Tỷ Lệ Nhiễm Hiv Và Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy Tại Quảng Nam Năm 2011


cộng đồng. Ngoài ra nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia phỏng vấn và làm sạch số liệu tại cộng đồng, xử lý số liệu thu thập được.

Khi tiến hành các hoạt động can thiệp, nghiên cứu sinh là người tham gia và chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm, cụ thể:

Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp tại 5 huyện nghiên cứu.

Tham gia tập huấn về truyền thông giáo dục, chương trình can thiệp giảm tác hại cho các tuyến huyện, xã

Tham gia, chủ trì các cuộc hội nghị đồng thuận, hội nghị xây dựng kế hoạch can thiệp

Theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động dự phòng lây nhiễm theo kế hoạch

Tham gia giải quyết, xử lý các khó khăn vướn mắc nếu có.

2.2.3.3. Tiến hành điều tra thực địa

Lập bản đồ địa dư và xã hội có liên quan đến người NCMT:

Lựa chọn và tập huấn cho các điều tra viên: là cán bộ, nhân viên y tế tham gia vào quá trình lập bản đồ địa dư và xã hội.

Tổng hợp số lượng các điểm nóng ma túy, vị trí các tụ điểm người NCMT trên bản đồ địa dư tại các địa bàn được xác định trước.

Tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với người NCMT để tìm hiểu mạng lưới TCMT, phân nhóm xã hội hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong quá trình lập bản đồ xã hội các thông tin định tính được thu thập. Những người biết nhiều thông tin được phỏng vấn, các thông tin thu thập nhằm mục đích xác định về các hành vi TCMT. Những yếu tố nào tác động lên hành vi nguy cơ của họ, khi nào có thể tiếp cận để phỏng vấn thuận lợi, vị trí và thời gian phỏng vấn.


Xây dựng được bản đồ địa dư và xã hội có liên quan đến người NCMT, vị trí các tụ điểm, số lượng người NCMT.

Quy trình chọn lựa đối tượng nghiên cứu:

Bước 1: Lập danh sách tất cả tụ điểm NCMT về địa điểm, số người NCMT. Dựa vào kết quả lập bản đồ tụ điểm, lập danh sách các xã, phường có các tụ điểm TCMT và số lượng người NCMT ở xã/phường đó. Ước lượng số NCMT mỗi xã/phường.

Bước 2: Xác định các xã/phường nghiên cứu để lựa chọn đối tượng.

+ Tính số xã/phường cần nghiên cứu bằng cách chia số mẫu phân bố huyện đó cho trung bình số người NCMT tại mỗi xã/phường.

+ Chọn ngẫu nhiễn các xã/phường cần nghiên cứu.

+ Mời tất cả những người nghiện chích ma túy có mặt tại xã/phường tham gia vào nghiên cứu. Nếu họ đồng ý tham gia sẽ tiến hành phỏng vấn và lấy mẫu máu để làm xét nghiệm HIV.

+ Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các xã/phường cho đến khi đủ cỡ mẫu huyện/thành phố đó thì dừng lại. Sau đó tiếp tục sang các huyện/thành phố khác cho đến khi đủ số mẫu nghiên cứu kết thúc điều tra.

Tiến hành phỏng vấn:

Người dẫn đường: là những người có khả năng tiếp cận với người NCMT thuận lợi nhất, có thể là các đồng đẳng viên, người lái xe ôm, cộng tác viên, cán bộ y tế.

Điều tra viên với sự giúp đỡ của người dẫn đường, gặp gỡ và thuyết phục họ tham gia. Nếu đối tượng không chấp nhận phỏng vấn ngay thì hẹn buổi khác, tại những nơi thuận tiện.

Nơi phỏng vấn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn:

Đảm bảo tính riêng tư, không bị gián đoạn trong khi thu thập thông tin. Đối tượng nghiên cứu cảm thấy thoải mái, dễ chịu tại địa điểm đó.


Không có sự can thiệp của cơ quan trong thời gian phỏng vấn.

2.2.3.4. Xét nghiệm HIV


Xét nghiệm HIV được thực hiện tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Nam và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, theo phương cách III với các sinh phẩm xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam Determine, Genscreen HIV -1/2 version2, Vironostika Uniform II. Một trường hợp được coi là dương tính nếu phản ứng dương tính với cả ba sinh phẩm nêu trên.

Các trang thiết bị xét nghiệm gồm: các dụng cụ lấy máu (BKT sạch, ống nghiệm, chất chống đông…), dàn ELISA, máy lắc SERODIA, máy li tâm.

2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu của nghiên cứu, bộ chỉ số cơ bản nhằm mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp được chia thành 2 nhóm với các chỉ số sau:

- Chỉ số 1: Tỷ lệ (%) hiện nhiễm HIV ở người NCMT

- Chỉ số 2: Tỷ lệ (%) sử dụng chung BKT khi TCMT

- Chỉ số 3: Tỷ lệ (%) dùng chung thuốc và dụng cụ pha của người NCMT

- Chỉ số 4: Tỷ lệ (%) làm sạch BKT khi TCMT

- Chỉ số 5: Tần suất tiêm chích ma túy

- Chỉ số 6: Tỷ lệ (%) hành vi sử dụng BCS khi QHTD

- Chỉ số 7: Tỷ lệ (%) thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với vợ/người yêu

- Chỉ số 8: Tỷ lệ (%) thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNMD

- Chỉ số 9: Tỷ lệ (%) thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với BTBC

- Chỉ số 10. Tỷ lệ (%) người NCMT tự nguyện đi xét nghiệm HIV


- Chỉ số 11. Tỷ lệ (%) người NCMT được tư vấn trước xét nghiệm HIV

- Chỉ số 12. Tỷ lệ (%) người NCMT được tư vấn trước xét nghiệm HIV

- Chỉ số 13. Tỷ lệ (%) người được tuyên truyền về tiêm chích an toàn.

- Chỉ số 14. Tỷ lệ (%) người được tuyên truyền về tình dục an toàn.

- Chỉ số 15. Tỷ lệ (%) người được nhận/mua BKT sạch.

- Chỉ số 16. Tỷ lệ (%) người được nhận/mua BCS.

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu thu thập của nghiên cứu này được kiểm tra và làm sạch ngay tại thực địa. Các mẫu phiếu phỏng vấn ở cộng đồng được nhập bằng phần mềm Epi Data.

Sử dụng phần mềm thống kê STATA version 11.0 để phân tích. Sử dụng phân tích mô tả, phân tích so sánh và phân tích hồi quy logictis.

Phân tích hồi qui đa biến để quyết định các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV.

Để đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp sử dụng các chỉ số nghiên cứu chính đã được nêu và tính chỉ số hiệu qủa (CSHQ):


CSHQ =

| P1 P2 | x 100%

P1


Trong đó: P1 tỷ lệ trước can thiệp; P2 tỷ lệ sau can thiệp.


2.4. KHỐNG CHẾ SAI SỐ

Người NCMT được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, đảm bảo tính đại diện cho quần thể nghiên cứu.

Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, tránh sự hiểu nhầm.

Các giám sát viên và điều tra viên là những người có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng và được tập huấn thống nhất trước khi triển khai điều tra.

Bộ câu hỏi phỏng vấn được kiểm tra và làm sạch ngay tại cộng đồng.


2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.

Được sự đồng ý của Chính quyền tại địa bàn điều tra.

Đối tượng nghiên cứu được thông báo về mục đích và nội dung của nghiên cứu. Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, đồng ý tham gia và được đảm bảo bí mật về các thông tin cá nhân.

Kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng để xây dựng và thực hiện các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT, ngoài ra không có mục đích nào khác.

2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI


Nghiên cứu chỉ tiến hành trên nhóm nam NCMT tại 5 huyện/thành phố tỉnh Quảng Nam, thời gian can thiệp ngắn (2 năm), đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở 2 lần điều tra cắt ngang trước và sau can thiệp do vậy nghiên cứu có thể có một số hạn chế sau:

- Đối tượng nghiên cứu có tính đặc thù riêng nên các cuộc điều tra là khuyết danh và không có nhóm chứng. Số người NCMT điều tra trước và sau can thiệp cũng không hoàn toàn đồng nhất do sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, cách chọn mẫu ở xã là chọn tất cả nên hầu hết người NCMT ở lần điều tra sau trùng với lần điều tra trước.

- Trong khoảng thời gian nghiên cứu tại các huyện/thành phố còn một số hoạt động can thiệp khác cùng triển khai, do đó có thể đây là hiệu quả tác động thêm của các can thiệp này. Nhưng chung quy cuối cùng vẫn là hiệu quả tổng hợp của các can thiệp đang được triển khai là quan trọng.


- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên nhóm người NCMT nam giới, nhưng điều này không ảnh hưởng lớn do số người NCMT là nữ chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số đối tượng NCMT.

- Một số sai số có thể gặp phải như hồi tưởng thông tin, trung thực khi khai thông tin, hiểu đúng nội dung câu hỏi, người hỏi có thể gợi ý nội dung trả lời.

- Thời gian can thiệp ngắn (2 năm) nên kết quả của các biện pháp can thiệp cũng chỉ là những kết quả bước đầu.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV Ở NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI QUẢNG NAM NĂM 2011

3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 430 người nghiện chích ma túy tại Quảng Nam vào cuối năm 2011, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng nghiên cứu


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Nhóm tuổi (n=430)



< 20 tuổi

42

9,8

20 - 29 tuổi

227

52,8

30 - 39 tuổi

141

32,8

≥ 40 tuổi

20

4,7

Trung bình


27,6

Trung vị


27,0

2. Dân tộc (n=430)



Kinh

388

90,2

Dân tộc thiểu số

42

9,8

3. Trình độ học vấn (n=430)



Mù chữ

11

2,6

Tiểu học

34

7,9

Trung học cơ sở

209

48,6

Trung học phổ thông trở lên

176

40,9

4. Nghề nghiệp (n=430)



Làm ruộng

52

12,1

Nhân viên phục vụ bán hàng

28

6,5

Chủ kinh doanh/mua bán

22

5,1

Sinh viên

16

3,7

Nghề tự do

234

54,4

Thất nghiệp

74

17,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 10


Trong số 430 đối tượng nghiên cứu là người NCMT tham gia nghiên cứu, chủ yếu học vấn trung học cơ sở (48,6%), trung học phổ thông (36,5%), tiểu học (7,9%), cuối cùng đại học và cao đẳng (4,4%). Dân tộc kinh chiếm 90,2%, dân tộc thiểu số chiếm 9,8%.

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27,6 tuổi, nhóm tuổi 20 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,8%); rồi đến nhóm 30 – 39 tuổi (32,8%); nhóm dưới 20 tuổi (9,8%); thấp nhất là nhóm từ 40 tuổi trở lên (4,7%).

Đa số những người NCMT làm nghề tự do chiếm 54,4%; thất nghiệp (17%). Họ cũng làm những nghề nghiệp như làm ruộng (12,1%), nhân viên nhà hàng (6,5%), thậm chí là chủ doanh nghiệp (5,1%) và sinh viên (3,7%).

Bảng 3.2. Đặc điểm hôn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Đặc điểm sống (n=430)



Sống cùng vợ/bạn gái

157

36,5

Sống cùng gia đình (bố, mẹ)

224

52,1

Sống cùng bạn

16

3,7

Lang thang hoặc sống một mình

33

7,7

2. Tình trạng hôn nhân (n=430)



Chưa có vợ

283

65,8

Đang có vợ

105

24,4

Đã ly dị, ly thân, góa vợ

42

9,8

3. Tuổi QHTD lần đầu (n=378)


Tỷ lệ (%)

< 15 tuổi

8

2,1

15 – 17 tuổi

120

31,7

18 – 19 tuổi

146

38,6

20 – 22 tuổi

73

19,3

≥ 23 tuổi

31

8,2

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí