Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu 115344


CHƯƠNG 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng điều tra cắt ngang:

Là nam giới từ 18 tuổi trở lên, có tiêm chích ma túy trong vòng một tháng qua tính đến thời điểm điều tra;

Hiện đang sống tại cộng đồng khu vực nghiên cứu; Đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu can thiệp:

Người nghiện chích ma túy từ 18 tuổi trở lên đang sống tại gia đình hoặc tại cộng đồng;

Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

* Không chọn những đối tượng sau vào nghiên cứu:

Người NCMT dưới 18 tuổi hoặc nữ giới;

Những người đang ở trại giam, trại tạm giam, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội;

Những người không đủ minh mẫn để trả lời phỏng vấn.


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu


Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử của nền Văn hóa Chămpa, nằm ở trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Bắc và là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài. Phía Bắc tỉnh Quảng Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước bạn Lào,


phía Đông giáp biển Đông. Quảng Nam là tỉnh rộng có diện tích tự nhiên trên

10.400 km2, với khoảng 1,5 triệu người sinh sống, gồm 16 huyện và 02 thành phố, với 244 xã, phường, thị trấn. Quảng Nam là điểm đến có 2 di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn. Trong những năm gần đây, Quảng Nam đã có nhiều thay đổi về kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước với các cụm, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển làm tăng nhanh tốc độ đô thị hóa kéo theo là sự gia tăng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Bên cạnh đó, tình trạng đào đãi vàng trái phép ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện miền núi cao của tỉnh cũng đã và đang thu hút một lượng lớn lao động tự do khó kiểm soát, cũng là điều kiện thuận lợi làm gia tăng các tệ nạn ma túy, mại dâm và các yếu tố liên quan đến tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS. Số thanh thiếu niên không có việc làm dễ tham gia các tệ nạn xã hội như NCMT ngày càng nhiều, cũng góp phần làm cho số người nhiễm HIV gia tăng khó kiểm soát và có nguy cơ bùng nổ dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam [24], [61].

Địa bàn triển khai nghiên cứu


Tiêu chí lựa chọn huyện/thành phố tham gia nghiên cứu:

- Số người NCMT gia tăng, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT cao.

- Các cấp Chính quyền địa phương đồng thuận và tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS.

- Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để triển khai hoạt động chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm cho người NCMT .

Năm huyện/thành phố: Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn thỏa mãn các điều kiện nêu trên nên đã được chọn vào địa bàn nghiên cứu.


2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2011 đến năm 2014, chia làm 3 giai

đoạn:

Giai đoạn 1: Điều tra mô tả thực trạng và xây dựng các hoạt động can thiệp (từ 10-12/2011);

Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động can thiệp cụ thể tại cộng đồng trong 2 năm (từ 01/2012 đến 12/2013);

Giai đoạn 3: Điều tra sau can thiệp đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp (từ 01-03/2014).

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp điều tra hồi cứu số liệu thứ cấp và nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng (so sánh trước và sau can thiệp).

2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

Phỏng vấn trực tiếp người NCMT bằng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn đồng thời tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm HIV.

*Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang được tính theo công thức tính cỡ mẫu dịch tễ học mô tả:


n = Z2(1-α/2)

p (1 – p)



d2


Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu

Z: hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 5%, Z(1-α/2) = 1,96


p: tỷ lệ % người NCMT sử dụng chung BKT khi TCMT trong vòng 6 tháng qua, chọn p = 37% theo kết quả điều tra IBBS tại Đà Nẵng năm 2009.

d: là sai số chấp nhận được, lấy mức 5% , d = 0,05 Thay các giá trị vào công thức, ta tính được n = 359

Thực tế chúng tôi điều tra được 436 mẫu phiếu, trong đó số phiếu điều tra hợp lệ là 430 mẫu phiếu.

*Chọn mẫu nghiên cứu ngang


Lập bản đồ tụ điểm TCMT với sự tham gia các đồng đẳng viên, cộng tác viên tại 5 huyện tham gia nghiên cứu (Phụ lục 1) để có ước tính số người NCMT mỗi huyện.

Phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số người nghiện chích ma túy ước lượng tại mỗi huyện/thành phố.

Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các xã có người nghiện chích ma túy và ước lượng số người nghiện chích ma túy trung bình tại mỗi xã, phường, thị trấn.

Tính số xã, phường, thị trấn cần thực hiện điều tra bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã, phường, thị trấn.

Chọn ngẫu nhiên các xã, phường, thị trấn để tiến hành nghiên cứu.

Tại xã, phường, thị trấn đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm cộng tác viên hoặc nhóm tuyên truyền đồng đẳng hoặc thông qua những người nghiện chích ma túy tiến hành mời tất cả những người nghiện chích ma túy có mặt tại địa bàn xã, phường, thị trấn tham gia vào nghiên cứu. Nếu họ đồng ý tham gia sẽ tiến hành phỏng vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các xã phường, thị trấn còn lại trong danh sách cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện/thành phố đó.


Tương tự như vậy, tiếp tục điều tra ở các huyện/thành phố tiếp theo cho đến khi đủ số mẫu nghiên cứu thì dừng điều tra.

2.2.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp

* Trình tự can thiệp cộng đồng:

Xây dựng kế hoạch can thiệp dự phòng lây nhiễm.

Lựa chọn địa điểm can thiệp, tiến hành can thiệp cộng đồng. Theo dõi, giám sát và đánh giá lại sau can thiệp.

*Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp: Cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu can thiệp trước-sau được tính theo công thức so sánh tỷ lệ % hai nhóm can thiệp:

Trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu z là hệ số tin cậy α là ngưỡng xác suất 1

Trong đó:

n là cỡ mẫu tối thiểu; z là hệ số tin cậy

α là ngưỡng xác suất, với α = 5% thì Z(1-α) = 1,96 1 – β là lực mẫu, 1 – β = 90%, Z(1-β) = 1,28

P1 là tỷ lệ % người NCMT sử dụng chung BKT khi TCMT trong vòng 6 tháng qua, theo kết quả điều tra trước can thiệp tỷ lệ này là P1 = 33,5%

P2 là tỷ lệ % người NCMT sử dụng chung BKT mong muốn sau 2 năm can thiệp, chọn P2 = 23,5%

P = (P1 + P2)/2 = 28,5%

Theo công thức trên ta tính được n = 416, thực tế đã điều tra được 430 người.

*Các bước triển khai can thiệp:

- Thiết lập mạng lưới: Mạng lưới chịu trách nhiệm thực hiện can thiệp là hệ thống y tế. Tại huyện/thành phố, Trung tâm Y tế chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ về mặt chuyên môn nghiệp vụ và huy động người NCMT,


Chính quyền và tổ chức quần chúng tham gia. Mạng lưới này sẽ cung cấp các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV. Tại cộng đồng các dịch vụ cung cấp thông qua nhóm giáo dục đồng đẳng, cộng tác viên. Ngoài ra, còn có sự động viên, tham gia của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… nhưng nòng cốt cho các hoạt động can thiệp vẫn là cán bộ y tế xã phường, nhân viên y tế thôn bản, giáo dục đồng đẳng.

- Triển khai đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế các tuyến, cán bộ ban ngành tham gia, đồng đẳng viên… về các nội dung như: kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về tiêm chích an toàn và tình dục an toàn; kỹ năng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, tư vấn giới thiệu các dịch vụ HIV; tập huấn quy trình cung cấp BCS, trao đổi BKT cho đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản:

Dựa vào số lượng người NCMT tại các xã/phường do Chính quyền cung cấp, nhóm điều tra cùng với các đồng đẳng viên, cộng tác viên tiến hành lập bản đồ tụ điểm đánh giá phân bố tụ điểm và số người NCMT thực tế có mặt tại địa phương.

Đánh giá thực trạng tình hình NCMT và những vấn đề liên quan đến thu thập phân tích các thông tin phục vụ cho mục đích can thiệp.

- Tiến hành can thiệp cộng đồng:

Đối tượng đích là những người nghiện chích ma túy, chúng tôi tiến hành can thiệp 2 năm với các nội dung:

+ Truyền thông thay đổi hành vi: nhóm đồng đẳng viên, cộng tác viên tiến hành nhiều đợt truyền thông trực tiếp cho người NCMT nhằm thay đổi hành vi, hướng tới hành vi tiêm chích và tình dục an toàn.

+ Truyền thông đại chúng: qua đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện; qua loa, đài truyền thanh huyện, xã.


+ Tổ chức các đợt mít ting, xe cổ động bằng loa, phân phát tài liệu truyền thông.

+ Phân phát BCS, trao đổi BKT: người thực hiện chủ yếu là nhóm tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc…

+ Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện: tiến hành thông qua 2 hình thức tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cố định và lưu động tại thực địa. Tư vấn trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.

+ Chương trình giáo dục đồng đẳng: Xây dựng mạng lưới TCCĐ các địa phương. Mạng lưới này cùng với CTV thôn, bản tiến hành hoạt động TTGD, phân phát BCS, cung cấp và trao đổi BKT sạch, phân phát tài liệu truyền thông cho nhóm NCMT

- Điều tra sau can thiệp: Sau 2 năm can thiệp, tiến hành điều tra cắt ngang như lần điều tra đầu tại các xã/phường đã điều tra lần trước.

Thực tế cỡ mẫu thu thập được qua 2 lần điều tra trước và sau can thiệp tại các địa phương nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Phân bố mẫu theo địa bàn nghiên cứu



TT

Tên huyện, thành phố

Số người NCMT qua

lập bản đồ

Số ĐTNC

điều tra lần 1

Số ĐTNC

điều tra lần 2

Số xã điều tra/số xã có

người NCMT

1

Tam Kỳ

225

148

150

9/13

2

Thăng Bình

105

70

70

6/10

3

Phú Ninh

117

75

73

6/9

4

Quế Sơn

90

60

60

5/8

5

Phước Sơn

112

77

77

6/9

Tổng

649

430

430

32/49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 8


Đội công tác

tuyến huyện

Cán bộ y tế

xã, phường

Giáo dục

đồng đẳng

Nhóm cộng

tác viên

Nội dung can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV

Ban chỉ đạo các hoạt động can thiệp dựa vào cộng đồng tuyến tỉnh

Công tác tổ chức


Nâng cao nhận thức

Thay đổi hành vi

Dự phòng lây nhiễm HIV

- Truyền thông đại chúng

- Truyền thông thay đổi hành vi

- TVXNTN

- Giới thiệu d.vụ

- Hỗ trợ tâm lý,xã hội

- Cung cấp BCS

- Trao đổi BKT

- Giáo dục đồng đẳng

Nội dung can thiệp


Kết quả


Sơ đồ 2.1. Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí