Khi vấn đề về mối liên hệ giữa phụ nữ – tự nhiên bị hủy bỏ, thì giả định rằng giải pháp cho phụ nữ là hòa hợp với mô hình con người tổng thể mà không đòi hỏi sự thay đổi hay thách thức. Vì vậy, một thuyết nữ quyền đương đại phải bao gồm rất nhiều thứ khác ngoài việc chỉ thách thức và sửa đổi những lý tưởng về đặc điểm và hành vi nữ tính. Nó còn phải bao gồm việc sửa đổi và thách thức những lý tưởng của nam tính và đặc điểm con người, đồng thời, phải đưa ra thách thức đối với văn hóa phương Tây đó là phải coi phụ nữ là bình đẳng và là con người hoàn thiện như đàn ông theo các nhà nữ quyền thời kỳ đầu. Nhưng nó chỉ có thể làm điều này đúng đắn nếu giải quyết được quan niệm chi phối về con người, và về văn hóa, cũng như lý trí cá nhân. Thách thức các quan niệm chi phối về con người liên bao gồm cả việc thách thức đối với sự thống trị của nam giới. Nó cũng bao gồm sự thách thức đối với các hình thức thống trị khác.
Chủ nghĩa nữ quyền đảo ngược
Khái niệm nhị nguyên là vấn đề trung tâm trong nỗ lực đảo ngược giá trị nữ tính và tự nhiên. Chủ nghĩa nhị nguyên của văn hóa phương Tây đã nhận được sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều tư tưởng khác nhau từ chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại đến chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Chủ nghĩa nhị nguyên là quá trình mà theo đó các khái niệm tương phản (bản sắc giới tính nam tính và nữ tính) được hình thành bởi sự thống trị và phụ thuộc và được xây dựng như sự đối lập và độc quyền. Vì vậy, như Alison Jaggar viết:
Chủ nghĩa nữ quyền đã từng xác định nam tính và nữ tính là các hình thức tương phản, trong đó văn hóa nam tính là chi phối, ảnh hưởng. Trong xã hội đương đại, đàn ông được định nghĩa là hoạt động, phụ nữ là thụ động; đàn ông trí thức, phụ nữ là trực quan; đàn ông không biểu cảm, phụ nữ cảm xúc; đàn ông mạnh mẽ, phụ nữ yếu đuối; đàn ông chiếm ưu thế, phụ nữ phục tùng, vv; đến nỗi phát ngán…. Trong phạm vi mà phụ nữ và nam giới tuân theo các định nghĩa giới tính về tính nhân loại của họ, họ bị buộc phải xa lánh với bản thân họ. Các khái niệm về nữ tính và nam tính buộc cả nam giới và phụ nữ phải phát triển quá mức một số khả năng của họ. Ví dụ, đàn ông trở nên quá cạnh tranh và tách rời khỏi những người khác; phụ nữ trở nên quá nuôi dưỡng và vị tha.
(Jaggar 1983: 316)
Chủ nghĩa nhị nguyên, như một cách để hiểu về logic phân cấp (Derrida 1981), đã được nhiều nhà tư tưởng nữ quyền và nữ quyền sinh thái thảo luận (Griffin 1978; Jaggar 1983; Plumwood 1986; Warren 1987; King 1989). Chỉ có nữ quyền tự do, một lý thuyết chấp nhận nền văn hóa thống trị đã không sử dụng nhiều khái niệm này. Trong chủ nghĩa nhị nguyên, bên có giá trị cao hơn (nam giới, con người) được cho là có bản chất khác với phía “thấp hơn”, bên dưới (phụ nữ, thiên nhiên) và mỗi người được coi là thiếu phẩm chất có thể chồng chéo, gần gũi nhau. Bản chất của mỗi người được xây dựng theo cách phân cực bằng cách loại trừ các phẩm chất được chia sẻ với nhau; phía chi phối, ảnh hưởng được lấy làm trung tâm, phía phụ thuộc được xác định liên quan đến nó. Vì vậy, người phụ nữ được xây dựng như một người khác, như ngoại lệ, hoặc người phụ thuộc, và người đàn ông được coi là mô hình chính. Tác động của chủ nghĩa nhị nguyên theo Rosemary Radford Ruether là để “thống trị tự nhiên”, để làm cho nó trở thành một phần của bản chất hay bản sắc của những kẻ thống trị (Ruether 1975: 189).
Như tôi trình bày trong chương 2, chủ nghĩa nhị nguyên là một quá trình, trong đó quyền lực hình thành bản sắc, một vấn đề đã làm méo mó cả hai mặt mà nó chia tách, thống trị và bị trị, thực dân và thuộc địa, nam tính và nữ tính, con người và thiên nhiên. Nhưng nếu điều này là như vậy, rò ràng chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng một chiến lược đảo ngược đơn giản, vì đây không phải là một bản chất độc lập, mà là một sự biến dạng.
Trong chương 2, tôi sẽ phân tích toàn diện hơn về chủ nghĩa nhị nguyên và chính trị của nó, và chỉ ra cách xác nhận mặt dưới của một sự tương phản kép (ví dụ, tại sao khẳng định bản tự nhiên ngược với văn hóa) mà không sử dụng chiến lược đảo ngược giá trị. Ở đây tôi muốn cho thấy cách khái niệm nhị nguyên có thể làm sáng tỏ vấn đề phân biệt các vị trí đảo ngược chấp nhận được và không thể chấp nhận được, và xây dựng các vị trí rò ràng hơn trong chủ nghĩa nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái.
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 29
- Denial: The Other Is Represented As Inessential. Those In The Centre Deny Their Own Dependency On Those On The Periphery.
- Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 31
- Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 33
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Vấn đề ở đây không phải là sự phân biệt giữa phụ nữ/đàn ông và con người/tự nhiên mà là cấu trúc hai mặt của họ. Khái niệm về con người có một sự thiên vị nam tính (trong số những người khác) bởi vì nam/nữ, con người/thiên nhiên hoàn toàn cách ly với nhau. Sự biến dạng của văn hóa nhị nguyên và sự kém cỏi của phụ nữ và tự nhiên trong lịch sử phương Tây đã được dựa trên một mạng lưới các giả định liên quan đến một loạt các tương phản có liên quan chặt chẽ, đặc biệt là chủ nghĩa nhị nguyên về lý trí và tự nhiên, hoặc một công thức tương đương của nhân loại mà văn hóa ở một bên và thiên nhiên ở bên kia. Cần phải thiết lập những giả định này rò ràng để xua tan những nhầm lẫn về chủ nghĩa sinh học, chủ nghĩa bản chất vốn có trong chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (Echols 1983; Prentice 1988: 9; Biehl 1991), và vạch rò một con đường để tránh được những cạm bẫy này. Thiết lập những giả định này đầy đủ hơn, làm cho nó rò ràng hơn. Có ba phần cho mỗi bộ giả định quan trọng cho cuộc thảo luận của chúng tôi:
(A) 1. Xác định nữ giới với các lĩnh vực thể chất và tự nhiên (giả định phụ nữ = tự nhiên)
2. Giả định vị trí bên dưới của phụ nữ và của tự nhiên (giả định tự nhiên là kém cỏi)
3. Quan niệm phụ nữ và tự nhiên trong tập hợp các giả định nhị nguyên đối lập với lý trí (giả định nhị nguyên)
(B) 1. Xác định sự tương ứng của nam giới với các lĩnh vực lý trí và văn hóa của con người (giả định nam giới = lý trí)
2. Giả định tính ưu việt của lĩnh vực lý trí, nam tính và văn hóa so với tự nhiên (giả định về tính ưu việt của lý trí)
3. Quan niệm về lĩnh vực con người hoặc văn hóa trong một tập hợp các giả định nhị nguyên đối lập với tự nhiên (giả định nhị nguyên).
Thực tế, có ba phần cho mỗi bộ giả định giới tính tương ứng, giúp giải thích lý do tại sao sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa nữ quyền là sự gợi dẫn quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trong việc chống chủ nghĩa nhị nguyên. Đối với chủ nghĩa nữ quyền tự do, họ chỉ loại bỏ mục đầu tiên trong hai bộ giả định này, cụ thể là (A) 1 (giả định phụ nữ = tự nhiên), nhưng chấp nhận các giả định tiếp theo của mỗi tập hợp, (A) 2 và (A) 3, và (B) 1 và (B) 2, suy ra là không bác bỏ tính hai mặt đối lập của chủ nghĩa nhị nguyên. Chủ nghĩa nữ quyền tự do bác bỏ ý tưởng về tính chất nữ tính đặc biệt (kết nối với tự nhiên), mô hình nữ tính truyền thống của phụ nữ, và việc loại trừ phụ nữ khỏi nam
tính. Vấn đề của nó, tôi đã gợi ý, là nó chỉ nhằm mục đích tách phụ nữ khỏi lĩnh vực tự nhiên. Nó làm như vậy mà không đặt câu hỏi về giả định rằng, bản thân lĩnh vực tự nhiên là thấp hơn, hoặc các giả định nhị nguyên mang lại mô hình nam tính của con người, cụ thể là (A) 2 và (A) 3.
Các lập luận của chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hoàn toàn ngược lại với điều này. Họ bác bỏ sự khẳng định truyền thống thấp kém của nữ tính và tự nhiên, (A) 2 và (B) 2. Do đó, nó đảo ngược giá trị thấp, tiêu cực theo truyền thống được gán cho nữ tính và thiên nhiên, nhưng không đảo lộn các giả định khác, (A) 3 và (B)
3. Ở đây, tôi sẽ tranh luận, không phải giả định (A) 1 và (B) 1 là vấn đề nhiều như các giả định nhị nguyên (A) 3 và (B) 3.
Giả thuyết (A) 1: tính đồng nhất của phụ nữ và thiên nhiên
Trong khi lập luận của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không thể dựa trên việc chấp nhận giả thuyết (A) 3 và (B) 3, thì có một số cách khác nhau của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có thể đi cùng với tiền đề (A) 1, khẳng định tính đồng nhất của phụ nữ và thiên nhiên. Tôi muốn đề nghị rằng (A) 1 cần phải được tinh chỉnh, và liệu rằng nó có được chấp nhận hay không phụ thuộc vào những sửa đổi. Giả thuyết (A) 1 và (B) 1 đề ra một số vấn đề khó khăn, mà tôi sẽ xem xét đầu tiên.
Trước tiên, chúng ta có thể lưu ý rằng (A) 1 và (B) 1 mang lại một phần quan trọng của mô hình bản sắc con người tổng thể: sự liên kết của phụ nữ với tự nhiên đã được kết hợp với sự phát triển của bản sắc nam tính ưu tú được tập trung xung quanh khoảng cách nữ tính, tự nhiên như một sự cần thiết. Khoảng cách đó đã đạt được bởi vị trí trong lĩnh vực bản sắc và văn hóa của con người; điều này thể hiện lý tưởng nam tính như những lý tưởng của con người, và phân biệt con người với thế giới không phải con người. Mô hình này sau đó mang lại quan niệm nhị nguyên về bản sắc và văn hóa của con người mà chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cần phải thách thức.
Vì vậy, hai giả thiết này thường sẽ được hiểu là sự khẳng định tính đồng nhất của phụ nữ với thiên nhiên hình thành như sự khác biệt và độc quyền của văn hóa. Ngược lại, họ khẳng định tính đồng nhất của những người đàn ông với văn hóa độc quyền và khác biệt với thiên nhiên. (Do vậy, (A) 1 sẽ đọc “Phụ nữ là, và đàn ông không là, một phần của tự nhiên”, và (B) 2 sẽ đọc “Đàn ông là, và phụ nữ không là, một phần của văn hóa”.) Nhưng một khi chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về tính nhị nguyên của con người/thiên nhiên, những giả định này sẽ không được chấp nhận nữa. Như tôi tranh luận trong chương 2, bản sắc con người như là một phần của việc xây dựng hai mặt của nó, được hình thành về những điều khoản độc quyền và đối lập với thiên nhiên. Một điểm quan trọng của vị trí nữ quyền sinh thái mà tôi sẽ phát triển để lập luận rằng, chúng ta nên từ chối mô hình tổng thể
(15) và nhận thức bản sắc con người theo những cách ít phân biệt và đối lập hơn. Như vậy, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ kết luận rằng cả phụ nữ và nam giới đều là một phần của tự nhiên và văn hóa. Hình thức của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trong việc tái tạo bản sắc con người không đặt phụ nữ, hoặc đàn ông, trở lại trong bản chất không phân biệt. (16) Đối với chủ nghĩa chỉ trích nữ quyền sinh thái, các cơ sở (A) 1 và (B) 1 chỉ có thể chấp nhận được ở một hình thức cao hơn.
Thứ hai, các giả thiết (A) 1 và (B) 1 đặt ra vấn đề về sự tương tác của phụ nữ với tự nhiên, phản ánh sự khác biệt của phụ nữ đó liệu có tồn tại hay không và căn cứ vào đâu. Như chúng ta đã thấy, một quan niệm sai lầm phổ biến là bản chất nam tính của văn hóa đòi hỏi chúng ta phải khẳng định sự khác biệt của phụ nữ theo một dạng đặc biệt, dựa trên sự kết nối của bản chất nữ tính với thiên nhiên, bây giờ dùng như một biểu hiện của niềm tự hào hơn là những sự xấu hổ như trong lập luận trước đây (Prentice 1988: 9). Quan điểm phụ nữ liên kết với tự nhiên dựa vào “chủ nghĩa bản chất”, sự đồng cảm hay sức mạnh bí ẩn vốn có trong bản chất sinh học của phụ nữ. (17) được thay thế bằng những lý giải từ vị trí xã hội và lịch sử khác nhau của phụ nữ.
Các nhà nữ quyền sinh thái cũng có thể phân biệt đối xử về các đặc tính và khía cạnh của văn hóa mà họ chọn để khẳng định; chúng không cần giới hạn, như tôi tranh luận trong các chương sau, lựa chọn giữa các thay thế của Biehl là “phá hủy” sự thừa kế hoàn toàn của bản sắc quá khứ của phụ nữ hoặc “nhiệt tình đón nhận nó” (Biehl 1991: 12). Trong phạm vi cuộc sống của phụ nữ, họ đã sống theo những cách ít trực tiếp chống lại tự nhiên hơn nam giới. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có thể ưu tiên một số kinh nghiệm và thực hành của phụ nữ hơn của nam giới như một nguồn thay đổi mà không cam kết với bất kỳ hình thức chủ nghĩa tự nhiên nào.
Những nhà phê bình nữ quyền sinh thái, cũng như một số nhà lý thuyết gia, (18) thường cho rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một quan điểm thống nhất. Nhưng cần phải thừa nhận rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đa dạng và có chứa đựng các mức độ phát triển khác nhau, các lập trường khác nhau và các cam kết chính trị khác nhau, đôi khi là xung đột. Nhưng có một số điểm chung đối với tất cả các quan điểm của nữ quyền sinh thái là sự phủ nhận (A) 2 và (B) 2, thể hiện sự thấp kém của phụ nữ và tự nhiên. Việc từ chối những giả định này cũng cung cấp một phần cơ sở chung giữa chủ nghĩa nữ quyền sinh thái và những quan điểm khác nhau của chủ nghĩa môi trường, vốn bác bỏ sự thấp kém của tự nhiên. (19) Một chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đầy đủ và có tính phê phán hơn, để truy vấn cả hai giả định đó, (A) 2 và (A) 3, và (B) ) 2 và (B) 3, và đưa cấu trúc nhị nguyên của cả bản sắc giới và bản sắc con người vào một vấn đề thấu đáo và triệt để hơn.
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như một dự án thống nhất
Phụ nữ đã phải đối mặt với một sự lựa chọn không thể chấp nhận trong chế độ phụ hệ lâu đời của họ như một lẽ tự nhiên. Họ chấp nhận nó (chủ nghĩa tự nhiên) hoặc từ chối nó (và xác nhận mô hình thống trị chủ đạo). Chú ý đến vấn đề nhị nguyên cho thấy một cách để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. Phụ nữ phải được đối xử hoàn toàn giống như con người và hoàn toàn là một phần của văn hóa con người như đàn ông. Nhưng cả nam giới và phụ nữ phải thách thức quan niệm nhị nguyên về bản chất của con người và phát triển một nền văn hóa thay thế bản sắc con người là không xa lạ với tự nhiên. Quan niệm nhị nguyên như trì trệ, thụ động/cơ học cũng sẽ được thử thách như là một phần của sự phát triển này.
Do đó, cách tiếp cận phản đối thuyết nhị nguyên cho thấy một cách thứ ba mà không ép buộc phụ nữ vào việc lựa chọn tham gia trong một nền văn hóa nam tính và xây dựng nền văn hóa nhị nguyên hoặc chấp nhận một bản sắc cũ và áp bức như “mẹ trái đất”: bên ngoài văn hóa, trái ngược với văn hóa, không hoàn toàn là con người. Trong phương
án này, phụ nữ không được xem như là một phần của tự nhiên hơn nam giới; cả nam và nữ đều là một phần của cả tự nhiên và văn hóa (Warren 1987; Ynestra King 1989). Cả nam giới và phụ nữ đều có thể đứng vững với thiên nhiên (Ynestra King 1989) (20) và cùng hành động để phá vỡ nền văn hóa nhị nguyên, nhưng khi làm như vậy họ sẽ đến từ những vị trí lịch sử xã hội khác nhau và có những điều khác nhau để đóng góp cho quá trình này. Bởi vì vị trí của họ trong thiên nhiên và sự loại trừ từ một nền văn hóa đối lập, những gì phụ nữ phải đóng góp cho quá trình này có thể đặc biệt quan trọng.
Xét về các giả định về chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa, cơ thể của phụ nữ “không thể kiểm soát” làm cho họ trở thành một phần của thiên nhiên. Giả định về sự gần gũi của phụ nữ đối với thiên nhiên, tất nhiên là cực kỳ có vấn đề đối với nữ quyền. Một bằng chứng hiện đại về nỗ lực sử dụng quan niệm nhị nguyên để kiểm soát phụ nữ là kiểm soát cấu trúc của họ, phủ nhận những tuyên bố của họ, tìm cách để giam giữ phụ nữ trong tự nhiên bằng cách từ chối tiếp cận với các con đường giảng hòa với thiên nhiên, khẳng định sự thụ động là ở phụ nữ chứ không phải ở nam giới. Trong Giới tính thứ hai, Simone de Beauvoir trình bày một lập trường vững chắc về tác động đối với phụ nữ thụ thai và khả năng sinh sản của họ như là bản chất nhị nguyên. Bởi vì sinh sản được hiểu là không phải là một hành động sáng tạo, nó là một hành động mang tính sao chép, bị tra tấn và thụ động tồi tệ nhất. Quyền tự quyết và sự lựa chọn của phụ nữ bị từ chối, chính cơ thể phụ nữ bị coi là áp bức, và mang một bản chất chỉ có thể bị khuất phục.
Nỗ lực để xem phụ nữ và sinh sản theo thuyết nhị nguyên tự nhiên/văn hóa đang làm méo mó bất kỳ lựa chọn thay thế nào, tự nhiên hay văn hóa, được chọn. Việc quan niệm sinh sản như một lĩnh vực của tự nhiên khiến nó trở thành công việc của bản năng, thiếu kỹ năng, sự cẩn thận và giá trị. Đó là một gánh nặng “tự nhiên” không thể lay chuyển và không thể chống đỡ được, có thể chi phối và bóp méo cuộc sống của phụ nữ, đồng thời hủy hoại khả năng lựa chọn và tham gia của họ trong một phạm vi cuộc sống rộng lớn hơn. Nhưng nếu lối thoát có ý nghĩa là lối vào văn hóa thì kết quả cũng là vấn đề. Nếu trong mô hình duy lý (ví dụ, trong Hegel), cơ thể nam giới được hợp lý hóa bằng cách tạo ra công cụ biến đổi tự nhiên, cơ thể phụ nữ được tạo thành một phần của văn hóa bằng cách chịu sự kiểm soát của người khác về tính hợp lý: y tế và các lĩnh vực khác, các phán quyết phá thai và những thứ tương tự.
Vấn đề sinh sản chỉ trở nên minh bạch cho phụ nữ nếu nó được nhìn nhận theo những cách phi nhị nguyên. Nếu nó được coi là bản chất thuần khiết thì nó không phải là một dự án dành cho người phụ nữ, mà chỉ là một quá trình. Trong trường hợp được hiểu là văn hóa thuần túy, thì “dự án” được hiểu theo nghĩa công cụ là sự sản sinh ra một đứa trẻ, có lẽ tốt nhất nên được chuyển giao cho người đại diện, dù là con người hay máy móc, và được hướng dẫn theo cách hiệu quả nhất để đạt được mục đích đó, bởi các nhân viên khoa học. Chỉ khi phụ nữ được tự do lựa chọn đối với cơ thể và hoạt động sinh sản của họ thì mới tránh được sự chia rẽ này. Chỉ có tự do như vậy thì đời sống sinh sản của phụ nữ mới không bị bóp méo.
Theo đó, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có thể bác bỏ cả hai sự lựa chọn méo mó được tạo ra bởi chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa; nó có thể từ chối mô hình của phụ nữ và quan niệm sinh sản như một lĩnh vực của tự nhiên, nhưng nó cũng chỉ trích nỗ lực
đưa họ vào một mô hình văn hóa nam tính hóa. Phong trào phụ nữ hướng tới việc xác định lại sự sinh sản là kỹ năng, sự chăm sóc, kiến thức, sáng tạo và liên quan đến người phụ nữ sinh sản. Đó cũng là nỗ lực để vượt qua chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa.
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ đại diện cho sự phát triển đầy đủ hơn của tư tưởng nữ quyền trong việc xem xét phạm trù tự nhiên: chìa khóa cho sự áp bức phụ nữ là một phong trào chính trị, mà ở đó phụ nữ sẵn sàng để tiến tới một giai đoạn xa hơn trong mối quan hệ của họ với thiên nhiên, vượt ra ngoài sự hòa nhập bất lực vào tự nhiên và vượt ra ngoài phản ứng chống lại sự loại trừ của văn hóa nam tính, hướng tới một vị trí tích cực, có chủ ý và phản ánh chính họ với thiên nhiên chống lại văn hóa nhị nguyên.
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hướng đến sự phê phán thuyết nhị nguyên là một lý thuyết có tính tích hợp cao (Plumwood 1986: 137; Warren 1987: 17; 1990: 132), nó là một làn sóng trong giai đoạn thứ ba của chủ nghĩa nữ quyền và nó vượt ra ngoài sự phân chia thông thường trong lý thuyết nữ quyền. Nó không phủ nhận những làn sóng của lý thuyết nữ quyền trước đó. Thay vào đó, nó không phải là một cấu trúc tách biệt mà được xây dựng trên chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến, chủ nghĩa nữ quyền văn hóa và chủ nghĩa nữ quyền xã hội chủ nghĩa trong hơn một thập kỷ rưỡi qua. Mặt khác, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cũng xung đột với nhiều chủ nghĩa nữ quyền khác, khi cho rằng mối liên hệ với tự nhiên là vấn đề trung tâm (Warren 1990). Nó đặc biệt bác bỏ những cách thức để giải phóng phụ nữ mà mà không thách thức chủ nghĩa nhị nguyên về bản chất phụ nữ và sự thấp kém của tự nhiên.
Nhưng, như tôi đề cập, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phê phán cũng sẽ thu hút sức mạnh và tích hợp những hiểu biết quan trọng từ các hình thức nữ quyền khác, và do đó có cơ sở cho một phần thỏa thuận với mỗi hình thức đó. Từ chủ nghĩa nữ quyền tự do, nó sẽ có động lực ban đầu để hòa nhập phụ nữ vào văn hóa nhân loại. Giống như chủ nghĩa nữ quyền văn hóa, nó tin rằng sự hòa nhập này chỉ có thể thực hiện được trong một nền văn hóa và quan niệm về con người khác biệt sâu sắc với nền văn hóa mà chúng ta đang có, một nền văn hóa từ bỏ những giá trị nhị nguyên đã hình thành trong văn hóa phương Tây. Nhưng nó không nhìn nhận điều này dưới góc độ một mô hình trung tâm của con người, hay một "văn hóa phụ nữ" được phát triển từ bản chất thiết yếu của phụ nữ. Trong những chương tiếp theo, tôi sẽ tranh luận về cấu trúc của quyền lực và sự thống trị trong chủ nghĩa nhị nguyên. Khi đó, một chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phản đối chủ nghĩa nhị nguyên cũng phải được hiểu như một dự án tích hợp liên quan đến các cuộc đấu tranh giải phóng khác.
PHỤ LỤC 9: HÌNH ẢNH MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN
Nhà văn Dạ Ngân (6/2/1952) và bìa sách Gánh đàn bà (2010), Phố của Làng (2010)
Nhà văn Đoàn Lê (15/4/1943) và bìa sách Trinh tiết xóm Chùa (2005), Tác phẩm chọn lọc (2011)
Nhà văn Đỗ Bích Thuý (1975) và bìa sách Tôi đã trở về trên núi cao (2018), Chúa đất (2015)
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu và bìa sách Bóng đè (2018), Lưng rồng, Bóng đè
và những chuyện mới (2018)
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và bìa sách Gió lẻ và chín câu chuyện khác (2005),
Cánh đồng bất tận (2005)
Nhà văn Võ Thị Hảo (13/4/1956) và bìa sách Người sót lại của Rừng Cười (2005),
Giàn Thiêu (2005)