Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Từ Người Nghiện Chích Ma Túy Nhiễm Hiv


nữ bán dâm trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với phụ nữ bán dâm khác nhau ở các tỉnh. Tỷ lệ này ở tỉnh Hà Tĩnh (88,5%), Thái Nguyên (85,7%), Đà Nẵng là 66,7%, Nghệ An 79,1%, Quảng Trị 73,7%, An Giang 44,4%, TP Hồ Chí Minh (36,5%), Bà Rịa - Vũng Tàu (31,3%) [14], [23], [60].

1.2.3. Nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nghiện chích ma túy nhiễm HIV


Tỷ lệ %

40%

32,3%

30%

27,0%

27,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

24,2% 23,1%

20%

Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 6

18,2%

16,4%

12,5%

10%

8,5%

0%

Hà Nội Hải Quảng

TP Cần

Phòng Ninh

Nghệ Yên Bái Đồng An

An Nai HCM Thơ Giang

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ sử dụng chung BKT trong những người NCMT đã nhiễm HIV tham gia IBBS, 2009

*Nguồn: Theo báo cáo Bộ Y tế năm 2011 [70]


Trên phương diện dịch tễ học, nhiễm HIV cần hội đủ hai yếu tố là hành vi nguy cơ và bạn tình hoặc bạn chích bị nhiễm. Nguy cơ bị nhiễm HIV phụ thuộc vào xác suất của một người gặp phải lần tiêm chích có nhiễm HIV (bạn chích hoặc dụng cụ chích) hoặc bạn tình nhiễm HIV. Người ta ước tính rằng một người NCMT có liên hệ với một mạng lưới các cá thể có nguy cơ cao. Ví


dụ: Dùng chung ma túy với một người có tần số tiêm chích trên 1 lần một ngày hoặc một người có độ tuổi đời lớn hơn người đó 10 năm (nghĩa là những người có nguy cơ nhiễm trong quá khứ lớn hơn) thì tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp 2 lần (43,1% so với 18,0%) so với những cá thể có nguy cơ thấp khi đã khống chế một số các yếu tố như dùng chung BKT, tiêm chích tại tụ điểm và hành vi tình dục [23], [92].

Qua biểu đồ 1.4 cho thấy, ngoại trừ Hải Phòng và An Giang, khoảng từ 20% đến 30% người NCMT đã nhiễm HIV tiếp tục sử dụng chung BKT khi tiêm chích. Thực trạng này cho thấy nguy cơ lây truyền HIV rất cao từ trong quần thể những người đã nhiễm HIV cho nhóm người NCMT chưa bị nhiễm HIV. Đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia tăng trở lại tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này do mức độ sử dụng chung BKT vẫn còn cao. Đặc biệt tại các địa phương như TP Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ thì tỷ lệ này còn ở mức quá cao [14], [70].

Nhiễm HIV có xu hướng khu trú theo từng nhóm gọi là ổ nhiễm, nhất là đối với những khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV tương đối thấp. Khả năng nhiễm HIV sẽ được dự báo bằng việc phơi nhiễm với nhũng cá thể trong nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn, chứ không phải dự báo qua các hành vi nguy cơ cụ thể của cá nhân. Một nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia bằng cách thu thập liên tục các mẫu huyết thanh từ 6.882 người NCMT ở khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao và thấp được so sánh về tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh. Ở thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao thì xác suất một người nghiện chích ma túy phơi nhiễm với một bạn tình hoặc một bạn chích nhiễm HIV là cao hơn, do vậy chỉ cần các biến số về hành vi như tiêm chích dùng BKT bẩn hoặc tình dục không an toàn sẽ dự báo được tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh. Vì vậy các can thiệp dự phòng lan truyền HIV ở các khu vực có tỷ lệ nhiễm không cao cần phải quan tâm tới các nhóm quần thể có tỷ lệ nhiễm HIV tương đối cao trong khu vực


đó, thường là những nhóm có đặc thù riêng. Để có thể giám sát được chiều hướng dịch HIV nói chung trên quần thể toàn bộ và trong nhóm nghiện chích ma túy nói riêng, các quốc gia đã thiết lập các hệ thống giám sát HIV/AIDS trọng điểm [11], [35], [92].

1.3. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

Hiện nay do chưa có thuốc điều trị triệt để và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV đóng vai trò quyết định nhằm hạn chế đến mức tối đa tác hại và sự lan truyền của HIV vào cộng đồng, với ba mục tiêu chính: hạn chế tốc độ lây lan HIV, làm chậm phát triển từ HIV tới bệnh AIDS và làm giảm ảnh hưởng kinh tế, xã hội của HIV/AIDS [59], [67].

1.3.1. Chương trình truyền thông thay đổi hành vi


Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ nhằm khuyến khích và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho mỗi cá nhân và cộng đồng bằng cách phổ biến các thông điệp về sức khỏe qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Truyền thông thay đổi hành vi tiếp cận chủ yếu tới đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Mục địch chủ yếu của truyền thông thay đổi hành vi nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và hiểu biết về lây truyền HIV và các biện pháp phòng chống cho người dân, đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ cao. Truyền thông thay đổi hành vi còn cung cấp thông tin về các dịch vụ lên quan đến dự phòng lây truyền HIV/AIDS, cũng như cách tiếp cận các dịch vụ cung cấp phương tiện hỗ trợ thay đổi và duy trì các hành vi an toàn. Ở các nước Châu Phi, nơi mà tình trạng nhiễm HIV đang hết sức nặng nề, tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về ba đường lây truyền và các biện pháp phòng chống HIV rất thấp, chỉ khoảng 35 - 40% [55], [111].


Ở nước ta Chính phủ ban hành Chương trình thông tin-giáo dục-truyền thông thay đổi hành vi nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức qua đó nâng cao các biện pháp phòng chống HIV/AIDS. Chương trình thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS là biện pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ nhằm khuyến khích và duy trì việc thay đổi hành vi, làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho mỗi cá nhân và cộng đồng bằng cách phổ biến các thông điệp về phòng, chống HIV/AIDS qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Thời gian qua, dưới tác động của công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nhận thức của người dân về HIV/AIDS nhìn chung vẫn chưa cao, và đặc biệt mức độ thay đổi hành vi, thực hành hành vi an toàn vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm thanh niên 15 - 24 tuổi tại 7 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng cho thấy, có tới 35,3 - 65,9% thanh niên nêu sai ít nhất 1 trong 3 biện pháp phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ thanh niên dùng BCS trong lần QHTD đầu tiên tương đối thấp (từ 13,3 - 46,9%). Số thanh niên có QHTD với phụ nữ bán dâm trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ từ 4,8 - 11,2%, và chỉ có khoảng 20 - 35% số họ sử dụng BCS thường xuyên trong mỗi lần mua dâm. Trong nghiên cứu điều tra IBBS của Viện Pasteur Nha Trang 2011 cho kết quả chỉ khoảng 50% người NCMT có kiến thức cơ bản về phòng lây nhiễm HIV và tỷ lệ dùng BCS thường xuyên khi QHTD với phụ nữ mại dâm là 65,6% [33], [69].

Đối với cộng đồng dân cư trưởng thành (tuổi từ 15 - 49) nói chung, nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS trong nhóm quần thể dân cư bình thường 15 - 49 tuổi ở vùng thành thị và nông thôn Việt Nam (Viện Vệ


sinh Dịch tễ Trung ương và Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam tiến hành, 2005) cho thấy, tỷ lệ người có QHTD với nhiều hơn một bạn tình trong 12 tháng qua là 15,2% trong nhóm nam và 4,7% trong nhóm nữ ở đô thị và 7,5 trong nhóm nam và 2,6% trong nhóm nữ ở nông thôn. Tỷ lệ luôn sử dụng BCS tương ứng là 12,0% và 10,4%, trong khi tỷ lệ hiểu đúng các phương pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS tương ứng là 75,8% và 86,0% [5], [11], [12].

1.3.2. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su


Những luận cứ của chương trình này là từ các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Người ta ước tính rằng nếu 1.000 BCS được bán và sử dụng trên thị trường, thì có thể dự phòng cho 3 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS. Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được nhiều nước áp dụng và có kết quả tốt [110].

Tại Thái Lan, khi nhận thức được rằng có 25% đàn ông Thái Lan có QHTD với PNBD và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD của nước này khá cao, gần tới 30%, Thái Lan đã triển khai chương tình 100% BCS. Khi chương trình 100% BCS được triển khai, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này giảm xuống một cách đáng kể. Năm 2005, tại Thái Lan ước tính có khoảng 580.000 người nhiễm HIV. Chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV ở Thái Lan là qua QHTD khác giới (chiếm 80%). Thái Lan đã xây dựng và đẩy mạnh chương trình 100% sử dụng BCS trong các cơ sở có hoạt động mại dâm. Năm 1989, chương trình được thử nghiệm lần đầu tiên và được triển khai trên toàn quốc vào năm 1991. Kết quả tỷ lệ sử dụng BCS tăng lên một cách nhanh chóng: từ 14% năm 1989 lên đến hơn 90% năm 1994, số ca mắc các bệnh LTQĐTD trên phạm vi toàn quốc giảm mạnh từ 410.406 ca năm 1987 xuống còn 27.362 ca năm 1994. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm trong hầu hết các nhóm như phụ nữ mang thai (từ 2,35% trong năm 1995 xuống còn 1,18% năm 2003). Thái Lan


là nước triển khai chương trình BCS rất sớm và các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở Thái Lan không gia tăng như các năm trước đây và đang có xu hướng giảm xuống ở một số nhóm đối tượng [12], [91].

Tại Campuchia chương trình 100% BCS được triển khai vào năm 1998 và hiện nay chương trình này đã được triển khai ở tất cả các tỉnh của Campuchia. Qua điều tra người ta thấy rằng tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm PNBD tại Campuchia tăng từ 15% lên tới 78% và tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng giảm xuống trong nhóm PNBD [110], [111].

Ở Việt nam chương trình khuyến khích sử dụng 100% BCS được triển khai thí điểm tại tại tỉnh Quảng Ninh năm 2000, sau đó được mở rộng ở Hà Tây, Đồng Nai và Thanh Hóa năm 2001 do chính phủ Luxembourg tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, số lượng BCS bán được đã tăng lên đáng kể tại các tỉnh này: tại Quảng Ninh, lượng BCS qua tiếp thị xã hội đã tăng lên 74,56%; Hà Tây đạt 89,44%. Hơn 60% PNBD tại Hà Tây và 55,2% tại Quảng Ninh đã được khám và điều trị STIs. Các chủ nhà hàng khách sạn quán bar tại các tỉnh, thành thố này đã tích cực tham gia chương trình với tỷ lệ tương ứng: Cần Thơ là 78,72%; Hà Tây 88,8%; Đồng Nai 62,03%. Thống kê qua 5 năm (2000 - 2005) đã có 5.948.265 BCS được phát miễn phí, đồng đẳng viên và các cơ sở y tế là những nơi phân phát chủ yếu với số lượng BCS được phát ra chiếm 45,5% và 27,3% tổng số BCS đã phát. Mạng lưới cộng tác viên và nhà thuốc cũng đóng vai trò nhất định trong việc phân phát và bán BCS. Đến năm 2008 Chương trình khuyến khích sử dụng 100% BCS được triển khai trên 58 tỉnh, thành phố; 314/639 (49%) quận/huyện: 3.227/9.899 (32,5%) xã/phường; phát miễn phí 12.874.493 BCS bán qua tiếp thị xã hội 31.627.872 chiếc, hầu hết số BCS được cung ứng từ các dự án Quốc tế.


Đến nay, Chương trình khuyến khích và sử dụng 100% BCS đã được triển khai 63/63 tỉnh, thành phố và hầu hết các quận/huyện, xã/phường. Riêng trong năm 2012, Chương trình đã phân phát khoảng 18 triệu chiếc BCS miễn phí [15].

Chương trình khuyến khích sử dụng BCS là chương trình dự phòng lây nghiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Chương trình này không chỉ đơn thuần là việc cung cấp sử dụng BCS mà nó còn bao gồm nhiều thành tố từ việc nâng cao nhận thức của người dân về chương trình này, phân phối BCS, giáo dục đồng đẳng và khám chữa bệnh STIs [42], [50].

1.3.3. Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch


Chương trình phân phát BKT sạch hoặc trao đổi BKT được triển khai tại Châu Âu năm 1982, đến nay chương trình được nhân rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, là một trọng tâm của hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT. Tại Australia, chương trình trao đổi BKT sạch đã triển khai ở 103 thành phố, theo những dữ liệu phân tích được, đến năm 2000 Australia đã dự phòng cho 25.000 trường hợp khỏi nhiễm HIV, 21.000 trường hợp khỏi nhiễm viêm gan B; đến năm 2010 sẽ dự phòng cho 5.000 trường hợp có nguy cơ chết do HIV/AIDS [30], [75].

Qua tổng hợp từ 23 nghiên cứu thực địa trên thế giới về 18.144 người sử dụng ma túy (13.164 người NCMT và 4.980 người sử dụng ma túy nhưng không tiêm chích) cho thấy: từ 3 - 6 tháng sau khi tham gia vào chương trình can thiệp cung cấp BKT sạch, 72% trong số những người tiêm chích đã ngừng sử dụng BKT hoặc giảm tần suất TCMT. Trong số những người tiếp tục tiêm chích, gần 60% đã dừng hoặc giảm hẳn việc sử dụng lại BKT. Tại Rio De Janeiro, kể từ khi chương trình phân phát miễn phí BKT được triển


khai, mức độ lan truyền HIV trong nhóm NCMT đã giảm từ 25% xuống còn 8% [12], [89].

Tính đến cuối năm 2008, trên thế giới đã có ít nhất 77 Quốc gia triển khai các chương trình trao đổi BKT sạch, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT trên thế giới đang giảm mạnh nhờ vào các chương trình CTGTH như chương trình trao đổi BKT nhằm kiềm chế sự lây lan của HIV. Chương trình trao đổi BKT rất có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT. Ví như ở Ấn Độ, trong vòng 3 năm các chương trình trao đổi BKT đã góp phần làm tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm người NCMT từ 81% xuống còn 58%. Còn ở Brazin các báo cáo cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV ở người NCMT đã giảm 62% nhờ có chương trình trao đổi BKT [98].

Tại Việt Nam, chương trình trao đổi BKT sạch được triển khai thí điểm vào năm 1993 tại Quận 1 - TP Hồ Chí Minh và Quận Đống Đa - TP Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2007, phát miễn phí tăng hàng năm với tổng số

1.197.000 chiếc BKT sạch nhưng vẫn rất thấp so với nhu cầu của đối tượng đích. Đến nay, chương trình này được triển khai và nhân rộng ở một số tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ y tế, tính đến năm 2009 có 1.522/11.014 xã của 218/696 huyện (chiếm 13,7% số xã; 31,3% số huyện) trên 46 tỉnh/thành triển khai chương trình trao đổi BKT sạch. Trong năm 2009 số BKT phát miễn phí cho đối tượng NCMT là 25.311.580 chiếc. Năm 2009, đã thu hút 6.636 tuyên truyền viên đồng đẳng và 8.582 cộng tác viên tham gia các hoạt động CTGTH. Chương trình cung cấp và trao đổi BKT sạch đã góp phần làm giảm tỷ lệ dùng chung BKT trong nhóm người NCMT, giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT từ 29,3% năm 2002 - 2003 xuống còn 19,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 11,6% năm 2012 và 10,3% năm 2013 [12], [16].

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí