Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 5


1.2. Hướng tiếp cận của đề tài

Huyền thoại có lịch sử nghiên cứu từ lâu đời. Từ thời cổ đại, các nhà triết học đã cắt nghĩa huyền thoại một cách ẩn dụ. Aristotle đã giải thích huyền thoại như một loại ngụ ngôn. Đến nửa sau thế kỉ XIX, các khoa học chuyên ngành mới đề xuất những lí thuyết thực sự khoa học về huyền thoại như lí thuyết của nhân học, cấu trúc học, tâm lí học…

Huyền thoại học (mythology) là ngành khoa học nghiên cứu về huyền thoại. Huyền thoại học có cội nguồn từ sự tìm hiểu của khoa dân tộc học đối với những tài liệu huyền thoại của các dân tộc trên thế giới. Sang thế kỷ XX, nhiều trường phái nghiên cứu về huyền thoại với nhiều lí thuyết khác nhau. Giữa huyền thoại và văn học có mối liên quan đặc biệt vì đều “tái hiện những quan niệm chung nhất trong một hình thức cụ thể - cảm tính” (Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh, 2007, tr.5) nên huyền thoại và văn học không chỉ có quan hệ nguồn gốc mà còn có quan hệ qua lại với nhau trong các giai đoạn phát triển sau này. Nhà nghiên cứu N.Frye đã có khuynh hướng đem văn học và huyền thoại hòa quyện với nhau: “Ông hướng việc tìm kiếm căn rễ của sáng tác văn học vào các mô hình nghi lễ - huyền thoại, hơn nữa ông cho rằng văn học không chỉ có cái căn rễ mà còn có cái bản chất bên trong, cái cơ sở của trí tưởng tượng nghệ thuật trong nghi lễ - huyền thoại” (Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh, 2007, tr.14). Phê bình huyền thoại là “nhấn mạnh tính phổ quát của huyền thoại trong toàn bộ hoạt động sáng tạo văn chương” (Đào Ngọc Chương, 2009, tr.67). Phê bình huyền thoại là “sự hội tụ của nhiều phương pháp và hình thức tra cứu về những mối quan hệ phức tạp giữa văn học với huyền thoại” (Đào Ngọc Chương, 2009, tr.66).

Xu hướng tìm hiểu các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học là một xu thế mới mẻ nhưng đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu văn học những năm gần đây. Vì thế chúng tôi tiến hành lựa chọn, phân tích các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại trên cơ sở ứng dụng chủ yếu một số lí thuyết về huyền thoại. Các lí thuyết tiêu biểu mà chúng tôi vận dụng bao gồm: lí thuyết cấu trúc, lí thuyết nhân học, lí thuyết phân tâm học, lí thuyết thi pháp học... Chúng tôi không trình bày, vận dụng lí thuyết và kết quả nghiên cứu của toàn bộ các lí thuyết đã đề cập. Chúng


tôi chỉ tập trung trình bày và vận dụng những nội dung mà các lí thuyết đó bàn về vấn đề huyền thoại. Chúng tôi vận dụng lí thuyết của chủ nghĩa cấu trúc (đặc biệt là quan niệm về cấu trúc thần thoại của C.L.Strauss); lí thuyết nhân học (đặc biệt là quan niệm vạn vật hữu linh của E.B.Tylor) để nhận diện và phân tích các đặc điểm của tư duy, nghệ thuật của huyền thoại và sự hiện diện của huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại. Chúng tôi vận dụng lí thuyết phân tâm học (đặc biệt là quan niệm của C.G.Jung) để nghiên cứu về cổ mẫu, về sự trải nghiệm cảm xúc trong truyền kì Việt Nam thời trung đại. Chúng tôi đã sử dụng các khái niệm của lí thuyết thi pháp học để phân tách các yếu tố trong huyền thoại, trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa thời trung đại. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo và ứng dụng lí thuyết triết học, lí thuyết biểu trưng, lí thuyết nghi lễ… để có thể nhìn nhận đa chiều hơn về vấn đề huyền thoại và huyền thoại trong tác phẩm văn học.

1.2.1. Lí thuyết cấu trúc

Khi nghiên cứu về huyền thoại, chủ nghĩa cấu trúc thường chú trọng mối quan hệ bên trong của các yếu tố huyền thoại để tạo nên một chỉnh thể hàm chứa các yếu tố đó. Chủ nghĩa cấu trúc bao gồm kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu như

G. Dumézil, C.S. Littleton, I.U. Lotman, E. Cassirer, C.L. Strauss, V.V. Ivanov, V.N. Toporov, J.P. Sartre, R. Barthes, A.J Greimas., E. Stanner, V.Ia. Propp, C. Bremond

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

… Mỗi nhà nghiên cứu thể hiện một góc nhìn khác nhau về cấu trúc huyền thoại. Trong đó, nhà nghiên cứu C.L.Strauss là một trong số những nhà nghiên cứu có đóng góp lớn nhất cho chủ nghĩa cấu trúc:

Sự phát triển của chủ nghĩa cấu trúc và sự quảng bá nó hiện nay là nhờ uy tín của Lévi Strauss. Các công trình của ông trong lĩnh vực dân tộc học, đặc biệt các nghiên cứu của thổ dân da đỏ châu Mỹ đã được đông đảo giới khoa học thừa nhận (Meletinsky, 2004, tr.90).

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 5

C.L.Strauss khẳng định “huyền thoại trước hết là lĩnh vực của các thao tác vô thức logic, là công cụ logic để giải quyết các mâu thuẫn” (Meletinsky, 2004, tr.96). Chính vì vậy, các yếu tố huyền thoại vừa mang tính đồng đại vừa mang tính lịch đại. Ngoài ra, cấu trúc của huyền thoại không thay đổi, chỉ có các thông báo của huyền thoại mới thay đổi. Cơ sở của cấu trúc huyền thoại chính là các đối lập nhị phân sinh


ra từ logic nhị phân. Sự biểu hiện của các cặp đôi đối lập là hằng số tư duy của con người hoang dã, là bản thể tinh thần của con người và thế giới. Các cặp đối lập nhị phân chính là sự phân chia sự vật, hiện tượng thành các cực đối lập. Người nguyên thủy nhận xét thế giới trước hết bằng các cặp đối lập trời/ đất, đực/ cái… Các yếu tố của các cặp đối lập này có thể được thay thế bằng các yếu tố khác tương đương hoặc ở các cấp độ khác nhau tạo thành một mạng lưới huyền thoại phong phú và năng động. Các cặp đối lập nhị phân này là kết quả của sự cấu trúc lại thế giới trong tâm tưởng của con người. Các nhà nghiên cứu V.V. Ivanov và V.N Toporov tán thành quan điểm của C.L.Strauss, mở rộng lí thuyết cấu trúc huyền thoại bằng cách gắn nhãn tích cực/ tiêu cực cho các mặt đối lập. Tiêu biểu nhất là việc gắn nhãn tích cực/ tiêu cực cho sự đối lập sống/ chết; may/rủi; nóng/ lạnh; cao/ thấp; bầu trời/ mặt đất; mặt đất/ địa ngục; lửa/ nước… Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Ngân đã vận dụng quan điểm logic nhị phân vào việc nghiên cứu truyện cổ tích:

Trong truyện cổ tích tồn tại hàng trăm cặp không gian đối lập phân đôi: không gian tĩnh và động, không gian kết nối và đứt quãng, không gian xa và gần, không gian chật và rộng, không gian tối và sáng… Từ sự phân đôi trong mô hình không gian, như đã nói, các phạm trù phi không gian trong đó cũng sẽ bị phân hóa tương tự. Truyện cổ tích vì vậy luôn chứa đựng sự phân đôi trong các phạm trù đạo đức, tôn giáo… Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, cao cả và thấp hèn, thiêng liêng và phàm tục, giàu và nghèo, cai trị và bị trị, thông minh và ngu ngốc… (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2017, tr.65, 66).

Trong Thi pháp của huyền thoại, nhà nghiên cứu E.M.Meletinsky cũng tán thành quan niệm của C.L.Strauss:

Logic huyền thoại sử dụng rộng rãi các đối lập nhị phân (cặp đôi) những phẩm chất cảm xúc, đồng thời qua đó khắc phục tính “liên tục” của tri giác về thế giới xung quanh bằng cách tách các “khuôn hình” riêng rẽ có dấu hiệu mâu thuẫn. Những sự tương phản này ngày càng được ngữ nghĩa hóa và tư tưởng hóa để trở thành những phương tiện khác nhau thể hiện những tương phản chủ yếu kiểu cuộc sống/ cái chết… (Meletinsky, 2004, tr.219).

Sau khi đã tạo nên hệ thống các đối lập nhị phân, tư duy huyền thoại giải quyết mâu thuẫn, đối lập của các yếu tố trong từng cặp đối lập nhị phân này bằng cách thiết


lập một con đường trung gian. Điều này có nghĩa là từ cặp đối lập, họ tìm ra yếu tố trung gian xen vào giữa để tạo nên sự cân bằng. Điều này khẳng định mong muốn khắc phục, hòa giải sự tương phản giữa các yếu tố của cặp đối lập. Nhà nghiên cứu C.L.Strauss đã đưa ra nhiều yếu tố trung gian như nước (trung gian giữa bầu trời và mặt đất), các nghi thức tang lễ và trang điểm (trung gian giữa người sống và người chết), bệnh tật (trung gian giữa cuộc sống và cái chết)…

1.2.2. Lí thuyết nhân học

Trường phái nhân loại học bao gồm nhiều nhà nghiên cứu như E.B.Tylor, L.H.Morgan, F.Boas, R.Benedict… Các nhà nghiên cứu này đã đưa ra các lí thuyết khác nhau về dân tộc, xã hội và văn hóa. Trong đó, nhà nghiên cứu E.B.Tylor đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về con người hoang dã, văn hóa cổ đại.

Một trong những công trình tiêu biểu nhất của E.B.Tylor là Văn hóa nguyên thủy (1871). Công trình này chủ yếu đề cập đến huyền thoại, thuyết vật linh, nghi thức và nghi lễ. Trong đó, quan trọng nhất là thuyết vật linh. Theo ông, người nguyên thủy tin rằng tất cả các vật trên thế gian này - từ con người, các động vật khác, thực vật và các vật vô tri vô giác - đều có linh hồn. Quan niệm này chi phối mạnh mẽ đến cách nhìn thế giới của người đời sau. Quan niệm vạn vật hữu linh là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các huyền thoại “nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu của việc biến những sự kiện thuộc kinh nghiệm hằng ngày thành huyền thoại là lòng tin vào sinh khí của toàn bộ tự nhiên – lòng tin này đã đạt tới điểm cao nhất ở sự nhân cách hóa nó” (Tylor, 2019, tr.339, 340).

Linh hồn là một hình ảnh phi vật chất của con người, về bản chất nó giống như hơi, không khí hay bóng đen. Người nguyên thủy tin rằng linh hồn có ở tất cả mọi đối tượng, linh hồn luôn tồn tại trong mỗi con người. Trạng thái ngủ, bệnh tật, chết… là do linh hồn đi vắng. Quan niệm vạn vật hữu linh đã sinh ra một yếu tố đặc biệt, đó là ma – linh hồn của con người sau khi con người đã chết. Linh hồn này mặc dù không được thể xác chứa đựng nữa nhưng vẫn giữ được dáng dấp của thể xác. Nó cũng có thể ở lại trong mộ người chết, đi phiêu diêu trên mặt đất, bay trên không hay tới nơi cư trú thật sự của nó ở chốn âm phủ… Người nguyên thủy cũng tin rằng linh hồn có thể di chuyển đến mọi thân xác khác nhau của con người cũng như các loài khác. Nhà


nghiên cứu E.M.Meletinsky khẳng định: quan niệm của E.B.Tylor đã tạo nên hệ thống nghiên cứu quan trọng nhất về vấn đề huyền thoại:

Tư tưởng của huyền thoại tập trung vào những vấn đề “siêu hình” như bí ẩn của sự sống và cái chết, số phận… mà rò ràng là ngoại vi đối với khoa học và cách giải thích thuần logic về những vấn đề đó không phải lúc nào cũng làm con người thỏa mãn, thậm chí cả trong xã hội hiện đại (Meletinsky, 2004, tr.219).

Đặc biệt, với niềm tin vững chắc và cực kỳ nghiêm túc, người nguyên thủy coi các vật thể - mà chúng ta tưởng chừng chúng vô tri vô giác - là sự sống có hồn như chính con người. Từ đó, quan niệm này dẫn đến bái vật giáo, sự thờ cúng ngẫu tượng

– tôn thờ những linh hồn hiện thân ở các vật thể hoặc có liên hệ với chúng.

1.2.3. Lí thuyết phân tâm học

Cổ mẫu là thuật ngữ có nguồn gốc từ ngành phân tâm học, cụ thể là tâm lí học của C.G.Jung. Nhà nghiên cứu này gọi đó là “archetype” và cho rằng “archetype” là “những yếu tố tâm thần không thể cắt nghĩa được bằng một sự việc xảy ra trong đời sống cá nhân, nó hình như bẩm sinh đã có, có từ nguyên thủy, nó là một thành phần trong gia tài tinh thần của nhân loại” (Jung, 2007, tr.96).

Theo Từ điển văn học, cổ mẫu là:

khái niệm dùng để chỉ những mẫu của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại, vô thức tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân (Nhiều tác giả, 2005, tr.972).

Cổ mẫu thuộc thế giới vô thức tập thể. Thuật ngữ vô thức tập thể là của nhà nghiên cứu C.G.Jung nhưng nó liên quan đến quan niệm về vô thức cá nhân của S.Freud. Nhà tâm lí học S.Freud cho rằng tâm thức con người có thể chia làm ba thành phần: vô thức, tiềm thức, ý thức. Các yếu tố vô thức, đặc biệt là bản năng tính dục luôn bị đạo đức xã hội ức chế. Vô thức sẽ tìm cách bộc lộ bằng nhiều biểu hiện khác nhau, đặc biệt là các giấc mơ và các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ. C.G.Jung cho rằng con người không chỉ có vô thức cá nhân mà còn có vô thức tập thể. Vô thức tập thể là kinh nghiệm tâm linh của nhân loại. Cũng như bản năng, vô thức tập thể của tư tưởng loài người có tính cách di truyền - con người mới sinh ra đã có. Vô thức


tập thể cũng chi phối mạnh mẽ giấc mơ, quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Thế giới kinh nghiệm tâm linh của nhân loại đã được cụ thể hóa, hình ảnh hóa bằng cổ mẫu. Đó là những biểu tượng nguyên sơ nhất của loài người.

Cổ mẫu trước hết là những biểu tượng. Bởi vì cổ mẫu mang tính chất tượng trưng. Tuy nhiên, không phải biểu tượng nào cũng là cổ mẫu. Cổ mẫu mang đặc điểm siêu không gian và thời gian. Cổ mẫu là những yếu tố tinh thần khởi đầu, di truyền, chi phối hành vi, thói quen của con người. Những yếu tố này lặp đi lặp lại bất chấp không gian, thời gian, con người. Cổ mẫu là những biểu tượng mang tính chất khởi đầu, bền vững, phổ quát.

Cổ mẫu và huyền thoại có sự tương đồng và khác biệt. Cổ mẫu và huyền thoại chung nguồn gốc, chung đặc điểm: mang tính trội của yếu tố cảm xúc. Siêu tượng (cổ mẫu):

vừa là hình ảnh, vừa là xúc động. Người ta chỉ có thể nói đến siêu tượng khi nào hai khía cạnh đó cùng xuất hiện một lúc. Khi nào chỉ có hình ảnh thì siêu tượng chỉ tương đương với một sự tả cảnh không có âm vang gì. Nhưng khi siêu tượng chứa chất xúc động tâm tình thì hình ảnh trở nên huyền nhiệm (Jung, 2007, tr.142).

Con người nguyên thủy cũng không tư duy với huyền thoại mà họ tin, trải nghiệm huyền thoại. Tuy nhiên, theo Jung, số lượng các cổ mẫu là có hạn còn các biểu trưng, mô típ huyền thoại thì phong phú vô cùng. Như vậy, cổ mẫu là các cấu trúc hình tượng của vô thức còn huyền thoại đã hiện thực hóa cổ mẫu thành những hình thức cụ thể, phong phú, đa dạng. Nói cách khác, vô thức tập thể được thể hiện ra bằng cổ mẫu và cổ mẫu tồn tại trong huyền thoại.

Bên cạnh lí thuyết cấu trúc, lí thuyết nhân học, lí thuyết phân tâm học; chúng tôi còn vận dụng lí thuyết nghi lễ, lí thuyết xã hội học, lí thuyết về biểu tượng... để nghiên cứu vấn đề huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại.

1.2.4. Lí thuyết thi pháp học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2011, tr.304). Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: thi pháp học đại cương, thi pháp học chuyên


biệt, thi pháp học lịch sử. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử (trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam), thi pháp học đã trải qua hai giai đoạn phát triển: truyền thống và hiện đại. Thi pháp học truyền thống có các lí thuyết tiêu biểu như lí thuyết của Aristotle ở phương Tây, Lưu Hiệp của phương Đông… Thi pháp học hiện đại có các lí thuyết của A.N. Vêxêlôpxki, M. Bakhtin.…

Các từ tiếng Việt “thần thoại”, “huyền thoại” tương ứng với các từ trong một số tiếng nước ngoài như “mythe” (Pháp), “myth” (Anh), “myf” (Nga)… Các từ này có nguồn gốc từ “mythos” – một từ của ngôn ngữ cổ Hi Lạp. “Mythos” ban đầu có nghĩa là lời nói, câu chuyện; dần dần được dùng để chỉ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Mặc dù xung quanh thuật ngữ huyền thoại có nhiều quan niệm khác nhau, huyền thoại chủ yếu vẫn được xem như là những câu chuyện khởi nguyên kể về những sự vật, hiện tượng đầu tiên của vũ trụ. Huyền thoại là tiền sử của văn học; văn học đã kế thừa, sử dụng các thành tố của huyền thoại. Huyền thoại và văn học vừa có quan hệ nguồn gốc vừa có quan hệ tương đồng, khác biệt. Huyền thoại và văn học tương đồng ở chỗ đều là loại hình sáng tác nghệ thuật bằng ngôn từ, sử dụng phương thức khái quát hóa cụ thể, cảm tính. Tuy nhiên, huyền thoại và văn học nảy sinh, phát triển trên cơ sở lịch sử, văn hóa, xã hội khác nhau nên khi một thành tố di chuyển từ hệ thống huyền thoại sang hệ thống văn học, nó có thể sẽ được biến đổi cho phù hợp với hệ thống mới. Ngành nghiên cứu văn học vốn có lịch sử lâu đời trong khi những lí thuyết khoa học về huyền thoại chỉ thực sự xuất hiện từ nửa sau thế kỉ XIX. Xuất phát từ những lí do đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những thuật ngữ của ngành nghiên cứu văn học để nghiên cứu về huyền thoại. Tiêu biểu nhất trong số các thuật ngữ đó là các thuật ngữ của thi pháp như: cốt truyện, mô típ, nhân vật, không gian, thời gian… Các khái niệm thi pháp dùng để nghiên cứu huyền thoại có nguồn gốc từ các khái niệm thi pháp trong nghiên cứu văn học. Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, trong bài viết Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học (sách Huyền thoại và văn học), huyền thoại và văn học là hai hệ thống có mối quan hệ nguồn gốc và tương đồng nên có thể sử dụng các thuật ngữ thi pháp của văn học để nghiên cứu huyền thoại “Khái niệm thi pháp huyền thoại được dùng ở đây bên cạnh nghĩa chung với khái niệm thi pháp trong văn học nghệ thuật


đích thực, còn bao hàm nghĩa thi pháp của huyền thoại dưới cái nhìn huyền thoại như là tiền sử của văn học” (Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh, 2007, tr.5). Nhà nghiên cứu E.W. Count đồng nhất huyền thoại và văn học - cả hai đều thiên về mô tả cùng một “ngữ pháp huyền thoại”. Ông đề nghị lấy mô típ, đề tài, hình vị (với tư cách là nhân vật, hình tượng) làm phạm trù để tạo nên “văn phạm huyền thoại”. Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, nhà nghiên cứu E.M.Meletinsky đã dành phần 2 để nghiên cứu về những hình thức cổ điển của huyền thoại và sự thể hiện chúng trong truyện kể dân gian. Ông đã dùng những khái niệm của thi pháp để nghiên cứu huyền thoại như cốt truyện, nhân vật (bậc tiên tổ, đấng sáng tạo, anh hùng văn hóa), không gian (mô hình vũ trụ), thời gian (lịch biểu)…

Từ việc xem xét mối quan hệ của huyền thoại và văn học, kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các khái niệm của lí thuyết thi pháp để mô hình hóa tác phẩm và phân tách các yếu tố trong huyền thoại, trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa thời trung đại.

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí