Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 24

Thứ tự

Ví dụ


Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

- Người sống với người như thế nào?

- Người sống với người như thế nào?

(Hữu Thỉnh)

(1.11)

Sp1: Chúng ta nên dạy học online hay trực tiếp cho học sinh?

Sp2: Học trực tiếp thì rất nguy hiểm vì nguy cơ lây nhiễm covid trong tình hình này.

Sp1: Nhưng học online thì kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế.

Sp2: Vẫn nên học online vì sự an toàn của cộng đồng là trên hết. Tập trung thì chỉ mất một thời gian ngắn để đẩy lùi bệnh tật rồi sẽ dành thời gian tăng cường bù lại kiến thức cho học sinh.

(1.12)

Bill: "Tôi tin rằng phá thai là sai về mặt đạo đức.

Dave: "Tất nhiên bạn sẽ nói vậy, vì bạn là một linh mục."

Bill: "Còn những lí lẽ tôi đã khẳng định cho quan điểm của tôi thì sao?" Dave: "Như tôi đã nói, bạn là một linh mục, vì vậy bạn phải nói rằng phá thai là sai. Hơn nữa, bạn chỉ là một tay sai cho Đức Giáo Hoàng, vì vậy tôi

không thể tin những gì bạn nói.".

(1.13)

A: Trên đời này làm gì có ma. Nên, ma, chả sợ, chỉ sợ người thôi.

B: Ai bảo em là không có ma?

A: Thế ai bảo anh là có ma?

(1.14)

- Có mỗi việc chăm con mà làm cũng chẳng xong.

- Anh thì chắc chăm tốt?

(1.15)

- Mẹ: Tại sao con lại đánh em?

- Con: Tại em làm hỏng đồ chơi của con.

(1.16)

Có một giáo sư đã bao biện trong hội đồng đánh giá đề tài của sinh viên khi có thành viên trong hội đồng nhận xét đó là đề tài chất lượng kém: “Đây là đề tài viết theo định hướng đề tài nhà nước (tôi là chủ nhiệm đề tài) đang thực hiện. Tôi thấy đề tài này rất khó. Những gì em ấy làm được tôi thấy rất

đáng trân trọng vì có những điều tôi cũng chưa làm được.

(1.17)

Tôi là bố, tôi nói anh phải nghe.

(1.18)

Sp1: Để tôi và Jimin đi khỏi đây. Nếu không, tôi sẽ để cho cả thế giới này biết chuyện bố con anh đã làm.

Sp2: Cho dù cô có nói thế nào thì tôi cũng không để cô đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 24

Thứ tự

Ví dụ


Sp1: Cô mà dám đi. Tôi, cô và cả Jimin sẽ cùng chết.

(Trích phim Nơi ánh dương soi chiếu- VTV1- Tập 34)

(1.19)

A: Cô ấy vừa giỏi giang, vừa xinh đẹp nhỉ.

B: Nhưng mà kênh kiệu, vênh váo thì đâu ai bằng.

(1.20)

- Ông ấy lúc còn sống đã phản bội vợ con, tham ô, tham nhũng nhiều lắm.

- Người ta đã chết rồi mà còn bới móc, không tha.

(1.21)

Sp1: Nếu em không bận sinh con cho anh thì giờ này em đã là hoa hậu rồi.

(1.22)

Hiện nay, không ai chứng minh được rằng Chúa tồn tại. Vậy thì Chúa

không tồn tại.

(1.23)

Một ông bố mắng: - Con gái gì mà ăn mặc lố lăng, quần xé rách toạc ra, áo thì ngắn cũn cỡn, hở cả rốn…

Con gái cãi lại: - Cụ Khốt ơi, bây giờ bạn con chúng nó đều ăn mặc như thế!

(1.24)

Giáo viên: Tại sao dùng từ ngữ này đúng mà từ ngữ kia trong ngữ cảnh này lại không đúng?

Học viên: Vì dùng từ ngữ này, đọc thấy dễ, xuôi hơn nên từ đó sẽ đúng.

(1.25)

Hai anh em cãi nhau, tranh nhau đồ chơi.

Em gái: - Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa/ Với em gái nhỏ/ Phải người lớn cơ…. / Có đồ chơi đẹp/ Anh nhường em luôn…

Sau đó, khi ăn cơm (2 anh em đều rất lười ăn), anh xúc bớt cơm sang bát của em: Em gái: - Sao anh lại xúc cơm sang bát của em? Em mách mẹ bây giờ.

Anh trai: - Anh nhường em mà: Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa/ Với

em gái nhỏ/ Phải người lớn cơ… / Có nhiều cơm ngon/ Anh nhường em luôn.

(1.26)

Luật sư bào chữa cho rằng bị cáo không hiểu biết pháp luật Việt Nam, bị cáo ý thức được hành vi của mình là sai trái nhưng nghĩ nếu bị phát hiện thì chỉ bị phạt tiền. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ đã ly hôn và bị cáo không liên lạc được với mẹ, gần đây bố bị cáo cũng đã mất nên bị cáo không có ai là người thân.

(Theo báo Dân trí.vn, ngày 15/07/2019)

(1.27)

Trên mạng xã hội có một bài quảng cáo của một trung tâm giảng dạy do một cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tổ chức, quản lí. Cô muốn mở rộng thị trường sang ôn luyện tiếng Anh IELTS và cô đã quảng cáo: “Thời gian qua, học trò của trung tâm rất nhiều em vào thẳng đại học, du học theo tiêu chí xét tuyển

IELTS”. Để có minh chứng cho điều này, cô đã dẫn ra nhiều đoạn nói chuyện

Thứ tự

Ví dụ


trên tin nhắn của mình và học viên với thông tin trúng tuyển của các em. Có điều là, đây là các học viên đã theo học cô môn Ngữ văn chứ không phải đã tham gia khóa luyện thi IELTS do trung tâm tổ chức. Thậm chí, những em này đều là học sinh chuyên Anh và tham gia ôn luyện IELTS ở những cơ sở khác. Vì vậy, kết quả IELTS mà các học viên đó đạt được không liên quan đến chất

lượng đào tạo IELTS của trung tâm này.

(1.28)

Anh ta từng vào tù nên chắc chắn anh ấy không thể là người tốt được. Anh

ta không là người tốt được nữa.

(1.29)

Trên trang báo điện tử Giáo dục ngày 15/05/2018 có bài viết: Gần một nửa số sinh viên sư phạm được tuyển dụng ngay trong thời gian thực tập. Tuy nhiên, số liệu đưa ra cho thông tin về lượng khái quát là “gần một nửa số sinh viên sư phạm” này chỉ là 6/13 sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên được tuyển dụng trong thời gian

thực tập tại Trường Tiểu học Vinschool.

(1.30)

Cô ấy xấu bởi vì cô ấy đâu có xinh.

(1.31)

Nếu trời mưa thì đường ướt. Vậy nên, đường ướt, cho nên trời đã mưa.

(1.32)

Mọi người cứ bảo thằng đấy ngoan nhưng khi nhìn thấy tôi, nó chẳng chào

thì đâu ngoan cho được.

(1.33)

A: Anh nói con gái tôi là con bê. Điều đó có nghĩa anh nói tôi là con bò. Và như vậy, anh đáng tội.

B: Tôi chỉ nói con gái bà là con bê, chứ tôi không nói bà là con bò.

(1.34)

Mẹ (sau khi biết chuyện con đã nói dối): Con thấy không, nếu con nói dối thì sẽ khiến người khác mất niềm tin vào con. Và nếu sau con nói đúng, chưa chắc họ đã tin con. Như trong câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Con xem rồi đấy.

Con trai: Nhưng cậu bé chăn cừu nói dối 3 lần, con mới nói dối có 1 lần.

(1.35)

A: Cho cháu xin cái tăm.

B: Không cho được. Tăm tao để xỉa răng. Mày lấy để cạy móng chân. Như thế khác gì mày coi răng tao chỉ bằng cái móng chân mày.

(1.36)

Khi xét điểm tính các công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá, xem xét thành tích nghiên cứu khoa học, có người đã kê khai trong hồ sơ nghiên cứu khoa học một cách lượng hóa: 1 luận án tiến sĩ đồng thời được in lại thành sách, trong đó đã trích dẫn 9 bài báo có nội dung trùng lặp. Người này kê

khai có 10 công trình: 9 bài báo và một sách chuyên khảo.

Thứ tự

Ví dụ

(1.37)

A: Em không đi xe đêm vì rất nguy hiểm bởi đường tối dễ xảy ra tai nạn.

B: Ai bảo em đi ban ngày thì sẽ ít có khả năng xảy ra tai nạn hơn. Người ta thống kê rằng, tai nạn chủ yếu xảy ra ban ngày.

A: Nhưng anh thử thống kê xác suất xem có phải số xe chạy đêm ít hơn

nhiều lần số xe chạy ban ngày không?

(1.38)

Trong truyện ngụ ngôn “Con lừa và cái áo”, người nông dân đã ngụy biện khi nói rằng có cái áo mà không mang được trong khi đã chất lên lưng lừa

nào là đá, mấy khúc củi to

(1.39)

Vào tháng 12 năm 2019 có nhiều bài báo với các tít bài khác nhau cùng nói về một nội dung. Báo điện tử luatvietnam.vn có bài “Từ 2021, lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ” [123]; báo vietnamnet.vn có bài: “Quy định mới, lương của chồng được chuyển thẳng tài khoản vợ” [124].

Các bài viết nêu trên đều căn cứ vào Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), cụ thể: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao

động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.

(1.40)

Xảy ra trường hợp gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang năm 2018, một bị cáo

đã khai rằng, bà đã nhận được lời nói đầy ẩn ý của cấp trên khi đề nghị thực hiện hành vi gian lận rằng: nhiệm kì của bà sắp hết rất khó khăn

(1.41)

Con không chịu học, lười biếng; con sẽ không có kiến thức, kĩ năng. Và sẽ chẳng biết làm gì. Không làm gì thì lại chẳng tự nuôi nổi mình. Không nuôi nổi mình thì cũng chẳng tự lo được một ngôi nhà để ở. Mọi người rồi sẽ

chẳng ai muốn giúp. Và rồi, con sẽ trở thành người vô gia cư.

(1.42)

Mẹ mà mắng con nhiều là con không yêu mẹ nữa đâu.

(1.43)

Vợ: Từ khi lấy anh, cuộc sống của em vất vả. Em vất vả là vì anh.

(1.44)

Trời nắng thì sân khô, trời mưa thì sân sẽ ướt. Sân ướt và trời không nắng

thì chắc chắn trời mưa.

(1.45)

Mẹ: Tại sao con suốt ngày đánh em?

Con: Con không đánh. Con chỉ nhỡ tay thôi ạ.

Mẹ: Tại sao lại nhỡ tay hết lần này đến lần khác?

Thứ tự

Ví dụ

(1.46)

Câu chuyện Còn răng đâu mà cắn (dẫn theo [23, tr.277]).

Còn răng đâu mà cắn

Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều góa bụa, mẹ chồng dặn con dâu:

- Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu!

Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời ấy thì mẹ chồng trả lời:

- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ thì còn răng đâu mà cắn.

(1.47)

Để tạo sự lan tỏa thương hiệu của mình, hãng sữa Abbott đã liên tục đưa ra các thông tin quà tặng khi khách hàng đăng kí các thông tin để nhận thưởng (chỉ cần đăng kí, chia sẻ thông tin trên facebook thì sẽ nhận được quà tặng). Đó là chiến lược thương mại tác động đến tâm lí được tặng quà. Thực tế là, ngay khi điền thông tin, khách hàng được số điện thoại của hãng gọi đến để hỗ trợ thông tin về cách dùng sản phẩm và lời “khuyến khích” đặt mua online. Khi không mua online, hỏi đến quà tặng thì nhân viên nói rằng sẽ được gửi trực tiếp tới địa chỉ nhà nhưng sẽ hơi lâu. Đó là câu trả lời khi khách hàng tham gia chương trình của Pediasure (một trong các loại sản phẩm của Abbott). Hai năm sau, vẫn là chương trình của hãng sữa Abbott nhưng lần này là sản phẩm của Abbott grow, khách hàng lại nhận được chiến lược quảng cáo và câu trả lời tương tự. Thực tế, khách hàng chưa nhận được quà tặng trong nhiều lần tham gia. Cụm từ “sẽ hơi lâu” nên hiểu

là 1 năm, hai năm hay sẽ là chẳng bao giờ?

(1.48)

Câu chuyện Trả đũa [dẫn theo 23, tr.279]

Trả đũa

Bên hồ có hai ông đang im lặng buông câu. Bỗng ông A nói:

- Này! Bác làm gì? Ở đâu? Ông B lạnh lùng trả lời:

- Tôi câu cá ở bên cạnh ông.

Im lặng hồi lâu. Đến lượt ông B buột miệng:

- Bác được mấy con rồi? Ông A thản nhiên đáp:

- Hai! Một trai, một gái.

Thứ tự

Ví dụ

(1.49)

Có một anh chàng viết một thông điệp gửi cho người mà anh ta “thương thầm nhớ trộm”: Người phụ nữ thiếu đàn ông chẳng là gì cả. Cô gái đã gửi lại mẩu tin với nội dung rằng: đã hiểu tình cảm của anh này nhưng không thể đáp lại. Anh chàng nọ gửi lại mẩu tin như sau: Xin lỗi em! Anh chỉ muốn

nói rằng: Người phụ nữ thiếu đàn ông, chẳng là gì cả.

(2.1)

Vì sao dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A lại quên rà soát loại khỏi quy hoạch? Có phải đây là sự lãng quên vô tình? Bởi vì dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có liên quan đến sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng quốc gia gần 140 ha và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 49 năm 2010 của Quốc hội. Gần đây Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương lần 6 khóa XI về quản lí, bảo vệ đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Bởi vì đây là dự án liên quan đến việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành vào tháng 9/2012 về công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là di sản quốc gia đặc biệt.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L33)

(2.2)

Tôi xin chất vấn Bộ trưởng một câu hỏi nhỏ: Sau 40 năm thống nhất đất nước thì chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một góc độ nhỏ cho thấy sản xuất thực phẩm sạch của chúng ta được coi là phát triển theo hướng quay lại sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Những gia đình có điều kiện hoặc đại gia đi mua đất để trồng rau sạch và thực phẩm sạch để phục vụ cho gia đình và người thân. Còn đa số người dân hàng ngày phải sử dụng thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rò ràng với đủ các loại thuốc trừ sâu và thuốc kích thích. Chúng ta cũng chưa kiểm soát được các thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên thị trường, người dân cứ thấy lợi và làm, bất chấp sức khỏe, kể cả tính mạng của cộng đồng. Theo Bộ trưởng thì làm thế nào để có được thực phẩm sạch cung cấp cho toàn dân?

(XIII, 9, S.11.06.2015, L53)

(2.3)

Tại kì họp thứ 3 khi chất vấn các Bộ trưởng, tôi và nhiều đại biểu Quốc hội khác đã phản ánh tình hình đời sống người dân tại các vùng có triển khai dự án thủy điện như ở Hòa Bình, ở Nghệ An, ở Phú Yên (D1). Tại đây, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, có tới 50 - 60%, có nơi trên 80%. Kết luận phiên trả lời chất vấn. Chủ tịch Quốc hội NSH đề nghị phải có chính sách tạo đột phá để giải quyết ngay tình hình khó khăn này cho nhân dân (D2). Thời gian qua, Bộ Công thương cũng đã có nhiều đoàn công tác về làm việc tại các địa phương (D3) nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện (D4).

(XIII, 4, S.12.11.2012, L9)

Thứ tự

Ví dụ

(2.4)

Vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cũng như các hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nói chung là vấn đề rất lớn và thời gian vừa qua Chính phủ đã quan tâm về vấn đề này. Thực chất của xây dựng thương hiệu đó là nâng cao chất lượng và duy trì sự ổn định của chất lượng hàng hóa. Để làm việc này thì Chính phủ đã chỉ đạo vào 4 khâu.

Một, chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn.

Hai, tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn cũng như những hình thức tổ chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn.

Ba, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn định.

Bốn, xúc tiến thương mại.

Cả bốn việc này đã có chương trình. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta phải làm mạnh hơn và đồng bộ hơn.

(XIII, 4, S12.11.2012, L19)

(2.5)

Qua ý kiến của đồng chí trả lời trước Quốc hội tôi cơ bản nhất trí và chia sẻ với đồng chí. Nhưng qua ý kiến đồng chí nói, chúng tôi thấy rằng có 2 vấn đề tôi còn băn khoăn:

Vấn đề thứ nhất là đồng chí nói rằng hiện nay đang tập trung thi tuyển, đào tạo, bổ nhiệm để khắc phục tình trạng kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ chậm, toà án chậm đưa hồ sơ ra xét xử. Như tôi được biết hiện nay Viện kiểm sát cấp tỉnh, kiểm sát viên có 3 - 4 đồng chí theo dòi án hình sự, hành chính, còn cấp huyện 1 - 2. Trong khi đó toà án cấp tỉnh khoảng hơn 10 đồng chí thẩm phán, cấp huyện 4 - 5 đồng chí. Nếu như tình trạng này từ việc đào tạo thi tuyển khoảng 3 - 4 nữa mới thực hiện được việc này, bây giờ giải pháp nào để khẩn trương giải quyết vấn đề này mà trong lúc đó án tồn rất nhiều. Đồng chí nói như thế tôi thấy chưa được.

Vấn đề thứ hai, đồng chí có nói hiện nay án hành chính tham gia tuy có chậm một chút nhưng đảm bảo đầy đủ, nhưng một chút thì không được, bởi vì toà án chúng tôi mà chậm thì Viện kiểm sát kháng nghị ngay như thế thì không công bằng. Đề nghị đồng chí cũng phải có giải pháp.

(XIII, 5, S.14.06.2013, L16)

Thứ tự

Ví dụ

(2.6)

Các công ty xuất khẩu lao động hiện nay mở ra khá nhiều, đây là một loại hoạt động có điều kiện và đi theo đó là quản lí Nhà nước cho được việc xuất khẩu chui, tìm cách móc ngoặc visa các kiểu để có thể đưa sang và sang bên kia thì gây mất đoàn kết, gây xấu hình ảnh lao động Việt Nam, hình ảnh đất nước Việt Nam chứ không riêng gì lao động Việt Nam. Cho nên câu đầu tiên tôi đề nghị việc đó là phải rà soát lại các công ty lo việc này.

Thứ hai, phải tổ chức cho được liên kết giữa các đơn vị xuất khẩu lao động, các cơ sở đào tạo lao động và cả nước ngoài nữa để tổ chức cơ sở đào tạo tại nước ta để nhận lao động về thì phải lo chất lượng đào tạo lao động trước khi xuất khẩu. Đào tạo lao động trước khi xuất khẩu là:

Thứ nhất, phải biết nghề sẽ làm.

Hai là phải biết tiếng, biết ít nhưng phải biết để giao dịch sang đó làm ăn.

Ba là phải biết văn hóa dân tộc của người ta.

Bốn là phải biết pháp luật của người ta để có thể sinh sống được theo pháp luật.

Bốn điểm này nếu không làm tốt thì xuất khẩu lao động sẽ thất bại.

(2.7)

Ngoài lí do vì lãi suất cao, thị trường chậm phát triển, còn có nhiều nguyên nhân yếu kém trong khâu quy hoạch, cập nhật và dự báo tình hình để dư thừa sản phẩm ở mức cao.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L7)

(2.8)

Chính phủ giao trách nhiệm cho các địa phương bởi vì hơn ai hết chính quyền các địa phương nơi có dự án mới có điều kiện nắm chắc tình hình thực tại và có điều kiện để phân bổ, sắp xếp lại quyền sử dụng đất, trong đó có đất tái định cư có bà con vùng dự án.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L13)

(2.9)

Nước ta là một nước được xác định là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Tuy nhiên sản phẩm gạo Việt Nam giá rất thấp so với thị trường khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân ở đây là do hạt gạo Việt Nam chưa có thương hiệu. Xin bộ trưởng cho biết thời gian qua ngành công thương đã làm gì đối với vấn đề này.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L8)

(2.10)

Chúng tôi thấy đây cũng còn những vấn đề bất cập như đại biểu nêu. Chúng tôi xin tiếp thu và sẽ cùng với Bộ nội vụ xem xét vấn đề này để xử lí.

(XIII, 5, C.14.06.2013, L3)

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí