Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân Eurycoma longifolia Jack ở miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Danh mục các hợp chất được phân lập từ cây mật nhân

30

Bảng 1.2.

Một số sản phẩm mật nhân được bán trên thị trường ở một số nước trên thế giới

34

Bảng 1.3.

Một số sản phẩm và liều lượng mật nhân sử dụng tại EU

34

Bảng 2.1.

Khoảng biến thiên các yếu tố thực nghiệm

51

Bảng 2.2.

Ma trận và kết quả thí nghiệm

51

Bảng 2.3.

Bố trí thí nghiệm khảo sát yếu tố nhiệt độ

52

Bảng 2.4.

Bố trí thí nghiệm khảo sát yếu tố tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu

52

Bảng 2.5.

Bố trí thí nghiệm khảo sát yếu tố thời gian chiết

53

Bảng 2.6.

Ma trận và kết quả thí nghiệm

54

Bảng 3.1.

Phân tích một số thành phần hóa học trong rễ mật nhân tại Gia Lai và Quảng Nam

61

Bảng 3.2.

Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

61

Bảng 3.3.

Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

62

Bảng 3.4.

Giá trị IC50 của dịch chiết rễ mật nhân và vitamin C

64

Bảng 3.5.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 1

65

Bảng 3.6.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 2

67

Bảng 3.7.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 3

68

Bảng 3.8.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 4

70

Bảng 3.9.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 5

71

Bảng 3.10.

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất 6 và chất 7

74

Bảng 3.11.

Bảng tổng hợp kết quả phân lập và xác định cấu trúc hóa học các chất từ rễ cây mật nhân

76

Bảng 3.12.

Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân

86

Bảng 3.13.

Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết nước rễ cây mật nhân

87

Bảng 3.14.

Khả năng ức chế sản sinh NO của dịch chiết nước ở các nồng độ khác nhau

90

Bảng 3.15.

Khả năng ức chế enzyme -glucosidase của dịch chiết nước

91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân Eurycoma longifolia Jack ở miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm - 2

Giá trị IC50 kháng vi sinh vật kiểm định của dịch chiết nước

92

Bảng 3.17

Kết quả đo ABS đối với dịch chiết rễ cây mật nhân và acid ascorbic

93

Bảng 3.18.

Bảng giá trị IC50 của dịch chiết rễ cây mật nhân và acid ascorbic

93

Bảng 3.19.

Kết quả thử độc tính bất thường của dịch chiết nước rễ mật nhân

94

Bảng 3.20.

Khả năng gây độc tế bào HEK-293 của dịch chiết rễ cây mật nhân

94

Bảng 3.21.

Kết quả các chỉ tiêu chất lượng cao chiết mật nhân

97

Bảng 3.22.

Kết quả định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết mật nhân

98

Bảng 3.23.

Kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cao mật nhân

99

Bảng 3.24.

Bảng kết quả đánh giá cảm quan

103

Bảng 3.25.

Kết quả kiểm tra chất lượng mẫu trà thảo mộc mật nhân

104

Bảng 3.26.

Chiều cao cột lắng qua mỗi ngày theo từng nồng độ pectin

105

Bảng 3.27.

Điểm đánh giá cảm quan thị hiếu người tiêu dùng

109

Bảng 3.28.

Kết quả kiểm tra chất lượng mẫu nước rau má mật nhân

110

Bảng 3.16.

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Hình ảnh cây mật nhân tại vùng núi Gia Lai

6

Hình 2.1.

Một số hình ảnh của rễ mật nhân

39

Hình 2.2.

Sơ đồ tổng quát nội dung nghiên cứu

41

Hình 2.3.

Sơ đồ phân lập các chất nhóm alkaloid

44

Hình 2.4.

Sơ đồ phân lập các chất không thuộc nhóm alkaloid

47

Hình 2.5.

Hệ thống chưng ninh hồi lưu

48

Hình 2.6.

Sơ đồ quy trình chiết

49

Hình 3.1.

Sự thay đổi màu DPPH theo nồng độ

62

Hình 3.2.

Khả năng bắt gốc tự do DPPH của vitamin C, dịch chiết rễ mật nhân Gia Lai và dịch chiết rễ mật nhân Quảng Nam

63

Hình 3.3.

Đường xu hướng của khả năng bắt gốc tự do DPPH của vitamin C, dịch chiết rễ mật nhân Gia Lai và dịch chiết rễ mật nhân Quảng Nam.

63

Hình 3.4.

Sự ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ chiết và thời gian chiết đến hiệu suất chiết rễ cây mật nhân trong dung môi ethanol 80 %

79

Hình 3.5.

Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng EL4

80

Hình 3.6.

Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu đến hàm lượng EL4

81

Hình 3.7.

Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng EL4

82

Hình 3.8.

Sơ đồ quy trình chiết mật nhân trong ethanol

84

Hình 3.9.

Sơ đồ quy trình chiết mật nhân trong nước

85

Hình 3.10.

Khả năng ức chế sản sinh TNF-anpha của dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

88

Hình 3.11.

Khả năng ức chế sản sinh IL-6 của dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

89

Hình 3.12.

Khả năng ức chế sản sinh IL-8 ở dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

89

Hình 3.13.

Sơ đồ quy trình sản xuất cao mật nhân

96

Hình 3.14.

Sơ đồ quy trình sản xuất trà thảo mộc mật nhân

102

Hình 3.15.

Biểu đồ mạng nhện thể hiện mức độ ưa thích đối với sản phẩm trà thảo mộc mật nhân

103

Sự biến đổi chiều cao cột lắng theo thời gian

106

Hình 3.17.

Quy trình công nghệ sản xuất nước rau má mật nhân

108

Hình 3.18.

Biểu đồ mạng nhện thể hiện mức độ ưa thích đối với sản phẩm nước rau má mật nhân

109

Hình 3.16.


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mật nhân là một loại thực vật có hoa thuộc họ Simaroubaceae họ Thanh Thất có nguồn gốc từ Đông Nam Á Mật nhân được sử dụng phổ biến, có tên khoa học là eurycoma longifolia jack hay còn gọi là cây bách bệnh, mật nhơn hay hậu phác nam.

Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cây mật nhân trên thế giới đã được công bố và được ứng dụng rộng rãi với kết quả phân lập được nhiều hợp chất hữu cơ có giá trị, các chiết xuất từ mật nhân được sử dụng để bổ sung vào sản xuất các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh, rễ cây mật nhân là thành phần có giá trị nhất và được sử dụng để điều trị đau nhức, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, sốt dai d ng, sốt r t, suy dương, kiết l , sưng tuyến và có thể d ng làm thuốc bổ tăng cường sức khỏe Các chiết xuất từ mật nhân đã được con người sử dụng để chống sốt r t, thuốc tăng trưởng hormone sinh dục và thuốc hạ nhiệt Ngoài ra, chiết xuất từ rễ cây mật nhân còn được d ng để khôi phục năng lượng và sinh khí, tăng cường lưu thông máu và có vai trò tốt đối với phụ nữ sau khi sinh con. Bên cạnh đó, chiết xuất này còn chứa các hợp chất có hoạt tính chống khối u và chống k sinh tr ng, chống lo t Trong đó, được biết đến nhiều nhất là tác dụng làm tăng cường lượng hormone nội sinh testosterol ở nam giới.

Ở nước ta, hiện nay, mật nhân không những được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền mà còn có một số công trình nghiên cứu khoa học được công bố, khá nhiều hợp chất có giá trị được tìm thấy và đã ứng dụng mật nhân vào sản xuất một số sản phẩm. Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là vùng núi các tỉnh như Gia Lai, Quảng Nam, Huế, cây mật nhân phát triển rất nhiều, người dân khai thác và sử dụng chúng như một loại thuốc bổ rất phổ biến, đặc biệt là rễ. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trên đối tượng tại những địa phương này không mang tính hệ thống, chưa có công trình nghiên cứu nào công bố chi tiết và đầy đủ về phân lập, ứng dụng những hoạt tính sinh học quý có trong rễ mật nhân để làm cơ sở ứng dụng trong công nghệ sản xuất sản phẩm thực phẩm.

Ngoài ra, ứng dụng mật nhân chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm, trong khi đó, ứng dụng bổ sung mật nhân vào sản xuất thực phẩm chưa nhiều và đa dạng, đặc biệt, chưa có nhiều sản phẩm nghiên cứu làm giảm vị đắng khó chịu khi bổ sung mật nhân


để tạo thành sản phẩm có giá trị dược lý và có giá trị cảm quan.

Với những tác dụng to lớn như trên của mật nhân, một loại dược liệu qu và tình hình thực trạng nghiên cứu về mật nhân tại miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, đồng thời nhằm đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và khuyến khích công tác bảo tồn nguồn nguyên liệu thiên nhiên này của địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân (eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm kiếm, phát hiện và xác định những hợp chất có hoạt tính sinh học đáng qu trong rễ cây mật nhân ở miền Trung – Tây Nguyên. Từ đó, ứng dụng bổ sung vào quy trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Rễ cây mật nhân được thu nhận tại vùng nguyên liệu được lựa chọn ở khu vực vùng núi tỉnh Gia Lai và Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát, đánh giá lựa chọn nguyên liệu để phục vụ toàn bộ quá trình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phân lập, định danh xác định thành phần các hợp chất chính Thăm dò một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân. Ứng dụng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với quy mô phòng thí nghiệm.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về đặc điểm, cấu trúc, thành phần, các phương pháp thu nhận cao chiết, khảo sát hoạt tính sinh học và ứng dụng của rễ cây mật nhân trong nước và trên thế giới.

4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

4.2.1. Phương pháp phân lập, định danh và xác định cấu trúc hóa học

4.2.1.1. Phương pháp phân lập

Chiết các hợp chất thuộc nhóm alkaloid bằng phương pháp chưng ninh hồi lưu với dung môi là nước để chiết các hợp chất chủ yếu tan nhiều trong dung môi phân cực.

Chiết các hợp chất khác bằng phương pháp chiết Soxhlet với dung môi hữu cơ


ít phân cực để chiết các hợp chất chủ yếu tan nhiều trong dung môi ít phân cực hoặc không phân cực.

Phân lập các chất bằng phương pháp sắc ký, tinh chế bằng phương pháp kết tinh phân đoạn, trong đó, cao chiết trong các dung môi khác nhau được tách và tinh chế bằng phương pháp sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp mỏng với các hệ dung môi thích hợp. Sắc ký cột gồm sắc ký cột thường và sắc ký cột nhanh (flash chromatography) sử dụng silicagel Đối với các chất phân cực có thể sử dụng Sephadex LH–20 hoặc ngược pha RP–18. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất cũng như theo dõi quá trình tách chất trên cột bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi thích hợp.

4.2.1.2. Phương pháp định danh, xác định cấu trúc hóa học của các chất

Các phương pháp định danh, xác định cấu trúc hóa học phổ biến: Kết hợp giữa các phương pháp vật lý (tonc, []D) và các phương pháp phổ hiện đại: Phổ hồng ngoại (IR), phổ khối va chạm electron (EI-MS), phổ khối ion hóa bằng bụi electron (ESI- MS), phổ khối có độ phân giải cao (HR-ESI-MS , phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, 1H-1H COSY, NOESY).

4.2.1.3. Phương pháp tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp 1, 2 mức với k yếu tố ảnh hưởng

- Xây dựng quy trình tối ưu để chiết những hợp chất có lợi bổ sung vào quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

- Khảo sát các điều kiện thu nhận cao chiết bằng phương pháp chưng ninh hồi lưu.

- Tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng phương pháp chưng ninh hồi lưu Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp 1, 2 mức với k yếu tố ảnh hưởng (TYT 2k).

- Các yếu tố khảo sát gồm: Thời gian chiết, nhiệt độ chiết và tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu

4.2.2. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học của các dịch chiết

- Phương pháp xác định khả năng gây độc tế bào ung thư

- Phương pháp xác định khả năng ức chế sản sinh NO

- Phương pháp xác định hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase

- Phương pháp xác định hoạt tính kháng viêm thông qua khảo sát cytokine tiền


viêm và cytokine gây viêm

- Phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

- Phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa

- Phương pháp thử độc tính

- Phương pháp thử khả năng không gây độc đối với tế bào người

4.2.3. Phương pháp sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nghiên cứu quy trình sản xuất của một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô phòng thí nghiệm, xây dựng quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm đáp ứng quy định hiện hành của Nhà nước đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

4.2.4. Phương pháp đánh giá mức độ an toàn thực phẩm

Xác định hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh trong nguyên liệu và sản phẩm bằng các thiết bị và phương pháp phân tích hiện đại.

4.2.5. Phương pháp phân tích và đánh giá cảm quan sản phẩm thực phẩm

Sản phẩm thực phẩm mới, đặc biệt là trong sản phẩm có vị đắng của mật nhân đòi hỏi phải được người tiêu dùng chấp nhận, do đó, yêu cầu sản phẩm phải được đánh giá cảm quan là cần thiết và quan trọng. Sử dụng phương pháp cho điểm thị hiếu để đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu d ng đối với sản phẩm.

4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu: TableCurve 2Dv4, Matlab R2016a, Anova, Excel.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và hoạt tính sinh học của rễ cây mật nhân được thu hái tại Gia Lai Góp phần làm phong phú nguồn dữ liệu về hợp chất thiên nhiên của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Cung cấp các thông tin khoa học của những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được ứng dụng từ rễ mật nhân

* Ý nghĩa thực tiễn

- Đặt cơ sở cho việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm bổ sung cao chiết mật nhân có hiệu quả cao, thúc đẩy sự phát triển đa dạng của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu d ng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022