3.1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT tại tỉnh Quảng Nam năm 2011
93,7%
Nhiễm HIV:
6,3%
Không
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy năm 2011 (n = 430)
Kết quả điều tra xét nghiệm huyết thanh lần 1 (trước can thiệp), tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người NCMT tại Quảng Nam năm 2011 là 6,3%.
Tỷ lệ %
%
%
%
%
%
%
%
%
11,2%
5,0%
14
12
10
8
6
4
2
0
Đã từng Chưa từng
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người đã từng và chưa từng vào Trung tâm cai nghiện (n = 430)
Trong số 430 người NCMT được điều tra, những người đã từng tập trung vào Trung tâm cai nghiện có tỷ lệ nhiễm HIV là 11,2%; trong khi đó tỷ lệ này ở những người chưa vào Trung tâm cai nghiện là 5,0%.
Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo địa phương (n = 430)
Số lượng | Số nhiễm HIV | Tỷ lệ (%) | |
Tam Kỳ | 150 | 9 | 6,0 |
Thăng Bình | 69 | 4 | 5,8 |
Phú Ninh | 75 | 5 | 6,7 |
Quế Sơn | 59 | 3 | 5,1 |
Phước Sơn | 77 | 6 | 7,8 |
Cộng | 430 | 27 | 6.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nhiễm Hiv Và Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy Tại Quảng Nam Năm 2011
- Kiến Thức Của Người Nghiện Chích Ma Túy Về Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv
- Các Hình Thức Làm Sạch Bkt Của Người Ncmt (N = 43)
- Hiệu Quả Về Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Người Nghiện Chích Ma Túy
- Tỷ Lệ Thay Đổi Hành Vi Về Tần Suất Sử Dụng Chung Bơm Kim Tiêm Trong 6 Tháng Qua
- Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 16
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT tại các huyện dao động từ 5,0% đến 7,8%. Trong đó, cao nhất là huyện Phước Sơn 7,8%, tiếp theo là Phú Ninh 6,8%, Tam Kỳ 6,0%, Thăng Bình 5,7% và Quế Sơn 5,0%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.4. Các yếu tố liên quan với hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn
và hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua (n = 430)
Dùng chung BKT | Không dùng chung BKT | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Trung học cơ sở trở xuống | 106 | 41,7 | 148 | 58,3 |
Trung học phổ thông trở lên | 38 | 21,6 | 138 | 78,4 |
OR = 2,6 95%CI: 1,2 – 3,6 p = 0,0014 |
Kết quả từ bảng 3.17 cho thấy, trình độ học vấn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi dùng chung BKT, trong đó những người NCMT có trình độ học vấn là trung học cơ sở trở xuống có hành vi sử dụng chung BKT cao gấp 2,6 lần những người NCMT có trình độ học vấn là trung học phổ thông trở lên (OR = 2,6; p=0,0014).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức
và hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua (n = 430)
Dùng chung BKT | Không dùng chung BKT | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Không đạt | 96 | 43,4 | 125 | 56,6 |
Đạt | 48 | 23,0 | 161 | 77,0 |
OR = 2,6 95%CI: 1,2 - 5,1 p<0,0001 |
Cũng như yếu tố về trình độ học vấn, kiến thức hiểu biết cơ bản về HIV cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi dùng chung BKT, trong đó những người NCMT không có kiến thức cơ bản về HIV có hành vi sử dụng chung BKT cao gấp 2,6 lần những người NCMT có kiến thức cơ bản về HIV (OR = 2,6; p<0,01).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiêm chích ma túy và hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm (n = 430)
Dùng chung BKT | Không dùng chung BKT | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Trên 2 năm | 16 | 25,4 | 47 | 74,6 |
Từ 2 năm trở xuống | 128 | 34,9 | 239 | 65,1 |
OR = 1,6 95%CI: 0,8 - 1,7 p=0,0627 |
Theo kết quả từ bảng 3.19 những người NCMT có thời gian TCMT trên 2 năm có hành vi sử dụng chung BKT cao gấp 1,6 lần những người NCMT có thời gian TCMT từ 2 năm trở xuống. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (OR = 1,6; p=0,0627).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn
và hành vi sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (n = 378)
Không sử dụng BCS | Sử dụng BCS | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Trung học cơ sở trở xuống | 51 | 22,6 | 175 | 77,4 |
Trung học phổ thông trở lên | 14 | 9,2 | 138 | 90,8 |
OR = 2,9 95%CI: 1,1 - 3,9 p < 0,0001 |
Trình độ học vấn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD với người không phải vợ/người yêu, trong đó những người NCMT có trình độ học vấn là trung học cơ sở trở xuống có hành vi không sử dụng BCS khi QHTD cao gấp 2,9 lần những người NCMT có trình độ học vấn là trung học phổ thông trở lên (OR = 2,9; p<0,01).
