Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HOÀNG LÊ ANH LY


“TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI”

TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả


Hoàng Lê Anh Ly

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NỮ QUYỀN SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NỮ QUYỀN SINH THÁI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 6

1.1. Nữ quyền sinh thái và tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học 6

1.1.1. Thuật ngữ nữ quyền sinh thái và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 6

1.1.2. Các trường phái của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 8

1.1.3. Đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 10

1.1.4. Tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học 22

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ

nữ quyền luận sinh thái 29

1.2.1. Về mặt du nhập lý thuyết 29

1.2.2. Về thực hành phê bình nữ quyền sinh thái 35

1.2.3. Ứng dụng phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học 37

Tiểu kết 39

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ “NỮ QUYỀN” VÀ VẤN ĐỀ “SINH THÁI” TRONG SÁNG TÁC CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM: MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI 41

2.1. Vấn đề “nữ quyền” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn

lịch đại 41

2.1.1. Sự manh nha và xác lập ý thức “nữ quyền” trong văn học nữ Việt

Nam đầu thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX 41

2.1.2. Vấn đề “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam hiện đại thế kỉ XX đến

năm 1975 46

2.1.3. Vấn đề “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay 54

2.2. Vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của các tác giả nữ Việt Nam - một cái

nhìn lịch đại 62

2.2.1. Sự hình thành ý thức “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam trung đại 62

2.2.2. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến

năm 1975 64

2.2.3. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam sau năm 1975 69

2.3. Xu hướng lồng kết vấn đề “sinh thái” với vấn đề “nữ quyền” 71

2.3.1. Xuất phát từ sự “khúc xạ” lý thuyết nữ quyền sinh thái ở phương Tây 71

2.3.2. Xuất phát từ bản chất nội tại của nữ giới 77

2.4. Sự hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại 80

2.4.1. Từ “vấn đề” trong văn học đến “diễn ngôn” trong văn học 80

2.4.2. Điều kiện hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ

Việt Nam 85

2.4.3. Thành tựu bước đầu và những hạn chế 88

Tiểu kết 90

CHƯƠNG 3. “TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” QUA Ý THỨC NGHỆ THUẬT VÀ GÓC NHÌN CỦA CHỦ THỂ NỮ TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 91

3.1. Vấn đề “Ý thức nghệ thuật”, “góc nhìn”/“điểm nhìn” và “chủ thể nữ” 91

3.1.1. Sự trỗi dậy “ý thức nghệ thuật” của chủ thể nữ 91

3.1.2. Sự thay đổi “góc nhìn”/“điểm nhìn” của “chủ thể nữ” trong văn xuôi

nữ đương đại 93

3.2. Nét tương đồng về vẻ đẹp của “tự nhiên” và “nữ giới” qua điểm nhìn của

chủ thể nữ 96

3.2.1. Vẻ đẹp phồn thực 96

3.2.2. Vẻ đẹp thiên tính mẫu 101

3.3. Sự tương hợp giữa tự nhiên và “giới thứ hai” về vị thế “ngoại biên” 105

3.3.1. Thuật ngữ “ngoại biên” 105

3.3.2. Hình tượng nam quyền “trung tâm” 107

3.3.3. Nữ giới và tự nhiên – hiện thân cho sự nô lệ và vị trí “ngoại biên” 115

3.3.4. Sự chia sẻ, thấu hiểu của “nữ giới” và “tự nhiên” từ vị thế ngoại biên 136

3.3.5. Bản lĩnh và sức đề kháng của “tự nhiên” và “nữ giới” 143

Tiểu kết 151

CHƯƠNG 4. “TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” QUA PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM

ĐƯƠNG ĐẠI 153

4.1. Diễn ngôn trần thuật nữ – phương tiện thể hiện ý thức nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại 153

4.1.1. Diễn ngôn trần thuật nữ 153

4.1.2. Đặc trưng của diễn ngôn trần thuật nữ 153

4.2. Tự thuật như một hình thức kỹ thuật tự sự phổ biến 155

4.2.1. Quan niệm về tự thuật 156

4.2.2. Tự thuật “kiểu nữ giới” – một phương thức tự sự đặc trưng 160

4.3. Phong cách hòa phối diễn ngôn của “giới thứ hai” 175

4.3.1. Hòa phối giữa diễn ngôn độc thoại và đối thoại 175

4.3.2. Hòa phối giữa diễn ngôn kể, tả của người kể chuyện và diễn ngôn của

nhân vật 179

4.4. Cách tạo sinh “ký hiệu quyển” và biểu tượng về tự nhiên và “giới thứ hai” 184

4.4.1. Ký hiệu quyển về “giới thứ hai” như là nạn nhân của mã không gian

đô thị 185

4.4.2. Thiên nhiên và những biểu tượng mang dấu vết cổ mẫu 189

Tiểu kết 198

KẾT LUẬN 199

TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 216

PHỤ LỤC ...................................................................................................................PL1

1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Khi môi trường sinh thái trên trái đất ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, sự nóng lên toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến khắp hành tinh thì quan điểm của chúng ta về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bắt đầu phát triển đa chiều và toàn diện hơn. Sự ra đời của lý thuyết nữ quyền sinh thái là một sự bổ sung cho tư duy sinh thái và tổ chức xã hội, bởi sự thống trị phụ nữ và thiên nhiên về cơ bản xuất phát từ một hệ tư tưởng. Để giải phóng cả hai, việc cơ cấu và đánh giá lại các giá trị gia trưởng và cấu trúc văn hóa là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy sự bình đẳng, không đối ngẫu và các hình thức tổ chức không phân cấp để đưa ra các hình thức xã hội mới.

Phê bình nữ quyền sinh thái ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà nhân loại đang phải đối mặt với những vấn nạn bức thiết: sự hủy hoại môi sinh trên trái đất và tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra âm ỉ, kéo dài. Là bước phát triển của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học xuất hiện cùng với sự diễn ra rầm rộ của làn sóng nữ quyền thứ ba, mở ra một hướng mới cho việc giải quyết nguy cơ sinh thái và vấn đề bất bình đẳng giới. Ở Việt Nam, phê bình nữ quyền sinh thái, văn học nữ quyền sinh thái là kết quả của chuỗi “phản ứng muộn màng” và chưa thực sự phát triển sâu rộng, sôi nổi so với thế giới. Tuy nhiên, vì tính nhân văn và tiến bộ, phê bình nữ quyền sinh thái có ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, hứng thú thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ của tác giả văn học Việt Nam đương đại. Với số lượng tác phẩm đáng kể, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như: Vò Thị Hảo, Dạ Ngân, Quế Hương, Vò Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Thuận, Phong Điệp... đã thể hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính nhân loại.

Nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết nữ quyền sinh thái là một hướng triển khai thiết thực và quan trọng. Điều này cho thấy, các nhà văn, nhà phê bình đã bắt đầu nắm bắt được xu hướng của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việc nghiên cứu phê bình văn học nữ quyền sinh thái sẽ làm phát triển, phong phú thêm lý luận phê bình văn học, từ đó giúp các nhà văn đúc kết được kinh nghiệm sáng tác, nâng cao trình độ sáng tác, thúc đẩy sự phát triển của văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Ở góc độ xã hội, việc nghiên cứu phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ khiến nhân loại chú ý hơn đến mối quan hệ nội tại giữa hai vấn đề nguy cơ sinh thái và sự phân biệt giới, có ý thức đối xử hài hòa, bình đẳng đối với tự nhiên và phụ nữ.


Điều này hứa hẹn mở ra một thế giới hòa hợp giữa con người – tự nhiên – nam giới – nữ giới đồng thời mang đến sự giải phóng ý thức nghệ thuật của chủ thể nữ văn xuôi đương đại.

Từ việc mong muốn khám phá đặc trưng, sự tương đồng giữa hình tượng “nữ giới” và “tự nhiên” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại, phản tư cách hành xử phiến diện, định kiến với tự nhiên và thân phận người phụ nữ của tư tưởng nam quyền trung tâm đang diễn ra âm thầm, dai dẳng và đầy yếu tố phi tự nhiên, chúng tôi chọn đề tài: “Tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái” để thực hiện luận án. Hướng nghiên cứu này sẽ góp phần thúc đẩy sự chú ý tới những vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa thời đại, đồng thời lấp đầy thêm mảng trống của phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, ứng dụng lý thuyết nữ quyền - sinh thái để soi chiếu, khảo sát trên sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, chỉ ra sự tồn tại song song và tương quan giữa hình tượng “nữ giới” và “tự nhiên” về vẻ đẹp, sức sống, sức đề kháng, vị thế từ đó khẳng định vai trò, vị trí của “tự nhiên” và “nữ giới” qua ý thức nghệ thuật, góc nhìn của chủ thể nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại. Đồng thời, thông qua diễn ngôn trần thuật đậm thiên tính nữ của các nhà văn nữ đương đại, chúng tôi tìm hiểu phong cách hòa phối cũng như kiến tạo diễn ngôn của các nhà văn nữ, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về giới cũng như cảnh tỉnh cách hành xử của con người với môi trường sinh thái và nữ giới.

3. Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, thuật ngữ văn xuôi nữ Việt Nam đương đại được dùng với ý nghĩa là đời sống văn học của các tác giả nữ Việt Nam đang diễn ra hiện nay và được bắt đầu từ khoảng những năm 80 của thế kỉ XX để khu biệt với văn học Việt Nam hiện đại. Xác định nội hàm “đương đại” như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, không phải ở trạng thái “tĩnh” mà đang trong quá trình định hình và phát triển, có những biến động sâu sắc, nhanh, mạnh, phức tạp của văn học Việt Nam trong hơn 40 năm qua và kể cả những thử nghiệm mới chưa đi tới đích.

Từ việc xác định nội hàm của văn xuôi nữ Việt Nam đương đại như trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là “tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ hệ hình lý thuyết nữ quyền sinh thái. Cụ thể luận án tập trung nghiên cứu những phương diện biểu hiện của nữ quyền sinh thái qua ý thức nghệ thuật, góc


nhìn của chủ thể nữ (các nhà văn nữ) và phương thức tổ chức trần thuật trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại. Đối tượng khảo sát trong luận án bao gồm các tác giả và tác phẩm được thống kê ở phụ lục 1.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là các sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt nam đương đại, trong đó đối tượng khảo sát chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết. Về cơ bản, những vấn đề nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại được thể hiện đậm nét hơn vào những năm đầu thế kỉ XXI cho đến tận bây giờ, vì thế, chúng tôi cũng tập trung khảo sát nhiều hơn những tác phẩm được xuất bản trong khoảng thời gian này (xem phụ lục 1).

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dưới ánh sáng của lý thuyết nữ quyền sinh thái với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

- Phương pháp xã hội – lịch sử : Nhằm tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện, quá trình phát triển và biểu hiện của ý thức nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại.

- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Nhằm định hình những đặc trưng cơ bản của lý thuyết nữ quyền sinh thái và phê bình nữ quyền sinh thái trong hệ thống những quan điểm đa dạng thậm chí đối nghịch nhau.

- Phương pháp so sánh – loại hình: Nhằm so sánh, đối chiếu văn học giữa các giai đoạn, văn học giữa các dân tộc và giữa các tác phẩm của nhà văn nam với nhà văn nữ… từ đó tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, nền tảng văn hoá, giai đoạn lịch sử đã tác động như thế nào đến văn học trong phạm vi biểu hiện của ý thức nữ quyền luận sinh thái trong sáng tác của một số tác giả nữ tiêu biểu. Bên cạnh đó vận dụng phương pháp loại hình nhằm tìm ra những phạm trù chung, có tính tương đồng hàm chứa trong các hiện tượng văn học nữ quyền sinh thái từ đó khái quát những tiêu chí, đặc trưng riêng cũng như hiệu quả thẩm mỹ của dòng văn học này.

- Phương pháp phê bình cổ mẫu: Vận dụng phương pháp này để đi tìm và phân tích các biểu tượng tự nhiên mang tính cổ mẫu có hàm lượng ý nghĩa biểu đạt bền vững, phổ quát bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo, lịch sử của dân tộc.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành nhằm xác định những lý thuyết tương quan đồng đẳng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm minh giải cho các phương diện của nữ quyền sinh thái và một số thao tác sau để bổ trợ cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022