Bảng 3.28. Tỷ lệ thay đổi hành vi về tần suất sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua
Trước can thiệp (n = 430) | Sau can thiệp (n = 430) | CSHQ (%) | p | |||
SL | (%) | SL | (%) | |||
Tất cả các lần | 3 | 0,7 | 2 | 0,5 | 33,3 | 0,4208 |
Đa số các lần | 11 | 2,6 | 14 | 3,3 | 27,3 | 0,3722 |
Thỉnh thoảng | 130 | 30,2 | 90 | 20,9 | 30,8 | 0,0493 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Làm Sạch Bkt Của Người Ncmt (N = 43)
- Tỷ Lệ Nhiễm Hiv Ở Người Ncmt Tại Tỉnh Quảng Nam Năm 2011
- Hiệu Quả Về Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Người Nghiện Chích Ma Túy
- Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 16
- Tỷ Lệ Hiện Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy Năm 2011
- Hiệu Quả Tiếp Cận Dịch Vụ Của Người Nghiện Chích Ma Túy
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT trong 6 tháng qua ở tất cả các lần và đa số các lần (p > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT trong 6 tháng qua với mức thỉnh thoảng đã giảm từ 30,2% xuống còn 20,9%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05, CSHQ là 30,8%.
Tỷ lệ %
0%
71,4%
0%
41,7%
0%
0%
0%
80.
60.
40.
20.
0.
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.25. Tỷ lệ thay đổi hành vi làm sạch bơm kim tiêm trong lần tiêm chích gần đây nhất
Sau can thiệp, tỷ lệ người NCMT làm sạch BKT dùng chung trong lần tiêm chích gần nhất tăng từ 41,7% lên 71,4%, với p < 0,05 và CSHQ đạt 71,4%.
Tỷ lệ %
0%
64,4%
Trước can thi
Sau can thiệp
0%
52,1%
36,3%
0%
29,5%
0%
%
8 ệp
6
4
2
0
Dùng chung thuốc và dụng cụ pha thuốc trong vòng 6 tháng qua
Dùng chung thuốc và dụng cụ pha thuốc lần gần đây nhất
Biểu đồ 3.26. Tỷ lệ thay đổi hành vi dùng chung thuốc
và dụng cụ pha thuốc khi tiêm chích trước và sau can thiệp (n = 430)
Tỷ lệ dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng qua đã giảm từ 64,4% (trước can thiệp) xuống 52,1% (sau can thiệp), với p<0,01 và CSHQ đạt 23,6%. Tỷ lệ này trong lần tiêm gần nhất cũng giảm từ 36,3% (trước can thiệp) xuống 29,5% (sau can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ là 23,1%.
87,8%
75,0%
65,4%
54,3%
Tỷ lệ % 100.0%
80.0%
60.0%
40.0%
20.0%
0.0%
Phụ nữ mại dâm Bạn tình bất chợt
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.27. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với phụ nữ mại dâm và bạn tình bất chợt
Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong lần gần đây nhất tăng từ 65,4% (trước can thiệp) lên 87,8% (sau can thiệp), với p<0,01, CSHQ đạt 34,1%. Tỷ lệ này đối với BTBC cũng tăng từ 54,3% (trước can thiệp) lên 75,0% (sau can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ đạt 38,0%.
Tỷ lệ %
%
86,1%
%
65,6%
56,1%
%
%
29,2%
15,6%
%
13,3%
%
100
80
60
40
20
0
Với vợ/người yêu Với phụ nữ mại
dâm
Với bạn tình bất chợt
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.28. Tỷ lệ người nghiện chích ma túy thường xuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tháng qua
Sau 2 năm can thiệp, có sự gia tăng đáng kể về sử dụng BCS khi QHTD ở người NCMT. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên dùng BCS khi QHTD với PNMD trong 12 tháng qua tăng từ 65,6% (trước can thiệp) lên 86,1% (sau can thiệp) với p < 0,01 và CSHQ là 31,3%. Tỷ lệ này với BTBC cũng tăng từ 29,2% (trước can thiệp) lên 56,1% (sau can thiệp) với p < 0,01 và CSHQ đạt 92,2%.
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy trước và sau can thiệp
Tỷ lệ %
%
6,3%
%
%
4,4%
%
%
%
7.0
6.0
5.0
4.0
3.0
2.0
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.29. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy trước và sau can thiệp (n = 430)
Sau 2 năm triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trên nhóm người NCMT tại Quảng Nam phần nào đã giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV đáng kể trên địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã giảm từ 6,3% (trước can thiệp) xuống còn 4,4% (sau can thiệp) với p < 0,05 và CSHQ đạt 29,6%.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1 TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV Ở NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI QUẢNG NAM NĂM 2011
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trong những năm gần đây, Quảng Nam đã có nhiều thay đổi về kinh tế xã hội với các cụm, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển làm tăng nhanh tốc độ đô thị hóa mà hệ lụy mặt trái của nó kéo theo là sự gia tăng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Bên cạnh đó, tình trạng đào đãi vàng trái phép ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện miền núi cao của tỉnh cũng đã và đang thu hút một lượng lớn lao động tự do khó kiểm soát, cũng là điều kiện thuận lợi làm gia tăng các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm. Tại Quảng Nam, từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay, số trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm NCMT. Do vậy, nghiên cứu trên nhóm đối tượng này mang tính chất quyết định để xây dựng các giải pháp, chiến lược phòng chống HIV cho tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên 430 người NCMT Quảng Nam năm 2011, họ có một số đặc điểm như sau:
Đa số người NCMT trong nghiên cứu này có trình độ trung học cơ sở (chiếm 48,6%), tuy nhiên vẫn còn 7,9% có trình độ học vấn bậc tiểu học và 2,6% mù chữ. Một thực tế là người NCMT có trình độ học vấn thấp sẽ không kiếm được việc làm hoặc việc làm không ổn định và sẽ khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin truyền thông, các dịch vụ y tế. Trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, hành vi nguy cơ lây truyền và các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV [17], [18]. Về độ tuổi, người NCMT trong nghiên cứu này chủ yếu ở độ tuổi 20 - 39, chiếm 85,6%; trong đó nhóm tuổi
từ 20 - 29 chiếm 52,8%, từ 30 - 39 chiếm 32,8%. Đây là nhóm tuổi có hoạt động tình dục mạnh, mặt khác số liệu thống kê trên toàn quốc cũng cho thấy, lây nhiễm HIV chủ yếu vẫn qua đường TCMT nằm trong độ tuổi 20 - 39. Điều này chứng tỏ người NCMT gây ra tác động xấu đến an ninh, kinh tế, xã hội và làm lây nhiễm HIV, bởi phần lớn người NCMT đang ở độ tuổi lao động, có vai trò trụ cột về kinh tế trong gia đình [11], [17].
Về nghề nghiệp: người NCMT trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy: Đa số làm nghề tự do (54,4%), thất nghiệp hoặc không có việc làm (17,2%). Không có việc làm, nghề nghiệp không ổn định có thể sẽ làm việc bất hợp pháp và là một trong những nguyên nhân chính nảy sinh các vấn đề tiêu cực đối với xã hội; đồng thời khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây truyền HIV. Về tình trạng hôn nhân, người NCMT sống chung bố mẹ chiếm tỷ lệ 52,3%, sống cùng vợ/bạn gái chiếm tỷ lệ 42,9%, sống một mình 3,0%, sống cùng với bạn 1,4%. Người nghiện chích ma túy chủ yếu nằm trong độ tuổi 20 - 39 nên gặp rất nhiều khó khăn trong lập gia đình và thường có hành vi tiêu cực hơn so với những người NCMT đã lập gia đình [18], [52].
4.1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Quảng Nam năm 2011
4.1.2.1. Hiểu biết của người nghiện chích ma túy về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
Kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi về hiểu biết cơ bản các biện pháp phòng tránh HIV và phủ nhận những hiểu biết sai lầm của người NCMT với tỷ lệ 48,6% tương đồng với kết quả nghiên cứu IBBS vòng II, năm 2009: tại Cần Thơ là 48,4%, Đà Nẵng 44,0%, Điện Biên 43,7% và Hải Phòng 48,3%. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thái
Hùng năm 2011 tại Khánh Hòa, có 98,3% người đã từng hiểu biết về HIV/AIDS. Cụ thể, nghiên cứu tại Khánh Hòa hiểu biết về dùng chung BKT khi TCMT có thể làm lây truyền HIV là 95,2%; sử dụng BCS đúng cách khi QHTD là 95,0%. Một số nghiên cứu tại các nước Châu Phi, nơi mà ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS diễn ra hết sức nặng nề, tỷ lệ người NCMT hiểu biết đúng về HIV/AIDS rất thấp, chỉ khoảng 25 - 30%. Điều này là hoàn toàn đúng do tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS của các nhóm quần thể nguy cơ cao tại cộng đồng của châu Phi rất cao [27], [41], [103]. Kết quả nghiên cứu chúng tôi về hiểu biết của người NCMT đối với các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS khá phong phú: luôn sử dụng BCS đúng cách mỗi lần QHTD có 84,0% người NCMT trả lời đúng, QHTD đường hậu môn chỉ có 78,6% trả lời đúng, dùng chung BKT khi tiêm chích làm tăng nguy cơ nhiễm HIV có 87,2% người trả lời đúng, rửa sạch BKT có thể làm giảm lây nhiễm HIV 72,1%. Kết quả nghiên cứu phản ánh một bức tranh chân thực, một thực trạng với nhiều vấn đề cần suy nghĩ, song cũng có những gợi ý tốt cho công tác tuyên truyền, giáo dục.
Trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy, một số người NCMT có những nhận thức và các quan niệm sai lầm về lây truyền HIV. Trong số những người NCMT được hỏi có 20,0% cho là ăn chung với người nhiễm HIV có thể sẽ bị lây nhiễm HIV, có 29,1% cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV và có đến 41,6% số người cho rằng nhìn bề ngoài một người sẽ biết được tình trạng nhiễm HIV. Kết quả chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Minh tại Khánh Hòa năm 2010: Chỉ có 19,2% số người cho là muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV; 3,3% số người cho rằng nhìn bề ngoài một người sẽ biết được tình trạng nhiễm HIV [51]. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á, phản ánh đúng thực trạng người NCMT hiện nay. Vì đối tượng điều tra là người NCMT với trình độ
học vấn thấp, lại có xu hướng xa lánh người thân và những người tốt nên nhận thức của họ về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS nói riêng và các nội dung tiếp cận các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khác nói chung còn hạn chế là điều dễ hiểu. Những vấn đề tưởng chừng như rất dễ đối với những người bình thường lại trở nên phức tạp với người NCMT [17], [27], [41].
Về khả năng tự đánh giá về hành vi nguy cơ nhiễm HIV: Có 48,8% người NCMT cho là mình có hành vi nguy cơ, trong đó 72,9% cho rằng hành vi nguy cơ nhiễm HIV là do TCMT, 15,7% cho là do QHTD không dùng BCS, 10% do có nhiều bạn tình. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu về hành vi nguy cơ nhiễm HIV tại các tỉnh thành trong toàn quốc, dịch HIV phần lớn xảy ra trên nhóm người NCMT và lan tràn nhanh chóng, chiếm tỉ lệ cao. Từ năm 1998 - 2006, dịch HIV/AIDS tăng nhanh ở nhóm người NCMT, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm HIV trong người NCMT chiếm tỷ lệ dao động từ 52% đến 80%. Hơn nữa, nguy cơ lây nhiễm cao ở người NCMT là do dùng chung BKT, không dùng BCS khi QHTD với PNMD, điều này giải thích vì sao tỷ lệ hiện mắc HIV ở người NCMT tại các tỉnh/thành phố chiếm tỷ lệ cao [33], [47].
4.1.2.2. Các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý
Thời gian tiêm chích ma túy:
Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy: Thâm niên tiêm chích ở người NCMT Quảng Nam trong nghiên cứu này không dài, thời gian TCMT trên 2 năm chiếm tỷ lệ 73,7%, thời gian TCMT dưới 2 năm chiếm tỷ lệ 26,3%, trong đó thời gian tiêm chích dưới 1 năm là 11,9%. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ở các tỉnh khác với tỷ lệ tương ứng: trên 2 năm là 82,5% ở Đồng Tháp, 94,5% ở Kiên Giang và 96,4% ở Lai Châu