Nguồn Khách Gián Tiếp (Qua Các Đại Lý Trung Gian)

buồng cũng có giá khác nhau. Các chi phí đất đai và xây dựng là nhân tố quyết định căn bản trong giá cả cho thuê buồng. Bên cạnh đó, mức sang trọng, kiểu buồng, số lượng khách, mùa du lịch cũng ảnh hưởng tới mức giá buồng hàng ngày tính cho khách hàng. Giá buồng có thể phân thành 4 loại cơ bản sau:

a. Giá chuẩn hay còn gọi là giá công bố hoặc giá niêm yết là mức giá cao nhất của khách sạn. Mức giá này được in sấn trên bảng giá của khách sạn, đặt tại quầy lễ tân. Giá chuẩn sẽ thay đổi tuỳ theo mùa vắng khách hay đông khách.

b. Giá theo nhóm, giá theo chuyến du lịch (Group and tour rates)

Giá theo nhóm, giá chuyến du lịch được giảm cho các tổ chức, các công ty có đặt số lượng buồng lớn. Loại giá này có thể được bán cho các thành viên tham dự hội nghị, hội thảo, các khách đi theo đoàn hoặc theo tour do các hãng lữ hành hoặc các đại lý du lịch tổ chức. Nhiều khách sạn lớn đã áp dụng giá này để thúc đẩy việc kinh doanh trong thời kỳ vắng khách hoặc làm cho tiền tệ lưu chuyển ổn định quanh năm.

c. Giá đặc biệt và khuyến mại (special promational rate)

Là loại giá có sự ưu đãi dành cho các đoàn khách, khách quen hoặc các khách tiềm năng nhằm mục đích khuyến mại và tăng công suất buồng. Giá đặc biệt có một số loại như sau:

Giá hợp tác: dành cho các công ty có hợp đồng thuê buồng của khách sạn và thường xuyên gửi khách tới.

Giá gia đình: khách sạn thường đưa ra mức giảm giá hoặc miễn phí tiền buồng cho trẻ em khi ở chung với bố mẹ nhằm mục đích khuyến khích cả gia đình nghỉ tại khách sạn.

Giá mời: là giá dành cho các quan chức chính phủ, những người có địa vị cao trong xã hội, những ca sĩ nổi tiếng, những khách đặc biệt đã và sẽ mang lại lợi nhuận cho khách sạn trước đây và trong tương lai.

Giá dành cho khách ở dài hạn: Giá ưu đãi dành cho các đối tượng khách ở dài hạn. Khách sạn sẽ giảm giá cho khách dựa vào thời gian lưu trú của khách, khách ở càng lâu thì mức giá buồng càng giảm. Hình thức giảm giá này sẽ khuyến khích khách ở lại khách sạn lâu hơn nữa.

Giá khuyến mại: là giá dành cho các trưởng đoàn, những người tổ chức hội nghị hoặc một số đối tượng khách được ưu tiên nhằm khuyến khích công việc kinh doanh cua khách sạn trong tương lai.

d. Giá trọn gói (Package rate)

Là loại giá bao gồm cả tiền thuê buồng và tiền mua các loại dịch vụ khác như các hoạt động giải trí, tổ chức tiệc. Loại giá này sẽ giảm hơn so với giá tiền buồng và giá các dịch vụ được tính riêng lẻ, nhằm khuyến khích khách mua nhiều buồng ngủ và các dịch vụ khác.

*Thuế và phí dịch vụ

Phí phục vụ:

a. Khái niệm phí phục vụ:

Theo Thông tư liên bộ Tài chính – Tổng cục du lịch số 88: Phí phục vụ trong ngành Du lịch là khoản tiền thưởng của khách cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn do chất lượng phục vụ tốt, đồng thời là biểu hiện thiện cảm của người được phục vụ về thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ.

b. Các đơn vị kinh doanh thuộc ngành Du lịch được phép thu kinh phí phục vụ trên giá các dịch vụ sau:

- Cho thuê buồng ngủ;

- Phục vụ ăn, uống;

- Cho thuê phương tiện vận chuyển có người phục vụ;

- Các dịch vụ: giặt là, may đo, cắt uốn tóc, thẩm mỹ...;

- Tắm hơi;

- Lữ hành, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn tổ chức vui chơi giải trí;

- Các dịch vụ khác.

c. Mức thu phí phục vụ

Các đơn vị kinh doanh du lịch được phép thu không quá 5% trên giá bán các dịch vụ.

d. Khoản phí dịch vụ thu được sau khi nộp thuế doanh thu theo Luật định được phân phối như sau:

- Thưởng cho các cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt

- Tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ

- Cải thiện điều kiện lao động nhưng không quá 50% quỹ lương thực hiện.

Khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và không tính vào mức khống chế các quỹ xí nghiệp theo chế độ phân phối lợi nhuận hàng năm.

Số tiền còn lại sau khi nộp thuế doanh thu và trích thưởng nói trên, được hạch toán vào thu nhập của đơn vị để xác định lợi tức chịu thuế và nộp thuế lợi tức theo quy định. Riêng đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ thì không được trích chi cho các khoản quy định trên mà phải hạch toán chung vào thu nhập để giảm lỗ.

Thuế giá trị gia tăng:

a. Khái niệm:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

b. Thuế suất:

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn áp dụng thuế suất 10%.

c. Giá tính thuế giá trị gia tăng:

Thông thường giá các sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn đã bao gồm 10% thuế VAT. Giá tính thuế được xác định như sau:



1.3.Sổ sách, biểu mẫu.

*Sổ nhận đặt buồng


Sổ nhận đặt buồng được sử dụng tại các khách sạn nhỏ. Trên mỗi tờ của trang sổ đều có các cột mục như tên khách, quốc tịch, tên công ty, ngày đến, ngày đi, loại phòng, giá buồng, phương thức thanh toán, yêu cầu đặc biệt v.v... Khi khách có nhu cầu đặt buồng nhân viên lễ tân ghi chép mọi yêu cầu về đặt phòng của

khách vào sổ và sổ đặt buồng còn được dùng để làm cơ sở cho việc bố trí buồng và lưu lại các đặt buồng của khách.

* Phiếu đặt buồng


Phiếu đặt phòng là biểu mẫu tiêu chuẩn được sử dùng chủ yếu ở các khách sạn vừa và lớn nhằm tập hợp các thông tin về yêu cầu đặt phòng của khách. Phiếu đặt phòng được lưu theo ngày đến của khách và tên khách được lưu theo vần AbC để tiện cho việc tham khảo


Reservation form Phiếu đặt buồng

New

Amendment


Cancellation

Waitlist

Name

Arrival Date


Arrival Flight

Departure Date

ETA


Room Type

No of PAX/Room

NO of Room


Rate Confirmed

Suite




Deluxe




Standard




Total




EP BP or CP/

Full Board/ Half Board/

Contact Person Company


Contact Tel/Fax

Guaranteed Non guaranteed

Deposit

Amount Ex/Date

Credit Card

CC NO

Ex/Date

Company Account

Company

Charge To

Special Services

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ lễ tân trường cđ nghề Đà Nẵng - 6

*Sổ hợp đồng khách ở dài hạn


Được sử dụng để ghi và lưu lại thông tin về các khách ở dài hạn. Nhân viên lễ tân có thể tham khảo các thông tin của khách trong sổ này để thực hiện chế độ giá ưu tiên và khuyến mãi đối với các đối tượng khách ở dài hạn.

*Sổ dự báo về công suất phòng hàng tuần


Sổ này giúp cho nhân viên lễ tân và giám đốc khách sạn có được sử dụng để dự báo lưu lượng khách vào, ra khách sạn trong tương lai.

*Sổ ghi chép các giao dịch khuyến mãi


Lưu thông tin đặt phòng của các khách được hưởng chế độ ưu đãi hay giảm giá của khách sạn.

*Sổ yêu cầu xe đưa đón khách


*Mẫu hợp đồng thuê dịch vụ của khách sạn


*Phiếu đặt tiệc và thuê phòng hội nghị


*Sổ giao ca


Giúp cho nhân viên ca sau nắm được những việc còn tồn tại ở ca trước và tiếp tục thực

hiện.


Hệ thống đặt phòng bằng máy vi tính


Nhiều khách sạn sử dụng máy vi tính cho việc đặt phòng và các ứng dụng khác. Máy vi

tính được coi là phòng lưu trữ số liệu điện tử và rất phù hợp cho việc giải quyết một lượng thông tin lớn cần được xử lý. Đặc biệt hệ thống máy vi tính cho phép phân tích thông tin về khách. Tất cả các thông tin đặt phòng được lưu giữ trong một hồ sơ đặc biệt. Mọi thông tin về đặt phòng của bất cứ một khách nào như tên, tuổi của khách, tên công ty, hình thức thanh toán v.v... cũng có thể lấy ra theo yêu cầu một cách dễ dàng. Ngoài chức năng ghi lại các cuộc đặt phòng, hệ thống vi tính còn thực hiện được chức năng sửa đổi đặt phòng, huỷ các đặt phòng và nhận lại những đặt phòng đã huỷ. Tuy phần mềm của máy vi tính ở mỗi khách sạn không hoàn toàn được cài đặt giống nhau nhưng chúng cùng thực hiện một chức năng.

2. Các nguồn đặt buồng

2.1. Nguồn khách trực tiếp

Là khách (khách lẻ hoặc khách đoàn) trực tiếp liên hệ đặt buồng với khách sạn. Đối tượng khách này thường sử dụng các hình thức đặt buồng sau:

+ Bằng lời:

Trực tiếp đến khách sạn.

Gọi điện thoại.

+ Bằng văn bản:

Gửi thư tín, fax, thư điện tử (e-mail)

Qua hệ thống đặt buồng trực tuyến.

2.2. Nguồn khách gián tiếp (qua các đại lý trung gian)

Là khách đặt buồng qua các đại lý trung gian như:

Đại lý du lịch.

Hãng lữ hành.

Hãng hàng không.

Trung tâm thông tin du lịch.

Văn phòng đại diện nước ngoài, sứ quán... Một số hình thức bán buồng linh hoạt sau:

Khách sạn dành một số lượng buồng cho các hãng (Allotment)

Khách sạn dành một lượng buồng nhất định để các đại lý du lịch, hãng lữ hành và hãng hàng không… chủ động bán buồng cho khách mà không cần yêu cầu đặt buồng trước. Sau khi đã bán buồng cho khách được, hãng mới khẳng định việc đặt buồng với khách sạn.

Nếu các hãng này không bán hết số lượng buồng mà khách sạn đã dành cho hãng trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận thì hãng không phải nộp bất cứ một khoản tiền nào.

Khách sạn cho phép các hãng bán buồng không hạn chế về số lượng (Free Sale)

Khách sạn cho phép một số hãng du lịch, văn phòng trung tâm đặt buồng… được bán buồng của mình không hạn chế về số lượng nhưng sẽ quy định trong một thời gian, thời điểm nhất định. Khi cần khách sạn vẫn có thể thay đổi hoặc yêu cầu ngừng bán.

Nguồn khách qua các hệ thống đặt buồng trung tâm

Hệ thống đặt buồng trung tâm thường được thiết lập giữa các khách sạn trong cùng một tập đoàn hoặc các tập đoàn khách sạn khác nhau nhằm mục đích tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc đặt buồng khách sạn, khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của các khách sạn trong cùng hệ thống.

Hệ thống đặt buồng trung tâm tiếp nhận các yêu cầu đặt buồng của khách hàng và phân bổ cho các khách sạn trong hệ thống của mình. Khách hàng được cung cấp các số điện thoại miễn phí (toll free) của hệ thống nên có thể dễ dàng tiếp cận khách sạn.

Nhờ hệ thống đặt buồng trung tâm các khách sạn tăng khả năng thu hút khách và tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

Hiện nay, trên thế giới có một số hệ thống đặt buồng cho các hãng hàng không và khách sạn. Một trong số đó là GDS (Global Distribution Systerm), hệ thống này rất phổ biến, được nhiều khách sạn và hãng hàng không sử dụng.

3. Các phương pháp tiếp nhận yêu cầu đặt buồng

3.1. Đặt buồng bằng lời

Gặp trực tiếp

Khách đến khách sạn và trực tiếp đặt buồng với nhân viên đặt buồng hoặc bộ phận kinh doanh tiếp thị của khách sạn. Việc đặt buồng theo cách thức này thường mang lại hiệu quả cao bởi vì nhân viên nhận đặt buồng và khách có thể trực tiếp trao đổi và thoả thuận về loại buồng, về giá cả mà không cần gửi thư hoặc fax xác nhận đặt buồng. Đặc biệt, các yêu cầu mà khách đưa ra đều được các nhân viên nhận đặt buồng tiếp nhận một cách chính xác nhất.

Qua điện thoại

Khách gọi điện đến khách sạn để yêu cầu đặt buồng. Hình thức đật buồng qua điện thoại được sử dụng phổ biến nhất, nhanh và dễ tiếp cận, tiết kiệm được chi phí và thời gian của khách. Nhân viên nhận đặt buồng khi nhận yêu cẩu đặt buồng của khách qua điện thoại cần phải nắm vững những yêu cầu của khách; không được để khách phải đợi lâu gây khó chịu cho khách. Khách có chấp nhận thuê buồng tại khách sạn hay không là tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, thái độ và giọng nói của nhân viên khi tiếp nhận yêu cầu của khách. Song, điện thoại đôi khi bị trục trặc về ký thuật do thời tiết xấu, điện thoại thường xuyên bận nên việc tiếp nhận thông tin không rõ ràng. Vì vậy, khi nhận đặt buồng qua điện thoại, nhân viên nhận đặt buổng nên yêu cầu khách gửi văn bản xác nhận đặt buồng cho khách sạn.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí