm lý trưởng, kinh tế gia đình vào bậc trung nông. Hiện nay còn người cháu trưởng gọi bà Chúc là Bác, tên là Bùi Xuân Hanh, nghệ sĩ ưu tú đoàn chèo Hà Nội, Bà Điển theo chồng đi dạy học ở Bắc Giang làm công việc nội trợ và nuôi con.

Năm 1934 khi ông Điển mất, bà về quê Vĩnh Khang cùng với các con thành 1 hộ riêng ở nửa nhà ngói cùng với cụ Thư và cụ Điều, làm nghề buôn bán hàng tâm nuôi con ăn học, với vốn liếng bằng số tiền tuất do ông Nhã lên Bắc Giang làm thủ tục lĩnh giúp, cộng với mấy chục đồng (tiền Đông Dương cũ) ông Mô trả nợ vay ông Điển để đi buôn bò trước đây, bà Điển thường đi Hà Nội, hoặc chợ Giang, chợ Phùng cất hàng về chợ bãi ở Vĩnh Thọ, bán hàng. Đời sống kinh tế cũng tương đối khấm khá, nuôi 1 người giúp việc gánh hàng đi chợ và cơm nước trông con cái ở nhà là bà Cún (con gái cụ Tý ở Vĩnh Thọ) là em con bá con dì với ông Điển, hiện nay lấy chồng gọi là bà Sự ở xóm Côi, Vĩnh Thọ xã Vân Phúc.

Năm 1941 bà Chúc đi tái giá lấy ông Ký Ngài (làm nghề bán giống trứng tằm ở chợ Bãi) sinh được một con trai. Sau hai mươi năm, ông chồng chết, bà trở lại sống với gia đình con cả là Liễn + Chỉnh từ tháng 2 năm 1961 trông nom giúp đỡ các cháu nhỏ.

Bà đã tạ thế ngày 29 - 9 năm Mậu Ngọ (1978) tại Hà Nội. Sau khi cải táng hài cốt được chuyển về quê đặt phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10 bây giờ.


2. Đào Văn Mô (1904 - 1973)


Ông Đào Văn Mô thường gọi là ông Tuần Mô (tuần là chức tuần phiên coi bãi) là con thứ hai của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm 1904 (Giáp Thìn) và mất ngày 19 tháng 2 năm Quý Sửu (1973) thọ 70 tuổi - phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang xã Vân Nam.

Vợ: Doãn Thị Cún, hiệu diệu Cửu, năm sinh không rõ, mất ngày mồng hai tháng giêng năm Quý Dậu (1993) thọ hơn 80 tuổi. Phần mộ tại cùng gò thứ 10. Bà là người cùng làng, con cụ Quản Tình và cụ Năng, hiện còn cháu trưởng là Doãn Văn Chí và anh em họ hàng ở quê.

Ông Mô lúc sinh thời cũng được học hành chu đáo ở trường làng, học đến lớp 3 thì tự thôi học vì khả năng trình độ bị hạn chế đồng thời cũng do ham chơi, lười, ngại học (nhận xét của cụ Thư). Hai ông bà đều sinh sống ở quê làm nghề nông (vườn ao ở nhà và đất ngoài bãi). Riêng ông có tham gia thêm việc đi buôn bán trâu bò cùng với bố vợ và em vợ ngoài việc đồng bãi ra. Hình thức buôn nhỏ lẻ: hàng ngày đi tìm trong làng hoặc các làng khác ở hai ven sông mua được 1 con bò, rồi đến phiên chợ Nghệ Sơn Tây (ngày 3 và 8 âm lịch, tháng 6 phiên) đưa lên bán, hôm sau về lại đi mua tiếp cho phiên chợ sau.

Hồi tuổi thanh niên ông được cử làm tuần phiên (lực lượng trông coi tuần tra hoa màu ngoài bãi) sau làm đoàn xã của làng Vĩnh Khang (1 chức coi tuần phiên làm nhiệm vụ trị an trong xã dưới quyền điều hành của phó lý và lý trưởng).

Về mặt kinh tế và đời sống: Hai ông bà được cụ Thư mua vườn và làm nhà ở liền kề như hiện nay, cho ở riêng từ khi 20 tuổi. Ngoài phần đất của bản thân theo tiêu chuẩn 4 sào, cụ Thư còn giao thêm xuất đất của người đi vắng (ông Nhã ra Hà Nội làm việc) cho ông Mô sử dụng canh tác, đóng thuế, để thêm thu nhập. Như vậy với nghề

nông và thêm nghề phụ buôn bò nữa, tình hình đời sống đáng lẽ được ổn định song cũng vì đông con và đẻ mau (2 trai và 8 gái) nên đồng thời thiếu năng động nền kinh tế thường gặp khó khăn.

