Các bài viết nêu trên đều căn cứ vào Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), cụ thể: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”. Vì thế, cần phải hiểu là:
- Người lao động không thể nhận lương trực tiếp, có nghĩa là chỉ khi nào người lao động không thể nhận lương trực tiếp, như là bị bệnh, nằm viện… không thể đến công ty nhận lương được mà phải cần người nhận thay thì mới được ủy quyền (đây là điều kiện cần).
- Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp, có nghĩa là cho dù đáp ứng điều kiện cần nêu trên nhưng người sử dụng lao động từ chối trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp thì cũng không được nhận lương thay; vì luật quy định là có thể chứ không quy định bắt buộc; chỉ khi nào người sử dụng lao động đồng ý trả lương cho người nhận thay theo ủy quyền thì mới được nhận thay (đây là điều kiện đủ). Hoặc tính đến thời điểm xuất hiện các bài báo trên thì người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì vẫn có quyền được ủy quyền người nhận lương thay. Vì vậy, trường hợp khẳng định quy về “vợ, chồng”, “được” mà không phải là “có thể” trong các bài báo trên phạm lỗi ngụy biện.
- Lập luận sai làm lạc hướng bằng lí lẽ
+ Lập luận sai lí lẽ chẻ đôi (trắng- đen)
Đây là kiểu lập luận triệt buộc, bắt người đối thoại phải chọn một trong hai lựa chọn mà người ngộ biện/ ngụy biện cho là duy nhất, trong khi thực tế còn có các phương án khác để lựa chọn.
Ví dụ: (1.40) Xảy ra trường hợp gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang năm 2018, một bị cáo đã khai rằng, bà đã nhận được lời nói đầy ẩn ý của cấp trên khi đề nghị thực hiện hành vi gian lận rằng: nhiệm kì của bà sắp hết và rất khó khăn… Điều này đặt ra một sự lựa chọn ngầm ẩn: hoặc là làm, hoặc là không còn được ở vị trí đó nữa. Đây là một trường hợp ngụy biện để nhằm giảm tội. Bị cáo hoàn toàn có thể có một lựa chọn khác là không thực hiện hành vi gian lận và vẫn có thể được giữ ở chức vụ quản lí đó nếu có đủ uy tín.
+ Lập luận sai lí lẽ dốc trượt (argument from adverse consequences/ slippery slope)
Đây là kiểu lập luận sai trong đó giả định một cái gì đó sẽ là một hệ quả tồi (không có cơ sở chắc chắn) có mức độ lớn hơn nhiều từ một sự việc không đáng kể ban đầu.
Ví dụ: (1.41) Con không chịu học, lười biếng; con sẽ không có kiến thức, kĩ năng. Và sẽ chẳng biết làm gì. Không làm gì thì lại chẳng tự nuôi nổi mình. Không nuôi nổi mình thì cũng chẳng tự lo được một ngôi nhà để ở. Mọi người rồi sẽ chẳng ai muốn giúp. Và rồi, con sẽ trở thành người vô gia cư.
+ Lập luận sai lợi dụng hậu quả (ad consequences)
A hàm ý B. Không muốn/ muốn B, vậy thì đừng/ hãy A (Vấn đề là B không liên quan đến A trong trường hợp đang xét).
Hoặc A hàm ý B, B là sự thực/ tồn tại, nên A là sự thực/ tồn tại (Có nguyên nhân khác để B tồn tại).
Loại lập luận sai này, trong một số trường hợp cũng đồng thời phạm phải lập luận sai lợi dụng cảm xúc. Ví dụ: Thấy cậu con trai lười học, mẹ nói, mắng; cậu con trai liền bảo: (1.42) Mẹ mà mắng con nhiều là con không yêu mẹ nữa đâu. Lập luận của cậu con trai đồng thời phạm phải lập luận sai đe dọa, lập luận sai lợi dụng hậu quả, lập luận sai viện tới cảm xúc.
- Lập luận sai do mệnh đề sai hoặc mệnh đề không đầy đủ, thiếu căn cứ (vi phạm: tính đầy đủ, tính đúng đắn)
+ Lập luận sai nguyên nhân giả gồm hai loại: lập luận sai “post hoc” và lập luận sai nguyên nhân sai (song đề sai).
Lập luận sai “post hoc”:
Đây là loại lập luận sai dựa trên quy tắc suy luận nhân quả đảo. B xảy ra sau A thì B là kết quả của A. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mối quan hệ giữa B và A không là mối quan hệ tất yếu. Giữa chúng có khi chỉ là ngẫu nhiên. Vì thế, B xảy ra sau A không có nghĩa B là kết quả của A.
Ví dụ:
(1.43) Vợ: Từ khi lấy anh, cuộc sống của em vất vả. Em vất vả là vì anh.
Thực chất, trong ngữ cảnh, nguyên nhân dẫn đến việc vất vả của “vợ” còn do các yếu tố khác.
Hoặc trường hợp, có quan niệm rằng khi vừa bước chân ra khỏi nhà, gặp đàn bà thì sẽ “xui xẻo”. Điều này không có cơ sở để lí giải, có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, một chuỗi sự “xui xẻo” này trùng hợp xảy ra sau sự việc gặp “đàn bà”.
Lập luận sai nguyên nhân sai (song đề sai- false dilemma):
Đây là loại lập luận sai xảy ra khi mắc lỗi lập luận suy luận: A hoặc B xảy ra (thực tế còn sự lựa chọn C), nếu A sai thì B đúng (có thể là C). Ví dụ:
(1.44) Trời nắng thì sân khô, trời mưa thì sân sẽ ướt. Sân ướt và trời không nắng thì chắc chắn trời mưa.
Kết luận trời mưa là sai vì có thể do các trường hợp khác, chẳng hạn: có người phun nước.
+ Lập luận sai thiên lệch (cherry picking fallacy):
Người dùng loại ngụy biện/ ngộ biện này chỉ chọn những thông tin có lợi cho kết luận mà mình mong muốn; lờ đi, che dấu các thông tin không có lợi cho luận điểm nêu ra. Trong đơn thư khiếu nại kết quả xét điều kiện dự thi giảng viên chính (ví dụ 1.1, PL16), Hội đồng đã phạm ngụy biện thiên lệch trong cách làm việc của mình vì đã bỏ qua một quan điểm có lợi cho giảng viên (giảng viên đã đề cập trong đơn).
(iii). Lập luận sai do nhập nhằng ngôn từ (vi phạm tiêu chí rò ràng)
Lập luận sai nhập nhằng ngôn ngữ là kiểu lập luận sai lạm dụng chữ nghĩa (đánh tráo khái niệm, dùng uyển ngữ…) tác động đến chủ đề, yếu tố cảm xúc để thay đổi góc nhìn, tác động đến một kết luận nào đó. Dạng lập luận sai này có thể phân chia thành hai loại chính như sau:
- Lập luận sai do thay đổi (thêm/ bớt, tăng/ giảm) các yếu tố về ngôn ngữ
Nhân vật giao tiếp đã tạo thêm trong phát ngôn của mình những từ ngữ định hướng nghĩa biểu thái. Từ đó, tác động đến sự nhận định của người nghe:
(1.45) Mẹ: Tại sao con suốt ngày đánh em?
Con: Con không đánh. Con chỉ nhỡ tay thôi ạ.
Mẹ: Tại sao lại nhỡ tay hết lần này đến lần khác?
- Lập luận sai mơ hồ về ngôn ngữ
+ Lập luận sai dùng từ ngữ mơ hồ
Lập luận sai lợi dụng việc sử dụng các từ, ngữ đa nghĩa hoặc đồng âm để cố tình đánh tráo khái niệm:
Ví dụ:
(1.46) Trong câu chuyện Còn răng đâu mà cắn, khi bà mẹ chồng và con dâu cùng góa chồng. mẹ đã dặn con: “thôi thì số mẹ con vất vả, cắn răng mà chịu”. Đến khi mẹ có tư tình, con dâu nói thì mẹ trả lời: “Đấy là mẹ dặn con, chứ mẹ còn răng đâu mà cắn” (dẫn theo [23, tr.277]). Đây là hiện tượng đánh tráo khái niệm.
Lập luận sai lợi dụng những từ ngữ mơ hồ khi xác định nghĩa trong ngữ cảnh: (1.47) Để tạo sự lan tỏa thương hiệu của mình, hãng sữa Abbott đã liên tục đưa
ra các thông tin quà tặng cho khách hàng đăng kí các thông tin để nhận thưởng (chỉ cần đăng kí, chia sẻ thông tin trên facebook thì sẽ nhận được quà tặng). Đó là chiến lược thương mại tác động đến tâm lí được tặng quà. Thực tế là, ngay khi điền thông tin, khách hàng được số điện thoại của hãng gọi đến để hỗ trợ thông tin về cách dùng sản phẩm và lời “khuyến khích” đặt mua online. Khi không mua online, hỏi đến quà tặng thì nhân viên nói rằng sẽ được gửi trực tiếp tới địa chỉ nhà nhưng sẽ hơi lâu. Đó là câu trả lời khi khách hàng tham gia chương trình của Pediasure (một trong các loại sản phẩm của Abbott). Hai năm sau, vẫn là chương trình của hãng sữa Abbott nhưng
lần này là sản phẩm của Abbott grow, khách hàng lại nhận được chiến lược quảng cáo và câu trả lời tương tự. Thực tế, khách hàng chưa nhận được quà tặng trong nhiều lần tham gia. Cụm từ “sẽ hơi lâu” nên hiểu là 1 năm, hai năm hay sẽ là chẳng bao giờ? Đó là một dạng lập luận sai mơ hồ ngôn ngữ.
+ Lập luận sai mơ hồ đề tài, chủ đề:
Ví dụ: (1.48) Câu chuyện Trả đũa [dẫn theo 23, tr.279]
Câu chuyện này có sự mơ hồ vì hai người đàn ông đã cố tình đánh tráo, tạo sự mơ hồ về đề tài được nói đến: thông tin xung quanh sự việc câu cá và thông tin cá nhân, gia đình.
+ Lập luận sai mơ hồ ngữ điệu/ trọng âm:
(1.49) Có một anh chàng viết một thông điệp gửi cho người mà anh ta “thương thầm nhớ trộm”: Người phụ nữ thiếu đàn ông chẳng là gì cả. Cô gái đã gửi lại mẩu tin với nội dung rằng: đã hiểu tình cảm của anh này nhưng không thể đáp lại. Anh chàng nọ gửi lại mẩu tin như sau: Xin lỗi em! Anh chỉ muốn nói rằng: Người phụ nữ thiếu đàn ông, chẳng là gì cả.
Câu “Người phụ nữ thiếu đàn ông chẳng là gì cả” có thể hiểu theo hai cách trái ngược, phụ thuộc vào ngữ điệu được thể hiện bằng dấu câu: 1, Người phụ nữ thiếu, đàn ông chẳng là gì cả; 2, Người phụ nữ thiếu đàn ông, chẳng là gì cả.
II. Bảng biểu
Bảng 2p1: Các kiểu TTTT qua phiên chất vấn
(đơn vị: lượt)
Các kiểu TTTT | |||||
TTTT của hành vi khuyến lệnh | TTTT của hành vi xác tín | TTTT của hành vi cam kết | TTTT của hành vi điều khiển | TTTT của hành vi đề đạt nguyện vọng | |
XIII, 4, S.12.1.2012/ 70 ĐLL (137 TLL) | 2 nên (NH) khuyến nghị NTL 2 cần phải (NTL) (khuyết CN) | 5 chắc là, 1 chắc, 3 chắc chắn, 8 có thể nói là (NTL) 35 có thể 39 một số | 6 cố gắng/ sẽ cố gắng (NTL) | 4 đề nghị (NĐH), 1 đề nghị (NH), 2 đề nghị (NTL) 1 có thể cho biết (NH) | 2 mong muốn (NTL), 1 mong muốn (NH), 1 mong muốn (NĐH) |
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 20
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 21
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 22
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 24
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 25
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 26
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Các kiểu TTTT | |||||
TTTT của hành vi khuyến lệnh | TTTT của hành vi xác tín | TTTT của hành vi cam kết | TTTT của hành vi điều khiển | TTTT của hành vi đề đạt nguyện vọng | |
XIII, 5, S.14.06.2013 / 13 ĐLL (69TLL) | 1 cần (khuyết CN) | 9 có thể 2 chắc chắn | 3 cố gắng (NTL- hứa) 2 sẽ (tôi nghĩ rằng sẽ…, rất muốn sẽ…) 5 sẽ ( NTL hứa tiếp tục xem xét)… 8 sẽ (NTL cam kết hành động) | 0 | 3 muốn (NTL) |
Tổng | 5 | 102 | 24 | 8 | 7 |
Bảng 2p2: Tần suất một số TTTT xét theo mức độ của hành vi điều khiển
(đơn vị: lượt)
Rất yếu | Yếu | Trung bình | Mạnh | |||||
CV | TL | CV | TL | CV | TL | CV | TL | |
4-XI (2 phiên) | 34.5 | 59.5 | 4.5 | 0 | ||||
5-XI (3 phiên) | 23.3 | 15.9 | 13.7 | 0 | ||||
6- XI (4 phiên) | 0 | 29.5 | 14.5 | 0 | ||||
7- XI (7 phiên) | 23 | 8.8 | 25.5 | 7.6 | 21.5 | 85.9 | 1 | 0.1 |
8- XI (6 phiên) | 9 | 8 | 63.3 | 0 | ||||
9- XI (16 phiên) | 3.8 | 14.5 | 21.5 | 2.5 | ||||
10- XI (19 phiên) | 33.8 | 10.9 | 3 | 4.9 | 24.5 | 46.5 | 0 | 0 |
4- XIII (12 phiên) | 21 | 4.2 | 23.6 | 2.4 | 21.2 | 76.4 | 1.4 | 0 |
Bảng 2p3: Tần suất TTTT nhận thức về khả năng hiện thực theo mức độ tin cậy của hành vi xác tín (đơn vị: lượt)
Thấp (hành vi phỏng đoán) | Cao (hành vi khẳng định) | |
4-XI (2 phiên) | 51.5 | 5 |
5-XI (3 phiên) | 39.1 | 3.7 |
6- XI (2 phiên) | 34.5 | 3.8 |
9- XI (2 phiên) | 57.5 | 3 |
2- XII (1 phiên) | 16 | 0 |
3- XII (2 phiên) | 50 | 3 |
4- XII (2 phiên) | 44 | 1.5 |
5- XII (5 phiên) | 47.2 | 3 |
6- XII (5 phiên) | 53.4 | 3.8 |
7- XII (4 phiên) | 44.5 | 2.8 |
8- XII (5 phiên) | 50.6 | 4.2 |
2- XIV (6 phiên) | 41.5 | 3 |
3- XIV (6 phiên) | 43.8 | 2.2 |
Bảng 2p4: Tần suất TTTT thể hiện sự đánh giá về lượng ước chừng
(đơn vị: lần)
TTTT nhận thức về lượng ước chừng | |||
Số nhiều | Số ít | Tổng | |
4-XI | 102.5 | 69.5 | 172 |
5-XI | 59.7 | 42.7 | 102.4 |
6-XI | 47.5 | 30.5 | 78 |
9-XI | 87 | 27 | 114 |
2-XII | 91 | 49 | 140 |
3-XII | 120.5 | 77 | 197.5 |
4-XII | 84.5 | 58.5 | 143 |
5-XII | 94.2 | 48.6 | 142.8 |
6-XII | 93.2 | 43.8 | 137 |
7-XII | 97.8 | 55.8 | 153.6 |
8-XII | 83.6 | 42.4 | 126 |
2- XIV | 81.3 | 40.3 | 121.6 |
3- XIV | 106.2 | 42.7 | 148.9 |
Bảng 2p5: Tần suất TTTT nhận thức nguồn tin phiếm chỉ
(đơn vị: lượt)
4-XI | 5-XI | 6-XI | 9-XI | 2-XII | 3-XII | 4-XII | 5-XII | 6-XII | 7-XII | 8-XII | 2-XIV | 3-XIV | |
TTTT (nguồn tin phiếm chỉ) | 14.5 | 5.3 | 7.5 | 10.5 | 3.0 | 27.0 | 17.5 | 6.2 | 7.2 | 10.8 | 8.4 | 21.7 | 22 |
Bảng 2p6: Thống kê các loại lí lẽ
(đơn vị: lượt)
Tổng số lí lẽ | Lí lẽ theo giá trị | Lí lẽ nhân quả | Lí lẽ theo phương pháp CV | Lí lẽ theo thang độ | ||||||
Lí lẽ (/theo) số liệu | Lí lẽ (/theo) căn cứ pháp luật | Lí lẽ (/ theo) thực tế tồn tại | Lí lẽ uy tín cá nhân người nói | Lí lẽ (/theo) các giá trị khác (quyền uy sai, viện đến cảm xúc…) | Lí lẽ là các quy luật nhân quả (quan điểm cộng đồng, xã hội) | Lí lẽ đặc thù (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…) | ||||
1 phiên CV/ 4/ XI | 230 | 12 | 9 | 45 | 24 | 11 | 109 | 0 | 14 | 9 |
1 phiên TL/ 10/ XI | 170 | 2 | 6 | 37 | 9 (có kèm sự phân tích nhân quả) | 0 | 100 | 1 | 13 | 3 |
1 phiên CV/4/X III | 200 | 12 | 3 | 19 | 15 (trong hỏi cv) | 12 | 128 | 0 | 6 | 5 |
1 phiên CV/ 4/ /XIV | 199 | 9 | 18 | 34 | 30 | 1 | 98 | 0 | 8 | 1 |
Bảng 2p7: Thống kê các câu sai qua phiên chất vấn
(đơn vị: lượt)
Tổng số câu sai 107 (100 %) | ||
107/717 (15.3 %) | Câu sai ngữ pháp | Câu sai logic ngữ nghĩa |
37 (34.6 %) | 70 (65.4 %) |
III. Ví dụ, ngữ liệu trích dẫn
Ví dụ | |
(1.1) | Theo phản ánh của Trưởng Khoa Ngữ văn (đã tham dự buổi họp xét thi thăng hạng GVC ngày 22/06/2020), tôi thuộc diện không đủ điều kiện dự thi vì thiếu thời gian giữ ngạch giảng viên. Thêm nữa, Hội đồng Trường có nhấn mạnh đến ý "nhu cầu của nhà trường", cách làm việc của các trường khác. Tôi xin có mấy ý kiến như sau, đề nghị Nhà trường trả lời bằng văn bản. 1. Tôi đã có đơn gửi Trưởng phòng Hành chính- Tổ chức, Hiệu trưởng đi kèm với hồ sơ dự thi. Với tinh thần dân chủ như tôn chỉ trong văn hóa nhà trường mà nhà trường đề ra, tôi đề nghị được trả lời đơn đó. Không biết đơn đó của tôi có đến được đúng địa chỉ mà tôi đã gửi hay không nên tôi sẽ gửi kèm thư này. 2. Nếu kết luận của Hội đồng cho rằng vì nhu cầu của nhà trường thì tại sao Nhà trường không có văn bản đưa ra nhu cầu từ đầu để chúng tôi không mất công làm hồ sơ đến cả tháng trời. Thêm nữa, Trường đã có động tác rà soát và gửi nhu cầu về Bộ trước đó mấy tháng. Khi đó, tại sao không phản hồi ngay cho chúng tôi về "nhu cầu" này? 3. Còn về mốc thời gian tính thâm niên công tác, trong đơn thư tôi gửi kèm có lí giải rất hợp lí về một cách hiểu mà không hề sai lệch bất cứ văn bản pháp luật hiện hành nào, tại sao Nhà trường không linh hoạt vận dụng theo cách đó, mà lại khăng khăng theo cách bất lợi cho chúng tôi? Trong nghiên cứu về lập luận, người ta gọi đây là kiểu ngụy biện thiên lệch (chỉ chọn yếu tố mà mình muốn/ có lợi với luận điểm của mình, lờ đi những yếu tố khác). Còn nếu Nhà trường đã đọc đơn của tôi, đã hiểu mà vẫn làm vậy thì không những Nhà trường đã phạm phải lỗi ngụy biện thiên lệch mà còn thể hiện cách giải quyết công việc thiếu tình, thiếu lí, chỉ dựa theo“số đông” (qua hình thức biểu quyết của Hội đồng). Qua đó, cũng thể hiện cách làm việc thiếu dân chủ. 4. Nếu nói thời gian tập sự không được tính thì tại sao văn bản quy định mã ngạch giảng viên V07.01.03 lại nói rò rằng "Giảng viên trong thời gian trợ giảng thì..." (tôi có gửi file ảnh kèm). Mà tập sự thì chúng tôi vẫn giữ ngạch giảng viên chứ ạ? 5. Nếu nói rằng, Nhà trường đã tham khảo các nơi khác và họ đều làm như vậy thì đó là một kiểu ngụy biện khác. Loại ngụy biện hai sai hoặc nhiều sai thành 1 đúng. Tôi không quan tâm đến nơi khác làm thế nào. Tôi chỉ quan tâm xem có văn bản nào nói rằng điều kiện của tôi là không được. |
Ví dụ | |
(1.2) | Rằng tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) |
(1.3) | Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi |
(1.4) | P1: Hoa xinh gái P2: Lan xinh gái P3: Mai xinh gái P4: Lan, Hoa, Mai là sinh viên nữ Khoa Ngữ văn C: Sinh viên Khoa Ngữ văn đều xinh gái. |
(1.5) | Chồng: - Có mỗi việc ở nhà cơm nước, con cái mà cũng kêu mệt. Vợ: - Em thấy mình không khác gì ô sin của anh vậy. Đã thế, chẳng bao giờ được trả lương. Chồng: - Nếu vậy, đừng có mà ngủ cùng ông chủ. |
(1.6) | Bạn ấy tốt vì bạn ấy cho con đồ chơi. |
(1.7) | Nhìn loèo khoèo thế kia thì làm ăn được gì. |
(1.8) | Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) |
(1.9) | Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
(1.10) | Hỏi Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời |