Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 16


[17]. Thời gian TCMT dưới 1 năm cũng cao hơn nhiều so với một số tỉnh như Cần Thơ (8,4%), Hải Phòng (5,7%), Quảng Ninh (3,7%). Nhưng thấp hơn so các tỉnh như Đà Nẵng (26,6%), Đồng Nai (22,8%) [70]. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có nhiều thanh niên trẻ tuổi mới sa vào nghiện ngập, họ thường không có nghề nghiệp, bị bạn bè quyến rũ, thích đua đòi, thích tìm cảm giác lạ đã sa vào nghiện ma túy, chúng tôi gọi là “nhóm Amateur”. Nhóm người này có nguy cơ lây nhiễm rất cao do họ không chỉ có hành vi TCMT mà còn mạnh mẽ trong QHTD. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người NCMT trong thời gian 1,5 – 2 năm đầu có ham muốn tình dục mãnh liệt do khoái cảm mà chất ma túy gây ra, nhưng sau đó, ham muốn QHTD giảm mạnh và bị lấn át bởi ham muốn sử dụng chất ma túy, thậm chí có người không thích đến QHTD. Như vậy, với thời gian tiêm chích dưới 2 năm khả năng hoạt động tình dục mạnh mẽ, nếu họ thiếu kiến thức dự phòng HIV khả năng lây nhiễm kép giữa họ với những người NCMT khác và giữa họ với những người QHTD khác giới trong thời gian tới rất cao [17], [27].

Một cuộc điều tra trên 123 người NCMT được Lima, Friedman và các cộng sự tiến hành tại Rio de Janeiro. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khả năng làm tăng lây nhiễm gồm: thời gian tiêm chích lâu năm, là nam giới có hoạt động tình dục mạnh và chưa áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trong nước nhận định rằng: Những người NCMT có hoạt động tình dục với PNMD là nhịp cầu lan truyền HIV nhanh chóng từ người NCMT nhiễm HIV sang người NCMT khác, sang PNMD, khách làng chơi, và lan nhanh ra cộng đồng [17], [89].


Sử dụng các loại ma tuý của người nghiện chích ma túy


Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, trong các loại ma tuý mà người NCMT sử dụng, Hêrôin chiếm tỷ lệ cao nhất (87,4%), thuốc phiện (9,8%), ma túy tổng hợp (11.9%). Như vậy, Hêrôin vẫn là loại ma túy sử dụng phổ biến của người NCMT. Trong nghiên cứu tại Khánh Hòa, 86,0% người NCMT chích bằng Hêrôin, thuốc phiện 21,5%. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng Hêrôin vẫn là loại ma túy được dùng phổ biến trong những người NCMT. Các loại ma túy tổng hợp cũng đã xuất hiện và ngày càng gia tăng, trong điều tra chúng tôi đã có 11,9% người có dùng ma túy tổng hợp. Điều tra về hành vi tiêm chích ma túy trong lần tiêm gần đây nhất cách 1 ngày trước điều tra của năm 2011 là 59,5%, từ 2 - 4 ngày 39,3% và lớn hơn 5 ngày là 1,2%. Loại ma túy sử dụng trong lần tiêm chích gần đây nhất chiếm đa số là Hêrôin (87,9%) tương đương với một sổ kết quả nghiên cứu khác như nghiên cứu tại Khánh Hòa, Bình Thuận (đều trên 85%); cũng tương đương nghiên cứu tại Lạng Sơn của Đào Đình Cường năm 2009 [27], [41].

Tần suất tiêm chích ma túy


Kết quả điều tra nghiên cứu về mức độ TCMT cho thấy, số người tiêm chích ít hơn một lần/ngày trong tháng qua chiếm đa số (39,1%), TCMT 1 lần/ngày chiếm 33,0%, TCMT từ 2 - 3 lần/ ngày chiếm 23,5% và từ 4 lần trở lên chiếm 1,6%. Kết quả chúng tôi về mức độ TCMT ít hơn một lần/ngày cao hơn rất nhiều nghiên cứu ở các tỉnh khác như An Giang (16,4%), Đồng Tháp (13,7%), Cần Thơ (8,3%), Đà Nẵng (27,2%), Hà Nội (10,0%), thành phố Hồ Chí Minh (1,0%). Qua điều tra chúng tôi biết được nhóm này được gọi là “nhóm Amateur”. Họ thường trẻ tuổi, mới sa vào nghiện ngập. Một vài người nhiều tiền thì hít Hêrôin là chính, thỉnh thoảng mới chích cho phê thuốc hơn. Số còn lại phần lớn lại nghèo, ít tiền, không đủ mua thuốc (khoảng 300.000đ/

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


liều). Họ phải hùn nạp với bạn bè và luân phiên được chích. Tần suất TCMT trong ngày không những phụ thuộc vào mức độ nghiện nặng hay nhẹ, thâm niên NCMT mà còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người NCMT. Nếu không có đủ BKT sạch khi tiêm chích ma túy nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn [18], [28], [70].

Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 16

Hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm


Kết quả nghiên cứu chúng tôi tại Quảng Nam năm 2011 cho thấy, tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong 6 tháng qua là 33,5%. Điều này cho thấy, tỷ lệ người NCMT khi dùng chung BKT trong 6 tháng qua ở nghiên cứu này còn khá phổ biến, và lý do họ không thể dùng riêng BKT trong khi tiêm chích chủ yếu là do hoàn cảnh hoặc do áp lực trong nhóm bạn sử dụng ma túy mà người NCMT tham gia. Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong tháng qua là 21,2%; trong đó số người đưa BKT mình vừa dùng xong cho người khác dùng là 19,5% và số người nhận BKT từ người khác vừa dùng xong là 18,4%. Nguyên nhân về tỷ lệ dùng chung BKT cao là do điều kiện kinh tế không đủ tiền mua thuốc chích một mình và sự hiểu biết về HIV của người NCMT còn thấp; do sự kỳ thị của gia đình, xã hội đối với người NCMT, làm cho họ luôn luôn phải tiêm chích trong tình trạng lén lút. Để thỏa mãn cơn thèm thuốc họ sẵn sàng mượn BKT của bạn chích hoặc dùng lại BKT chưa được vô trùng. Trên thực tế, khi người NCMT lên cơn nghiện, họ sẽ không còn có thời gian và đủ bình tĩnh làm sạch BKT. Hơn nữa thực tế trên thị trường chỉ có BKT nhựa dùng một lần, nhưng họ đã dùng nhiều lần một BKT để tiết kiệm tiền. Phần đông số người NCMT rất ít khi làm sạch BKT cho dù họ đã được hướng dẫn. Như vậy, những hành vi nguy cơ cao trong việc sử dụng BKT của người NCMT khi tiêm chích và tần suất sử dụng ma tuý làm cho việc phòng chống HIV/AIDS ở nhóm NCMT càng trở nên khó khăn hơn.


Đây chính là hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV từ bạn chích [23], [47].

Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy tình trạng sử dụng chung BKT khá phổ biến. Tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT trong 6 tháng qua ở nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với Đà Nẵng (37,2%), Lào Cai (35,3%) nhưng cao hơn so với 10 tỉnh còn lại trong điều tra IBBS năm 2009, đó là: Nghệ An (28,3%), Đồng Nai (27,1%), Yên Bái (25,1%), TP Hồ Chí Minh (24,6%),

Quảng Ninh (23,7%), Điện Biên (23,7%), Hà Nội (23,0%), Cần Thơ (17,0%), An Giang (15,4%) và Hải Phòng (7,4%). Tương tự, so với nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương điều tra năm 2009 tại 3 tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn và Hòa Bình, tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua ở nghiên cứu chúng tôi (33,5%) thấp hơn so với tỉnh Tuyên Quang (47,5%) nhưng cao hơn hai tỉnh còn lại: Hòa Bình (16,0%), Bắc Cạn (10,0%) [70], [71].

Tương tự như vậy, tỷ lệ NCMT dùng chung BKT trong 1 tháng qua tại Quảng Nam rất cao (21,2%). Tỷ lệ này chỉ thấp hơn so với Đà Nẵng (30,2%), Đồng Nai (22,3%) và cao hơn 10 tỉnh khác trong điều tra IBBS như: Tp. HCM (20,0%), Nghệ An (17,7%), Hà Nội (12,0%), Cần Thơ (13,7%)… Đây

là hành vi đặc biệt nguy hiểm và rất dễ làm lan truyền HIV trong nhóm người NCMT [70].

Kết quả điều tra nghiên cứu năm 2011 tại Quảng Nam với những người NCMT dùng chung BKT khi được hỏi về cách họ làm sạch BKT trước khi dùng lại với tỷ lệ dùng nước sát khuẩn hoặc dùng cồn (10,3 %) để làm sạch BKT chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều đáng lưu ý, có hơn một nửa trong số đó cho biết họ không có hành vi làm sạch BKT khi dùng chung (52,7%). Như vậy, đây thực sự là một nguy cơ làm lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT.


Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu điều tra đánh giá hành vi nguy cơ nhiễm HIV của người NCMT năm 2008 tại Thanh Hóa, không có một ai dùng nước sát khuẩn hay cồn để làm sạch BKT, trong khi biện pháp chỉ dùng nước lạnh hay nước nóng chưa đủ đảm bảo để làm sạch BKT của người sử dụng trước đó. Do vậy, nhóm người NCMT có sử dụng lại BKT của người khác là nhóm đặc biệt có nguy cơ cao đối với việc lây nhiễm HIV/AIDS. Điều này có thể được giải thích là do những người NCMT khi tiêm chích chung, chịu ảnh hưởng của áp lực nhóm về việc sử dụng chung BKT, nếu người NCMT nào trong nhóm có hành vi muốn dùng riêng BKT khi chích thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc không tin tưởng bạn chích cùng hoặc không phù hợp với những quy tắc thường thấy trong những nhóm chích chung [20].

Mặc khác, tỷ lệ dùng chung thuốc và dụng cụ pha thuốc ở người NCMT tại Quảng Nam năm 2011 khá phổ biến. Với 2 khung thời gian là 6 tháng và lần tiêm gần đây nhất tỷ lệ người NCMT dùng chung thuốc hoặc dụng cụ pha thuốc tương ứng là 64,4% và 36,3%. Các tỷ lệ này phù hợp với kết quả điều tra IBBS năm 2009 tại một số tỉnh như: Đà Nẵng tương ứng là 64,3% và 56,6%, Nghệ An (63,0% và 35,7%), Yên Bái (73,7% và 26,2%).

Hành vi này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến việc lây truyền HIV nhưng nếu duy trì lâu dễ dẫn đến việc dùng chung BKT [50], [70].

Hành vi sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục


- Quan hệ tình dục với vợ/người yêu


Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, hành vi không an toàn trong lần QHTD trong tháng qua của người NCMT chứa đựng nhiều nguy cơ làm lây truyền HIV với vợ/người yêu do không sử dụng BCS chiếm tỷ lệ cao (74,7%). Trong 12 tháng qua, người NCMT khi QHTD với vợ/người yêu


thường xuyên sử dụng BCS chiếm tỷ lệ thấp (13,3%); tỷ lệ không thường xuyên sử dụng BCS chiếm tỷ lệ khá cao (không bao giờ sử dụng BCS chiếm 37,0%, thỉnh thoảng sử dụng BCS 49,6%). Hôn nhân gia đình, NCMT và QHTD không an toàn là một vòng xoáy làm cho người NCMT không thể thoát ra được. Trong nghiên cứu này tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT năm 2011 không cao (6,3%), nhưng đây chính là nguy cơ lây nhiễm HIV cho những người vợ, con của họ và cộng đồng qua QHTD không an toàn. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng phù hợp với điều tra IBBS năm 2009 tại 12 tỉnh thành phố cho thấy về hành vi không an toàn trong lần QHTD gần đây nhất của người NCMT với vợ/người yêu là dao động trong khoảng 43,3% đến 75,5% [70].

- Quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm


Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ dùng BCS khi QHTD với PNMD trong tháng qua chiếm 66,4% và tỷ lệ không dùng BCS là 33,6%. Khác với khi QHTD với vợ/người yêu, việc chủ động dùng BCS khi QHTD với PNMD chủ yếu do người NCMT quyết định. Kết quả này cũng cho thấy người NCMT đóng vai trò chủ động trong việc sử dụng BCS trong QHTD, đây là tín hiệu rất tốt trong việc cải thiện hành vi sử dụng BCS khi QHTD với PNMD. Bản thân người NCMT nhận thức được nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh khác nếu QHTD với PNMD mà không sử dụng BCS. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2008) [45] và thực tế tại Việt Nam, nam giới vẫn đóng vai trò chủ động trong việc quyết định sử dụng bao cao su khi QHTD. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đề tài này cho thấy: Tần suất sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với PNMD trong 12 tháng qua còn thấp, chiếm 65,5% (gồm 25,8% sử dụng BCS tất cả các lần QHTD và 39,7% sử dụng đa số các lần); có đến 34,5% không thường xuyên sử dụng BCS (gồm 24,5% thỉnh thoảng dùng BCS và 9,9% không bao giờ) khi QHTD với


PNMD. Kết quả nghiên cứu chúng tôi tương đương với kết quả một số tỉnh được điều tra năm 2009 như Nghệ An (63,3%), Quảng Ninh (68,8%), Đồng Nai (61,1%) và cao hơn các tỉnh Cần Thơ (56,9%), Đà Nẵng (50,4%), Lào Cai (45,9) và TP Hồ Chí Minh (39,3%) [70]. Điều này cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao từ những người NCMT nhiễm HIV sang PNMD do QHTD không an toàn.

- Quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt


Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người NCMT khi QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền không dùng BCS trong tháng qua là 41,3%. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên dùng BCS khi QHTD với BTBC trong 12 tháng qua chỉ chiếm 29,2% (trong đó, có 5,6% sử dụng BCS ở tất cả các lần QHTD và 23,6% đa số các lần); có đến 57,3% thỉnh thoảng mới dùng BCS và 13,5% không bao giờ dùng BCS. Kết quả này cho thấy tỷ lệ dùng BCS thường xuyên khi QHTD với BTBC còn thấp (chỉ chiếm 29,2%), thấp hơn khi so với kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI năm 2009 ở các tỉnh như: An Giang 53,3%, Đồng Nai 52,9%, Hải Phòng 71,4%; nhưng tương đương các tỉnh Đà nẵng 28,8%, Quảng Ninh 33,3% và Nghệ An 35,3%; và cao hơn TP Hồ Chí Minh, chỉ chiếm 16,7%. Điều này cho thấy, nếu người NCMT đã nhiễm HIV, khả năng lây nhiễm sang bạn tình rất cao do QHTD không an toàn; và từ số bạn tình này, HIV tiếp tục lây lan ra cộng đồng vốn được xem là quần thể nguy cơ thấp như chồng, con, người yêu của họ [70].

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV


Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 30,7% số người NCMT đã từng xét nghiệm HIV, trong số đó có 74,2% là xét nghiệm tự nguyện. Hầu hết những người NCMT đi xét nghiệm đều nhận được những tư vấn của cán bộ y tế khá đầy đủ bao gồm: Trao đổi về nguy cơ lây nhiễm, ý nghĩa của kết quả xét


nghiệm, phương pháp phòng tránh lây nhiễm HIV và nên làm gì sau khi xét nghiệm. Hầu hết người NCMT cho biết họ làm xét nghiệm ở Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các bệnh viện tỉnh, huyện. Kết quả nghiên cứu người NCMT đã từng đến cơ sở tư vấn và xét nghiệm tự nguyện phù hợp với nghiên cứu của Đào Đình Cường tỉnh Lạng Sơn năm 2009 và Vũ Đức Bình năm 2006 tại tỉnh Hải Dương [8], [27].

Trong đề tài nghiên cứu này chỉ có 41,2% người NCMT trả lời là biết địa điểm và đã được xét nghiệm HIV, được tư vấn đầy đủ trước và sau xét nghiệm; trong khi còn có đến 55,6% người NCMT chưa biết địa điểm xét nghiệm và 3,3% số người không biết hoặc không trả lời. Rõ ràng những người này sẽ không được tư vấn đầy đủ trước và sau khi xét nghiệm dẫn đến chủ quan dễ có hành vi làm lây truyền HIV cho người thân, gia đình và cộng đồng. Do đó cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho người NCMT trước và sau xét nghiệm HIV để từ đó họ có hiểu biết đúng đắn và tuyên truyền cho các bạn chích khác thực hiện các biện pháp dự phòng thích hợp trong nhóm NCMT hạn chế sự lây truyền HIV [47].

Trong nghiên cứu đề tài cho thấy, hành vi xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện của người NCMT đã làm xét nghiệm HIV là 30,7%, trong số người NCMT đã làm xét nghiệm có 74,2% người NCMT tự nguyện đến cơ sở, còn lại 23,5% được yêu cầu xét nghiệm. Kết quả này thấp hơn so với điều tra cơ bản của Ngân hàng Thế giới và nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính năm 2008 nhưng cao hơn so với điều tra của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Trước đây, tại Việt Nam chỉ có các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HTV tự nguyện triển khai tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh còn hầu hết các tuyến huyện chưa được triển khai. Mặt khác, vấn đề phân biệt đối xử những người có hành vi nguy cơ cao như người NCMT đến với các điểm tư vấn xét nghiệm HIV vẫn còn hạn chế [17], [18], [42].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024