Về mặt chính trị, ông giữ chức Đoàn xã 1 khóa nhưng cụ Thư và cụ Điều cũng tổ chức khao cỗ mời làng một bữa để có một địa vị nhất định trong làng (trung bình, không phải là chân bạch đinh). Ông bà là người công dân sống chất phác với bạn bè, với dân làng xóm mạc, chân tình hiếu thảo trong gia đình, đoàn kết trong họ hàng, sống giản dị, đạm bạc. Năm 1955 do sai lầm cải cách ruộng đất, ông bị quy oan thành phú nông, ông rất ức với đội cải cách. Nhưng rồi sửa sai ông được trả lại thành phần trung nông.

Hai ông bà sinh được 10 người con:


1. Đào Thị Mão sinh năm 1927 (Đinh Mão)


2. Đào văn Mẫn sinh năm 1929 (Kỷ Tỵ)


3. Đào Thị Mai sinh năm 1931


4. Đào Văn Mạc sinh năm 1934


5. Đào Thị Ngọ sinh năm 1942


6. Đào Thị Bính sinh năm 1946 7.Đào Thị Tý sinh năm 1948

8. Đào Thị Dần sinh năm 1950


Ngoài ra còn 2 con gái chết khi nhỏ tuổi (3 - 4 tuổi) là Đào Thị Sửu và Đào Thị Mỵ vào khoảng từ năm 1937 đến 1940.

Người con trưởng Đào Văn Mẫn là sĩ quan quân đội nhân dân, chiến đấu ở vùng giới tuyến vĩ tuyến 17 bị hy sinh năm 1968.

Người con trai thứ hai là Đào Văn Mạc năm 1966 đi định cư ở vùng kinh tế mới thuộc xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (thường gọi là vùng Chí Cao) do bị bệnh phổi không chữa được nên đã mất năm 1971.

Với tình hình gia cảnh như vậy đồng thời tuổi cao, sức khỏe giảm sút, ngày 19 tháng 2 năm Quý Sửu (1973) ông Mô bị xuất huyết não và đã tạ thế tại nhà, thọ 70 tuổi.


3. Đào Thị Cún (hiệu diệu Trinh)



1908).

Bà Cún là con thứ ba của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm ....... (khoảng 1907 -


Mất năm Nhâm Dần (1962), hưởng thọ hơn 50 tuổi.


Chồng là Đặng Văn Sinh, thường gọi là ông Mục Sinh (chức kỳ mục của làng) là

người cùng xã, (thôn Vĩnh Thuận, xã Vân Nam), mất năm ........


Hai ông bà đều là nông dân, làm nghề nông, kinh tế nghèo, trung nông lớp dưới. Hai ông bà sinh được 5 con trai và 1 con gái:

1. Đặng Sơn Thạch (liệt sĩ du kích chống Pháp).


2. Đặng Sơn Thành (thương binh chống Mỹ ở Vĩnh Khang)


3. Đặng Văn Thanh, bộ đội phục viên đang ở quê


4. Đặng Văn Niên, Công ty Thương mại huyện Phúc Thọ


5. Đặng Văn Hợi, lái xe nghỉ hưu hiện đang ở với vợ là Chính, công tác tại Trường Đại học Biên phòng thuộc P.Sơn Lộc, Sơn Tây.

6. Đặng Thị Kim, lấy chồng làm thợ may, hiện nay ở thị xã Hòa Bình (là con thứ ba của ông bà Sinh).

Ghi chú: Hiện nay gia đình ông Đặng SơnThành ở vườn cũ của cụ Thư (mua lại của ông bà Liễn Chỉnh bán 1979) ở Vĩnh Khang, xã Vân Nam, gia đình ông Đặng Văn Niên ở xã Võng Xuyên, thị trấn cũ của huyện Phúc Thọ.

- Mộ phần ông bà Sinh ở gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang


4. Đào Viết Nhã (1912 - 1982)

Ông Đào Viết Nhã là con thứ tư của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm 1912 (tuổi Tân Hợi), mất ngày 11 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1982), tại nhà riêng 130 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, thọ 71 tuổi.

Phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.


Vợ: Bà Nguyễn Thị Xuân, sinh năm Canh Thân (1920), quê ở làng Hưng Giáo, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Tây (gia đình họ hàng hiện còn bà em gái tên là Lai ở quê và các cháu trưởng nội ngoại của các cụ thân sinh).

Hai ông bà Nhã và Xuân sinh được 8 người con:


1. Đào Viết Phú sinh năm 1939


2. Đào Thị Nhung sinh năm 1942


3. Đào Thị Hồng sinh năm 1945


4. Đào Thị Tuyết sinh năm 1948


5. Đào Viết Thọ sinh năm 1951


6. Đào Thị Nga sinh năm 1953


7. Đào Bích Liên sinh năm 1956


8. Đào Thị Dung sinh năm 1960.


Ông Nhã, tuổi nhỏ rất thông minh, tinh khôn và lanh lợi. Các cụ thường gọi đùa là "Cáo lớn", và ông Nhạc (em ông Nhã) là "Cáo con" vì hàng ngày chả là hai anh em chơi với nhau ông nào cũng rất tinh nghịch cãi nhau phải thưa "kiện" với bố mẹ thì ai cũng đủ lý lẽ để nói phần phải về mình.

Học trường làng thi đỗ sơ học yếu lược xong, ông xuống Phùng trọ học tiếp được 2 năm thì ông Điển đưa lên Bác Giang học năm cuối cấp tiểu học. Sau khi thi đỗ tốt nghiệp tiểu học, ông về Hà Nội, học lên cấp hai. ở trọ nhà ông phó Ngũ bán giò chả ở phố Yên Ninh, ông đi học trường Tư thục Thăng Long, đến năm thứ hai thì ông thôi học Thăng Long và thi vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (bây giờ là Trường Phan Đình Phùng ở phố cửa Bắc). Tốt nghiệp sư phạm, ông được bổ nhiệm về dạy tại trường tiểu học Lệ Mật ở Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Trong thời gian ở trọ nhà ông phó

Ngũ, ông có quen biết ông Trương Đình Tòng là người có họ hàng với ông phó Ngũ. Ông Trương Đình Tòng mở trường tư thục dạy học lớp đồng ấu tại phó Jambert (bây giờ là Nguyễn Trường Tộ), ông Nhã giúp đỡ và có tham gia dạy ít ngày được gia đình quý mến. Cụ Tư Nhân là bố đẻ ông Tòng tiến nhận ông Nhã là con nuôi và cho kết nghĩa anh em nuôi với ông Tòng Tiến (gọi tên Tòng Tiến vì tên trường học của ông là Tòng là trường Tòng Tiến (école Tòng Tiến)). Hai anh em kết nghĩa rất quý nhau, và ông Nhã dọn về ở cùng nhà với gia đình cụ Tư Nhân.

Ông Nhã dạy học ở Lệmật được khoảng hai năm thì xin thôi vì bị ho không đảm bảo sức khỏe. Cũng thời kỳ này thì ông Điển mất (1934), ông Nhã về quê ở với gia đình cho bố mẹ đỡ buồn. Ông cùng với ông Đường hàng ngày học thuốc bắc do cụ Thư dạy. Ông là người rất tình cảm và tâm lý, ngoài việc học thuốc, ông còn học kéo nhị. Bằng cách mời ông Do là con rể cô Còi (cô Còi là em gái cụ Thư) ở Vĩnh Thọ, mỗi ngày đến dạy kéo nhị khoảng 2 giờ, ông nói biết kéo nhị cho vui nhà. Trong nhà có tiếng nhạc làm xua tan không khí buồn tẻ ảnh hưởng bởi sau đám tang ông Điển.

Ông Nhã học thuốc, tiếp thu rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn, cụ Thư đã cho thực tập kê đơn và bốc thuốc mỗi khi có bệnh nhân đến. Dần dần sự tín nhiệm chữa bệnh của ông có tiếng tăm trong nhân dân, người ta đánh giá so sánh hơn mấy ông lang thuốc nam trong làng. Cụ Thư cho ông mang gánh hàng thuốc bắc và dao cầu ra ngồi chợ Bãi bán hàng bốc thuốc vào các ngày phiên chợ (ngày 3, 5, 8). Được một thời gian, ông Nhã thấy rằng ngoài chợ cũng có nhiều người bán thuốc Bắc và Nam, ở nhà mình cả 3 bố con cùng làm nghề thuốc Bắc của thì thu nhập cũng không tăng hơn được mấy, ông để cho ông Đường theo nghề Bố làm thuốc, còn ông tập trung việc học tập thêm để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển công chức nhà nước, và hướng là tìm con đường ra thành phố kiếm sống. Ngày đêm ông tự học và học theo lối gửi thư từ xa (far correspondance) nhận tài liệu bài vở nghiên cứu, và làm bài tập gửi đi. Có lần thuê máy chữ về nhà tập.

Trong thời gian ở quê, để giúp đỡ bố mẹ nhà đã đông miệng ăn, ông không quen làm việc đồng bãi, nên đã tranh thủ thời gian nông nhàn, cùng với bà Đường và người bạn quen là ông Dã tổ chức một số chuyến buôn ngô từ trên Kiều Mộc huyện Bật bạt (nay là Ba Vì) mang về bán chợ Bãi.

Một lần thi tuyển công chức, ông đã tham dự kỳ thi tuyển thừa phải, phủ, huyện (như chức thư ký văn phòng cấp huyện bây giờ) ông đã đủ điểm thi viết để vào thi vấn đáp, nhưng rồi không đỗ (có thể vì không có người đỡ đầu) ông trở ra Hà Nội đầu năm 1936 ở nhà ông Tòng và tìm việc làm. Lúc đầu ông làm thư ký cho nhà buôn Quảng Lợi ở phố hàng Giấy, và một cửa hiệu may đầm của một người quen (ông Loại), sau ông được tuyển vào làm nhân viên phòng thuế chợ của Sở Đốc Lý, Hà Nội. Tuy ngạch bậc là lương công nhật, nhưng cũng đủ đảm bảo sinh sống, ông nghĩ đến việc phải ổn định gia đình và chờ thời cơ tiếp tục học thi thừa phái một lần nữa (1939 thi không đỗ). Năm 1938 ông xây dựng gia đình với bà Xuân, thuê nhà ở phố Jambert (Nguyễn Trường Tộ bây giờ). Tháng 10-1939, sinh con đầu lòng Đào Viết Phú. Đến năm 1940, ông Đường thôi làm cho nhà Vinh Thành ở hàng Bạc, và được tuyển vào ngành thuế chợ thuộc Sở Đốc Lý Hà Nội cùng cơ quan với ông Nhã, dọn nhà về ở cùng gia đình ông Nhã thuê nhà mới ở số 16 phố hàng Đậu, đồng thời lúc này có hai người bạn ông Nhã ở nhờ và bà Nhã nấu cơm tháng giúp đỡ. Gia đình trở nên đông người, phải thuê thêm 1 người giúp việc. Hàng ngày ông đi làm, bà ở nhà nội trợ nuôi con và cùng người giúp việc đảm bảo cơm nước và các sinh hoạt mọi mặt.

Năm 1941, ông Đài ở quê ra Hà Nội học cấp 2, đến 1942, thêm anh Liễn và Lâm được ông bà đỡ đầu, vì bà Chúc đi tái giá, chỗ ở lại thay đổi, thuê nhà sang phố Duranton (phố Hồng Phúc bây giờ) gần đó. Đến năm 1943, tình hình giá cả sinh hoạt đời sống đắt đỏ dần, do ảnh hưởng bởi đại chiến thế giới thứ hai, gia đình đông miệng ăn bà Nhã tính toán phải mở thêm cửa hàng buôn bán làm ăn nên đã chuyển thuê nhà xuống phố Bạch Mai mở cửa hàng gạo và nước mắm. Năm 1944, ông mua được 1 căn nhà cấp 4 (số nhà 62) phố Kim Mã, và chuyển cửa hàng về đây bán gạo và nước mắm. Cùng thời gian này ông bà đón cả chị Chỉnh vợ anh Liễn ở quê ra ở cùng, thêm người nội trợ, không phải thuê người giúp việc nữa.

Ngoài việc bán gạo và nước mắm, ông bà tổ chức thêm nghề phụ làm kẹo: thuê một người thợ kẹo và sắm đồ nghề sản xuất 4 thứ kẹo chính là: Kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo bột, kẹo dồi. Vừa bán tại chỗ vừa đưa đi bán buôn cho các cửa hàng nước. Sau 3 tháng, mọi người trong gia đình đều biết làm kẹo, ông Đài, Liễn, Lâm: sáng đi học, chiều và tối sản xuất kẹo, thay được thợ chính, nên không phải thuê thợ ngoài nữa. Ông Nhã mời

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí