4. Đào Văn Trinh (1854 ...........)
Cụ Đào Văn Trinh sinh năm Giáp Dần (1854) là con trai thứ ba của cụ Thông, cụ Bà là Đặng Thị Tít, không rõ tuổi. Hai cụ sinh được ba người con trai là:
Đào Văn Nguyên Đào Văn Lợi Đào Văn Tài.
Theo bản sơ đồ vẽ của cụ Thư, có thêm người con nữa tên là Hỉ đứng sau ông Lợi và trước ông Tài. Không rõ tuổi.
5. Đào thị tâm
Cụ Đào Thị Tâm là con thứ 4 của cụ Thông không rõ năm sinh, lấy chồng về Hưu Trưng chồng tên là Hoàng Quý có con trai là Hoàng Văn Thu.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 1
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 2
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 4
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 5
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 6
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
6. Đào Văn Chấn
Cụ Đào Văn Chấn (phả cũ ghi là ông Cai Tư Chấn), không rõ tuổi, là con trai cụ Chùm Tươi. Cụ sinh được ba người con là:
Đào Văn Chất Đào Văn Tỉnh Đào Văn Tam.
đời thứ năm
1. đào văn cao
Cụ Đào Văn Cao, gia phả cũ gọi là Sử Cao con cụ Đào Văn Lý, cháu cụ Hương Thêu ở Vĩnh Ninh, và không ghi chép gì thêm.
2. Đào Văn Yên
Cụ Đào Văn Yên, tên thường gọi cụ khán yêu không nhớ năm sinh và ngày mất, là con trai trưởng của cụ Đào Văn Bình thuộc chi trên của cụ Thư.
Cụ bà: Đỗ ThịChi hiệu diệu Thức là chị gái nhất của cụ Đỗ Thị Thiện (cụ Điều vợ cụ Thư).
Hai cụ sinh được năm người con trai và hai người con gái.
a) Đào VănThành con trưởng mất năm 1945, do đi kiếm củi sông mùa nước lũ, bị đắm đò - ông có hai con trai: Đào Văn Sơn (mất năm 2000) và Đào Văn Hinh, hiện ở quê.
Hện nay gia đình con cháu ở xóm Ngọc Long xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên.
b) Đào Văn Tác, mất năm 1945 cùng ông Thành, hai anh em đi kiếm củi bị đắm đò trên sông Hồng.
c) Đào Văn Nhuận, làm ruộng, mất năm 1991.
Ông Nhuận có con trai là Đào Văn Dưỡng làm ruộng, hiện nay gia đình con cháu ở xã Hồng Châu, Yên Lạc.
d) Đào Văn Đọn làm ruộng mất năm 1997, ông có 3 người con trai và hai người
con gái.
Con trai cả Đào Văn Quý, làm ruộng ở quê. Con trai thứ hai Đào Văn Hiền.
Con trai thứ ba Đào Văn Tỵ
Con gái thứ nhất tên là Trai lấy chồng tên là Hoàn (chủ tịch UBND xã Hồng Châu, chết 1999).
Con gái thứ hai tên là: , lấy chồng tên là Đào - xã Trung Kiên.
đ) Đào Văn Luân làm ruộng, mất năm 1996, ông có hai con trai (1 là liệt sĩ chống Mỹ) hiện còn 1 tên là Đào Văn Lý làm ruộng ở quê, thôn Ngọc Long xã Hồng Châu và 1 con gái tên là tính lấy chồng là Hòa phi công hiện công tác ở Công ty dịch vụ bay miền Bắc.
e) Hai người con gái (không nhớ tên): 1 lấy chồng là Hợi ở Trung Hà, 1 lấy chồng là Chữ cùng quê.
3. Đào Thị Chung
Cụ Đào Thị Chung là con gái cụ Đào Văn Bình không rõ năm sinh và ngày mất. Chồng tên là Đặng Đức, ở Vĩnh Ninh.
4. Đào Văn Thư (1878 - 1954)
Cụ Đào Văn Thư sinh năm Mậu Dần (1878) là con trưởng của cụ Đào Văn Nghĩa và Phùng Thị Mỹ, mất ngày 27 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954), thọ 77 tuổi.
Cụ bà 1: Đỗ Thị Thiện hiệu diệu Điều, sinh năm Quý Mùi (1883), mất ngày 13 tháng 12 năm Quý Mão (1/1964), thọ 82 tuổi.
Cụ bà 2: Đỗ Thị Thêm hiệu diệu Lộc, sinh năm Đinh Dậu (1897) mất ngày 9/11 năm Nhâm Tuất (1982) các cụ sinh được 13 người con (7 trai và 6 gái).
Cụ Điều sinh ra: Ông Đào Văn Điển Ông Đào Văn Mô Ông Đào Viết Nhã
Bà Đào Thị Cún Ông Đào Văn Nhạc Bà Đào Thị Đen Bà Đào Thị Sẹo.
Cụ Lộc sinh ra:
Ông Đào Văn Đường Bà Đào Thị Nháy Ông Đào Xuân Đài Bà Đào Thị Tân
Ông Đào Văn Giáp Bà Đào Thị Thanh.
5. Đào Thị Ngãi (1882 ..........)
Cụ Đào Thị Ngãi sinh năm Nhâm Ngọ (1882) là con thứ hai của cụ Đào Văn Nghĩa và là em gái cụ Thư. Không nhớ ngày mất.
Chồng là Đặng Văn Thuận, làm ruộng, người cùng làng Vĩnh Khang, không nhớ ngày mất.
Hai cụ sinh được hai con trai và 1 con gái.
- Ông Đặng Văn Thụ, làm nghề thợ mộc, chết năm 1940, có vợ chưa có con, sau vợ tái giá.
- Ông Đặng Viết Hòa, sinh năm 1941, hiện định cư ở Cam Đường, Lao Kay từ 1960, có 2 con trai là Đặng Văn Hậu, công tác Sở Kho bạc Cam Đường, Lao Kay. Và Đặng Văn Tuấn, công tác ở thị xã Lao Kay.
- Cụ Ngãi có 1 bà con gái lấy chồng là Doãn Văn Tý người cùng làng, làm ruộng đến khoảng 1935 đi định cư lên ấm Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, làm ăn, ông Doãn Văn Tý hiện nay thọ 104 tuổi, có một con trai là Doãn Văn Hội trước làm công tác bưu điện ở Tuyên Quang, sau về Phú Thọ làm công tác thương mại, nay nghỉ hưu ở ấm Thượng, Hạ Hòa, Phú Thọ.
6. Đào Văn Tịch (1885 - 1912)
Cụ Đào Văn Tịch sinh năm ất Dậu (1885) là con thứ ba của cụ Nghĩa, và là em trai cụ Thư. Cụ mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Tý (1912), thọ 27 tuổi.
Cụ Bà: Không rõ tên, tuổi và ngày mất.
Hai cụ sinh được 1 con gái tên là Đào Thị Tý (thường gọi là Tý con) lấy chồng người cùng làng Vĩnh Khang tên là Bùi Văn Dụng, làm chức Đoàn xã nên thường gọi là Đoàn Dụng. Hai vợ chồng chưa có con và mất sớm (Đoàn Dụng là cháu nội cụ Hàn thầy học (của cụ Thư). Cụ Tịch không có con trai nên gia phả cũ xếp vào hàng ông mãnh và phân công cho ông Đào Văn Mô, con thứ hai của cụ Đào Văn Thư cúng giỗ. Sau khi ông Mô chết (1973), bà Đường cũng giỗ và từ năm 1980, ông Đài cúng giỗ chú Tịch.
7. Đào Thị Còi
Cụ Đào Thị Còi sinh ngày 5 tháng 9 khoảng gần 1888 - 1900, là con gái thứ 4 của cụ Đào Văn Nghĩa. Mất ngày 25 tháng 5, ất Sửu (1925). Chồng là Doãn Văn Chế, làm ruộng người cùng làng.
Hai cụ sinh được hai người con gái:
+ Doãn Thị Sin lấy chồng là Do ở Vĩnh Thọ, có hai con trai tên là Tự hiện nay thiếu tá bộ đội về hưu, và Đáo, lái xe về hưu.
+ Đoãn Thị Xuân lấy chồng ở Vĩnh Thuận có hai con trai: Đặng Văn Mai làm ruộng ở Vĩnh Khang và Đặng Văn Vĩnh đang là quân y sĩ ở bệnh viện 105 Sơn Tây.
Ngoài ra có 3 con gái lấy chồng ở Hưu Trưng, Vân Nam và Vân Phúc.
8. Đào Văn Nguyên
Cụ Đào Văn Nguyên (không rõ ngày sinh và ngày mất), là con trưởng của cụ Đào Văn Trinh thuộc chi dưới (em ruột của cụ Nghĩa). Tuổi trẻ đi lính Pháp, quân hàm binh nhất nên có tên gọi là ông bếp Nguyên, khi già lên lão có tên gọi là cụ Ngoạn, cụ sống thọ ngoài 90 tuổi.
Cụ bà: không nhớ tên, thường gọi theo tên chồng: bà Bếp Nguyên.
Hai cụ sinh được hai con trai và 1 con gái. Con trưởng là Đào Văn Thịnh, làm ruộng ở Vĩnh Khang.
Con thứ hai: Đào Văn Thái, dạy học hương sư. Trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động công tác đoàn thể Việt Minh, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có thời gian bị địch bắt, giam ở Nhà Tiền Hà Nội, sau nhờ ông Nhã giúp đỡ "chạy" được tha về. Năm 1960 công tác trưởng Phòng Nông nghiệp Sơn Tây. Sau một thời gian bị bệnh tim, phải mổ được ít năm đã chết. Vợ ông Thái người cùng quê có ba con trai: Đào Mộng Long, cán bộ công đoàn xí nghiệp gạch ngói Sơn Tây, đảng viên đã về hưu và chết năm 2000, vợ tên là Thì ở phường Phú Thịnh, Sơn Tây, có con trai tên là Lân.
Còn hai người con trai ông Thái tên là Tuấn và Thắng, hiện làm ăn sinh sống ở Huế và Phan Thiết, mang theo mẹ (là vợ ông Thái).
Con thứ ba của cụ Nguyên là Đào Thị Sâm, hồi sơ tán kháng chiến chống Pháp ra Hà Nội ở sau lấy chồng một người miền Nam tập kết ra Bắc, hiện nay không có tin tức, nghe tin đã chết.
9. Đào Văn Lợi
Cụ Đào Văn Lợi là con thứ hai của cụ Đào Văn Trinh, không rõ năm sinh và ngày mất.
Cụ bà: Không biết tên (đã mất).
Hai cụ sinh được một con trai là: Đào Văn Tiện, làm ruộng ở Vĩnh Khang, hiện gia đình định cư ở Chí Cao, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.
10. Đào Văn Tài
mất.
Cụ Đào Văn Tài là con thứ ba của cụ Đào Văn Trinh. Không rõ năm sinh và
Cụ bà: Không rõ tên (đã mất).
Hai cụ sinh được một con trai là Đào Văn Đức làm ruộng ở quê; năm nay 80
tuổi và 5 con gái lấy chồng làng. Ông Đức sinh ba con trai là Đào Hồng Phúc, hiện là sĩ quan quân đội (trung tá, Tổng cục Hậu Cần đơn vị khai thác than tại Quảng Ninh).
Con thứ hai: Đào Minh Xuân, con thứ ba: Đào Văn Thu đều làm ruộng ở Vĩnh Lộc và 3 con gái lấy chồng ở làng là: Đào Thị Lan, Đào Thị Phượng, Đào Thị Loan.
11. Đào Văn Chất
Cụ Đào Văn Chất là con trai trưởng của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh và mất người đường thời gọi là ông Tổng Chất, không rõ làm chức dịch gì, có thể có khoa cử hàng tổng nên thành tên gọi Tổng Chất, cụ có một con trai. Ông Đào Văn thứ ở Vĩnh Thuận.
12. Đào Văn Tỉnh
Cụ Đào Văn Tỉnh là con thứ hai của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh và mất. Người đương thời gọi là ông Cựu Tỉnh, có thể làm phó lý một hai khóa của làng rồi nghỉ việc nên gọi là "cựu". Cụ Cựu Tỉnh sinh một con trai là Đào Cảnh.
13. Đào Văn Tam
Cụ Đào Văn Tam là con thứ ba của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh và mất. Người đương thời gọi là ông Cựu Tam, có thể làm phó lý của làng một hai khóa rồi nghỉ nên gọi là "Cựu".
Cụ Cựu Tam sinh được hai người con trai là: Đào Văn Hữu, người đương thời gọi là ông Tiên Hữu, có thể làm tiên chỉ của làng. Một ông nữa là Đào Văn Hình, ở Vĩnh Ninh, người đường thời gọi là ông phó Hình, có thể là chức phó lý của làng.
* *
*