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức
và hành vi sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (n = 378)
Không sử dụng BCS | Sử dụng BCS | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Không | 19 | 12.1 | 138 | 87.9 |
Có kiến thức cơ bản | 46 | 20.8 | 175 | 79.2 |
OR = 1,9 95%CI: 1,1 - 2,3 p<0,0412 |
Cũng như trình độ học vấn, yếu tố kiến thức hiểu biết cơ bản về HIV có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD, những người NCMT không có kiến thức cơ bản về HIV có hành vi không sử dụng BCS cao gấp 1,9 lần những người NCMT có kiến thức cơ bản về HIV (OR = 1,9; p<0,0412).
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành xem xét một số yếu tố khác như tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng… nhưng chưa thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố này với hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Bảng 3.22. Mô hình hồi quy logistic xác định mối liên quan giữa một số yếu tố và hành vi dùng chung BKT trong nhóm NCMT (n = 430)
OR | Khoảng tin cậy (95%) | Hệ số hồi quy (B) | Sai số chuẩn (SE) | Mức ý nghĩa (p) | ||
Cận dưới | Cận trên | |||||
Nhóm tuổi ≥ 25 tuổi < 25 tuổi | 1,26 | 0,9 | 1,8 | 0,23 | 0,17 | 0,180 |
Trình độ học vấn > cấp II ≤ cấp II | 2,5 | 1,2 | 3,5 | 0,43 | 0,16 | 0,001 |
Nghề nghiệp Có việc làm Thất nghiệp | 0,8 | 0,5 | 1,1 | -0,19 | 0,18 | 0,229 |
Dân tộc Kinh Thiểu số | 0,9 | 0,7 | 1,4 | -0,01 | 0,17 | 0,98 |
Trình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình Đã lập gia đình | 0,8 | 0,6 | 1,2 | -0,22 | 0,18 | 0,243 |
Thời gian tiêm chích ≤ 2 năm > 2 năm | 1,4 | 0,6 | 1,5 | 0,33 | 0,19 | 0,079 |
Kiến thức cơ bản Đạt Không đạt | 2,5 | 1,2 | 4,9 | 0,52 | 0,16 | 0,001 |
Bảng 3.23. Mô hình hồi quy logistic xác định mối liên quan giữa một số yếu tố và hành vi không dùng BCS khi QHTD trong nhóm NCMT (n = 430)
OR | Khoảng tin cậy (95%) | Hệ số hồi quy (B) | Sai số chuẩn (SE) | Mức ý nghĩa (p) | ||
Cận dưới | Cận trên | |||||
Nhóm tuổi < 25 tuổi ≥ 25 tuổi | 1,22 | 0,9 | 1,9 | 0,19 | 0,16 | 0,145 |
Trình độ học vấn > cấp II ≤ cấp II | 2,8 | 1,1 | 3,7 | 0,44 | 0,16 | 0,001 |
Nghề nghiệp Có việc làm Thất nghiệp | 0,8 | 0,6 | 1,2 | -0,18 | 0,18 | 0,215 |
Dân tộc Kinh Thiểu số | 0,8 | 0,6 | 1,4 | -0,01 | 0,16 | 0,87 |
Trình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình Đã lập gia đình | 0,8 | 0,56 | 1,23 | -0,19 | 0,17 | 0,211 |
Thời gian tiêm chích ≤ 2 năm > 2 năm | 1,6 | 0,9 | 2,1 | 0,33 | 0,18 | 0,067 |
Kiến thức cơ bản Đạt Không đạt | 1,9 | 1,1 | 2,2 | 0,35 | 0,17 | 0,041 |
Kết quả từ bảng 3.22 cho thấy, các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BKT trong nhóm này. Ngoài ra, thời gian tiêm chích trong nhóm NCMT cũng không có liên quan nhiều tới hành vi dùng chung BKT (OR=1,4; p=0,079). Kết quả từ bảng 3.22 cũng cho thấy trình độ học vấn và kiến thức cơ bản trong phòng chống HIV/AIDS có mối liên quan thực sự tới hành vi dùng chung BKT trong nhóm NCMT. Nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở (cấp II) trở xuống có nguy cơ dùng chung BKT gấp 2,5 lần nhóm học từ trung học phổ thông (cấp III) trở lên (OR=2,5; p=0,001). Nhóm đối tượng có kiến thức cơ bản không đạt có nguy cơ dùng chung BKT gấp 2,5 lần nhóm đạt kiến thức cơ bản (OR=2,5; p=0,001).
Tương tự như phân tích hồi quy đa biến với hành vi dùng chung BKT, các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu cũng không làm ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD với người không phải vợ/người yêu của nhóm đối tượng này. Ngoài ra, thời gian tiêm chích không có liên quan tới hành vi sử dụng BCS (OR=1,6; p=0,067). Kết quả từ bảng 3.23 cũng cho thấy trình độ học vấn và kiến thức cơ bản trong phòng chống HIV/AIDS có mối liên quan thực sự tới hành vi sử dụng BCS trong nhóm NCMT. Nhóm NCMT có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống có nguy cơ không sử dụng BCS khi QHTD gấp 2,8 lần nhóm có học vấn từ trung học phổ thông trở lên (OR=2,8; p<0,01). Nhóm đối tượng có kiến thức cơ bản không đạt có nguy cơ không sử dụng BCS cao gấp 1,9 lần nhóm đạt kiến thức cơ bản (OR=1,9; p=0,041).
3.2. HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV Ở NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI QUẢNG NAM SAU 2 NĂM CAN THIỆP
3.2.1. Hiệu quả về tư vấn, xét nghiệm HIV
Tỷ lệ % 100%
80%
74,2%
88,2%
Trước can thiệp Sau can thiệp
60%
40%
20%
25,8%
11,8%
0%
Tự nguyện Được yêu cầu
Biểu đồ 3.13. Hiệu quả về loại hình xét nghiệm HIV của người nghiện chích ma túy (n1 = 132, n2 = 229)
Trong số những người NCMT đi xét nghiệm HIV, tỷ lệ xét nghiệm
HIV tự nguyện tăng từ 74,2% lên 88,2%. Tỷ lệ yêu cầu bắt buộc phải xét nghiệm HIV đã giảm từ 25,8% xuống còn 11,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Tỷ lệ %
75,1%
0%
63,3%
0%
40,2%
0%
31,8%
0%
%
8 Trước can thiệp
6 Sau can thiệp
4
2
0
Tư vấn trước xét nghiệm
Tư vấn sau xét nghiệm
Biểu đồ 3.14. Hiệu quả tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV ở người nghiện chích ma túy (n1 = 132, n2 = 229)
So với trước can thiệp, tỷ lệ người NCMT được tư vấn trước xét
nghiệm tăng từ 31,8% lên 63,3% với p < 0,01 và chỉ số hiệu quả (CSHQ) là