Tại Thành phố Hải Phòng Chương trình này được triển khai từ năm 2006, số BKT phân phát tăng dần qua các năm cho người NCMT. Trong năm 2007 số lượng BKT trao đổi và phân phát tăng gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên do đặc điểm phân bố tỷ lệ người NCMT tại 06 quận/huyện khác nhau, nên độ bao phủ về chương trình trao đổi BKT còn hạn chế. Có những tỉnh/thành tỷ lệ nhiễm HIV cao như Quảng Ninh nhưng độ bao phủ chương trình trao đổi BKT sạch chỉ khoảng 10% số xã/phường. Năm 2006 tỉnh Thanh Hóa cũng được triển khai chương trình trao đổi BKT sạch. Tuy nhiên, qua một số báo cáo cho thấy, người nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Thanh Hoá vẫn tiếp tục TCMT với tỷ lệ sử dụng BKT cao. Điều này cho thấy nguy cơ lây truyền từ nhóm người nhiễm HIV ra cộng đồng qua con đường TCMT rất cao như tỉnh Điện Biên nơi mà 96% người nhiễm HIV do dùng chung BKT khi TCMT [12], [13].
Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về chương trình trao đổi BKT sạch vẫn còn mới với người dân, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu ở các tỉnh/thành trong toàn quốc dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ, tham gia chưa đúng về mục đích của chương trình, đây là một rào cản lớn đối với chương trình trao đổi BKT sạch. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT, người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng đã làm cho hoat động triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại nói chung và chương trình trao đổi BKT sạch nói riêng gặp nhiều khó khăn. Chế độ, chính sách dành cho các đồng đẳng viên (ĐĐV) và cộng tác viên (CTV) tham gia chương trình rất thấp, chủ yếu dưạ vào sự hỗ trợ của các dự án quốc tế. Nhiều địa phương vẫn còn tồn tại hiện tượng các ĐĐV đi phát bơm kim tiêm bị công an bắt giữ hoặc theo dõi để bắt các đối tượng nghiện ma túy. Vì vậy, rất khó tiếp cận người NCMT [15], [50], [55], [67].
1.3.4. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
Methadone là chất gây nghiện mạnh thuộc nhóm chất dạng thuốc phiện (gồm thuốc phiện, Heroin, Codein, Methadone, Morphine…). Methadone chỉ có tác dụng điều trị với trường hợp nghiện chất dạng thuốc phiện như Heroin. Methadone chỉ dùng đường uống, không có khả năng lây nhiễm HIV. Methadone được tìm ra năm 1937 do hai nhà khoa học Max Bockmühl và Gustav Ehrhart với tên gọi là Hoechst 10.820. Đến cuối chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chất Hoechst 10.820 đã được Mỹ đổi tên thành Methadone [76].
Ban đầu thuốc Methadone được sử dụng với mục đích giảm đau, sau đó Methadone được phát hiện có hiệu quả cho điều trị các triệu chứng của Hội chứng cai do nghiện Hêrôin. Năm 1959, 2 nhà khoa học Canada là Ingeborg Paulus và Robert Halliday đã đưa vấn đề điều trị thay thế bằng Methadone đầu tiên trên thế giới vào năm 1959 [78]. Tuy nhiên, điều trị thay thế bằng Methadone trở lên phổ biến sau nghiên cứu thử nghiệm của Vincent Dole và Marie Nyswander, hai nhà khoa học Mỹ từ năm1964. Kết quả ấn tượng nhất là tình trạng “đói ma túy” đã biến mất, người nghiện dừng sử dụng Heroin mặc dù hàng ngày vẫn gặp gỡ bạn bè, những người nghiện ngoài xã hội, họ có việc làm trở lại, hàng ngày đến dùng thuốc và đi làm bình thường [81].
Tại Mỹ, Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone đã được Vincent Dole và Marie Nyswander triển khai lần đầu tiên vào năm 1964, đến nay chương đã được triển khai ở hầu hết các bang của Mỹ, bao gồm cả Puerto Rico và quần đảo Virgin và được thừa nhận là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Tại Canada sau khi dịch HIV/AIDS xảy ra, Chính phủ đã sử dụng Methadone với mục tiêu điều trị lâu dài, điều trị suốt đời đồng thời mục đích quan trọng khác là để dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây
truyền qua đường máu, vì vậy số cơ sở điều trị và số người tham gia tại Canada đã tăng lên rất nhanh chóng [97].
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nhiễm Hiv/aids Ở Người Ncmt Tại Việt Nam Tình Hình Nhiễm Hiv/aids Ở Việt Nam
- Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy
- Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Từ Người Nghiện Chích Ma Túy Nhiễm Hiv
- Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu
- Điều Tra Trước Can Thiệp Và Xây Dựng Mô Hình Can Thiệp
- Tỷ Lệ Nhiễm Hiv Và Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy Tại Quảng Nam Năm 2011
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Hồng Kông: Cuối năm 1974, Chính phủ Hồng Kông bắt đầu mở 2 cơ sở Methadone đầu tiên trong khu vực Châu Á, tháng giêng năm sau mở thêm 2 cơ sở nữa và đến năm 1976 một mạng lưới rộng lớn các phòng khám Methadone đã được mở ra. Năm 2004, có 21 cơ sở Methadone được triển khai, phân bố đều khắp các địa bàn của Hồng Kông, điều trị cho 7.056 người, bao phủ khoảng 95% người sử dụng ma túy tại đây. Chi phí để điều trị Methadone tại Hồng Kông là 01 đô la Hồng Kông cho 1 người/1 ngày (1đô la Hồng Kông quy đổi khoảng 2.770 Việt Nam đồng) và được giữ cho đến ngày nay, trong khi đó giá 1 lần khám y tế hiện tại ở Hồng Kông là 45 đô la Hồng Kông. Chương trình này được coi là một trong những chương trình dự phòng HIV liên quan đến sử dụng ma tuý thành công nhất vì Hồng Kông vẫn duy trì được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người sử dụng ma tuý thấp hơn 0,1% cho đến năm 2004 [88].
Malaysia: Chương trình Methadone tại nước này được bắt đầu từ tháng 10/2005 với khoảng 4.000 bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị. Tính đến năm 2010, Malaysia có 95 cơ sở và dự kiến tăng lên đến 674 cơ sở vào năm 2012, điều trị cho 44.428 người [84].
Indonesia: Quốc gia này bắt đầu triển khai chương trình Methadone từ năm 2003 và hiện có khoảng 1.300 người đang được điều trị. Đến năm 2011, đã thiết lập 74 phòng khám Methadone trên toàn quốc, trong đó riêng Thủ đô Jakarta đã có 7 phòng khám [84].
Tại Việt Nam, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được chính thức triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008. Kết quả đánh giá bước đầu
Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tiến hành ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội.
Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của Đề án thí điểm, Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh/thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai chương trình Methadone tại địa phương. Đến nay, chương trình Methadone tại Việt Nam đã mở rộng ra 30 tỉnh/thành phố với 80 cơ sở điều trị. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị là hơn 15.542 bệnh nhân và dự tính số bệnh nhân có thể tăng lên đạt mức 80.000 bệnh nhân vào năm 2015.
1.3.5. Chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện
Chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) là điểm khởi đầu quan trọng cho các dịch vụ chăm sóc và dự phòng. Đây là một trong các biện pháp can thiệp cơ bản thiết yếu của chương trình dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS toàn diện. Trên nền tảng TVXNTN các dịch vụ tư vấn chăm sóc và đều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, chương trình can thiệp cộng đồng giảm hành vi nguy cơ được triển khai.
Trong những năm gân đây, các hoạt động TVXNTN cùng với các hoạt động can thiệp giảm hại đã được cải thiện tốt hơn. Hoạt động TVXNTN cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Các hoạt động TVXNTN lưu động được triển khai ngày càng nhiều bù đắp cho những thiếu hụt khi chưa có các phòng TVXNTN ở vùng nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận dịch vụ này tốt hơn. Kinh nghiệm nghiên cứu ở Ethopia chỉ ra rằng các vùng dân tộc thiểu số có liên quan đến điều kiện kinh tế kém phát triển, sống ở khu vực lạc hậu, đi lại khó khăn, họ đã thành công trong việc lồng ghép chương trình kế hoạch hóa gia đình và chương trình TVXNTN, điểm đáng lưu ý là chương trình TVXNTN lại thành công hơn
nhiều so chương trình kế hoạch hóa gia đình, mặc dù khách hàng cho biết họ quan tâm nhu cầu đặt vòng [42], [74].
Tại Việt Nam từ năm 1992 Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn về chương trình tư vấn xét nghiệm (TVXNTN) thành lập mạng lưới tư vấn toàn quốc từ cấp tỉnh tỉnh/thành tới quận/huyện, phường/xã và hoạt động tư vấn đã được thực hiện từ thời điểm đó. Mặc dù đã thành công trong việc xây dựng hệ thống xét nghiệm ở tất cả các tỉnh/thành nhưng chương trình TVXNTN ở Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, hầu hết các xét nghiệm đã được làm trong thời gian vừa qua là bắt buộc và gắn với giám sát trọng điểm. Tư vấn trước và sau xét nghiệm mới chỉ được thực hành một cách qua loa. Hoạt động cuả chương trình tư vấn và xét nghiệm cần được điều chỉnh theo chuẩn mực quốc tế trong thời gian tới.
Hoạt động TVXNTN được triển khai theo các địa bàn khác nhau trên từng tỉnh, chủ yếu tập trung các thành thị, vùng đông dân cư, nơi có nhiều đối tượng nguy cơ cao, người di biến động. Một bộ phận lớn người dân các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng cao chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ dịch vụ này. Một nghiên cứu trong nhóm người dân tộc Khmer 15 - 49 tuổi tại Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang năm 2007 cho thấy, mức tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm của người Khmer chỉ đạt xấp xỉ 1%. Nghiên cứu trong nhóm đồng bào dân tộc Dao năm 2006, tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ TVXNTN trong vòng 1 năm chỉ đạt 0,2%, tỷ lệ từng làm xét nghiệm HIV chỉ chiếm 2,1%. Nhìn chung các hoạt động TVXNTN trong những năm trước đây còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, WHO và nhiều nước đã áp dụng khuyến khích người có hành vi nguy cơ cao như NCMT, PNBD, MSM nên được xét nghiệm HIV lại sau mỗi 6 tháng và ở Mỹ đã khuyến cáo người dân trong độ tuổi trưởng thành nên làm xét nghiệm HIV hàng năm [42], [49].
1.3.6. Chương trình giáo dục đồng đẳng
Chương trình giáo dục đồng đẳng còn gọi là chương trình tiếp cận cộng đồng là “sự chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống giữa những người cùng hoàn cảnh, những người cùng chung một vài đặc điểm kinh tế xã hội nào đó như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích nhằm thay đổi hành vi của người đồng đẳng”.
Chương trình giáo dục đồng đẳng là các hoạt động chủ yếu tác động vào đối tượng NCMT nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này và qua đó làm giảm khả năng lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Chương trình giáo dục đồng đẳng nước ta chú trọng đến các hoạt động sau:
- Xây dựng mạng lưới chương trình: Vận động, tuyên truyền cho các cấp chính quyền, các ban ngành phối hợp tham gia; đồng thời vận động, tuyên truyền những người đã từng NCMT tham gia làm thành viên chương trình - gọi là các đồng đẳng viên (ĐĐV). Mạng lưới này cần tập trung xây dựng ở những nơi có nhiều người nghiện ma túy.
- Tuyên truyền về chương trình BKT, tuyên truyền hành vi tiêm chích an toàn ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Hình thức tuyên truyền là truyền thông trực tiếp “rỉ tai nhau” với những bạn cùng chích.
- Tham gia phân phát BKT sạch, trao đổi BKT và thu gom BKT bẩn: Đây là hoạt động quan trọng của chương trình giáo dục đồng đẳng. Chỉ những TTVĐĐ mới là người có thể và dễ dàng tiếp cận các nhóm NCMT. Chính họ là người trực tiếp cung cấp và luôn sẵn có BKT sạch để giảm hành vi tiêm chích chung.
- Ngoài ra, Chương trình giáo dục đồng đẳng thông qua mạng lưới ĐĐV có thể giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ khác như: tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện; chương trình khuyến khích sử dụng BCS; dịch vụ chăm sóc, hỗ
trợ, điều trị cho người NCMT; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; các hỗ trợ xã hội khác thông qua việc cung cấp thông tin bằng dịch vụ sức khỏe; đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm; tổ chức hoạt động câu lạc bộ cho người NCMT.
Tại nước ta, Chương trình này được triển khai năm 1996 tại 14 tỉnh/thành. Tới năm 2000 đã có 30 tỉnh/thành triển khai hoạt động giáo dục đồng đẳng trên lĩnh vực phòng chống AIDS đã được coi là một trong những biện pháp can thiệp mang tính chiến lược nhằm làm giảm tốc độ lan truyền của đại dịch HIV/AIDS.
Trong một nghiên cứu tại 5 tỉnh/thành phố miền Bắc cho thấy: 87,5% người NCMT trong cộng đồng nhận được thông tin về phòng chống HIV/AIDS và ma túy từ nhóm giáo dục đồng đẳng, tăng tỷ lệ dùng BKT một lần, tỷ lệ làm sạch BKT và tỷ lệ chuyển từ chích sang hút, tăng tỷ lệ dùng BCS khi QHTD, khả năng tiếp cận của nhóm NCMT với các dịch vụ tăng lên. Như vậy, chương trình giáo dục đồng đẳng tỏ ra có hiệu quả và phù hợp với tình hình thế giới cũng như ở nước ta hiện nay [13], [66].
1.3.7. Chương trình quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo HIV lây truyền từ người này sang người khác dễ dàng hơn nếu như một trong hai người hoặc và cả hai bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là: giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, nhiễm chlamydia, lậu và trùng roi. Các nhiễm trùng này làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ 2 - 9 lần khi bị phơi nhiễm. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không gây loét mà chỉ có viêm nhiễm cũng làm tăng lây truyền HIV vì trong dịch tiết có tăng bạch cầu đa nhân. Bên cạnh đó
việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ là cơ hội tốt cho thầy thuốc tiếp cận với người có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phát hiện, điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có ý nghĩa không chỉ làm hạn chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục mà còn có ý nghĩa trong quản lý, giám sát tình trạng nhiễm HIV/AIDS trong một quần thể dân cư nhất định [36], [110].