Điều Tra Trước Can Thiệp Và Xây Dựng Mô Hình Can Thiệp


2.2.2. Nội dung nghiên cứu


2.2.2.1. Điều tra trước can thiệp và xây dựng mô hình can thiệp


Chúng tôi tiến hành điều tra cắt ngang trước can thiệp vào năm 2011. Các số liệu được thu thập trong cuộc điều tra này kết hợp với số liệu sẵn có của địa phương, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu, mô tả chi tiết thực trạng lây nhiễm, các hành vi nguy cơ lây nhiễm và xác định các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng, bên cạnh các đặc điểm chung thường gặp trong nhóm NCMT, tại Quảng Nam còn có một nhóm tương đối phổ biến mà chúng tôi gọi là “nhóm Amateur”. Nhóm này là những người trẻ tuổi, mới sa vào nghiện ngập, thường không có nghề nghiệp, bị bạn bè quyến rũ, thích tìm cảm giác lạ đã sa vào nghiện ma túy. Đa số họ nghèo, ít tiền, không đủ mua thuốc. Họ phải hùn nạp với bạn bè và luân phiên được chích. Nếu không có đủ BKT sạch nguy cơ tiêm chích chung rất cao. Bên cạnh đó, nhóm này thường mạnh mẽ trong QHTD do hiệu ứng việc dùng ma túy gây ra trong 2 năm đầu, nếu không thường xuyên dùng BCS đúng cách khi QHTD, hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV sang bạn tình và ngược lại. Trên cơ sở phân tích nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi xây dựng mô hình lý thuyết bao gồm các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV: Truyền thông thay đổi hành vi; phân phát BCS miễn phí; cung cấp BKT sạch; và tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Các hoạt động này được chúng tôi triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, liên tục suốt 2 năm tại địa bàn nghiên cứu. Hiệu quả mô hình can thiệp được đánh giá thông qua sự thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT sau 2 năm can thiệp.

Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi: Trước tiên, chúng tôi tiến hành thành lập và củng cố mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên tại các địa


phương nghiên cứu. Mạng lưới này thường xuyên, liên tục đến nhà người nghiện ma túy và các tụ điểm nơi công cộng để tiếp cận đối tượng NCMT, truyền thông trực tiếp cho họ về các hành vi tiêm chích an toàn và tình dục an toàn bằng cách “rỉ tai nhau”. Hoạt động này được triển khai thường xuyên, liên tục suốt 2 năm can thiệp. Bên cạnh đó chúng tôi tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng thông qua kênh truyền hình tỉnh, loa truyền thanh huyện, xã để thường xuyên phát các phóng sự, các tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, tổ chức các đợt mít tinh cổ động, các đêm lưu diễn văn nghệ lưu động tại các xã, phường với nội dung ngăn ngừa lây truyền HIV/AIDS. Phân phát nhiều loại tài liệu truyền thông về tiêm chích an toàn và tình dục an toàn. Đối với người dân tộc thiểu số NCMT (chiếm 9,8%) trình độ học vấn thấp; trong đó nhiều người chỉ học đến tiểu học, thậm chí mù chữ. Với những người này chúng tôi lựa chọn truyền thông viên là các đồng đẳng viên, cộng tác viên người cùng dân tộc thiểu số dễ tiếp cận và truyền thông trực tiếp, đồng thời tăng cường phân phát các loại tờ rơi bằng hình ảnh.

Hoạt động cung cấp BKT sạch: Tại Quảng Nam, trước đây Chương trình BKT sạch chưa được triển khai trên toàn tỉnh với nhiều lý do khác nhau từ phía các sở, ban ngành. Sau khi tổ chức hội nghị đồng thuận, chúng tôi tiến hành xây dựng và củng cố mạng lưới ĐĐV, CTV tại các xã, phường triển khai ngay chương trình phân phát BKT sạch cho người NCMT. Hoạt động này triển khai song hành với truyền thông trực tiếp về tiêm chích an toàn. Các ĐĐV là những người từng NCMT nhưng đã hoàn lương và tham gia chương trình, ưu tiên lựa chọn những người trẻ tuổi để dễ tiếp cận với “nhóm Amateur”. Các ĐĐV sẽ tiếp cận đối tượng NCMT tại nhà hoặc tại các tụ điểm nơi công cộng để cung cấp BKT sạch và giới thiệu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, hoạt động phân phát BKT sạch còn được thực hiện tại trạm y tế xã, hiệu thuốc… Ngoài ra, những người NCMT cũng có thể thu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


gom BKT bẩn rơi vãi nơi vỉa hè, góc phố để đổi lấy BKT sạch, cứ 2 cái BKT bẩn đổi 1 BKT sạch.

Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 9

Tăng cường cung cấp BCS: Đồng thời với việc truyền thông trực tiếp và phân phát BKT sạch, đội ngũ ĐĐV, CTV thường xuyên triển khai phân phát BCS cho người NCMT có nhu cầu QHTD. Hoạt động này được tăng cường mạnh mẽ và liên tục trong suốt 2 năm can thiệp tại các địa phương nghiên cứu. Bên cạnh đó, BCS còn được cung cấp bởi hệ thống y tế, các hiệu thuốc…

Hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện: Do nguồn lực tài chính hạn chế, chúng tôi chỉ mở thêm một phòng TVXNTN do dự án Life-Gap tài trợ bên cạnh 1 phòng đã hoạt động trước đó. Các hoạt động TVXNTN được tập trung triển khai mạnh mẽ với cả hai mô hình: mô hình TVXNTN do khách hàng tự giới thiệu (CITC) và mô hình TVXNTN do thầy thuốc giới thiệu (PITC). Mặc khác, tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi không có phòng TVXNTN, chúng tôi tổ chức các đợt TVXNTN lưu động để tăng cường xét nghiệm HIV và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho khách hàng trước và sau xét nghiệm.

Mặc dù, trước đây các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS miễn phí cũng đã triển khai tại Quảng Nam nhưng mang tính nhỏ lẻ, không đồng bộ, không liên tục. Riêng chương trình trao đổi BKT chưa được triển khai do chưa có sự đồng thuận cao từ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. Trong nghiên cứu này, mô hình can thiệp thông qua các hoạt động được chuẩn bị chu đáo từ khâu lập kế hoạch, vận động chính sách, tạo sự đồng thuận của các tổ chức chính trị-xã hội đến việc triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS, trao đổi BKT, tư vấn và xét nghiệm HIV trên tất cả địa phương nghiên cứu suốt 2 năm


can thiệp liên tục. Mô hình chúng tôi cũng có phần khác biệt với một số mô hình như: Mô hình truyền thống, mô hình tiếp cận theo mạng lưới, mô hình hỗ trợ liên tục, mô hình chi trả theo hiệu suất, mô hình MSM trực tuyến.

2.2.2.2. Tổ chức hoạt động

- Tổ chức các buổi nói chuyện về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV với chính quyền, các ban ngành địa phương và nhân dân tại khu phố, thôn xóm.

- Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng, xây dựng mạng lưới CTV để triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS, BKT

- Tổ chức các buổi sóng trên Đài phát thanh các huyện/thành phố và xã phường. In ấn tài liệu, tờ rơi, pano tại các tụ điểm công cộng.

- Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi tại các tụ điểm công cộng.

- Xây dựng các cơ sở cung cấp BCS tại các tụ điểm, nhà thuốc, cơ sở y tế xã/phường, phòng TVXNTN.

- Xây dựng các cơ sở trao đổi BKT sạch tại các tụ điểm TCMT, tụ điểm công cộng nhà thuốc trạm y tế xã/phường.

- Tổ chức các hoạt động TVXNTN cố định và lưu động tại các địa phương để tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV và xét nghiệm tự nguyện cho đối tượng nghiên cứu.

Thành lập nhóm đồng đẳng viên:

Tại mỗi huyện/thành phố thành lập nhóm đồng đẳng viên:

- Chức năng nhiệm vụ:

Tham gia các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống HIV/AIDS, phân phát các loại tài liệu truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV.

Cung cấp thông tin về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.


Tiếp cận đối tượng tại các địa điểm, khu vực có nhiều người NCMT để phân phát tài liệu truyền thông, phân phát BCS, trao đổi hoặc phân phát BKT sạch.

Thuyết phục và khuyến khích người NCMT thay đổi hành vi: không dùng chung BKT và sử dụng BCS trong mọi lần QHTD.

Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ người NCMT.

- Quyền lợi nhóm đồng đẳng viên: Được hưởng lương theo chế độ dự án

Được hưởng các dịch vụ y tế nói chung và các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS nói riêng.

Nhóm cộng tác viên xã /phường:

Mỗi thôn, bản chọn 01 cộng tác viên thường là nhân viên y tế thôn, bản. Cộng tác viên là người có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác truyên thông giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV, chăm sóc tư vấn người NCMT, người nhiễm HIV/AIDS.

- Nhiệm vụ của cộng tác viên xã/phường:

Là đầu mối triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV. Phối hợp với chương trình phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia.

2.2.2.3. Kết quả hoạt động can thiệp


Hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được tiến hành đồng bộ suốt 2 năm, từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 với các nội dung chủ yếu sau:

Tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục: Tổ chức 22 lớp, 556 học viên là cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản, đồng đẳng viên và cộng tác viên. Tập huấn chương trình can thiệp giảm tác hại: Tổ chức 14 lớp, 415 học viên


là các đồng đẳng viên, cộng tác viên và cán bộ y tế cơ sở. Tập huấn tư vấn xét nghiệm tự nguyện: 8 lớp, 243 học viên là cán bộ y tế tỉnh, huyện, xã.

Củng cố và thành lập mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên tham gia các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, cung cấp BCS, trao đổi BKT tại 5 huyện, 72 xã, 458 thôn với 466 người tham gia.

Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi: Tổ chức thường xuyên, liên tục tại 5 huyện, người đi truyền thông chủ yếu là đồng đẳng viên và cộng tác viên. Trong 2 năm đã truyền thông trực tiếp cho 15.568 lượt người NCMT,

3.184 lượt người nhiễm HIV và hơn 50.000 lượt đối tượng khác (thành viên gia đình người NCMT, dân di biến động…).

Tăng cường truyền thông đại chúng: phát 6 phóng sự với 62 lần phát sóng trên đài phát thanh truyền hình tỉnh thông qua các chuyên mục quảng cáo, sức khỏe và đời sống và tin tức thời sự. Viết và đăng 24 bài về phóng sự, tin tức trên các tạp chí, báo đài địa phương và trung ương.

Tổ chức 6 đợt chiến dịch cổ động lưu động qua xe tuyên truyền tại 5 huyện nghiên cứu với 357 lần phát loa truyền thanh vào Tháng cao điểm lây truyền mẹ con và Tháng hành động phòng chống HIV/AIDS, với tổng số lượt người dự nghe khoảng 45.000 lượt người. Phân phát tài liệu truyền thông: Phân phát 11.255 tờ rơi, sách mỏng cho đối tượng NCMT tại cộng đồng thông qua mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên.

Tăng cường phân phát bao cao su: BCS được phân phát tại các tụ điểm, tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế, với tổng số 52.426 BCS được phát miễn phí cho người NCMT trong 2 năm 2012 – 2013.

Tăng cường trao đổi bơm kim tiêm: Nhóm đồng đẳng viên, cộng tác viên đi đến các tụ điểm công cộng, tại nhà… để phát BKT miễn phí cho người NCMT. Ngoài ra, người NCMT cũng có thể thu gom BKT rơi vãi để đổi lấy


BKT mới, cứ 2 cái BKT cũ đổi lấy 1 cái BKT mới. Tổng số BKT phân phát trong 2 năm là 113.380 BKT.

Tăng cường tư vấn xét nghiệm tự nguyện: Bên cạnh 2 phòng TVXNTN cố định tại Trung tâm Y tế Dự phòng và Trung tâm Da liễu tỉnh mở cữa hàng ngày để đón khách hàng đến tư vấn, xét nghiện HIV tự nguyện; chúng tôi còn tổ chức các điểm TVXNTN lưu động tại các địa phương ở xa các phòng TVXNTN. Tổng số lượt tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện trong 2 năm là

7.087 lượt người, trong đó có 3.154 lượt người NCMT thuộc các huyện nghiên cứu.

2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liêu


2.2.3.1. Bộ công cụ nghiên cứu

Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn định lượng chung cho cả hai lần điều tra trước và sau can thiệp (phụ lục 2). Nội dung của bộ phiếu phỏng vấn gồm 14 phần, 143 câu:

+ Phần 1: Đặc điểm chung.

+ Phần 2: Hành vi TCMT.

+ Phần 3: Hành vi dùng chung BKT.

+ Phần 4: Hành vi TCMT gần đây nhất.

+ Phần 5: Mạng lưới người NCMT.

+ Phần 6: Lịch sử QHTD: số lượng và các bạn tình.

+ Phần 7: Lịch sử QHTD với vợ, người yêu.

+ Phần 8: Lịch sử QHTD với PNMD.

+ Phần 9: Lịch sử QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền.

+ Phần 10: Lịch sử QHTD với bạn tình là nam giới.

+ Phần 11: Sử dụng bao cao su.

+ Phần 12: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


+ Phần 13: Kiến thức, hiểu biết về HIV/AIDS và tiền sử xét nghiệm HIV.

+ Phần 14: Chương trình phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh.


2.2.3.2. Lựa chọn điều tra viên và giám sát viên

Điều tra viên: là các cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Nam, Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Các điều tra viên có đủ các tiêu chuẩn như kỹ năng, kinh nghiệm điều tra khả năng tiếp cận và khai thác thông tin từ người NCMT; nhiệt tình, trách nhiệm, nghiêm túc và có thời gian tham gia nghiên cứu.

Giám sát viên: là các cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Viện Pasteur Nha Trang và nghiên cứu sinh. Các giám sát viên này đã trực tiếp tham gia các lớp tập huấn cho giám sát viên (do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức) và tiến hành tập huấn lại trước mỗi đợt điều tra cho các điều tra viên trong thời gian 2 ngày về các nội dung:

+ Mục tiêu điều tra, phương pháp lấy mẫu, kỹ thuật phỏng vấn, nội dung ý nghĩa của từng phần trong Bộ phiếu phỏng vấn và của từng câu hỏi.

+ Cách thu thập thông tin và thực hành sử dụng bộ câu hỏi trên thực

địa.


Vai trò của nghiên cứu sinh trong đề tài:

Nghiên cứu sinh (tác giả luận án) là người xây dựng đề cương nghiên

cứu, lập kế hoạch điều tra, xây dựng mô hình can thiệp, điều phối, tổ chức thực hiện tất cả hoạt động đề tài, tham gia chính vào các phần việc xuyên suốt từ đầu đến khi hoàn thành đề tài, viết báo cáo kết quả đề tài.

Trong điều tra cắt ngang, nghiên cứu sinh là giám sát viên của nhóm nghiên cứu, lập kế hoạch điều tra tại cộng đồng, tham gia tập huấn cho nhóm điều tra, giải quyết các khó khăn, vướn mắc xảy ra khi thu thập số liệu tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024