Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 25

Thứ tự

Ví dụ

(2.11)

Cho nên, theo đơn đặt hàng, theo yêu cầu và cũng theo yêu cầu này của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới tính được nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, cần phải làm tốt cái đó. Một điểm nữa cần phải làm tốt hơn, phải có kế hoạch làm cho được, đấy là liên kết nhau xã hội hóa trong công tác đào tạo và đi theo đó là liên kết quốc tế.

(XIII, 5, S.14.06.2013, L5)

(2.12)

Bởi vì lãi suất, nợ xấu của những hộ vay để phát triển sản xuất rất thấp so với tất cả nợ xấu của hoạt động tín dụng khác, nên tôi rất muốn sẽ cố gắng cho vay thêm.

(XIII, 5, S.14.06.2013, L2)

(2.13)

Chắc chắn sẽ có những biện pháp để xử lí thích đáng và đảm bảo trách nhiệm cũng như đảm bảo hiệu quả của dự án và cũng như khắc phục trong thời gian sắp tới.

(XIV, 2, C.15.11.2016, L2)

(2.14)

Ý thứ hai, về vấn đề cổ phần hóa, theo báo cáo tôi nghĩ chắc chắn chúng ta

không thể thực hiện được theo đúng tiến độ.

(XII, 3, S.30.05.2008, L34)

(2.15)

Ở trong câu hỏi này, tôi không hiểu đồng chí NTT có ý kiến như thế nào nhưng riêng tôi, rất tâm đắc. Ở đây, với câu hỏi này và theo nhận thức có ba vấn đề.

(XI, 4, C.12.11.2003, L13)

(2.16)

Mấy ngày hôm qua nhận được rất nhiều tin nhắn điện thoại, của các đồng chí, kể cả các đồng chí cán bộ rất cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu, gọi cho tôi. Và họ nói rằng: “Chưa từng bao giờ, niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam nó thấp như bây giờ”… Đại biểu Quốc hội phẩm chất không bao giờ đi làm dối đất nước này…Cho nên tôi đề nghị thế này, tất cả chúng ta cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với công tác tư pháp…

(XIV, 9, 13.06.2020)

(2.17)

…Thế mà qua hai Bộ trưởng nói về nguyên nhân thua lỗ, sập cầu, đập nứt, nhà nứt đều do các nguyên nhân khác, không hề nói gì đến do tham nhũng góp phần vào thua thiệt của bộ mình.

(XIII, 4, S.13.11.2012, L26)

(2.18)

Tại đây đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, có tới 50 - 60%, có nơi trên 80%.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L9)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 25

Thứ tự

Ví dụ

(2.19)

Cử tri phản ánh với tôi rằng thời gian qua có nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng chỉ xử lí hành chính hoặc rất ít chuyển ra cơ quan điều tra, xin đồng chí cho biết ý kiến cử tri nói có đúng không nếu đúng thì vì sao lại như vậy.

(XIII, 7, C.12.06.2014, L6)

(2.20)

Tôi xin gửi đến Tổng thanh tra một câu hỏi. Qua dư luận báo chí có tình trạng một số quan chức sau khi về hưu phát hiện “một khối tài sản lớn”, không biết họ có kê khai tài sản thu nhập không khi còn đương chức. Ngành thanh tra đã có chủ trương giải pháp gì để kiểm soát việc kê khai tài sản của cán bộ về hưu, nhất là biện pháp gì xác định được nguồn gốc tài sản thu nhập đã kê khai?

(XIII, 7, C.12.06.2014, L3)

(2.21)

Câu thứ hai là phong trào trồng cây Mắc ca phát triển rất mạnh trong cả nước. Nhưng ngành nông nghiệp chưa có quy hoạch chung về trồng cây Mắc ca. Quy hoạch cho từng vùng và trồng bao nhiêu là vừa đủ. Xin Bộ trưởng cho biết bộ có chủ trương và giải pháp gì để định hướng cho người trồng cây Mắc ca mang lại hiệu quả cao nhất.

(XIII, 9, S.11.06.2015, L50)

(2.22)

Một là về giáo dục, từ nhiều năm qua và cả hiện nay học sinh khá, giỏi thi vào trường sư phạm rất ít, do đó chất lượng giáo viên không cao và giảm dần, điều đó ảnh hưởng xấu đến nền giáo dục nước nhà, việc này nằm ngoài khả năng giải quyết của ngành giáo dục. Xin Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ giải quyết tình trạng này như thế nào? Bằng chính sách nào?

(XIII, 5, C.14.06.2013, L15)

(2.23)

Những vấn đề này vừa mang tính chất trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài. Chúng tôi cũng đã thực hiện và tiếp tục sẽ thực hiện. Tuy nhiên chúng tôi cũng rất mong cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội cũng quan tâm hơn nữa và tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để cho lực lượng quản lí thị trường nói riêng và các lực lượng tham gia vào quản lí thị trường nói chung hoàn thành được nhiệm vụ của mình, phấn đấu trong thời gian tới đây. Vấn đề này sẽ được giải quyết từng bước một cách căn cơ hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L11)

Thứ tự

Ví dụ

(2.24)

Câu hỏi thứ hai, thời gian qua dư luận xã hội rất bất bình về việc chặt, hạ hàng loạt cây xanh nhiều năm tuổi, thay thế cây xanh giá trị thấp ở Thủ đô Hà Nội và lấp sông Đồng Nai. Cử tri đặt câu hỏi có hay không đặt lợi ích doanh nghiệp trên lợi ích các cộng đồng, trách nhiệm của 2 địa phương nói trên ra sao? Chính phủ chỉ đạo xử lí vấn đề này như thế nào?

(XIII, 9, S.13.06.2015, L6)

(2.25)

Đối với thép, hiện nay tồn kho khoảng 190.000 tấn. Đây là mức tồn kho tương đối cao. Một, lí do là sản xuất trong nước thời gian vừa qua do việc kiểm tra, kiểm soát của chúng ta chưa thật chặt chẽ theo quy hoạch cho nên có việc công suất của các nhà máy thép dư thừa hơn so với nhu cầu. Thứ hai là, do thép nhập ngoại tăng lên do giá thấp hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L11)

(2.26)

Câu hỏi thứ hai, khi thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chúng tôi rất băn khoăn về Khoản 2, Điều 114 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân. Xin hỏi Viện trưởng điều này có vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật hay không và nếu kiểm sát viên chấp hành chỉ đạo của Viện trưởng trong thực hiện nhiệm vụ trái với ý muốn chủ quan của họ và trái pháp luật thì xử lí như thế nào, điều này tôi thấy cũng khác với Điều 108 quy định đối với tòa án nhân dân. Khi xét xử thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cá nhân can thiệp vào việc xét xử của hội thẩm và thẩm phán. Như vậy, rò ràng cùng là cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng tòa án thì được độc lập xét xử tuân theo pháp luật, thượng tôn pháp luật còn Viện kiểm sát thì phải theo sự chỉ đạo của Viện trưởng, điều đó gì mâu thuẫn với nguyên tắc hay không?

(XIII, 5, S.14.06.2013, L.12)

(2.27)

Khi người dân phản ứng với chủ trương, chính sách, hành động của chính quyền, cán bộ công chức trước hết phải tự vấn, phải tự kiểm: vì sao lòng dân không ủng hộ mình, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó. làm như vậy, chính là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía thế lực thù địch và cách làm đó trái với di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tôn chỉ mục đích của Đảng. Tất nhiên là ta phải tìm cho ra, cho đúng thế lực thù

địch để phòng chống, để nghiêm trị nhưng mà không mượn bóng ma của

Thứ tự

Ví dụ


chúng để công kích và quy chụp những người góp ý phê bình. đó là dân thường, là doanh nghiệp, là trí thức, hay là đại biểu dân cử. Trong hội nghị Diên hồng này, nếu có thế lực thù địch thì nó chỉ ngự trị trong suy nghĩ của những người quy chụp.

(XIV, 9, S.15.6.2020)

(2.28)

Tôi xin tranh luận với cả Đại biểu P ở Bắc Cạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Các Đại biểu khẳng định là CP đã chỉ đạo hiệu quả việc che phủ rừng trong thời gian qua. Tuy nhiên các con số trên thực tế lại cho thấy rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại; bão lụt, sạt lở ngày càng hậu quả nặng nề năm này hơn năm khác. Trở về miền Trung, từ chủ nhật vừa qua thì tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước đối với khu vực yêu thương này. Nhưng thảm họa sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng, nhưng cho phép những đại dự án khởi công ngay trong lòi rừng hay thủy điện cóc vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động, thậm chí được cấp giấy phép mới. Nếu vậy sẽ xảy ra những trận lụt lịch sử, những cột mốc tăng hơn nữa. Chúng ta phải thay đổi cách làm, phải nhận về những sai lầm trong quá khứ. Việc này thật khó thay đổi trên văn bản chỉ đạo, nghị quyết thì chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy thì không dễ. Đơn cử như mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến nhà thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn là làm từ giáng hương, hay lim, sến… Rồi tự huyễn hoặc gỗ này là nhập từ Lào, từ Miến, không phải phá rừng từ Việt Nam. Philipin là quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất Đông Nam Á. chúng ta đã học được từ bạn, họ giữ rừng già, giữ những ngọn núi cao hơn cả con ngươi của mắt họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước, con người trước sự giận dữ của thiên nhiên. Cơn bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philipin đã được giảm cấp là một ví dụ rất rò ràng. Bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu từ tư duy. Mà tư duy phải nhờ giáo dục mà có. Với cách giáo dục như hiện nay, hình thành tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn. Chúng ta hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua thử nghiệm rò ràng, đang học lại thay đổi, bổ sung, sửa chữa hay đính chính. Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lí sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không

rò ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và không nói thật. Lấy một dẫn chứng một

Thứ tự

Ví dụ


lời nói của một giáo sư nổi tiếng Richard Feynman: “Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, số môn đồ, bằng cấp, danh dự. Hãy ấn tượng vào những tấm lòng tử tế, chính trực, khiêm cung và rộng lượng. Làm sao chúng ta dạy được con cháu mình những điều tưởng đơn giản sẽ là nền móng của sự phát triển của đất nước vững chắc trong tương lai”. Tôi tin Việt Nam sẽ có rất nhiều những người trẻ tuổi thông minh, tài giỏi, đầy khát vọng, nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như đôi vợ chồng Công Vinh- Thủy Tiên. Đây là những hình ảnh mà tôi gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn, gian khổ trên đất nước. Tinh thần tương thân bác ái là bản chất truyền thống của dân tộc ta. Nếu có trách chỉ nên suy nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thực sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chí công và lòng yêu thương con người sẽ ngày càng được nhân rộng. Thưa Quốc hội, bão lụt sẽ còn chắc chắc sẽ xảy ra hàng năm như một quy luật thiên nhiên. Chính vì vậy, không thể dùng lòng tốt để khắc phục hậu quả bão lụt năm này sang năm khác. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt. Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia có sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực…

(XIV, 10, 03.11.2020)

(2.29)

Vừa qua, sự cố về môi trường của 4 tỉnh miền trung do Formosa gây ra là một bài học xương máu. Khi trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được làm rò một cách quyết liệt thì Bộ Công thương tiếp tục bổ sung quy hoạch dự án thép Cà Ná của tập đoàn Hoa Sen tại Ninh Thuận. Điều bất thường là dự án này không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt trước đó. Bất chấp sự phản đối gay gắt của dư luận, bất chấp sự lo lắng, hoang mang của người dân và bất chấp sự phản biện, cảnh báo mạnh mẽ của các chuyên gia kinh tế môi trường về nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, không chỉ ở vùng biển Ninh Thuận mà còn ảnh hưởng các vùng biển lân cận trong đó có Khánh Hòa, có Phú Yên.

Tôi đề nghị Bộ trưởng hãy trả lời thẳng, trả lời thật với cử tri cả nước những vấn đề sau:

Dù chỉ là bổ sung quy hoạch nhưng dự án đã đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ là đánh đổi môi trường. Một, vậy có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án?

Hai, có hay không việc bộ đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án.

Thứ tự

Ví dụ


Đầu tư quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư? Với tư duy khoa học của các chuyên gia kinh tế, môi trường đã nhận định và cảnh báo về dự án này. Với hậu quả của người dân vô tội của các tỉnh miền trung đang nhận lấy và với phát biểu của Bộ trưởng về vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường trong thời gian vừa qua. Đó là bất chấp việc đánh đổi hay hủy hoại môi trường là một tội ác. Vậy, việc bất chấp những phản biện khoa học, tâm huyết của các chuyên gia để cơ quan chức năng bổ sung quy hoạch dự án này có được xem là hành vi dẫn đến tội ác hay không?

(XIV, 2, S.15.11.2016, L24)

(2.30)

Đại biểu 1: Tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua. Nhưng trong báo cáo mới thấy rằng cái vi phạm của cơ quan điều tra là rất là khủng khiếp. Không thụ lí tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 86%, xử lí tin tố giác quá hạn 99,76 %, vi phạm tống đạt 100%. Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi thì tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng công an phải có một thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong cái việc này.

Đại biểu 2: Vấn đề thứ nhất Đại biểu nói là sai phạm rất là khủng khiếp. Không thụ lí tin báo tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 80%, xử lí tin tố giác quá hạn 99,7 %, vi phạm tống đạt 100%. Đại biểu công an thì đã kiểm tra lại và tôi khẳng định tất cả số liệu này là không đúng và không chính xác. Tôi đề nghị Đại biểu LBN phát biểu nói rò cái vấn đề này cho lực lượng công an. Nếu không anh em rất là phân tâm. Và báo cáo với Quốc hội là tôi đọc lại tất cả các báo cáo của Viện kiểm sát là số tin báo tố giác …87/120142; và số tin báo giải quyết quá hạn 3368/120142 (tôi chia ra được 2,8 %). Còn 100% không gửi các quyết định cho VKS thì tôi nghĩ là VKS sẽ giám sát thế nào đối với hoạt động điều tra. Đây là thông tin mà công an anh em đang rất dị sóng và tại nghị trường này tôi đề nghị Đại biểu nói rò vấn đề này để cho cử tri, nhân dân cả nước nhất là Đại biểu trong lực lượng công an được rò ý kiến.

Đại biểu 1: Nếu Đại biểu có trong tay phụ lục báo cáo số 158 đóng dấu mật… Tôi đã dựa trên cơ sở các báo cáo và tất cả tôi đã phải ngồi tính toán từng chi li từng phiếu % ở đây. Ở đây là so sánh tổng hợp số vi phạm pháp luật trong công tác tư pháp của các cơ quan hoạt động tư pháp, so sánh giữa các cơ quan kiểm sát, tòa án, công an, thi hành án,

giám định, công chứng, luật sư.

Thứ tự

Ví dụ


Đại biểu 2: Trong con số Đại biểu đưa ra không có trong phụ lục mà tôi và Đại biểu đã tìm… Đại biểu đưa ra con số bằng cách tính toán của mình. Trong 120142 cái đơn mà cơ quan tố tụng đã thụ lí có 87 đơn chưa thụ lí. Trong 87 đơn này có 82 đơn công an chưa thụ lí. Đại biểu lấy 82 chia cho 87 thành 94%. Tiếp theo đến đoạn giải quyết quá hạn 3368, trong đó công an 3360. Đại biểu lấy 3360 chia cho 3368 thành 99,7 %. Đại biểu nhầm lẫn trong tổng số. Tức là phải lấy 87 này chia cho 120142 thì mới ra tỉ lệ họ sai đến mức nào. Đại biểu so sánh trong 4 cơ quan, thì trong đó công an là sai phạm nhiều nhất. Nhưng trong bài phát biểu lại không nói thế này mà nói là kinh khủng và nói là sai rất nghiêm trọng và đề nghị Bộ trưởng phải xử lí ...Thế thì người ta hiểu sai mất rồi. Tôi thấy rất đáng tiếc. Tôi nói như vậy Đại biểu Quốc hội hiểu thêm và cử tri phải hiểu vấn đề này. Nếu không công an sai nhiều quá. Không phải đâu.

(XIV, 10, 1.11.2018)

(2.31)

Thứ nhất, giải pháp về kết nối để tăng cường thông tin giữa doanh nghiệp với các trường đại học. Bởi vì các trường đại học khi có thông tin về thị trường lao động thì họ sẽ có định hướng ngành, đặc biệt là chỉ tiêu đào tạo phù hợp với thị trường lao động.

(XIV, 2, C.16.11.2016, L2)

(2.32)

Thứ tư, trong ngành y đòi hỏi cả y lí, y thuật và y đức, có nghĩa rằng anh thái độ tốt nhưng anh phải giỏi chuyên môn thì việc này có những cán bộ y tế về y lí, y thuật cũng phải học tập liên tục rèn luyện bởi vì ngành y là ngành học suốt đời cho đến chết, nhưng cũng là ngành bất lực, đau đớn đến tột độ vì không cứu được cái chết của bệnh nhân vì mặc dù có thể tốt về đạo đức nhưng yếu kém chuyên môn cũng ảnh hưởng đến chất lượng, như vậy nó bao gồm cả y lí và y thuật chứ không chỉ y đức. Đó là hiện tượng cơ bản.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L2)

(2.33)

Từ đó nảy sinh một thực tế là người dân phấn đấu nghèo hơn để vào danh sách hộ nghèo để được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước chứ không phải phấn đấu thoát nghèo, vô hình chung đã tạo ra sự ỷ lại của người dân vào Nhà nước.

(XII, 9, C.26.03.2011, L8)

(2.34)

Vấn đề thứ nhất liên quan đến sinh mạng của dân là cao nhất, đặc biệt những lúc hiểm nghèo vớ phải phao không đủ chất lượng chúng ta sẽ tính sao đây. Chính vì vậy, đối với 8000 phao này xử lí sao cho nó không còn rủi ro với dân nữa. Đó là ưu tiên số một của chúng tôi.

(XI, 6, S.1.12.2004, L3)

Thứ tự

Ví dụ

(2.35)

Hai là trong quá trình thực tế chúng tôi phát hiện ra rất nhiều em ngồi nhầm lớp rơi vào trường hợp bị khuyết tật. Có những em không đảm bảo được điều kiện tham gia, nhưng vì có một thí điểm giáo dục hòa nhập, tránh tình trạng các cháu không hội nhập được.

(XIV, 2, C.16.11.2016, L2)

(2.36)

Vì sao có chuyện xả lũ đúng quy trình mà người dân hạ du vẫn bị bất ngờ, gây thiệt hại tài sản, mùa màng của người dân? Vấn đề này rất cần có câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước cử tri và Quốc hội.

(XIV, 10, S.3.11.2020)

(2.37)

Nên đó là vấn đề tồn tại lâu dài. Việc thay thế để làm giảm sức ép của sự tự phát và các vấn đề về mặt quy hoạch. Tuy nhiên hiện nay không để chỗ nào cũng nuôi và nuôi một cách tự phát.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.38)

Chính vì vậy, trong quy trình đã liên quan đến vấn đề các chất cấm, đã đưa vào đây rồi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.39)

Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng ba vấn đề lớn này kết hợp với việc kiểm dịch tăng cường hơn nữa. Hiện nay nuôi tôm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến từng làng, từng xã, từng hộ gia đình nếu ở cơ sở không làm tốt thì việc này cũng chịu.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.40)

Đề nghị có giải pháp gì hạn chế thấp nhất rủi ro cho người nuôi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.41)

Mặt khác, điều này thể hiện tính nghiêm túc của Bộ Văn hóa- Thông tin và Bộ Giáo dục- Đào tạo xem xét các tiêu chuẩn cần phải có.

(XI, 4, C.12.11.2003, L11)

(2.42)

Cho nên, vấn đề quản lí không những chỉ Bộ chuyên ngành mà cũng là vấn đề quản lí thị trường.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.43)

Trong chưa đồng bộ này chúng tôi muốn nói thêm không phải tất cả các con tàu chúng ta giao cho dân được vay bằng vốn ưu đãi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022