Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 27

Thứ tự

Ví dụ


vụ công trực tuyến và không dùng tiền mặt. Xin hết. Xin cảm ơn.

NĐH: Xin cảm ơn đại biểu. Hai câu hỏi này cũng nằm ngoài chủ đề, đại biểu sẽ trả lời bằng văn bản.

(XIV, 4, C.16.11.2017, L8)

(3.19)

Vừa qua báo chí nêu dư luận cử tri và nhân dân bức xúc về khối tài sản đồ sộ của cụ Tổng thanh tra TVT. Với tư cách là người đương nhiệm đứng đầu ngành thanh tra Chính phủ, Tổng thanh tra nhìn nhận này như thế nào, thông tin truyền thông có chính xác không?

(XIII, 7, C.12.06.2014, L5)

(3.20)

Tôi và rất nhiều cử tri ở Long An rất hoan nghênh trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường với tinh thần thẳng thắn, rò ràng và dám nhận trách nhiệm. Những lần trả lời chất vấn trước rất hay, lần này cũng rất hay. Nhưng theo tôi tình hình đó không có gì thay đổi lắm, nói chính xác là có chuyển biến nhưng rất chậm. Từ chỗ đó tôi xin được phép hỏi Bộ trưởng một câu hỏi cũng không mới, đó là: Từ thực tế vấn đề quy hoạch, kế hoạch quản lí sử dụng đất đai của chúng ta vừa qua còn nhiều yếu kém, nhất là tệ "quy hoạch treo", "dự án treo" tràn lan, vấn đề định giá, giải toả đền bù tái định cư cho dân, đến 80% số đơn thư khiếu nại của công dân có nguyên nhân từ đất đai. Do đó, Bộ đã có nhiều động thái tôi cho rất là hay, đó là đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra ở các địa phương, rồi tổ chức quan hệ đối thoại trực tiếp với dân và những lần trả lời chất vấn thì Bộ trưởng cũng có nêu những giải pháp khá hay, nhưng không rò vì sao quản lí sử dụng đất đai chúng ta chậm được khắc phục.

(XI, 10, C.24.11.2006, L4)

(3.21)

Đối với Bộ trưởng Bộ công thương. Tôi thấy sáng nay Bộ trưởng trả lời như thế là Bộ trưởng chưa làm tròn hết trách nhiệm của mình. Bộ trưởng không thể đổ thừa cho địa phương. Cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lí, rồi là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lí cái pin năng lượng mặt trời đó. Cái chúng tôi đang cần là người đứng đầu ngành đã có phương án gì đối với việc đó. Hiện nay cán bộ và nhân dân địa phương có cái pin năng lượng mặt trời này rất hoang mang… Như của tôi, phải nói là vùng lòng chảo nắng cực…Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng là tràn

lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 27

Thứ tự

Ví dụ


Thế những tấm pin đó sẽ xử lí vào đâu dùng vào đâu? Đưa lên mặt trăng hay là dùng để tiếp tục làm món bò một nắng?

(XIV, 10, C.05.11.2020)

(3.22)

Kính thưa Bộ trưởng, phương thức, thủ tục này trước đây người dân chỉ đến xã, xã cũng xem xét. Theo tôi, nếu là ở đơn vị xã là người trực tiếp giám sát và biết, hiểu dân nhất. Do đó, đây là một điều thuận tiện cho dân, chỉ tốn phí có 2.000 đồng thôi. Nhưng, bây giờ lên tới huyện, đối với phòng địa chính huyện, đúng là không sát thực bằng cơ sở, nhưng dân phải tốn cái phí là 60.000 đồng trở lên. Do đó, tôi cho đây là vấn đề bất hợp lí. Mà quản lí đất đai là ở cơ sở, ở địa phương là người trực tiếp thì đề nghị Bộ trưởng xem xét, suy nghĩ và đề nghị Chính phủ xem xét vấn đề này.

(XI, 10, C.24.11.2006, L6)

(3.23)

Tôi hỏi về việc Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ? Bộ trưởng chưa trả lời. Câu hỏi có hoặc không chứ không có “nhưng”.

(XIV, 10, C.06.11.2020)

(3.24)

Đề nghị đồng chí cho thêm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Tôi nhắc lại là hay không có? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới như thế nào?

(XIII, 6, S.20.11.2003, L34)

(3.25)

Câu hỏi thứ ba là bệnh nhân ra nước ngoài nhiều, báo cáo Quốc hội, qua theo dòi của chúng tôi hiện nay bệnh nhân ra nước ngoài điều trị ngày càng giảm, kể cả các đồng chí lãnh đạo có tiêu chuẩn. Rất mừng là vừa rồi một đồng chí nguyên là nguyên thủ quốc gia, một lãnh đạo của chúng ta, việc phẫu thuật can thiệp ấy, bình thường những năm trước đây theo Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị là ra nước ngoài chữa, nơi có điều kiện đảm bảo, nhưng vừa rồi do tiến bộ của y học Việt Nam, đồng chí cũng tin tưởng y tế của Việt Nam nên đông chí đã điều trị ở trong nước và đã thành công rất tốt đẹp, những gì khu vực và quốc tế làm được thì chúng ta đã làm được.

(XII, 8, C.22.11.2010, L14)

(3.26)

Theo tôi, đây không phải sai sót đến mức như đại biểu nói là phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng nếu không gây tâm lí hoài nghi, hoang mang trong nhân dân, cử tri.

(XIV, 10, S.04.11.2020)

(3.27)

Để tránh làm tăng bức xúc trong nhân dân, tôi đề nghị cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, phải tăng tiến độ điều tra, đưa ra xét xử,

truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả sách giáo

Thứ tự

Ví dụ


khoa, sách tham khảo, quyền tác giả, quyền xuất bản của từng bộ sách.

(XIV, 10, S.04.11.2020)

(3.28)

Trong lần trả lời chất vấn tại kì họp thứ 2, Quốc hội Khóa XII Bộ trưởng có hứa trong nhiệm kì của Bộ trưởng sẽ chỉ đạo giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện công, chấm dứt tình trạng một giường bệnh có 2 đến 3 bệnh nhân. Tuy nhiên, cho đến nay theo Báo cáo tổng hợp của Bộ Y tế trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kì họp này, Bộ Y tế cũng thừa nhận tình trạng nằm ghép ở các bệnh viện hiện nay còn ở các bệnh viện tuyến cuối đầu ngành, các bệnh viện chuyên khoa như tim mạch, ung thư, nhi v.v... Tính đến thời điểm này là thời điểm sắp mãn khóa và kết thúc nhiệm kì của Bộ trưởng, với tình hình thực tế hiện nay việc giảm tải không những không đạt mà còn trầm trọng hơn. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào với việc thực hiện lời hứa của mình trước Quốc hội, trước cử tri?

(XII, 8, C.22.11.2010, L20)

(3.29)

Đại biểu TTKP nói về kì họp thứ hai, tôi hứa là trong nhiệm kì này chấm dứt nằm ghép. Vấn đề này thực ra là một câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi, năm 2009 Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Thông tin, truyền thông và gửi cho trên 200 báo, gửi cho anh LDH nói rằng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế chưa bao giờ trước cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội và hội nghị ở Bộ Y tế cũng như hội nghị ở các tỉnh nói rằng chấm dứt nằm ghép trong 2 năm, 3 năm hay 4 năm. Nhưng có một câu hỏi của đồng chí, trong gỡ băng kì họp thứ 2 của Quốc hội, báo cáo là có đại biểu NTT, đoàn Khánh Hòa có hỏi nếu ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo như hiện nay thì Bộ trưởng trong 2 - 3 năm nữa chấm dứt tình trạng nằm ghép 2-3 người/1 giường bệnh có thực hiện được không? Bộ Y tế trả lời là Bộ Y tế vẫn quyết tâm, kiên trì, bằng nhiều biện pháp nhưng nếu Quốc hội và Chính phủ không cấp đủ tiền như kế hoạch thì các biện pháp phục vụ y tế cũng chỉ là tạm thời và không vững chắc…

(XII, 8, C.22.11.2010, L22)

(3.30)

- Tôi đề nghị Bộ trưởng khẳng định một điều, trong thời gian tới chất lượng khám, chữa bệnh, vấn đề y đức, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, vấn đề phòng, chống các dịch bệnh, kể HIV/AIDS, vấn đề quản lí giá thuốc, đấu thầu giá

thuốc có tiến bộ hơn không?

Thứ tự

Ví dụ


- Với những nỗ lực quyết tâm của ngành y tế và sự đồng thuận trong toàn ngành và cũng mong muốn có những đổi mới, những đóng góp và cũng đáp lại mong muốn của cử tri, của người dân. Đấy là những nhu cầu rất xứng đáng, rất thiết yếu và nếu được ủng hộ thì vấn đề giá thuốc khi thực hiện 3 văn bản hôm qua chúng tôi đã trình bày, đặc biệt sắp tới sẽ có ảnh hưởng tác động (…).

Thứ ba là vấn đề HIV từng bước sẽ được cải thiện, chúng tôi cũng hứa rằng trong tương lai những chỉ số này, kể cả sinh đẻ kế hoạch từng bước sẽ cải thiện nhưng không thể một sớm một chiều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề đầu tư cho y tế cả cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động thường xuyên, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

(XIII, 4, C.14.11.2012, L17)

(3.31)

Cho nên hôm nay truyền hình trực tiếp tôi có thể nói với toàn dân là Bộ Y tế rất quyết tâm để sớm chừng nào, nằm ghép để cho bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa 2 năm, 3 năm hay 4 năm thì chưa bao giờ nói, một lần nữa nói lại cho rò.

(XII, 8, C.22.11.2010, L22)

(3.32)

Bây giờ xin mời các vị đại biểu Quốc hội chúng ta chuẩn bị chất vấn, đề nghị Bộ trưởng chuẩn bị trả lời. Chúng ta tập trung vào 3 nhóm vấn đề như đã thống nhất với nhau, cố gắng phải ngắn gọn và trả lời thật rò vấn đề. Đi thẳng vào làm rò những trách nhiệm và những giải pháp, còn tình hình thì cũng bớt đi.

(XII, 6, C.18.11.2009, L3)

(3.33)

Đề nghị đồng chí Bộ trưởng chúng ta khái quát lại nhận định và đưa ra giải pháp. Đồng chí trình bày hoàn cảnh như thế này thì nó dài.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L3)

(3.34)

Xin Bộ trưởng trả lời thẳng câu hỏi là việc quản lí hóa đơn thuế, bán hàng không xuất hóa đơn thuế ảnh hưởng tới thất thu ngân sách chứ không phải hỏi về khoán thuế.

(XIV, 4, S.16.11.2007, L13)

(3.35)

Ngân sách, cấp phát chi tiêu cho các trường theo đầu học sinh nên càng nhiều học sinh càng được nhiều tiền, đồng chí có thay đổi gì phương pháp này không? Đương nhiên ngành tài chính phải cấp theo dự toán của ngành giáo dục. Đại biểu muốn hỏi là phương pháp cấp phát hiện nay của ngành

tài chính là cấp phát theo đầu giáo viên, sinh viên, làm như thế thì số lượng

Thứ tự

Ví dụ


tăng lên, càng nhiều sinh viên thì được cấp nhiều tiền, cấp nhiều tiền thì đào tạo càng nhiều sinh viên, đào tạo nhiều thì ra trường lại càng thiếu việc làm, có phương pháp gì mới không?

(XIII, 7, S.11.06.2014, L7)

(3.36)

Câu hỏi của đại biểu TVV, tiêu chí đánh giá, muốn mời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói thêm lộ trình cổ phần hóa. Lộ trình chung là 2015 nhưng lộ trình của mỗi tập đoàn, mỗi tổng công ty, mỗi doanh nghiệp đều có những bản duyệt riêng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính lộ trình ấy đang triển khai thuận lợi, tuy rằng rất căng thẳng nhưng cũng có thể thực hiện được.

(XIII, 7, C.10.06.2014, L16)

(3.37)

Xin cám ơn Bộ trưởng. Việc đổi tên trạm thu giá thành trạm thu phí không cần phải nghiên cứu và trình. Tôi thấy cứ trở về tên cũ là được. Bây giờ đợi trình Chính phủ rất lâu.

(XIV, 5, 04.06.2018)

(3.38)

Rò ràng Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ là khâu cuối cùng cho nên Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Công an tôi cho rằng có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lí này, sẽ có cải thiện, theo lời hứa của Bộ trưởng như vậy tôi cũng xin nói mạnh dạn trước cử tri như vậy, đây cũng là lời hứa, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L19)

(3.39)

Đại biểu NVM thì tôi nói ngắn thôi, tôi không giải thích đâu. Thực ra vấn đề đại biểu Ngô Văn Minh nói đó tôi rất tích cực và dự thảo thông tư đã có rồi, cái hai chế độ. Nhưng nó vướng về mặt pháp luật tôi báo cáo với Quốc hội chúng ta không thoát ra được pháp luật vì hiện nay các văn bản từ Pháp lệnh người có công, người ta chỉ quy định là đủ điều kiện hưởng hai chế độ thì cho hưởng. Còn nếu không đủ thì trước đây chọn chế độ nào cao hơn nhưng để tránh thiệt thòi cho đối tượng của mình thì chúng ta cho cộng gộp lại các tỉ lệ suy giảm. Bây giờ tiếp thu ý kiến của đại biểu Ngô Văn Minh và một số cử tri thì chúng tôi cũng rất có trách nhiệm trong việc nghiên cứu thế nào, nhưng khi nghiên cứu ra nó vướng luật. Cách đây mấy ngày tôi chỉ đạo là chúng tôi sẽ mời đại biểu NVM làm việc trực tiếp để giải thích vấn đề này vì nó vướng Pháp lệnh người có công không thể như tôi đã trả lời trước đây theo hướng là cố gắng làm cho người có công được nữa đâu. Điều này chắc chắn là như thế, xin báo cáo Quốc hội không cho nói dài nên tôi nói bấy nhiêu đó thôi.

(XII, 5, S.11.06.2009, L27)

Thứ tự

Ví dụ

(3.40)

Phải nói là trước khi chúng ta tiến hành phiên họp chất vấn hôm nay thì Bộ trưởng cũng đã nghiêm túc xem lại những biên bản những điều mà Bộ trưởng đã báo cáo hoặc đã hứa hoặc đã hẹn như đại biểu NVM nói trước đó và đã có báo cáo bằng văn bản.

(XII, 5, S.11.06.2009, L27)

(3.41)

A1:… B1:…

B1’: Đừng có đẩy mức độ mà làm cho người dân thiếu niềm tin về Bộ giáo dục. Đề nghị phải trì hoãn thì theo tôi nghĩ đấy là việc không cần thiết. Thì tôi đề nghị là mình phải có những chia sẻ là làm thế nào đó để cùng chung sức, đồng lòng với Bộ giáo dục…

A2: Thứ nhất, đại biểu cho rằng tôi phát biểu không tốt cho nền giáo dục. Tôi chỉ muốn nói, tôi là con đẻ của nền giáo dục, tôi thừa hưởng sự giáo dục của nền giáo dục.

B2: Tôi cũng ngồi ở hội trường này năm nay là năm thứ mười làm chuyên trách công tác Quốc hội và cũng chứng kiến rất nhiều cuộc trao đổi, tranh luận ở Quốc hội… Tôi khẳng định, nói đây không phải là nói bênh Bộ giáo dục nhưng mà phải nói là cái gì đó một cách rất khách quan… Sách giáo khoa lớp một có sai, có sạn nhưng không có gì nghiêm trọng như một số ý kiến phát biểu

(XIV, 10, S.04.11.2020)

(3.42)

Bộ trưởng không thể đổ thừa cho địa phương. Cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lí, rồi là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lí cái pin năng lượng mặt trời đó. Cái chúng tôi đang cần là người đứng đầu ngành đã có phương án gì đối với việc đó.

(XIV, 10, C.05.11.2020)

(3.43)

Bộ trưởng nói là từ lúc 9 triệu mà lên 14 triệu. Đúng là con số đó là con số đáng phấn khởi. Nhưng mà có cái gì đó rất là vô lí và có một cái gì đó thực sự là sai sai. Mỗi một kì họp chúng ta lại liên tục được nghe những cái dự án công trình để mà chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đó là rừng tự nhiên. Làm gì có chuyện con số 14 triệu ấy mà rừng tự nhiên tăng lên được. cây cà phê, cao su cũng được tính vào tỉ lệ che phủ rừng. Cách tính tỉ lệ che phủ rừng là gì?

Rừng là nơi chứa CO2 và để thải ra O2. Nhưng cây cao su là hút O2 và

Thứ tự

Ví dụ


thải Co2. Không một con gì sống được trong cái rừng ấy được hết. cây cao su không chỉ trồng với Tây Nguyên mà còn đối với những dự án ở Tây Bắc nữa. Cho nên tôi nghĩ rằng Bộ trưởng phải nghiên cứu lại xem là các dự án này phải điều chỉnh như thế nào đối với cây gỗ rừng tự nhiên.

(XIV, 10, C.06.11.2020)

(3.44)

Thứ nhất, đại biểu cho rằng tôi phát biểu không tốt cho nền giáo dục. Tôi chỉ muốn nói, tôi là con đẻ của nền giáo dục, tôi thừa hưởng sự giáo dục của nền giáo dục việt Nam và tôi đang công tác trong ngành giáo dục. Hai phần ba nội dung trong bài phát biểu của tôi tập trung vào đề xuất giải pháp để cho ngành của mình được tốt hơn. Tức là tôi đã phát biểu với tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào vấn đề để phát biểu mang tính chất xây dựng. Thứ hai, về sách giáo khoa lớp một với những vấn đề liên quan. Thực tế cử tri biết, thấy bức xúc, cử tri đã phản ánh với đoàn đại biểu Quốc hội chúng tôi khi đi tiếp xúc trước kì họp này. Là đại biểu Quốc hội, tôi nghĩ, chúng ta phải làm tròn trách nhiệm với nhân dân và tôi đã phát biểu từ sự phản ánh trung thực kiến nghị của cử tri địa phương, không phải của riêng cá nhân tôi. Thứ ba, về vấn đề sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra, thực chất kiến nghị của tôi là cần đẩy nhanh tiến độ điều tra để truy cứu trách nhiệm với các hành vi in ấn trái phép làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo, đảm bảo công bằng về quyền tác giả quyền xuất bản của từng bộ sách. Kiến nghị này xuất phát từ hai căn cứ. Một là tình trạng sách lậu đã tồn tại trong nhiều năm qua chưa được dẹp bỏ. Gần đây, ngày 16 tháng 9, lực lượng công an và quản lí thị trường Hà Nội đã thu giữ tại một cơ sở được gần 6 mươi nghìn sách trong đó có cả sách giáo khoa và sách tham khảo cùng 3,7 tấn thành phẩm đang bị in lậu. Hai là xuất phát từ chính cử tri nơi tôi. Băn khoăn về tình trạng này làm cho con em người dân có nguy cơ mất tiền mà mua phải sách giáo khoa giả. Từ đó tôi đề xuất truy cứu trách nhiệm là với hành vi in ấn trái phép, làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo và tôi còn đã thể hiện được mong muốn đòi hỏi sự công bằng về quyền lợi cho chính các tác giả thực sự của sách giáo khoa nói chung và của sách giáo khoa lớp một nói riêng. Tôi là người có đủ hành vi năng lực dân sự, tôi phát ngôn và tôi chịu trách nhiệm về lời nói của mình trước cử tri. Vì là ý kiến từ thực tế nên không có chuyện cử tri hoài nghi, hoang mang trước đề xuất của tôi. Có

chăng tôi cần phải xin lỗi cử tri vì nhiều những kiến nghị nữa của họ mà tôi

Thứ tự

Ví dụ


chưa thể chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền và chưa theo đuổi đến cùng vấn đề như khi tôi ứng cử tôi đã hứa với cử tri. Thứ tư, về đề xuất cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh, cử tri tỉnh này có thể không phản ánh như vậy, nhưng ở nơi khác lại bức xúc và đề xuất. Tôi nghĩ đó là vấn đề góc nhìn của mỗi cá nhân cử tri và đại biểu. Điều tra là để xác minh sai phạm mà cũng là để trả lại sự trong sạch cho các cá nhân, tổ chức. Thứ năm, có sai hay không; sai đáng kể hay sai không nghiêm trọng; câu hỏi này khiến tôi nghĩ đến nhiều câu hỏi tương tự khi tôi đi tiếp dân cử tri đã đặt ra với chính bản thân tôi. Và thưa với Quốc hội, câu trả lời của tôi luôn luôn là sai hay không, tôi hay bất cứ cá nhân nào đều không có đủ khả năng căn cứ hay thẩm quyền để khẳng định. Câu trả lời phải nằm ở cơ quan chức năng có thẩm quyền. Và cuối cùng, trước Quốc hội, đại biểu nào, phát biểu ra sao, nội dung thế nào, cử tri đều biết và nhân dân đều giám sát; muốn phán xét một đại biểu hay một vấn đề nào đó cần sự phản hồi từ trong dân, từ lòng dân, từ ý dân chứ không phải cái nhìn phiến diện từ một cá nhân nào.

(XIV, 10, S.04.11.2020)

(3.45)

Tôi được biết trong kho tàng văn học nghệ thuật nói chung và văn nghệ dân gian nói riêng của đồng bào dân tộc thiểu số rất phong phú và cũng rất đa dạng và những di sản văn hoá đó của cộng đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng hiện nay phần lớn đang nằm trong tiềm năng. Tuy có nơi được bước đầu nghiên cứu và sưu tầm được một bước nhưng tôi suy nghĩ là còn quá ít, nhất là đối với các tỉnh phía nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nói riêng.

(XI, 4, C.12.11.2003, L19)

(3.46)

Gần 10 năm nay, tôi được Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cử làm Bộ trưởng cũng lên xuống để trình bày rất nhiều luật lệ liên quan đến công việc này và Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức, thực hiện những luật này (…). Chúng tôi cố gắng làm tốt hai việc (…). Tôi xin thưa với Quốc hội, quả là lĩnh vực nào cũng còn thiếu, lĩnh vực nào cũng còn ít nhưng chúng ta cũng đã cố gắng tối đa việc cân đối thế nào đó để đảm bảo thu, đảm chi tương đối hợp lí mà Quốc hội quyết định. Chứ còn thật là tối ưu, thật là hiệu quả nếu đánh giá như vậy thì báo cáo với anh Trân và các đồng chí tôi cũng thấy mình còn khuyết điểm. Ví dụ như đầu tư giàn trải

vẫn còn, chi tiêu vẫn còn những chế độ mà định mức chi tiêu, phạm vi ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022