Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 26

Thứ tự

Ví dụ

(2.44)

Chúng ta bảo quản các di tích lịch sử và các cổ vật của chúng ta cũng như

bảo vệ như thế nào.

(XI, 4, C.12.11.2003, L13)

(2.45)

Vấn đề giảng viên các trường luôn được Bộ văn hóa thông tin quan tâm song đây cũng đang là vấn đề quan trọng vì rất khó khăn trong quá trình đào tạo.

(XI, 4, C.12.11.2003, L11)

(2.46)

Do đó tôi rất muốn ở đây đứng trước trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội giao cho Bộ thì hiện tượng đánh giá của các đồng chí xuống cấp nghiêm trọng, cổ vật vẫn bị mất nhiều thì Bộ đã có chủ trương như thế nào trong vấn đề bảo vệ, bảo quản di tích.

(XI, 4, C.12.11.2003, L13)

(2.47)

Với câu hỏi của Đại biểu NNT tỉnh An Giang, có 3 câu hỏi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.48)

Tương tự như hoạt động xuất bản, báo chí cũng có bộ phận chạy theo khuynh hướng thương mại hóa, thông tin sai sự thật, đưa quá nhiều tin bài phản ánh mặt tiêu cực, tin giật gân câu khách làm lộ bí mật, gây khó khăn cho công tác quản lí của các cấp, các ngành, hoặc tình trạng thông tin sai nhưng không cải chính.

(XI, 4, C.12.11.2003, L10)

(2.49)

Tập trung đầu tư xây dựng cơ bản từ 4 cơ sở sau khi sát nhập, Bộ văn hóa thông tin xác định lấy cơ sở 125 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ đã đầu tư vốn xây dựng 11 tỉ đồng và đang đầu tư các hạng mục khác với tổng vốn đầu tư là 60 tỉ đồng. Tôi muốn nói là chú ý cả cơ sở vật chất nữa.

(XI, 4, C.12.11.2003, L11)

(2.50)

Vì lượng tôm tuyệt đối cao nên lượng tôm mang bệnh tuyệt đối cũng cao.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.51)

Việc thứ ba, tuân theo nghiêm ngặt các quy trình về sinh sản cũng như định mức xuất sinh sản. Những việc này cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, trong quy trình đã liên quan đến vấn đề các chất cấm đã đưa vào đây rồi. Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng ba vấn đề lớn này và kết hợp với việc kiểm dịch và tăng cường hơn nữa. Hiện nay, nuôi tôm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến

từng làng, từng xã, từng hộ gia đình. Nếu ở cơ sở không làm tốt thì việc này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 26

Thứ tự

Ví dụ


cũng chịu. Chính vì vậy, việc tổ chức loại kiểm dịch cũng là việc quan trọng, nhưng việc này làm có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt lúc mùa vụ rộ.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

(2.52)

Theo chương trình kì họp, từ sáng hôm nay cho đến hết sáng ngày 14, Quốc hội sẽ tiến hành chương trình kì họp để nghe báo cáo kiến nghị của cử tri và giải quyết các kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L1)

(2.53)

Thực hiện lời hứa tại các kì họp trước, Bộ công thương sẽ phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản vào tháng 06/2012 nhằm thay thế Quyết định 80 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ đến đâu và đến bao giờ vấn đề này mới được trình Thủ tướng Chính phủ.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L33)

(2.54)

Cơ bản tinh thần như đồng chí Chủ tịch đã nêu về đề án tổng thể trung ương giao cho Ban chỉ đạo Chính phủ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và các chế độ phụ cấp sẽ có nghiên cứu trong tổng thể, bổ sung nghiên cứu trong lúc chưa có cải cách tiền lương đề án chưa được thông qua thì tạm thời không giải quyết thêm chế độ trợ cấp, phụ cấp do đó kiến nghị của đại biểu chúng tôi sẽ tiếp thu để quá trình xây dựng đề án chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa vào trong đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công.

(XIII, 6, S.20.11.2013, L21)

(2.55)

Nếu đại biểu lắng nghe thì đại biểu sẽ thấy tôi không khẳng định thủy điện là nguyên nhân hay thủy điện không là nguyên nhân, tôi muốn nói con người là nguyên nhân.

(XIV, 10, C.6.11.2020)

(2.56)

NTL: Tôi nghĩ rằng với những biện pháp chúng ta đã làm vừa qua chưa đủ (C). Bởi vì trong tổng kết hàng năm về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại thì Ban chỉ đạo 127 Trung ương vẫn thừa nhận rằng ở chỗ này, chỗ kia phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa đồng bộ (D).

(XIII, 4, S.12.11.2012, L25)

(2.57)

Vấn đề thứ hai, nước ta là một nước được xác định là nước xuất khẩu gạo

đứng đầu thế giới (D1). Tuy nhiên, sản phẩm gạo Việt Nam giá rất thấp so

Thứ tự

Ví dụ


với thị trường khu vực và trên thế giới (D2-c2). Nguyên nhân ở đây là do hạt gạo Việt Nam chưa có thương hiệu (d2). Xin hỏi, Bộ trưởng cho biết thời gian qua, ngành công thương đã làm gì cho vấn đề này (C)?

(XIII, 4, S.12.11.2012, L.8)

(2.58)

Trước đây, nếu nói doanh nghiệp nhà nước và các dự án kinh tế đầu tư từ nguồn đầu tư công là nắm đấm thép (D1) thì nay, sự đắp chiếu của các dự án này và nợ công tăng cao đã trở thành nắm đấm thép hướng tới sự lo lắng, bất an của người dân (C1= D2). Một đứa trẻ vừa mới sinh ra cũng không tránh khỏi lo lắng này (D2’). Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, đảm bảo quy trình theo pháp luật (D3) nhưng yếu tố "người nhà", "giọt máu đào hơn ao nước lã" là yếu tố quyết định (D3’). Tiến độ thực hiện thì phải hết sức thần tốc (D4). Pháp luật nghiêm minh, chính sách công khai, thông tin quy trình minh bạch (D5) nhưng con đường tìm đến công lí của người dân vẫn còn một khoảng cách khá xa (D5’). biết những hạn chế sai phạm tồn tại từ trước kéo dài đến nay (D6) nhưng tinh thần của một Chính phủ kiến tạo và sự chỉ đạo của một bộ máy hành pháp là xuyên suốt (D6’). Vậy thì, với trách nhiệm của một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân (C6= D7), xin hỏi Chính phủ đặt tâm thế của mình vào đâu để hành động (C), vào lợi ích của người dân (D8= C7’) hay vào ai mà cho đến nay những tiêu cực, sai phạm về kỷ cương phép nước, thực trạng khó khăn đời sống của người dân vẫn không giảm có dấu hiệu phức tạp hơn, gây mệt mỏi cho nhân dân (D8’= C7’’). Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không (C8)? Nếu còn cần đến niềm tin của người dân (D9) thì trừ việc ban hành những văn bản chỉ đạo hỏa tốc (R9) thì Chính phủ cần phải có những giải pháp căn cơ để làm chìa khóa mở những từ khóa như "đúng quy trình bổ nhiệm, phân cấp, giải cứu" đang dần khép lại niềm tin của người dân (C9).

(XIV, 3, C.15.06.2017, L20)

(2.59)

Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng là tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao?… Thế những tấm pin đó sẽ xử lí vào đâu dùng vào đâu? Đưa lên mặt trăng hay là dùng để tiếp tục làm món bò một nắng?

(XIV, 10, C.05.11.2020)

(3.1)

NH: Hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thái Bình, có tình

trạng nông dân không thiết tha với đất lúa, do hiệu quả cây lúa mang lại

Thứ tự

Ví dụ


không cao. Năm 2014 Chính phủ quyết định chi hơn 470 tỉ đồng để thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất lúa. Vậy tiêu chí như thế nào thì được Chính phủ hỗ trợ. Thái Bình có phải là tỉnh phải bảo vệ và phát triển đất lúa hay không?

(XIII, 9, S11.06.2015, L15)

(3.2)

Thưa Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42 về quản lí đất lúa, trong đó chúng ta đưa ra những chính sách để ngăn cản việc chuyển đổi một cách quá dễ dãi đất lúa sang những mục đích khác, đặc biệt là các mục đích phi nông nghiệp, như là làm các khu đô thị, xây dựng khu dân cư v.v... vui chơi giải trí, sân golf. Nhờ có Nghị định số 35 đó thì mỗi năm chuyển 50 nghìn hecta đất lúa sang việc khác, đến nay giảm xuống chỉ còn 10 đến 15 nghìn hecta/năm, đó là một thành công. Đối với tôi, đất lúa là di sản của dân tộc. Đất nước chúng ta không còn đất lúa để mở mang nữa. Chúng ta chỉ có vậy thôi, mãi mãi muôn đời, đây là nguồn sống, chúng ta phải bảo vệ. Nhưng không phải bảo vệ bằng cách để nông dân phải gắn với cây lúa như tôi đã báo cáo không thể có thu nhập cao hơn. Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng lúa. Trước đây, theo Nghị định 35 hỗ trợ trực tiếp, bây giờ Chính phủ sửa lại là tiền đó hỗ trợ chuyển giao cho chính quyền các cấp để xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng để hỗ trợ cho nông dân nhưng không chia cho mỗi hộ vài trăm ngàn, thậm chí vài chục ngàn nữa mà hỗ trợ thông qua các cấp chính quyền. Để tạo điều kiện cho nông dân giữ đất lúa, có thu nhập cao hơn khi có cơ hội sản xuất.

Trong Nghị định số 42 (sửa đổi) cũng đã đưa ra những cơ chế. Bộ nông nghiệp cũng ban hành một thông tư nói rất rò rằng giữ đất lúa, nhưng có thể trồng các loại cây trồng khác mà nông dân có thể có thu nhập cao hơn. Tôi về Hưng Yên thấy bà con nông dân trồng chuối có thu nhập thay vì trồng lúa có 50, 60 triệu đồng. Tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp và khi cần chúng ta vẫn trồng lúa được. Thậm chí bà con ở Ninh Thuận trồng thanh long, tất nhiên bây giờ giá thanh long rất thấp nhưng cũng đã có những lúc thanh long giá cao, có người thu hoạch tới 1 tỉ đồng/hec ta. Chúng ta hoàn toàn tạo điều kiện cho nhân dân.

(XIII, 9, S11.06.2015, L20)

(3.3)

Tôi xin hỏi lại. Câu hỏi này Đại biểu Hoàn đã hỏi. Nhưng Bộ trưởng trả lời chưa rò. Tôi xin hỏi là theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho 9 địa phương trong năm 2014 để bảo vệ và phát triển đất lúa là 470

tỉ 880 triệu đồng. Nhưng Thái Bình là một tỉnh chủ yếu đất lúa thì không

Thứ tự

Ví dụ


được hỗ trợ. Xin hỏi căn cứ vào đâu, vào tiêu chí nào để Chính phủ hỗ trợ cho các địa phương để bảo vệ và phát triển đất lúa.

(XIII, 9, S11.06.2015, L30)

(3.4)

Về chính sách hỗ trợ đất lúa, vì sao Thái Bình không được nhận, có lẽ việc này có trục trặc trong chuyển dịch về tài chính chứ còn trong nghị định của Chính phủ cứ mỗi 1 ha được hỗ trợ 1 triệu đồng và thông qua chính quyền thì 500.000 hỗ trợ trực tiếp cho hộ, đấy là theo Nghị định 42. Còn theo Nghị định 35 mới thông qua thì toàn bộ sẽ chuyển giao cho chính quyền để đầu tư cơ sở hạ tầng v.v... hỗ trợ trồng lúa. Tất cả những nơi nào có đất lúa đều được hỗ trợ. Việc này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại với các đồng chí bên Bộ tài chính để chuyển giao cho Thái Bình.

(XIII, 9, S11.06.2015, L35)

(3.5)

Thứ hai, với trách nhiệm quản lí và phát triển thị trường hàng hóa trong nước. Xin Bộ trưởng cho cử tri biết đã có chương trình kế hoạch gì, nhất là đến khi nào việc nghiên cứu và sản xuất hàng hóa trong nước được phát triển để hàng hóa trong nước chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tôi nghĩ rằng đó cũng chính là những giải pháp phải chống.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L21)

(3.6)

Thứ hai, vấn đề sản xuất gạch nung thủ công, tôi xin hỏi Bộ trưởng, hiện nay cả nước còn bao nhiêu làng nghề sản xuất gạch nung thủ công và có bao nhiêu lao động nghèo đang lao động trên lĩnh vực này?

(XIII, 4, C.12.11.2012, L15)

(3.7)

Xin đề nghị Bộ trưởng nói rò phần này hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L15)

(3.8)

Câu hỏi thứ hai, những năm qua công tác dự báo thời tiết đã có nhiều cố gắng, tiến bộ, chúng tôi biết đây là một lĩnh vực rất khó và phức tạp để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai đem đến, đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để nâng cao chất lượng của việc dự báo thời tiết trong thời gian tới…

(XII, 4, S11.11.2008, L4)

(3.9)

Đề nghị Bộ trưởng vui lòng cho biết bao giờ có thể công bố chuẩn nghèo mới để chúng ta thực hiện?

(XII, 5, S.11.06.2009, L17)

(3.10)

Tôi muốn nêu vấn đề để Bộ trưởng bàn thêm với Quốc hội. Trong những vấn

đề khó chung đó thì có khó gì về quản lí nhà nước cần Quốc hội tham gia.

Thứ tự

Ví dụ


Những hoạch định về chính sách và những luật lệ mà Quốc hội ban hành, có chuyện gì mà trong điều kiện phát triển thị trường lao động này không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh để Quốc hội chia sẻ, góp sức thêm cho Chính phủ để khắc phục tình trạng quản lí lao động như hiện nay.

(XII, 5, S.11.06.2009, L12)

(3.11)

Vậy xin phép được hỏi đồng chí Bộ trưởng kết quả thực hiện đến đâu, có thể khẩn trương hơn nữa để ban hành sớm được không?

(XII, 5, S.11.06.2009, L7)

(3.12)

Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ định sử dụng phương tiện to lớn này để dạy ai, ai dạy, dạy gì và dạy xong thì giúp nông dân thu được hiệu quả gì? Tôi kiến nghị Bộ trưởng không nên xé lẻ dự án này ra mà nên tập trung chỉ dạy cho thanh niên nông thôn nhằm vào ba mục tiêu sau khi được học nghề như sau:

Một là, chuyển vào các khu công nghiệp công nghệ cao khi các doanh nghiệp đã tích tụ được ruộng đất.

Hai là, chuyển vào làm công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ba là, đưa đi xuất khẩu lao động với những thanh niên nông thôn đã được chuẩn bị tốt về nghiệp vụ, về ngoại ngữ. Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng, cảm ơn Quốc hội.

(XII, 5, S.11.06.2009, L11)

(3.13)

Tôi muốn hỏi Bộ trưởng là: Bộ trưởng có cam kết là bằng tất cả nỗ lực của mình sẽ tìm cho ra thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường, dù đó là một doanh nghiệp có bao nhiêu huân chương đi nữa hoặc Nhà nước sẽ đứng ra thay mặt cho những doanh nghiệp đấy để đền bù cho người dân, trả lại sự công bằng cho người dân mà hàng ngày, hàng giờ đang gánh chịu ô nhiễm hay không?

(XI, 10, C.24.11.2006, L3)

(3.14)

Nhiều nội dung trong trả lời của bộ tại Văn bản 10.635 ngày 5/11/2012 chưa thật thuyết phục, do đó tôi xin gửi đến Bộ trưởng một câu hỏi cho hai vấn đề là nguyên nhân gây cháy xe ô tô, mô tô và vấn đề an toàn đập thủy điện, nhưng xin lấy dẫn chứng một vấn đề đó là an toàn đập thủy điện để minh họa cho câu hỏi của tôi. Bởi vì sau sự kiện Sông Tranh 2 là Đắkrông 3 vỡ đã gây ra sự lo lắng của cử tri cả nước. Bản báo cáo cho biết cho đến tháng 10/2012 bộ mới hoàn thành kiểm định 22 trong số 66 đập đến kì kiểm định, đạt 33,3%, còn 44 đập, bằng 66,7% chưa được kiểm định, các lí do

đưa ra đều thiếu thuyết phục.

Thứ tự

Ví dụ


Lí do thứ nhất, Nghị định 72 ban hành chậm, đến tháng 5/2007 là ban hành cách đây 5 năm, là thành viên của Chính phủ tôi nghĩ Bộ trưởng cũng có trách nhiệm, mặc dù Bộ công thương không phải là cơ quan chủ trì soạn thảo.

Lí do thứ hai, do ít đơn vị kiểm định đủ điều kiện của pháp luật, trong khi thời gian kiểm định 1 đập cần 5 đến 6 tháng cũng không thuyết phục. Theo báo cáo nói trên hiện chúng ta có 19 đơn vị kiểm định có đủ điều kiện của pháp luật, từ khi có Nghị định 72 đến nay đã 5 năm, như vậy làm phép tính đơn giản 19 đơn vị với năng suất 50% dành cho lĩnh vực điện, còn 50% nữa dành cho lĩnh vực thủy điện thì nhân với 5 năm có khả năng kiểm định được 95 đập cho lĩnh vực thủy điện. So với tổng số 66 tôi nghĩ chắc chắn là không phải thuyết phục rồi.

Thứ ba, do chế tài nhẹ, thiếu sức răn đe, kinh phí khó khăn, chủ đập chần chừ không chịu thực hiện, không kiểm định mà cho vận hành đập không khác nào xe ô tô không kiểm định mà cho lưu hành, khi sự cố xảy ra thì ai chịu trách nhiệm. Từ tâm tư đó đa số những người tiếp cận vấn đề này đều cho rằng sự thiếu thuyết phục của các lí do trên đây cho thấy Bộ chưa làm tròn trách nhiệm quản lí nhà nước về an toàn đập theo Nghị định 72 của Chính phủ và chưa thực sự đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân ở trong vùng ảnh hưởng nếu đập có sự cố bị vỡ. Phải chăng lí do chính là vì các nhà máy thủy điện là con đẻ của bộ nên nếu mình xử nó hóa ra mình lại cầm dao chặt vào tay mình à? Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình về ý kiến trên. Xin cám ơn Bộ trưởng.

(XIII, 4, C. 12. 11. 2012, L12)

(3.15)

Như vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích cực xúc tiến vấn đề và tạo thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam thì Bộ công thương phải làm gì chứ không phải chúng ta cứ nói đợi cái này, đợi cái kia. Biết đến bao giờ thì hạt gạo Việt Nam mới có được thương hiệu?

(XIII, 4, S.12.11.2012, L14)

(3.16)

Vấn đề thứ ba, tôi hết sức ngỡ ngàng, bàng hoàng, xúc động thật sự khi cầm trên tay Báo cáo giải trình của Bộ trưởng. Bởi vì tôi nghĩ đây là không đúng tài năng và phẩm chất của Bộ trưởng được nhân dân tín nhiệm, khẳng định Bộ trưởng là một người như thế. Không đúng ở chỗ Bộ

trưởng rất tâm huyết, Bộ trưởng rất tài năng, nhưng tại sao có một câu trả

Thứ tự

Ví dụ


lời tại trang 14 bảo rằng việc thương binh, bệnh binh và mất sức lao động không được hưởng 2 chế độ. Bộ trưởng trả lời từ hồi làm Bộ trưởng làm Bộ trưởng đến bây giờ là mấy năm rồi, cách đây 2-3 nhiệm kì đã nói vấn đề này rồi, ai không biết việc là ở trong Pháp lệnh ưu đãi người có công làm gì nói chuyện mất sức lao động mà trong này lại nói. Làm như đại biểu không hiểu hay sao mà nói như thế này. Cho nên tôi nghĩ Bộ trưởng cũng đã hứa, đã hẹn rồi, đến hôm nay Bộ trưởng có nói với tôi rằng trước quốc dân, đồng bào là đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để cho đối tượng này được hưởng cả hai chế độ một cách hợp lí. Nhưng hôm nay cũng chưa thấy đâu cả mà lại giải thích như thế này tôi thấy thất vọng quá.

(XII, 5, S.11.06.2009 L27)

(3.17)

Câu thứ hai, về vấn đề chính sách đối với các đối tượng là thương binh, liệt sĩ thì ở địa phương hiện nay thực hiện rất tốt, nhưng tôi chỉ đề xuất những ý như thế này xem thử là Bộ trưởng xem xét sắp đến tham mưu cho Chính phủ như thế nào. Đó là đối với các loại thương binh thì lâu nay chấp hành nghĩa vụ ở địa phương, các khoản đóng góp thương binh 1/4; 2/4 thì được miễn giảm. Còn thương binh 3/4 thì lâu nay vẫn đóng bình thường như những công dân khác. Nhưng đặt trường hợp thương binh mà bây giờ tuổi đã cao có những thương binh 3/4 hiện nay trên 80 theo kiến nghị của cử tri và qua tiếp xúc cử tri thì đối với thương binh 3/4 ở tuổi 60 - 65 trở lên có thể xem xét giảm ở các khoản đóng góp ở địa phương không?

(XII, 5, S.11.06.2009, L15)

(3.18)

NH: Thưa Bộ trưởng, tôi xin đề nghị Bộ trưởng trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất là trách nhiệm của Bộ trưởng đã tham mưu cho Chính phủ để tổ chức triển khai Điều 62 Luật Công nghệ thông tin như thế nào hay mới chỉ tập trung một số ngành như tài chính, thuế, hải quan và một phần cho công an để xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, còn các bộ, ngành khác và các địa phương khác vẫn chưa được quan tâm bố trí. Vì sao cho đến hôm nay, Quốc hội xem xét thông qua dự toán ngân sách năm 2018 vẫn chưa có mục lục ngân sách chi cho riêng về công nghệ thông tin.

Câu thứ hai, trong thời gian tới Bộ trưởng cần tăng cường trách nhiệm của mình như thế nào để chấp hành đúng Luật Công nghệ thông tin, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương và

tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sớm có thói quen thực hiện dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022