Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 22

PHỤ LỤC


I. Danh sách các lập luận sai

(i) Lập luận sai do “không quan yếu” (vi phạm: tính quan yếu, tính hợp lí, tính thuyết phục).

- Thay đổi chủ đề/ làm lạc hướng vấn đề

+ Tấn công cá nhân (ad hominem)

Được dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Anh, "ad hominem" có nghĩa là "tấn công cá nhân". Lập luận sai tấn công cá nhân là một dạng chính, thường gặp trong các lập luận sai. Trong đó, một yêu cầu/tuyên bố hoặc một tranh luận bị bác bỏ trên cơ sở không liên quan đến logic vấn đề được bàn luận mà lại tấn công vào những vấn đề cá nhân của người trình bày, yêu cầu hoặc tranh luận. Thông thường, sai lầm này bao gồm hai bước. Đầu tiên là một cuộc tấn công chống lại người đưa ra yêu cầu (hoàn cảnh hoặc hành động…). Thứ hai, cuộc tấn công này được coi là bằng chứng chống lại tuyên bố hoặc tranh luận mà đối phương đã trình bày.

(1.12) Bill: "Tôi tin rằng phá thai là sai về mặt đạo đức." Dave: "Tất nhiên bạn sẽ nói vậy, vì bạn là một linh mục."

Bill: "Còn những lí lẽ tôi đã khẳng định cho quan điểm của tôi thì sao?"

Dave: "Như tôi đã nói, bạn là một linh mục, vì vậy bạn phải nói rằng phá thai là sai. Hơn nữa, bạn chỉ là một tay sai cho Đức Giáo Hoàng, vì vậy tôi không thể tin những gì bạn nói.".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

+ Lập luận sai “cá trích” (red herring)

Lập luận sai luận điệu cá trích là loại lập luận sai mà một người nào đó phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng, hay làm dừng cuộc tranh luận. (xem ví dụ 1.21- PL19).

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 22

+ Lập luận sai đảo nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) Ví dụ:

(1.13) A: Trên đời này làm gì có ma. Nên, ma, chả sợ, chỉ sợ người thôi.

B: Ai bảo em là không có ma?

A: Thế ai bảo anh là có ma?

Đảo nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp lá thư (ví dụ 1.1- PL16) không phải là ngụy biện vì người viết đã kiểm chứng tất cả các điểm là hạn định có thể là cơ sở bác bỏ kết luận của mình và cho thấy kết luận đó rất chặt chẽ. Khi đó, đảo nghĩa vụ chứng minh sẽ chuyển thành hình thức chất vấn bác bỏ thể hiện tính phản biện cao.

+ Lập luận sai “anh cũng vậy” (to quoque fallacy)

Đây là loại lập luận sai nằm trong nhóm chuyển chủ đề. Thay vì phải bàn luận đến tính hợp lí của sự việc thì người nói đã đáp trả lại bằng sự tấn công cá nhân rằng

người nghe/ người nào đó cũng làm vậy. Trong một số trường hợp, loại lập luận sai này cũng vi phạm luôn dạng tấn công cá nhân.

Ví dụ:

(1.14) - Có mỗi việc chăm con mà làm cũng chẳng xong.

- Anh thì chắc chăm tốt?

+ Lập luận sai “hai sai thành một đúng” (two wrongs make a right)

Lỗi lập luận sai này thể hiện ở chỗ, người trao đổi thay vì bàn về cái đúng/ sai của sự việc đang xét, lại đưa ra một sự việc sai tương tự để biện hộ hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai.

Ví dụ:

(1.15) - Mẹ: Tại sao con lại đánh em?

- Con: Tại em làm hỏng đồ chơi của con.

Lưu ý: LLS “anh cũng vậy” là LLS “hai sai thành một đúng” nhưng chúng không đồng nhất với nhau.

- Nhóm lập luận sai viện đến quyền uy (ad verecundiam/ fore), cảm xúc (appeal to emotion) và đám đông (argumentum ad populum)

+ Lập luận sai viện đến uy tín

Ví dụ: (1.16) Có một giáo sư đã bao biện trong hội đồng đánh giá đề tài của sinh viên khi có thành viên trong hội đồng nhận xét đó là đề tài chất lượng kém: “Đây là đề tài viết theo định hướng đề tài nhà nước (tôi là chủ nhiệm đề tài) đang thực hiện. Tôi thấy đề tài này rất khó. Những gì em ấy làm được tôi thấy rất đáng trân trọng vì có những điều tôi cũng chưa làm được.

Lập luận trên là một lập luận sai vì đã lấy danh tiếng “đề tài nhà nước” và uy tín của vị giáo sư này để đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu của sinh viên.

+ Lập luận sai viện đến quyền lực

Đây là một loại lập luận sai khi phát ngôn đã viện tới quyền uy để buộc người nghe chấp nhận kết luận thay vì là phải có chứng cứ, lí lẽ quan yếu. Đây là kiểu lập luận: Bắt phong trần, phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Ví dụ: (1.17) Tôi là bố, tôi nói anh phải nghe.

+ Lập luận sai viện đến sự bạo lực/ đe dọa (ad baculum fallacy hoặc appeal to force)

Người tranh luận không bàn đến lí lẽ, logic của vấn đề mà lại dùng sự đe dọa, ám chỉ đến những điều không hay xảy ra với người đối thoại để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp nhận ý kiến, quan điểm của mình.

Ví dụ:

(1.18) Sp1: Để tôi và Jimin đi khỏi đây. Nếu không, tôi sẽ để cho cả thế giới này biết chuyện bố con anh đã làm.

Sp2: Cho dù cô có nói thế nào thì tôi cũng không để cô đi.

Sp1: Cô mà dám đi. Tôi, cô và cả Jimin sẽ cùng chết.

(Trích phim Nơi ánh dương soi chiếu- VTV1- Tập 34)

+ Lập luận sai nặc danh (appeal to anonymous authority)

Đây là kiểu lập luận sai do trích dẫn nguồn thông tin mơ hồ, không xác định. Một số quảng cáo trên truyền hình (kem đánh răng Colgate, Sensodyne, Crest…)

có khẳng định rằng: sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia này là ai, chuyên gia trong lĩnh vực nào lại không được nói đến.

+ Lập luận sai viện đến lòng thương (appeal to pity/ ad misericordiam)

Thay vì dùng các yếu tố logic để thuyết phục người đối thoại/ độc giả về vấn đề đang bàn, người ngụy biện lại dùng các câu chữ thể hiện nhận định chủ quan hay gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hoặc một câu phát biểu nhằm đánh vào tâm lí, cảm xúc của người đối thoại, để từ đó, họ chấp nhận luận điểm (thiếu tính logic) của kẻ ngụy biện. Ví dụ (1.25- PL19).

+ Lập luận sai gièm pha/ gây cảm giác chán ghét (appeal to spite)

Đây là loại lập luận sai mà người nói đã tạo ra những lời gièm pha gây phản ứng tạo tinh thần chán ghét đối với người nghe và chấp nhận những luận điểm sai/ đúng nhưng không có căn cứ. Những lời gièm pha này không có mối liên hệ logic với luận điểm nêu ra. Ví dụ:

(1.19) A: Cô ấy vừa giỏi giang, vừa xinh đẹp nhỉ.

B: Nhưng mà kênh kiệu, vênh váo thì đâu ai bằng.

+ Lập luận sai gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame)

Ví dụ: (1.20) - Ông ấy lúc còn sống đã phản bội vợ con, tham ô, tham nhũng nhiều lắm.

- Người ta đã chết rồi mà còn bới móc, không tha.

Câu trả lời đã đồng thời phạm phải các lỗi: lập luận sai gây cảm giác tội lỗi, lập luận sai viện dẫn lòng thương, lập luận sai tấn công cá nhân, lập luận sai “cá trích”, lập luận sai “người rơm”.

+ Lập luận sai viện đến niềm tin

Lập luận sai lợi dụng niềm tin có thể hiểu là loại lập luận mà thay vì bàn đến tính logic vấn đề, người nói lại viện đến lí lẽ “tôi bảo vậy (“because I said so” fallacy)/ lí lẽ niềm tin vào các đấng siêu nhiên…

Ví dụ: (1.21, PL19) Sp1: Nếu em không bận sinh con cho anh thì giờ này em đã là hoa hậu rồi. (Trong thực tế, người vợ này không có phẩm chất nào xứng đáng trở thành hoa hậu).

+ Lập luận sai lợi dụng sự ngờ ngệch (fallacy of ignorance)

Lập luận sai dựa vào sự ngờ nghệch có thể hiểu là nếu một điều gì đó chưa biết hoặc chưa được chứng minh là sai (/ giả) thì có nghĩa là đúng.

Ví dụ: (1.22)

Hiện nay, không ai chứng minh được rằng Chúa tồn tại. Vậy thì Chúa không tồn tại.

+ Lập luận sai viện đến đám đông (appeal to the people hoặc argumentum ad populum)

Thay vì đưa ra luận cứ để chứng minh luận điểm, người nói (/ viết) lại đưa ra cơ sở là tình cảm, truyền thống, thói quen… của đám đông để đảm bảo tính đúng đắn cho luận điểm. Ví dụ:

(1.23) Một ông bố mắng: - Con gái gì mà ăn mặc lố lăng, quần xé rách toạc ra, áo thì ngắn cũn cỡn, hở cả rốn…

Con gái cãi lại: - Cụ Khốt ơi, bây giờ bạn con chúng nó đều ăn mặc như thế!

- Lập luận sai dựa vào lí lẽ không quan yếu

+ Lập luận sai mối quan hệ nhân quả sai (lí lẽ nguyên nhân giả) Ví dụ:

(1.24) Giáo viên: Tại sao dùng từ ngữ này đúng mà từ ngữ kia trong ngữ cảnh này lại không đúng?

Học viên: Vì dùng từ ngữ này, đọc thấy dễ, xuôi hơn nên từ đó sẽ đúng.

Trong lời học viên có lí lẽ rằng: thấy dễ (thực hiện/ dễ làm hơn) thì sẽ đúng. Đây là loại lí lẽ theo kinh nghiệm nhưng không đúng trong trường hợp này. Lí lẽ này thiếu cơ sở vì không phải cứ dễ hơn thì sẽ đúng. Ví dụ, trường hợp phát âm chữ tr, ch trong phương ngữ Bắc bộ thì phát âm ch sẽ dễ dàng hơn nhưng trong nhiều trường hợp không phải là đúng. Thêm nữa, lí lẽ này cũng không liên quan đến bản chất vấn đề. Ở đây là xét về sự phù hợp ngữ nghĩa, phong cách dùng từ.

+ Lập luận sai lí lẽ không phù hợp ngữ cảnh

Đây là loại lập luận sai đã sử dụng một lí lẽ mà có thể đúng, phù hợp trong những ngữ cảnh khác nhưng sẽ là không phù hợp với trường hợp đang xét.

Ví dụ:

(1.25) Hai anh em cãi nhau, tranh nhau đồ chơi.

Em gái: Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa/ Với em gái bé/ Phải người lớn cơ…. Có đồ chơi đẹp/ Anh nhường em luôn…

Sau đó, khi ăn cơm (2 anh em đều rất lười ăn), anh xúc bớt cơm sang bát của em: Em gái: Sao anh lại xúc cơm sang bát của em? Em mách mẹ bây giờ.

Anh trai: Anh nhường em mà. Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa/ Với em gái bé/ Phải người lớn cơ… Có nhiều cơm ngon/ Anh nhường em luôn.

Phát ngôn của người anh là một ngụy biện có sử dụng lí lẽ không phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời đánh tráo khái niệm “nhường nhịn, chia sẻ” thành “sẻ” cơm- thứ mà người em không thích.

+ Lập luận sai dựa vào hoàn cảnh (viện đến lí lẽ về hoàn cảnh)

Ví dụ: Trong phiên tòa xét xử, một đường dây mại dâm do cô gái người Nga tổ chức, luật sư đã có lời bào chữa cho bị cáo.

(1.26) Luật sư bào chữa cho rằng bị cáo không hiểu biết pháp luật Việt Nam, bị cáo ý thức được hành vi của mình là sai trái nhưng nghĩ nếu bị phát hiện thì chỉ bị phạt tiền. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ đã ly hôn và bị cáo không liên lạc được với mẹ, gần đây bố bị cáo cũng đã mất nên bị cáo không có ai là người thân.

(Theo báo Dân trí.vn, ngày 15/07/2019)

Phát ngôn của luật sư tồn tại các tiền giả định rằng: bị cáo “hot girl” người Nga nghĩ rằng hoàn cảnh khó khăn (lí lẽ viện đến gia cảnh), không hiểu biết pháp luật Việt Nam thì có thể làm điều sai trái (bán dâm và tổ chức bán dâm). Suy nghĩ này phạm lỗi bởi vì không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khi phạm pháp. Có thể nỗ lực giải quyết khó khăn bằng cách kiếm tiền chân chính. Trong suy nghĩ của cô gái này còn phạm lỗi viện vào sự “ngây thơ” (lập luận sai viện vào sự “ngờ nghệch”) (không hiểu biết về pháp luật Việt Nam). Điều này cũng không thể chấp nhận được, bởi vì chẳng lẽ pháp luật nước Nga chấp nhận việc mua bán dâm? Vấn đề “mua bán dâm” là vấn đề vi phạm giá trị đạo đức mang tính nhân loại nhưng trong lập luận của mình, cô gái đã chuyển thành sự vi phạm giá trị đạo đức thuộc về quan điểm dân tộc.

+ Lập luận sai dẫn chứng không quan yếu:

Đây là loại lập luận sai sử dụng dẫn chứng không phù hợp và không trực tiếp phục vụ cho kết luận nêu ra. Trường hợp này cũng sẽ phạm vào lỗi lập luận sai “kết luận ẩu”.

Ví dụ: (1.27) Trên mạng xã hội có một bài quảng cáo của một trung tâm giảng dạy do một cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tổ chức, quản lí. Cô muốn mở rộng thị trường sang ôn luyện tiếng Anh IELTS và cô đã quảng cáo: “Thời gian qua, học trò của trung tâm rất nhiều em vào thẳng đại học, du học theo tiêu chí xét tuyển IELTS”. Để có minh chứng cho điều này, cô đã dẫn ra nhiều đoạn nói chuyện trên tin nhắn của mình và học viên với thông tin trúng tuyển của các em. Có điều, đây là các học viên đã theo học cô môn Ngữ văn chứ không phải đã tham gia khóa luyện thi IELTS do trung tâm tổ chức. Thậm chí, những em này đều là học sinh chuyên Anh và tham gia ôn luyện IELTS ở những cơ sở khác. Vì vậy, kết quả IELTS mà các học viên đó đạt được không liên quan đến chất lượng đào tạo IELTS của trung tâm này.

+ Lập luận sai vin vào lịch sử, truyền thống, quá khứ:

Đây là trường hợp lập luận sai thay vì nói đến các dẫn chứng thuyết phục liên quan đến vấn đề đang bàn luận thì lại lấy lí lẽ dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã thực thi.

Ví dụ: (1.28) Anh ta từng vào tù nên chắc chắn anh ấy không thể là người tốt được. Anh ta không là người tốt được nữa. Trong trường hợp này, có thể anh ấy vô tình dẫn đến vụ tai nạn giao thông hoặc nếu từng phạm tội thì vẫn có thể hoàn lương. Vì thế, không thể đánh giá tính thiện- ác ở hiện tại dựa vào quá khứ đã qua. A đã ngồi tù (trong quá khứ) không có nghĩa rằng A không tốt (ở hiện tại).

(ii). Lập luận sai do quá trình suy luận sai (vi phạm: tính hiệu lực, tính đầy đủ, tính hợp lí, tính thuyết phục)

- Lập luận quy nạp sai

+ Lập luận sai khái quát hóa vội vã (hasty generalization)

Lập luận kiểu này thường có dạng: “người nói chỉ dựa trên một mẫu quan sát không đủ bao quát nhưng vội đưa ra một kết luận khái quát”. Ví dụ:

(1.29) Trên trang báo điện tử Giáo dục ngày 15/05/2018 có bài viết: Gần một nửa số sinh viên sư phạm được tuyển dụng ngay trong thời gian thực tập. Tuy nhiên, số liệu đưa ra cho thông tin về lượng khái quát là “gần một nửa số sinh viên sư phạm” này chỉ là 6/13 sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên được tuyển dụng trong thời gian thực tập tại Trường Tiểu học Vinschool. Số lượng thống kê chỉ là đơn lẻ mà khái quát cho tập hợp sinh viên ngành sư phạm là hoàn toàn phi logic. Ngoài ra, nội dung bài báo chủ yếu nói về chương trình đào tạo của Khoa Giáo dục tiểu học. Điều đó cũng tạo ra một dạng sai khác trong lập luận này: lập luận sai do không quan yếu (thay đổi/ chuyển chủ đề).

+ Lập luận sai vòng (begging the question)

Đây là loại lập luận sai mà kết luận đã được khẳng định ngay trong chính tiền đề.

Ví dụ: (1.30) Cô ấy xấu bởi vì cô ấy đâu có xinh.

+ Lập luận sai nghịch đảo điều kiện

Kiểu lập luận sai này dựa trên một hệ quả logic điều kiện. Tuy nhiên, điều kiện của phép kéo theo đó không phải là duy nhất nên khi đảo lại phép suy luận sẽ tạo ra kết luận sai. Ví dụ:

(1.31) Nếu trời mưa thì đường ướt. Vậy nên, đường ướt, cho nên trời đã mưa.

Tuy nhiên, thực tế, đường ướt là vì xe phun nước rửa đường để giảm bụi.

+ Lập luận sai lợi dụng trường hợp cá biệt/ vin vào một/ một số bằng chứng/ chứng cứ vụn vặt (fallacy of one single proof).

Đây là kiểu lập luận mà người nói chỉ đưa ra kết luận dựa vào một/ một số bằng chứng chưa thể hiện sự toàn vẹn, đầy đủ. Điều này không phản ánh bản chất của vấn đề.

Ví dụ: (1.32) Mọi người cứ bảo thằng đấy ngoan nhưng khi nhìn thấy tôi, nó chẳng chào thì đâu ngoan cho được.

Rất có thể trong trường hợp này, cái sự “chẳng chào” kia chỉ là bởi sự vô tình (đang vội hoặc không để ý chẳng hạn).

+ Lập luận sai “người rơm” (strawman)

Lập luận sai này có dạng người nói bóp méo luận điểm của ai đó để từ đó tấn công nhận định của họ. Ví dụ:

(1.33) A: Anh nói con gái tôi là con bê. Điều đó có nghĩa anh nói tôi là con bò.

Và như vậy, anh đáng tội.

B: Tôi chỉ nói con gái bà là con bê, chứ tôi không nói bà là con bò.

- Lập luận sai nhầm lẫn trong tam đoạn luận

+ Lập luận phép so sánh sai (so sánh không thích hợp)/ suy luận tương tự sai (false analogy).

Kiểu lập luận sai này dựa trên sự so sánh giữa các sự vật, việc không có sự tương đồng về lượng, mối quan hệ hay cấp độ giữa các yếu tố.

Ví dụ 1:

(1.34) Mẹ (sau khi biết chuyện con đã nói dối): Con thấy không, nếu con nói dối thì sẽ khiến người khác mất niềm tin vào con. Và nếu sau con nói đúng, chưa chắc họ đã tin con. Như trong câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Con xem rồi đấy.

Con trai: Nhưng cậu bé chăn cừu nói dối 3 lần, con mới nói dối có 1 lần.

Cậu con trai đã cố ý/ vô tình hiểu câu chuyện kia trên bề mặt nghĩa tường minh. Trong khi lập luận của mẹ hướng đến nghĩa hàm ẩn: nói dối sẽ bị mất niềm tin. Lập luận của cậu bé đã nhấn mạnh chi tiết “3 lần”. Điều đó dẫn đến lỗi về ngôn ngữ là cố tình chuyển trọng âm. Ngoài ra, lập luận sai của người con sẽ dẫn đến một dạng lập luận sai khác trong suy luận: lập luận sai “một đống”. Mỗi sự việc con chỉ nói dối một lần và cứ như vậy, nhiều sự việc khác cũng chỉ một lần, chưa thể đến 3 hoặc nhiều lần.

Ví dụ 2:

(1.35) A: Cho cháu xin cái tăm.

B: Không cho được. Tăm tao để xỉa răng. Mày lấy để cạy móng chân. Như thế khác gì mày coi răng tao chỉ bằng cái móng chân mày.

+ Lập luận thống kê sai (statistical fallacy)

Đây là loại lập luận dựa vào một cách tính số lượng nào đó có sự không nhất quán dẫn đến kết luận không phản ánh đúng bản chất. Lập luận sai thống kê có nhiều

dạng biểu hiện cụ thể: thống kê “lặp lại” sai; thống kê khái quát hóa vội vã sai, không tính đến xác xuất; thống kê nhầm lẫn “lượng” và “chất”…

Lập luận sai thống kê “nhân đôi”: Ví dụ:

(1.36) Khi xét điểm tính các công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá, xem xét thành tích nghiên cứu khoa học, có người đã kê khai trong hồ sơ nghiên cứu khoa học một cách lượng hóa: 1 luận án tiến sĩ đồng thời được in lại thành sách, trong đó đã trích dẫn 9 bài báo có nội dung trùng lặp. Vì thế, người này kê khai có 10 công trình: 9 bài báo và một sách chuyên khảo. Như thế, có những công bố khoa học được tính thành hai lần. Sự thay đổi về lượng thống kê không phản ánh sự thay đổi về chất. Vậy, chỉ nên được thống kê một lần đối với những trường hợp này.

Ngoài ra, lập luận thống kê sai còn thấy ở dạng khái quát hóa vội vã mà không tính đến “xác suất”:

Ví dụ:

(1.37) A: Em không đi xe đêm vì rất nguy hiểm bởi đường tối dễ xảy ra tai nạn.

B: Ai bảo em đi ban ngày thì sẽ ít có khả năng xảy ra tai nạn hơn. Người ta thống kê rằng, tai nạn chủ yếu xảy ra ban ngày.

A: Nhưng anh thử thống kê xác suất xem có phải số xe chạy đêm ít hơn nhiều lần số xe chạy ban ngày không?

+ Lập luận sai “một đống”/ “bộ râu”

Đây là kiểu lập luận sai liên quan đến sự tích dần/ giảm dần về lượng. Người ngụy biện cho rằng, nếu cứ tích/ giảm dần một lượng nhỏ thì sẽ không bao giờ có sự chuyển hóa về chất. Ví dụ:

(1.38) Trong truyện ngụ ngôn “Con lừa và cái áo”, người nông dân đã ngụy biện khi nói rằng có cái áo mà không mang được trong khi đã chất lên lưng lừa nào là đá, mấy khúc củi to… Suy nghĩ của người nông dân đã phạm lỗi lập luận này.

+ Lập luận sai kết luận ẩu (jumping to conclusions)

Mặc dù người phát biểu không có đủ các chứng cứ hay lí lẽ hoặc cố tình trích xuất ngoài ngữ cảnh nhưng vẫn kết luận vấn đề một cách vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục. Vi phạm loại lập luận này cũng có thể đồng thời phạm lỗi khái quát hóa vội vã hoặc lỗi lập luận dựa vào các trường hợp cá biệt, lập luận trích xuất ngoài ngữ cảnh...

Ví dụ: (1.39) Vào tháng 12 năm 2019 có nhiều bài báo với các tít bài khác nhau cùng nói về một nội dung. Báo điện tử luatvietnam.vn có bài “Từ 2021, lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ” [123]; báo vietnamnet.vn có bài: “Quy định mới, lương của chồng được chuyển thẳng tài khoản vợ” [124].

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí