Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 31


consider a basic cause of ecological degradation and a potential cause of disaster (“Concern for ourselves at the expense of concern for the non-human world”38); and Warwick Fox’s aggressive sense of anthropocentrism, according to which anthropocentrism is the overt discrimination against the nonhuman world.


PHỤ LỤC 8

NỮ QUYỀN VÀ NỮ QUYỀN SINH THÁI

VAL PLUMWOOD

(Dịch từ “ feminism and the Mastery of Nature” (1993), Routledge, USA and Canada, P. 19 – 41)


Con người khác con vật ở những điểm gì? Câu trả lời là ở lý trí. Mục đích của những khát vọng là gì? Đó là việc loài người đã cố gắng để đạt được một mức độ kiến thức mà ở loài vật bị phủ nhận. Vậy thì, sự hoàn thiện về bản chất và khả năng của chúng ta phải được định giá bởi mức độ lý trí, trình độ tri thức và đức hạnh con người.

(Mary Wollstonecraft)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Sự liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên là một công cụ chính được sử dụng để áp bức họ. Điều này được chứng minh rò ràng từ những nguồn truyền thống: “Người phụ nữ là một con vật bạo lực và không kiểm soát được” (Cato 1989: 193); “Một người đàn bà chỉ là một con vật và một con vật không phải là thứ bậc cao nhất” (Burke 1989: 187); “Tôi không coi bạn là con người, mà là một loài không cao hơn một con khỉ” (Swift 1989: 191); “Đàn ông thống trị trong khoa học và nghệ thuật/Lĩnh vực vinh quang của phụ nữ là trái tim” (Moore 1989: 166); “Phụ nữ đại diện cho lợi ích của gia đình và đời sống tình dục; còn nền văn minh đã trở thành ngày càng phụ thuộc vào đàn ông” (Freud 1989: 80); "Phụ nữ chắc chắn có khả năng học tập, nhưng họ không thể tham gia các lĩnh vực khoa học cao hơn, chẳng hạn như triết học và một số hoạt động sáng tạo nhất định; bởi những lĩnh vực này đòi hỏi một sự phổ quát” (Hegel 1989: 62); “Phụ nữ được coi như là những người cần thiết để bảo tồn nòi giống hoặc cung cấp thực phẩm và đồ uống” (Aquinas 1989: 183). Như vậy, nữ tính “gần gũi với tự nhiên” tuyệt đối không phải là một lời khen.

Có rất nhiều cạm bẫy dành cho các nhà nữ quyền trong việc tự giải thoát khỏi vấn đề này. Cả lý trí và tự nhiên đều có một mảng ý nghĩa mập mờ, trong hầu hết các ý nghĩa này, lý trí tương phản một cách có hệ thống với tự nhiên theo nhiều tầng ý nghĩa. Tự nhiên, bao gồm những cảm xúc, cơ thể, niềm đam mê, thú tính, nguyên thủy hoặc chưa khai hóa văn minh, thế giới không có con người, vật chất, thể chất và cảm giác, cũng như phạm vi bất hợp lý, tín ngưỡng và sự điên rồ. Nói cách khác, tự nhiên bao gồm tất cả mọi thứ mà lý trí loại trừ. Cần lưu ý điểm này vì một số nhà nữ quyền sinh thái đã ủng hộ mối liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên mà không xem xét nghiêm túc cách thức mối liên hệ này bằng cách loại trừ. Mặt khác, một số người ủng hộ nữ quyền bình đẳng đã ủng hộ sự tiến triển của phụ nữ từ phạm vi tự nhiên vào nền văn hóa hay lý trí nhưng không nhận xét tính chất đối lập, phức tạp của khái niệm về lý trí được tạo ra bởi sự loại trừ như vậy. Trong chương này, tôi sẽ chỉ ra một con đường thoát khỏi vấn đề phức tạp về mối liên hệ truyền thống giữa phụ nữ và tự nhiên, quan điểm này không chấp nhận sự loại trừ phụ nữ ra khỏi lý trí và cũng không chấp nhận cấu trúc tự nhiên là yếu kém hơn.1

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 31

Mối liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên – lỗi thời và bị cưỡng ép?

Các quan niệm truyền thống trong lịch sử thường gắn đàn ông với văn hóa và phụ nữ với tự nhiên, nhưng nay quan điểm đó bị lấn át bởi quan điểm hiện đại, theo đó, bản chất “nam tính” là hoang dã, bạo lực, cạnh tranh và tình dục (theo quan điểm của chủ nghĩa


thời Victoria, Darwin và xã hội học gần đây), và nữ giới được xem là yếu đuối, nội trợ, vô tính và thuần hóa.2 Như Lloyd (1984) cũng đã ghi nhận, thái độ đối với phụ nữ và tự nhiên trong quan điểm truyền thống không phải lúc nào cũng đơn giản. Ngoài ra, theo Merchant (1981), điều này không hoàn toàn tiêu cực. Mối liên hệ này được sử dụng để đưa ra sự khẳng định có giới hạn về phụ nữ và tự nhiên, ví dụ, trong truyền thống lãng mạn (Ruether 1975: 193).3 Nhưng quan điểm truyền thống phổ biến coi đàn ông là lý trí, phụ nữ là tự nhiên, và quan điểm hiện đại là đàn ông mạnh mẽ và hoang dã và phụ nữ thuần hóa và nội trợ đều ủng hộ quyền lực của nam giới.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người theo nữ quyền ủng hộ nhưng còn nghi ngờ về quan điểm được đưa ra bởi những nhà nữ quyền sinh thái: rằng còn nhiều điều cần nói về mối liên hệ giữa phụ nữ với tự nhiên. Quan điểm về mối liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên khiến nhiều người cảm thấy không tiến bộ và xúc phạm, mang lại những hình ảnh về phụ nữ là những bà mẹ chăm con, là động vật sinh sản, như những con bò mãn nguyện đắm mình trong cơ thể và trong trải nghiệm không ngừng của cuộc sống. Do đó, khá dễ hiểu khi những người theo nữ quyền thường coi mối liên hệ truyền thống giữa phụ nữ và tự nhiên là một công cụ áp bức, một di sản của chế độ gia trưởng mà giờ đây đã có thể được xóa bỏ. (Echols 1989: 288).4

Tại sao phương pháp tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này lại không thỏa đáng, tại sao vấn đề liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên không thể bác bỏ. Mối liên hệ này là nguyên nhân đằng sau phần lớn sự đối xử với phụ nữ và tự nhiên trong xã hội đương đại. Theo tôi, sẽ rất nguy hiểm nếu chủ nghĩa nữ quyền bỏ qua vấn đề này bởi vì nó rất quan trọng trong mô hình nhân loại mà phụ nữ là một thành phần, hơn thế trong mô hình đó họ yêu cầu sự bình đẳng. Và như tôi lập luận trong chương này, tại sao sự gắn bó liên minh giữa phụ nữ và tự nhiên sẽ cần được phân tích thêm. Phân tích này tạo cơ sở cho chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, trong đó phụ nữ có ý thức định vị về bản thân trong mối quan hệ với tự nhiên.

Những đặc điểm gắn liền với tự nhiên của phụ nữ như cơ thể tự nhiên, niềm đam mê hay cảm xúc tự nhiên, nữ tính tự nhiên tiếp tục gây ra những bất lợi cho phụ nữ, tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người. Mối liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên không phải là một điều chỉ có trong quá khứ, mà quan điểm này tiếp tục phủ nhận những hoạt động của phụ nữ trong lĩnh vực sản xuất.5 Một trong những hình thức phổ biến nhất của việc phủ nhận giá trị của phụ nữ và tự nhiên là coi họ như yếu tố làm nền cho những thành tựu được công nhận. Vai trò làm nền của phụ nữ và tự nhiên ăn sâu vào lý luận của hệ thống kinh tế và trong cấu trúc xã hội đương đại (Ekins 1986; Waring 1988). 6 Việc từ chối phụ thuộc vào bầu sinh quyển, cũng như coi tự nhiên là một nhà cung cấp vô hạn mà không để ý tới nhu cầu riêng của nó trong văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự tồn tại của các phương thức sử dụng thiên nhiên không bền vững vốn là một mối đe dọa cho tương lai của xã hội phương tây.

Vai trò làm nền và tính công cụ của tự nhiên và phụ nữ luôn song song với nhau. Đối với phụ nữ, vai trò làm nền và tính công cụ của họ thường không nhất thiết phải rò ràng, vì đây là vai trò chính của họ trong cả hai phạm vi công cộng và đời tư. Phụ nữ thường có vai trò phụ, chẳng hạn như nội trợ, y tá và thư ký (Pringle 1988). 8 Vai trò trong lao động truyền thống của họ cũng bị bỏ qua trong hệ thống kinh tế (Waring 1988). Phụ nữ


cũng đã bị bỏ qua trong những câu chuyện quan trọng trong lịch sử nhân loại và văn hóa. Theo truyền thống, phụ nữ là “phông nền”, họ cung cấp môi trường và điều kiện cho những thành tựu của nam giới, những gì họ làm không được tính là thành tích (Irigaray 1985a; Le Doeuff 1977). Phụ nữ dễ bị làm nền ngay cả khi họ bước ra ngoài vai trò truyền thống của mình, vì lịch sử của các lĩnh vực như nghiên cứu DNA (Watson 1969) luôn nhấn mạnh vai trò làm nền của họ và đặc biệt là vai trò của họ với tư cách là những bà mẹ.

Các lý thuyết nữ quyền tập trung vào vấn đề “vô hình” của người mẹ. Các kỹ năng thể chất, cá nhân và xã hội vô cùng quan trọng mà người mẹ dạy cho đứa trẻ chỉ là nền tảng cho việc học tập thực sự, và được xem như là một phần của lý trí và kiến thức của nam giới (Benjamin 1988; Jaggar 1983: 314). Bản thân người mẹ là “nền” và được xác định trong mối tương quan với con của mình hoặc cha của nó (Irigaray 1982), cũng giống như tự nhiên được xác định là “môi trường” trong mối tương quan với con người. Hoặc giống như bản sắc con người ở phương Tây được xác định thông qua sự chống lại và sự từ chối tự nhiên, vì vậy sản phẩm của người mẹ – đứa con trai – sẽ xác định bản sắc nam tính của mình đối lập với mẹ, đặc biệt là sự nuôi dưỡng mà mẹ dành cho mình và loại bỏ điều đó khỏi bản sắc cá nhân (Chodorow 1979; Irigaray 1982; Kristeva 1987; Brennan 1993). Anh ta chống lại sự sự phụ thuộc, làm chủ thế giới của riêng mình bằng khả năng tự do hoạt động trái ngược với vai trò làm nền của phụ nữ (và tự nhiên).

Nhân tính và sự loại trừ

Quan điểm về sự liên hệ của phụ nữ với tự nhiên cần được hủy bỏ và chỉ nên được coi là tàn tích của quá khứ, người ta giả định rằng nhiệm vụ cho cả phụ nữ và nam giới bây giờ chỉ đơn giản là nhiệm vụ của một con người. Bản chất khái niệm về con người, được xây dựng trong khuôn khổ loại trừ đã phủ nhận nữ tính và tự nhiên. Ý nghĩa của câu hỏi con người là gì vốn đã rất phức tạp, và phức tạp hơn chính là quan hệ của con người với tự nhiên, đặc biệt là với thế giới phi con người.

Các giả định về sự tương phản giữa con người/tự nhiên được hình thành ở phương Tây không chỉ là sự kết nối giữa nữ tính và tự nhiên mà còn là một sự loại trừ và thống trị đối với tự nhiên bởi mô hình nam giới ưu tú, mà tôi sẽ gọi là mô hình tổng thể. Nhưng trong các giả định, nữ tính được xem là có một độ lệch với mô hình con người. Việc từ bỏ quan niệm cũ của sự liên hệ giữa phụ nữ với tự nhiên tức là sự xác nhận ngầm một mô hình tổng thể thay thế, vấn đề liên quan đến tự nhiên được đưa ra một cách rò ràng để xem xét và đánh giá lại. Các lập luận về sự thống trị đối với tự nhiên được phát triển bởi các nhà tư tưởng môi trường trong hai mươi năm qua đã cho thấy có những lý do tuyệt vời để chỉ trích mô hình quan hệ con người/tự nhiên này. Trừ khi có một số đánh giá lại quan trọng đối với mô hình tổng thể này về quan hệ với tự nhiên, cũng như quan niệm cũ về nữ giới/tự nhiên sẽ được thay thế. Việc giải quyết vấn đề này thực sự quan trọng trong nội dung của thuyết nữ quyền.

Có một lý do khác giải thích tại sao vấn đề tự nhiên không thể được coi là không liên quan đến nữ giới. Như Karen Warren (1987) đã quan sát thấy, nhiều trường phái nữ quyền cần phải tự giải quyết vấn đề này.9 Các nhà nữ quyền đã khẳng định một cách đúng đắn rằng phụ nữ không thể được trao gánh nặng chính về sinh thái, đặc biệt là dưới hình thức giữ sự riêng tư, gia đình phải chịu trách nhiệm cho phần lớn những thay đổi cần thiết


(Ruether 1975: 200-1; Instone 1991). Nỗ lực gán cho người phụ nữ vai trò người quản lý việc nhà và tiêu dùng cần bị từ chối vì nó tiếp tục coi việc nhà là gánh nặng của phụ nữ, nó hiểu lầm sức mạnh của hộ gia đình trong việc ngăn chặn suy thoái môi trường, và nó khiến phụ nữ phải tự công nhận trách nhiệm của người mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ không nên ủng hộ thứ bậc yếu kém của mình do có liên hệ với tự nhiên, thứ đã xác định thứ bậc của họ. Nhiều phụ nữ có thể nâng cao thứ bậc của mình, nhưng đòi hỏi phải tách rời khỏi nhóm cũ (Memmi 1965: 16). Các lập luận về quyền tự do của phụ nữ không thể dựa vào sự chấm dứt mối liên hệ với thế giới phi nhân.

Nhưng phần lớn các lập luận truyền thống đã được dựa trên điều đó. Ví dụ, đối với Mary Wollstonecraft, những điều có giá trị cao trong lý tưởng con người - lý tưởng mà phụ nữ phải khao khát và được thừa nhận được xác định là trái ngược với loài vật. Trong lập luận của cô ấy, phụ nữ có khả năng ngang bằng với nam giới về “mức cao hơn so với động vật”, sự thấp kém của thứ bậc tự nhiên đã được coi là lẽ dĩ nhiên 10

Nam tính trong mô hình thống trị

Một số nhà phê bình đã tập trung xem xét lại mô hình của mối liên hệ giữa nữ giới và tự nhiên cũng như sự thống trị của nam giới đối với tự nhiên để giải quyết vấn đề khái niệm của con người. Những phê bình này bao gồm:

1. Phê bình về nam tính và việc đánh giá các đặc điểm truyền thống liên quan đến nam tính (Chodorow 1979; Easthope 1986).

2. Phê bình lý trí. Ở đây không chỉ là tính nam giới và tính công cụ của lý trí (Adorno và Horkheimer 1979; Marcuse 1968), mà còn là sự đánh giá quá cao lý trí và việc sử dụng nó như một công cụ để loại trừ và đàn áp các tầng lớp phi con người (do lý trí thường được coi là dấu hiệu phân biệt của con người [Ruether 1975; Midgley 1980; Le Doeuff 1977]), phụ nữ (vì sự kết hợp với sự yếu đuối [Lloyd 1984]), và cũng như những người yếu kém hơn thông qua lớp và chủng tộc (vì lý trí cũng được sử dụng để phân biệt các nền văn minh với nền văn hóa nguyên thủy và các tầng lớp thấp hơn [Kant 1981: 9]). Sự định giá quá mức của tính lý trí và quan niệm đối lập của nó được củng cố sâu sắc trong văn hóa phương Tây và truyền thống trí tuệ của nó. Sự đánh giá quá cao này không phải lúc nào cũng mang hình thái cực đoan như một số nhà triết học cổ điển (ví dụ, quan điểm Platonic về thế giới chưa được khám phá), mà xuất hiện ở nhiều dạng, hiện đại và tinh tế hơn, chẳng hạn như giới hạn đạo đức ở các yếu tố đạo đức lý trí.

3. Phê phán về sự thống trị của con người đối với tự nhiên, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa nhân loại trung tâm (Naess 1973; Plumwood 1975); về việc coi tự nhiên là công cụ (Adorno và Horkheimer 1979) liên quan đến phạm vi con người và văn hóa. Bao gồm trong đây là sự phê phán về mô hình đặc trưng và đức hạnh lý tưởng của con người, chỉ ra rằng lý tưởng con người phương Tây là lý tưởng tối đa hóa sự khác biệt và khoảng cách so với loài vật, nguyên thủy và tự nhiên; những đặc điểm được cho là đặc biệt và có giá trị không chỉ là những đặc điểm liên quan đến nam tính mà còn là những đặc tính không có ở động vật (Rodman 1980; Midgley 1980). Thông thường, đây là những đặc điểm trí tuệ. Một động thái liên quan là xác định con người là có khả năng và trí tuệ cao hơn loài vật hoặc tự nhiên, và việc xác định con người hoàn thiện phải gắn với giá trị trí tuệ. Phạm vi trí


tuệ này liên quan đến tính nam tính ưu tú, những người cung cấp những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.

Một lý do quan trọng là các đặc điểm truyền thống liên quan đến chủ nghĩa nam giới thống trị cũng là những đặc tính được sử dụng để xác định những gì là con người đặc trưng: bao gồm lý trí (và các đặc tính và kỹ năng trí tuệ); tính siêu việt và can thiệp, sự thống trị và kiểm soát thiên nhiên, trái ngược với sự việc thụ động với tự nhiên (xem xét đặc tính của “sự hoang dã” là thứ tự thấp hơn của nhân loại); lao động sản xuất, xã hội và văn hóa. Một số lập luận nữ quyền truyền thống cũng cung cấp các ví dụ nổi bật về sự hội tụ của các khái niệm về con người và nam tính. Vì vậy, Mary Wollstonecraft trong cuốn sách Sự minh chứng quyền của phụ nữ (Vindication of the Rights of Women) đã bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi khái niệm về đặc điểm phi giới tính lý tưởng cho cả hai giới (“đối tượng đầu tiên của tham vọng tìm ra đặc điểm con người” [1982: 5], nhưng theo quan điểm của bà, đặc điểm này là nam tính. Đặc điểm con người lý tưởng mà bà tán thành có tính đối lập mạnh mẽ đối với đặc điểm nữ tính lý tưởng, “coi thường sự yếu đuối của tâm trí, sự nhạy cảm tinh tế, và sự ngoan ngoãn ngọt ngào trong cách cư xử”. Thay vào đó, bà thúc giục phụ nữ phải trở nên "nam tính và đáng kính hơn". Đặc điểm nữ tính bị từ chối, thay vào đó, cả hai giới đều nên tham gia vào một lý tưởng đặc điểm chung (1982: 23), mặc dù có một số thay đổi nhỏ (nam giới trở nên khiêm tốn và khiêm nhường hơn). Lý tưởng đặc điểm phi giới tính sẽ thay thế cho lý tưởng hai giới tính cũ, nữ tính cũ được coi là phụ trợ và phân biệt giới tính.

Các khái niệm chính về lý trí và tự nhiên tạo ra các liên kết quan trọng giữa con người và nam tính, vì vậy giải quyết vấn đề về nam tính và lý trí đồng thời sẽ giúp giải quyết vấn đề khái niệm con người và mối quan hệ của con người với phạm vi phi con người. Tuy nhiên, các khái niệm này cũng tạo liên kết đến các lĩnh vực loại trừ khác, vì không phải tất cả các loại nam tính đều tham gia ở đây, mà chỉ chỉ ở một số giai cấp, chủng tộc và đẳng cấp (mà tôi đã gọi là mô hình tổng thể). Quan điểm của các nhà lý luận phương Tây về tiêu chuẩn của con người không chỉ loại trừ giới tính mà còn loại trừ chủng tộc, và đẳng cấp. Quan điểm cho rằng đặc điểm con người của phụ nữ không phức tạp đã hiểu sai khái niệm về con người và không xem xét những thành kiến và loại trừ này. Đây là một lý do giải thích tại sao vấn đề quan niệm truyền thống về sự liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên không thể bị bỏ qua, và tại sao các vấn đề được nêu ra phải được các nhà nữ quyền xem xét.

Bản chất về khái niệm con người mang tính quy chuẩn rất cao. Khái niệm về con người đầy đủ hoặc đúng đắn sẽ mang năng lượng tích cực rất lớn, nhưng thường ít xem xét các giả định đằng sau điều này, hoặc sự yếu thế của đẳng cấp không phải con người. Vì vậy, đằng sau quan điểm về mối liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên có điều gì đó mang tính xúc phạm chính là một tập hợp giả định về vị thế yếu kém hơn của thế giới không phải con người. Trong các diễn ngôn hiện đại, mọi thứ được đánh giá cao hoặc được ca ngợi về sự phù hợp với khái niệm con người đầy đủ. Nhưng phẩm giá của nhân loại giống như nam tính, được duy trì tương phản với một đẳng cấp yếu kém hơn bị loại trừ.11

Khi những giả định này được thể hiện rò ràng, lập trường về sự liên hệ giữa phụ nữ/tự nhiên và các tùy chọn khác nhau về nữ quyền sẽ trở nên rò ràng hơn. Có thể tạo ra


một điểm khởi đầu cho nữ quyền là đặt ra những đặc điểm cho con người trên cơ sở không phân biệt giới tính, thay vào đó là tập trung vào những đặc điểm tổng thể con người. Do đó, như Simone de Beauvoir (1965) đã tuyên bố mạnh mẽ, bi kịch là khi một người phụ nữ không chỉ bị hạn chế về sự lựa chọn cuộc sống, mà còn là một người phụ nữ tốt sẽ là một con người “hạng hai”. Khi những đặc điểm nữ tính truyền thống được chấp nhận, thì phụ nữ phải mãi mãi bị buộc phải xem mình là người yếu thế và được người khác nhìn nhận như vậy. Vì phụ nữ bị loại trừ khỏi các hoạt động và đặc điểm được đánh giá cao và được coi là khác biệt, họ buộc phải hài lòng với việc chỉ là khán giả về cuộc sống của con người đặc trưng.

Giải pháp của Simone de Beauvoir đối với tình trạng bi thảm này cũng được tuyên bố với sức mạnh và sự rò ràng – sự thay đổi là do phụ nữ thích nghi và được phép hòa nhập vào mô hình về con người, và từ đó phụ nữ trở thành con người hoàn thiện. Bản thân mô hình đó chưa bao giờ bị phản đối, và phụ nữ háo hức tham gia vào việc khẳng định và ủng hộ tính ưu việt của mô hình.

Chủ nghĩa nữ quyền bình đẳng

Từ quan điểm của làn sóng nữ quyền đầu tiên trong thập niên 1960 và 1970, là cố gắng gắn phụ nữ vào một mô hình nam tính của cuộc sống và một mô hình nam tính về con người và văn hóa được trình bày là trung tính. Quan điểm đầu tiên này có liên quan mật thiết nhất với chủ nghĩa nữ quyền tự do, như nhiều nhà nữ quyền như (O'Brien 1981; Young 1985; Benhabib và Cornell 1987; Nicholson 1987; Nye 1988; MacKinnon 1989) đã chỉ ra, nỗ lực gắn phụ nữ với lý tưởng nam tính vượt ra ngoài chủ nghĩa nữ quyền tự do và cũng được tìm thấy trong các hình thức của chủ nghĩa nữ quyền chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa hoặc chủ nghĩa Mác-xít. Nó cũng được tìm thấy trong một số hình thức sinh thái xã hội (Biehl 1991).12 Làn sóng thứ hai phủ nhận bản sắc nam tính, đối nghịch với tự nhiên, đã hình thành trong tư tưởng của văn hóa phương Tây về con người. Quan điểm từ chối “nam tính hóa” là một trong những nhiệm vụ cho phụ nữ để trở thành con người hoàn thiện, thích nghi với những lý tưởng văn hóa và các tổ chức xã hội. Quan điểm này có thể được tóm tắt như là một trong những đòi hỏi sự tham gia của phụ nữ trong lý tưởng loại trừ về con người và văn hóa. Chiến lược hoạt động của họ là đòi hỏi sự bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực được đánh dấu cho nam giới ưu tú và các tổ chức thống trị loại trừ phụ nữ (và đặc biệt là phụ nữ ưu tú). Phụ nữ phải tìm kiếm sự thừa nhận về chiến lược bình đẳng, trong chiến lược này, cần được cùng những người đàn ông ưu tú tham gia vào các lĩnh vực đặc biệt thể hiện tự do của con người, chẳng hạn như khoa học và công nghệ, nhưng thực tế phụ nữ bị loại trừ một cách đặc biệt mạnh mẽ. Những khu vực này được đánh dấu mạnh mẽ bởi những người đàn ông ưu tú bởi vì phong cách của họ bao gồm những đặc điểm được đánh giá cao về tính khách quan, trừu tượng, hợp lý và ngăn chặn cảm xúc; và thể hiện mạnh mẽ nhất các phẩm chất siêu việt, kiểm soát và đấu tranh với tự nhiên. Trong chiến lược bình đẳng, phụ nữ gia nhập ngành khoa học, nhưng bản thân khoa học và định hướng của nó về sự thống trị của tự nhiên (và sự thống trị của các nhóm bị loại trừ) vẫn không thay đổi.

Chiến lược bình đẳng gắn liền với chủ nghĩa nữ quyền tự do đã bị từ chối ở các mức độ khác nhau bởi một số hình thức nữ quyền gần đây. Nó đã được nhìn nhận như là


một lối thoát không hoàn thiện khỏi các hình thức thống trị văn hóa nam giới, và thiếu cơ sở để phê phán đầy đủ về tính nam tính của văn hóa thống trị phương Tây. Có lẽ những lời chỉ trích chính ở đây là nó đã không quan sát được tính nam tính tiềm ẩn (Jaggar 1983; Harding 1984; Lloyd 1984; Irigaray 1985b; Tapper 1986; Fox Keller 1985; Gilligan 1987;

Benhabib 1987; Young 1987; Nye 1988; Pateman 1988; MacKinnon 1989). Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái mở rộng sự phản đối này theo một số hướng. Thứ nhất, cách tiếp cận của chủ nghĩa nữ quyền tự do không chỉ chú ý đến nam tính tiềm ẩn của quan niệm về chủ thể cá nhân trong lĩnh vực công cộng mà còn cả những thành kiến loại trừ khác, và không thách thức được xu hướng của mô hình thống trị của con người và văn hóa đối nghịch với tự nhiên. Do đó, sự bình đẳng xác nhận một mô hình có tính nam tính, vì nó hoàn toàn nam tính không chỉ về mặt cá nhân trong xã hội mà còn giả định rằng những gì cấu thành và có giá trị trong bản sắc và văn hóa của con người là trái ngược với thiên nhiên. Thứ hai, cách tiếp cận tự do không nhận thấy rằng một mô hình lý thuyết về con người loại trừ thiên nhiên là một trong những giả định không chỉ về uy quyền giới tính, mà còn về đẳng cấp, chủng tộc và ưu thế loài.

Sự nam tính tiềm ẩn và các thành kiến khác của các mô hình này cũng có nghĩa là hy vọng bình đẳng cho phụ nữ sẽ phần lớn là ảo tưởng, ngoại trừ một số ít đặc quyền. Mô hình tổng thể về con người đã đánh giá thấp phụ nữ, phong cách sống nữ tính và đặc điểm nữ tính, cũng như loại trừ những người khác và các lĩnh vực được hiểu là tự nhiên. Bởi vì mô hình này đã được xác định bằng cách loại trừ, nó đã bài trừ phụ nữ theo nhiều cách tinh tế/hầu hết phụ nữ sẽ không được hưởng lợi từ việc gia nhập mô hình và sẽ không đạt được bình đẳng thực trong đó. Như Genevieve Lloyd nhận định: “Phụ nữ không thể dễ dàng được đưa vào một lý tưởng văn hóa đã tự xác định chính nó sẽ chống lại nữ tính” (1984: 104). Sự gia nhập vào mô hình tổng thể về con người, văn hóa và đời sống xã hội không có khả năng thành công cho hầu hết phụ nữ, những người sẽ vẫn ở dưới cùng của hệ thống phân cấp xã hội và văn hóa.13 Đối với phụ nữ, cần nhiều hơn nữa để có thể không thừa nhận mô hình như vậy.

Nhưng ngay cả khi phụ nữ đã hòa hợp vào mô hình văn hóa con người tổng thể đã thành công rộng rãi, nhưng các nhà nữ quyền sinh thái sẽ vẫn tranh luận bởi vì khi có phụ nữ tham gia vào tầng lớp ưu tú, sẽ loại trừ lớp kém hơn và những người ít hoàn thiện hơn. Đó là một chiến lược làm cho một số phụ nữ bình đẳng trong một đẳng cấp thống trị ngày nay rộng hơn, mà không đặt câu hỏi về cấu trúc hoặc sự cần thiết cho sự thống trị. Những lời chỉ trích ở đây là cấu trúc khái niệm liên quan đến cấp bậc hơn kém vẫn còn nguyên vẹn và không bị nghi ngờ; những gì đạt được là sự mở rộng của tầng lớp thống trị, và cơ sở thống trị không bị thách thức. Nỗ lực đơn giản mở rộng đẳng cấp đặc quyền sẽ không chỉ bỏ qua một khía cạnh đạo đức quan trọng của vấn đề; nó bỏ qua cách thức mà các loại thống trị khác nhau đóng vai trò như các mô hình, hỗ trợ và củng cố, cho nhau, và cách thức mà cùng một cấu trúc mô hình thống trị xuất hiện lại ở các nhóm thấp kém khác nhau như chúng ta đã thấy, nó đánh dấu phụ nữ là tự nhiên, con người “nguyên thủy”, nô lệ, động vật, lao động thủ công, “hoang dã”, người làm nền – tất cả được cho là “gần gũi với động vật”.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí