Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 7

cả ông Đọn ra tham gia làm kẹo và để học nghề. Ông Đọn cũng trở thành thợ chính vừa là người đi đưa hàng.

Đến kháng chiến toàn quốc (12-1946) gia đình phải tản cư về quê, nhân có người ở làng Kẻ lên ở nhờ và quen biết ông Mô tên là Vui có mang theo đồ nghề ép dầu thầu dầu, ông Nhã đã chung vốn với ông này, tổ chức cho gia đình làm ăn, bà Nhã đi thu mua hạt dầu và bán dầu, cùng với người nhà ông Vui, được một thời gian. Đầu năm 1947, ông tham gia công tác ở địa phương: làm chủ tịch ủy ban kháng chiến liên xã Vân Cốc - Đốc Ngữ. Cuối 1947 địch chiếm huyện Đan Phượng, lập bốt Phùng để sẵn sàng chiến đấu và kiện toàn chấn chỉnh tổ chức cơ sở, giải thể ủy ban liên xã Vân Cốc -Đốc Ngữ, chính quyền xã Vân Cốc gọi tên là ủy ban kháng chiến Hành chính xã Vân Cốc. Ông Nhã thôi giữ chức Chủ tịch UBKC liên xã cũ. Được biết ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ có một cơ quan liên lạc của cán bộ viên chức ở thủ đô tản cư ra ngoài kháng chiến, ông tìm đến để nhận công tác, sau hơn 1 tháng trở về để thu xếp gia đình.

Lúc này tình hình chiến sự có những diễn biến khẩn trương: địch mở rộng địa bàn, đóng thêm bốt La Thạch và bốt Thọ Lão, uy hiếp rất mạnh các thôn Vĩnh Lộc, Vĩnh Thọ của xã Vân Cốc và chuẩn bị đánh lên Sơn Tây. Đồng bào Thủ đô tản cư ra ngoài, có nhiều người đã hồi cư trở về không dám đi xa hơn (lúc này Pháp đã nhảy dù xuống Việt Bắc).

Với hoàn cảnh gia đình và cuộc sống, hai con còn nhỏ, vợ lại bụng mang dạ chửa, ông Nhã đã cùng với vợ con hồi cư về Hà Nội để làm ăn. Nhà cũ ở Kim Mã bị phá phách, ông bà thuê nhà 43 phố Cửa Bắc và đã có nhiều cố gắng cần cù tần tảo, làm bất kể việc gì như nhận giặt là quần áo, mở cửa hàng sửa chữa và cho thuê xe đạp. Dần dần tích cóp mua được đất làm nhà ở 130 Quán Thánh, mở hiệu chụp ảnh lấy tên là Mỹ Ký (Bon souvenir) phôtô.

Chấp hành chính sách cải tạo công thương nghiệp của Chính phủ sau ngày giải phóng thủ đô 1954 ông vào hợp tác xã nhiếp ảnh được bầu làm chủ nhiệm HTX này. Các năm 1955 - 1956 ông còn tham gia cổ phần thành lập tổ xay xát gạo tạo điều kiện cho người nhà có thêm việc làm như anh Mẫn, bà Chú, bà Lai. Bà Nhã còn làm thêm dệt bít tất.

Gia đình đông con, ông rất năng động sáng tạo; ngoài nghề ảnh, ông còn làm thêm kế toán cho một vài tổ chức sản xuất kinh doanh khác hàng chục năm (đến 1980) mặc dù tuổi già và phải tận dụng thời gian, đêm hôm thức khuya dậy sớm, ông không nề hà, để đảm bảo cuộc sống và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Các con ông đều học đến Đại học và thành đạt trở thành cán bộ tốt có năng lực (1 tiến sĩ, 4 kỹ sư, 1 cử nhân) và đạo đức tốt.

Trong đại gia đình của cụ Thư, ông Nhã là một người rất quan tâm đến xây dựng tình thương yêu đoàn kết đùm bọc lẫn nhau.

Đối với cha mẹ ở quê, ông vẫn hết sức chăm lo theo dõi sức khỏe và đời sống kịp thời giải quyết khó khăn. (Khi cụ Thư bị liệt tay do di chứng của bệnh cao huyết áp, ông đã đón ra Hà Nội để được trực tiếp phụng dưỡng, chăm lo thuốc thang).

Đối với người thân trong gia đình ông cố gắng giúp đỡ và tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm như giúp ông Đường tìm việc làm ở Hà Nội, đỡ đầu nuôi ăn học cho các con ông Điển khi bà Chúc đi tái giá, xin việc cho chị Lân làm công nhân Sở Lục Lộ Hà Nội năm 1948, mở cửa hàng chữa xe đạp và hiệu ảnh tạo việc cho anh Lâm thành thợ chữa xe và thợ ảnh giỏi, rồi cưới vợ cho anh Lâm, đến khi vợ chồng anh Lâm sinh con đầu lòng năm 1954 mới để cho ở riêng. Trước 1945 ông Đài được ông Đường nuôi ăn học nhưng hai ông vẫn ở chung với gia đình ông Nhã, rất thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Tiếp bước theo ông Điển, ông Nhã là người có quyết tâm cao thực hiện "đường lối" của cụ Thư. Với hai bàn tay trắng, với tinh thần tự lực tự cường rất cao, ông đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn không những cho bản thân ông và gia đình riêng của ông, mà còn giúp đỡ được nhiều người khác trong đại gia đình. Phải là người có tâm huyết và có sự cố gắng phi thường mới có thể làm nên cơ nghiệp như ông hằngmong muốn. Sống làm việc cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời, ông là một tấm gương sáng trong gia đình đối với các em và con cháu.

Từ khi bị cảm sau lần tắm gội đầu một buổi chiều muộn, ông bị ốm phải đi bệnh viện điều trị nhưng rồi không qua khỏi, ông đã từ trần hồi 5 giờ ngày 11 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1982) tại nhà riêng 130 Quán Thánh, Hà Nội, thọ 71 tuổi. Lúc đầu thi

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 7

hài được chôn cất tại nghĩa trang Văn Điển, sau cải táng chuyển hài cốt về nghĩa địa quê Vĩnh Khang (gò thứ 10).

Vợ (bà Nhã): Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1920


Bà Nhã (gọi theo tên chồng) tên chính là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1920, quê gốc ở làng Hưng Giáo, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Gia đình làm nghề nông. Các cụ thân sinh đã mất, người anh trai trưởng (thường gọi ông là Cả ất) làm ruộng ở quê đã mất, hiện có con ở Hà Nội. Người em gái là Nguyễn Thị Lai, lấy chồng ở quê. Hiện nay ở quê còn các con và cháu nội ngoại của gia đình.

Xuất thân từ một gia đình nông dân, lúc bé không được đi học nên trình độ văn hóa hạn chế. Nhưng được tiếp xúc với cuộc sống ở Hà Nội. Bà sớm có kiến thức xã hội thành thị và là người nội trợ đắc lực trong gia đình, nuôi dạy con khoa học, đảm đang mọi việc sinh hoạt gia đình. Từ khi lấy ông cho đến sau khi sinh con đầu lòng, bà ở nhà làm thêm việc nấu cơm tháng cho một vài người bạn của ông làm việc cùng cơ quan như ông Thát ở Thái Bình ông Tý ở Nam Định v.v...).

Từ 1942, nhân khẩu gia đình tăng lên: sinh con thứ hai, và đỡ đầu nuôi các cháu con ông Điển, ngoài đồng lương của ông để chi tiêu, bà rất cố gắng chịu khó buôn bán thêm: mở cửa hàng gạo, nước mắm - làm kẹo, giặt là, sửa chữa xe đạp và sau cũng là trông nom cửa hàng ảnh.

Khi tản cư về quê cũng như khi ở Hà Nội, vừa phải trực tiếp nuôi con, vừa phải đảm bảo nổi trợ, gia đình và làm công việc buôn bán thêm. Bà là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, luôn luôn phấn đấu cùng ông xây dựng một gia đình hạnh phúc. Từ 1980, bà mắc chứng bệnh tim mạch huyết áp cao và đến tuổi hết lao động, bà ở với hai con gái sau khi ông mất (1982), nghỉ ngơi trông nom nhà cửa và điều trị chữa bệnh. Hiệnnay sức khỏe giảm sút nhiều đi lại khó khăn, hàng ngày được hai con gái là Đào Thị Tuyết và Đào Thị Dung trực tiếp ở cùng, săn sóc sức khỏe và sinh hoạt cho Bà. Chỗ ở hiện nay của bà là căn hộ 3 tầng số nhà 19 ngõ 64 phố Phó Đức Chính (nhà 130 Quán Thánh đã bán chia tài sản cho các con). Điện thoại: 8291856.

5. Đào Văn Nhạc (1914 - 2000)


Ông Đào Văn Nhạc là con thứ năm của cụ Thư và cụ Điều.


Ông sinh năm 1914 (tuổi Giáp Dần), và mất ngày 26 tháng 5 năm Canh Thìn (2000), lúc 6 giờ sáng tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 87 tuổi). An táng tại nghĩa trang Văn Điển.

Vợ: Bà Nguyễn Thị Vy, sinh năm 1913 (Quý Sửu) và mất ngày 17 tháng Chạp năm Quý Tỵ (1954) tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 42 tuổi, phần mộ hiện nay tại gò thứ 10 nghĩa trang thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.

Ông bà sinh được 5 người con:


1. Đào Thị Minh Đức sinh năm 1937


2. Đào Đình Tứ sinh năm 1940


3. Đào Ngọc Hải sinh năm 1943


4. Đào Trọng Hậu sinh năm 1946


5. Đào Trọng Hiếu sinh năm 1948.


Ông Nhạc thuở nhỏ học ở trường làng, là một học sinh nhanh khỏe, hay nghịch, tự xưng biệt hiệu là "trâu rừng" để hãnh diện sức mạnh của mình với bạn bè.

Ông ưa hoạt động đá bóng và là cầu thủ tin cậy của đội bóng học sinh sau này. Đỗ sơ học yếu lược, ông xuống Phùng trọ học, tiếp các lớp trên rồi cùng ông Nhã lên Bắc Giang ở với ông Điển để học lớp nhất và thi tốt nghiệp tiểu học.

Năm 1933, nhờ ông Điển xin cho đi dạy học hương sư, ông được cử về làm giáo viên dạy ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1939, ông thôi dạy học về tìm việc ở Hà Nội. Lúc này ông Nhã cũng đã ra Hà Nội và làm việc ở phòng thuế chợ Sở Đốc Lý Hà Nội, thuê nhà ở phố Jambert (bây giờ là Nguyễn Trường Tộ), ông Đường cũng từ nhà quê ra làm gia sư cho chủ xưởng Vinh Thành ở phố hàng Bạc, ông Nhạc được sự động viên khuyến khích của anh em và sự giúp đỡ của bạn bè (có ông Tám làm công an cảnh sát) đã tin tuyển lựa làm công an cảnh sát ở Hà Nội thuê

nhà riêng ở ngõ phố Jambert gần nhà ông Nhã. Lúc đầu ông làm việc ở phố hàng Trống, sau làm ở các trạm C.A phố hàng Đậu, chợ Gạo.

Năm 1945, ông tham gia tổ chức cảnh sát cứu quốc của Mặt trận Việt Minh nên sau tổng khởi nghĩa 8-1945, ông vẫn ở lực lượng cảnh sát của chính quyền cách mạng thành phố Hà Nội. Khi toàn quốc kháng chiến (12-1946) gia đình ông sơ tán về quê Vĩnh Khang, Vân Cốc. Khi giặc Pháp chiến Sơn Tây, gia đình tản cư sang xã Hồng Châu ở nhờ nhà ông Thuổi là anh còn bá còn dì (cụ Y là chị cụ Điều) rồi tản cư xuống vùng chợ Lồ, năm 1949 giặc càn quét cả hai bờ sông Hồng, bà Nhạc và các con hồi cư về làng, ông Nhạc đi tìm cơ quan cũ để công tác. Ông được điều về làm công an ở Bắc Giang, đóng ở Nhã Nam. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ, một thời gian sau ông được đề bạt làm trưởng đồn. Năm 1954 khi được tin bà Vy mất ở Hà Nội, ông đã tổ chức đón các con lên Bắc Giang (Nhờ bà Lý Di chị bà Vy vào Hà Nội cùng cô Tân em gái đang ở Hà Nội đưa các cháu ra) đến ở nhờ gia đình bà Thông (bên họ ngoại) ở Tiên Lục.

Trước hoàn cảnh khó khăn mới, đông con nhỏ, ông đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh xin được chuyển công tác trở về ngành giáo dục. Được chấp nhận nguyện vọng, ông về dạy và làm Hiệu trưởng trường tiểu học Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, rồi làm hiệu trưởng trường Thọ Xương, trường Tiên Lục, có thời gian về làm trợ lý Phòng Giáo dục, rồi giáo viên trường cấp 2 Yên Sơn (Lạng Giang). ông về nghỉ hưu năm 1974 sau 20 năm dạy học, tuổi đời 60, trở về ngôi nhà cũ số 4 phố Yên Ninh Hà Nội.

Ông Nhạc là một người rất có nghị lực khắc phục khó khăn. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ly tán, ông tin tưởng vào bà Vy đảm đang nuôi con nhỏ sống trong vùng tạm chiếm, ông ra sức hoàn thành công tác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông ở trong hoàn cảnh một mình vừa công tác vừa "gà trống nuôi con", ông đã nuôi dạy các con trưởng thành đến nơi đến chốn. Khi về hưu ông vẫn tự lực trong cuộc sống mọi mặt, ít đòi hỏi ở các con. Cho đến năm 2000, tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần lúc 6 giờ ngày 27-6-2000 tức ngày 26 tháng 5 Canh Thìn, thọ 87 tuổi.

- Trong quá trình kháng chiến và công tác, ông Nhạc đã được Nhà nước tặng

thưởng.

1. Huy cương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất


2. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng


Vợ: Bà Nguyễn Thị Vi thường gọi theo tên chồng, Bà Nhạc.


-Bà Vy quê ở Bắc Giang - nghề nghiệp chính là buôn bán nhỏ (người làng Cung Nhượng huyện Việt Yên). Không có vốn làm ăn lớn, nhưng Bà không nề hà bất cứ buôn bán gì từ gánh rau, gánh gạo tấm vải, bộ quần áo để kiếm sống hàng ngày. Từ ở tỉnh nhỏ về sống ở Thủ đô, bà sớm thích nghi với tầng lớp lao động nghèo buôn bán nhỏ, chịu khó chắt chiu, tần tảo đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định.

Với bản chất lao động, tính tình luôn vui vẻ hòa nhã, bà quan hệ rộng rãi có nhiều bạn bè tốt buôn bán làm ăn với nhau rất đoàn kết, tổ chức thành phường họ giúp nhau vay vốn kinh doanh (Bà cầm cái họ nhiều năm), dần dần tích lũy tiết kiệm, ông bà mua được nhà riêng số 4 phố Yên Ninh năm 1945.

Khi tản cư kháng chiến về quê gia đình ông bà gồm 3 con và một người giúp việc (gọi là U Hậu) tổng cộng 6 người. (U Hậu được mướn về khi đẻ Hậu, bà Nhạc không có sữa phải nuôi bộ, năm 1945 Báo Vui sống tổ chức thi bé khỏe bé ngoan, Hậu được giải 3). Bà vẫn quang gánh trên vai, tản cư đến đâu, chạy chợ đến đấy. Khi hồi cư về Hà Nội, bà lại tiếp tục công việc buôn bán nhỏ, nuôi các con ở nhà số 4 phố Yên Ninh. Năm 1954, mắc bệnh hiểm nghèo. Bà đã tạ thế ngày 17 tháng chạp (Quý Tỵ) thọ 42 tuổi. Phần mộ hiện nay ở gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, Vân Nam.


6. Đào Thị Đen


Bà Đào Thị Đen là con thứ 6 của cụ Thư và cụ Điều. Sinh khoảng 1917, mất năm 1956 thọ 40 tuổi, mộ phần: gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.

Chồng: Đoàn Chí Chung, người cùng làng, có thời kỳ làm phó lý, làng Vĩnh

Khang.

Gia đình nghèo, sống bằng nghề nông, đông con. Năm 1938 - 1939 bà Đen phải đi ở vú ở thị xã Sơn Tây.

Ông bà sinh được 8 người con:


1. Đoàn Chí Hợi - làm nông nghiệp, xã Long Xuyên.


2. Đoàn Văn Canh - công nhân hưu trí Nông trường Sông Lo (Tuyên Quang).


3. Đoàn Chí Ngọ - Công nhân nghỉ mất sức, gia đình ở phố Hàng, phường Phú Thịnh, Sơn Tây.

4. Đoàn Chí Chinh - làm ruộng, xã Hương Cần, Thanh Sơn (Phú Thọ).


5. Đoàn Thị Mậu lấy chồng ở Chí Cao.


6. Đoàn Thị Dần lấy chồng ở Vĩnh Khang.


7. Đoàn Thị Tý, lấy chồng ở Chí cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ.


8. Đoàn Thị Mai, lấy chồng ở Chí Cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ.


7. Đào Thị Sẹo


Đào Thị Sẹo là con út của cụ Thư và cụ Điều (không nhớ năm sinh). Theo gia đình kể lại, Đào Thị Sẹo lúc bé rất ngoan, khoảng 5 tuổi bị sốt cao rồi chết. Gia đình rất thương tiếc, chôn cất và cải táng như người lớn, mộ chí hiện nay đặt chung cùng nấm mộ của cụ Phùng Thị Mỹ (2 bà cháu) sau khi chuyển từ gò thứ 11 về gò thứ 10 hiện nay.


8. Đào Văn Đường (1915 - 1952)


Ông Đào Văn Đường sinh năm ất Mão (1915), là con cả của cụ Thư và cụ Lộc (cụ bà hai), mất ngày 15 tháng 5 Nhâm Thìn (1952), thọ 38 tuổi, vợ là: Bùi Thị Thụ sinh năm Quý Sửu (1913), hiệu diệu Thái, mất 22 tháng 6 năm Nhâm Thân (1992), thọ 80 tuổi.

Phần mộ hiện nay của ông bà tại gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Ông Bà sinh được 2 người con:

1. Con gái: Đào Thị Hợi sinh năm 1947


2. Con trai: Đào Văn Thìn sinh năm 1952.


Ông Đường thuở nhỏ học trường làng, thi sơ học yếu lược xong, xuống Phùng học tiếp cùng ông Nhạc, đến lớp nhất được ông Điển đưa lên Bắc Giang ở cùng để thi tốt nghiệp. Khi ông Điển mất, ông Đường về quê ở với gia đình. Năm 1935 cụ Thư dịch bộ sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông ra chữ quốc ngữ cho ông Đường chép và dạy ông Đường học làm thuốc. Chẳng bao lâu ông đã biết hành nghề, vừa bốc thuốc ở nhà khi cụ Thư đi vắng, vừa ra ngồi chợ Bãi bán thuốc những phiên chợ (ngày 3, 5, 8 là phiên chợ). Năm 1938 ông ra Hà Nội tìm việc. Được ông Nhã giúp đỡ giới thiệu, ông làm gia sư kiêm thư ký cho nhà chủ Vinh Thành ở phố hàng Bạc mở xưởng cơ khí sản xuất sửa chữa và bán đồ sắt.

Sau ông cũng xin được tuyển làm nhân viên ngành thuế chợ của Sở Đốc Lý Hà Nội, cùng cơ quan với ông Nhã, ông thôi việc của nhà Vinh Thành và về ở cùng gia đình ông Nhã.

Từ 1941 ông Đài ra Hà Nội học lên trung học, ông Đường đảm bảo giúp đỡ được tiền ăn hàng tháng đóng cho bà Nhã. Đến tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp, ông Đường mất việc làm chuyển nghề đi buôn đường. Ông vào Vinh mua đường chờ tàu hỏa ra Hà Nội bán. Cuối 1946 chuyến hàng cuối cùng về đến Hà Nội chưa kịp bán thì xảy ra toàn quốc kháng chiến (12-1946), ông phải thuê thuyền chở ngược sông Hồng về quê Vĩnh Khang xếp hàng vào nhà ông Nhạc (vườn Đức Hợi ở bây giờ) để bán dần.

Sức khỏe thời kỳ này của ông gặp khó khăn vì bệnh đau dạ dày. Ông làm việc ở gia đình và có tham gia dạy học Bình dân học vụ ở làng (dạy trưa hoặc tối).

Năm 1950, giặc Pháp và lính ngụy từ bốt Kim lũ nống ra càn quét xã Vân Cốc, ông Đường bị địch bắt cùng với nhiều người dân làng, đưa về bốt Kim Lũ rồi dồn xuống bốt Phùng. Số người bị bắt cũng đông, mục đích của chúng càn bắt để uy hiếp, chúng dùng chỉ điểm (là người địa phương) để nhận dạng tìm Việt cộng và để vòi tiền

Ngày đăng: 15/05/2022