Kết Quả Thử Hoạt Tính Sinh Học Của Dịch Chiết Rễ Cây Mật Nhân


Bột rễ mật nhân

Nước

Chưng ninh hồi lưu 100 oC; 199,2 phút, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 22,4/1)

Lọc chân không

Cô quay chân không (50 oC; Bx = 50 %)

Dịch chiết nước

Hình 3.9. Sơ đồ quy trình chiết mật nhân trong nước

Bột rễ mật nhân được chưng ninh hồi lưu cách thủy trong nước ở 100 oC trong

thời gian 199,2 phút với tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 22,4/1, sau đó, tiến hành lọc chân không, tiến hành cô quay chân không dich chiết thu được ở áp suất: 72 mbar, nhiệt độ: 50 0C, số vòng quay: 40 vòng/phút đến khi đạt Bx = 50 %, thu được dịch chiết nước.

Tiểu kết mục 3.3:

Chúng tôi đã xây dựng được hai quy trình chiết rễ cây mật nhân bằng phương pháp chưng ninh hồi lưu trong nước ở 100 oC; 199,2 phút, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 22,4/1 và trong ethanol 80 % ở 83,2 oC; 202,2 phút, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 20/1. Từ sản phẩm dịch chiết của hai quy trình này, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính sinh học của chúng với mục đích làm tăng giá trị dược lý của mật nhân tại miền Trung

– Tây Nguyên.

3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân

3.4.1. Kết quả thử khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết nước và dịch chiết ethanol 80 % từ rễ cây mật nhân

Nghiên cứu được thực hiện trên tế bào ung thư in vitro các dòng MKN7 (dạ dày), SW626 (buồng trứng), HL-60 (bạch cầu), SK-Mel-2 (da), NIH/3T3 (nguyên bào sợi của gốc phôi chuột) đối với dịch chiết nước và trên các dòng tế bào ung thư KB biểu mô), Hep-G2 (gan), LU-1 (vú), MCF7 (phổi) đối với dịch chiết ethanol 80 % ở các mức nồng độ khác nhau.

Kết quả về khả năng gây độc tế bào ung thư in vitro của dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân được thể hiện ở bảng 3.12.


Bảng 3.12. Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân

% ức chế tế bào

Nồng độ (µg/mL)

Mẫu dịch chiết ethanol 80 %

KB

Hep-G2

LU-1

MCF7

256

81

100

100

68

64

30

57

46

46

16

19

33

24

27

4

5

18

13

15

1

0

11

11

6

IC50

139,29±5,12

50,0±2,25

78,22±3,5

98,9±4,20

Nồng độ (µg/mL)

Ellipticine

KB

Hep-G2

LU-1

MCF7

IC50

0,28±0,02

0,33±0,02

0,40±0,03

0,55±0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.


Qua số liệu kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân có thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng KB, Hep-G2, LU-1, MCF7 với giá trị IC50 từ 50,0 µg/mL đến 139,39 µg/mL, mạnh nhất trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 IC50= 50,0 ± 2,25 µg/mL). Chất đối chứng dương ellipticine được

sử dụng hoạt động ổn định, các kết quả trên chính xác với r2 ≥ 0,99.

Kết quả trên tương đồng với một số kết quả nghiên cứu gần đây về khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết rễ cây mật nhân như: Nhóm Park và cộng sự vào năm 2014, đã phân lập được một số hợp chất thuộc nhóm quassinoid từ rễ cây mật nhân có khả năng gây độc tế bào ung thư phổi ở người [63], kết quả nghiên cứu của nhóm Trần Thu Trang và cộng sự đã công bố vào năm 2017, cho thấy cao chiết methanol có hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức trung bình trên một số dòng tế bào [72], nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Tùng và cộng sự vào năm 2017 đã phân lập được một số hợp chất thuộc nhóm quassinoid từ dịch chiết ethanol rễ cây mật nhân có khả năng diệt tế bào ung thư [65].

Kết quả về khả năng gây độc tế bào ung thư in vitro của dịch chiết nước rễ cây mật nhân được thể hiện ở bảng 3.13.


Bảng 3.13. Khả năng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết nước rễ cây mật nhân


% ức chế tế bào

Nồng độ (µg/mL)

Mẫu dịch chiết nước

MKN7

SW626

SK-Mel-2

HL-60

NIH/3T3

100

30,6

17,2

33,1

47,5

35,3

20

26,6

5,91

25,7

15,6

11,9

4

16,6

4,42

7,42

6,21

0,75

0,8

13,1

2,54

3,16

3,96

-3,68

IC50

>100

>100

>100

>100

>100

Nồng độ (µg/mL)

Ellipticine

MKN7

SW626

SK-Mel-2

HL-60

NIH/3T3

IC50

0,36± 0,02

0,39± 0,04

0,49± 0,05

0,59± 0,09

0,37± 0,03


Qua số liệu kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện khả năng gây độc tế bào ung thư trên các dòng MKN7, SW626, HL-60, SK- Mel-2, NIH/3T3 ở các nồng độ thử nghiệm (cặn chiết được coi có hoạt tính tốt với IC50< 20 µg/mL). Bên cạnh đó, chất đối chứng dương ellipticine hoạt động ổn định

trong thí nghiệm này, các kết quả trên là chính xác với r2 ≥ 0,99

Từ kết quả trên nhận thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện khả năng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư đã khảo sát nêu trên, điều này có thể được lý giải như sau: các nghiên cứu trước đây đã công bố cho thấy các hợp chất thuộc nhóm quassinoid từ cây mật nhân có vai trò chủ yếu trong khả năng gây độc tế bào ung thư, tuy nhiên, chiết xuất các chất thuộc nhóm quassinoid từ dung môi phân cực mạnh như nước là không hiệu quả [63] [72].

Nhận xét: Dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân có thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng KB, Hep-G2, LU-1, MCF7, kết quả này làm cơ sở để có thể ứng dụng sản phẩm từ quá trình chiết trong ethanol 80 % vào quy trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau này.

Đối với dịch chiết nước rễ cây mật nhân, kết quả khảo sát cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư trên các dòng MKN7, SW626, HL-60, SK-Mel-2, NIH/3T3 ở các nồng độ thử nghiệm là không rõ rệt. Tuy nhiên, theo tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây thì dịch chiết nước rễ cây mật nhân đã thể hiện những hoạt tính có giá trị như hoạt tính kháng viêm [16], hoạt tính kháng khuẩn [9], hoạt tính kháng oxy hóa [17] [18], khả năng trị tiểu đường [12], do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, với mục đích tìm hiểu giá trị dịch chiết nước rễ cây mật nhân để nghiên cứu bổ sung vào các quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe,


đã tiến hành khảo sát một số hoạt tính sinh học trong dịch chiết nước như: Kháng viêm, kháng sinh, kháng oxy hóa… với những kết quả cụ thể được trình bày dưới đây.

3.4.2. Kết quả thử khả năng kháng viêm thông qua khảo sát cytokine tiền viêm và cytokine gây viêm

Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế các cytokine tiền viêm TNF-anpha được trình bày trên hình 3.10.

Hình 3 10 Khả năng ức chế sản sinh TNF anpha của dịch chiết nước tại các 1


Hình 3.10. Khả năng ức chế sản sinh TNF-anpha của dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

Kết quả thể hiện ở hình 3.10 cho thấy, khả năng ức chế sự sản sinh TNF-anpha ở các nồng độ đã khảo sát không đáng kể so với đối chứng LPS (P> 0,05 Do đó, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện khả năng ức chế sự sản sinh TNF-anpha với các nồng độ thử (5 g/mL; 10 g/mL; 20 g/mL; 50 g/mL; 100 g/mL).

Chúng tôi tiếp tục tiến hành xử lý trên giếng ELISA của bộ KIT xác định IL-6 và giếng ELISA của bộ KIT xác định IL-8 để đánh giá khả năng ức chế tế bào lympho sản sinh interleukine của dịch chiết nước với chất đối chứng (tế bào được kích thích bằng LPS là một chất kích thích miễn dịch).

Khả năng ức chế sản sinh IL-6 được trình bày ở hình 3.11


Hình 3 11 Khả năng ức chế sản sinh IL 6 của dịch chiết nước tại các nồng 2


Hình 3.11. Khả năng ức chế sản sinh IL-6 của dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

Kết quả thể hiện ở hình 3.11 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân có khả năng ức chế sản sinh IL–6 ở một số nồng độ là 50 g/mL và 100 g/mL (19,23 % và 24,04 %, một cách tương ứng , tuy nhiên, chưa rõ rệt ở mức có nghĩa thống kê (P>0,05).

Khả năng ức chế sản sinh IL-8 được trình bày ở hình 3.12.


Hình 3 12 Khả năng ức chế sản sinh IL 8 ở dịch chiết nước tại các nồng 3


Hình 3.12. Khả năng ức chế sản sinh IL-8 ở dịch chiết nước tại các nồng độ khác nhau

Kết quả thể hiện ở hình 3.12 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân có khả năng ức chế sản sinh IL-8 ở một số nồng độ (5; 10; 20; 50; 100) g/mL và có nghĩa thống kê (P < 0,05), khả năng ức chế thể hiện tốt nhất ở nồng độ 50 µg/mL đạt 57,55 %).


Nhận xét: Dịch chiết nước rễ cây mật nhân có khả năng ức chế sản sinh IL–6, bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thu Trang và cộng sự vào năm 2017 cho thấy, cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên có khả năng ức chế sản xuất cytokine gây viêm IL-6. Có thể nhận định: Ngoài dịch chiết rễ cây mật nhân từ methanol thì dịch chiết rễ cây mật nhân từ nước cũng có khả năng ức chế sản sinh IL– 6 [72].

Bên cạnh đó, dịch chiết nước rễ cây mật nhân còn có khả năng ức chế sản sinh IL-8, phát hiện này rất có giá trị vì ngoài khả năng ức chế cytokine gây viêm IL-6, dịch chiết nước rễ cây mật nhân ở vùng nguyên liêu nghiên cứu còn có khả năng ức chế cytokine gây viêm là IL-8 (proinflammatory cytokines).

3.4.3. Kết quả thử khả năng ức chế đại thực bào sản sinh NO

Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế sản sinh NO được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Khả năng ức chế sản sinh NO của dịch chiết nước ở các nồng độ khác nhau


Nồng độ (µg/mL)

Dịch chiết nước


Nồng độ (µg/mL)

Chất đối chứng dương L-NMMA

Ức chế sinh NO (%)

Tỷ lệ tế bào sống (%)

Ức chế sinh NO (%)

Tỷ lệ tế bào sống (%)

200

50,41

90,50

40

90,87

90,54

100

28,00

91,78

8

51,04

96,14

50

22,52

95,17

1,6

20,71

-

25

18,65

99,88

0,32

12,49

-

IC50

198,87±9,05


IC50

8,60±0,44

-

Từ kết quả ở bảng 3.14 cho thấy, dịch chiết nước của rễ cây mật nhân có khả năng ức chế tế bào đại thực bào sinh NO đạt 50,41 % (ở nồng độ 200 µg/mL) và giá trị IC50 đạt được là 198,87 ± 9,05 µg/mL.

Nhận xét: Tuy khả năng ức chế chỉ ở mức trung bình yếu nhưng chúng tôi đã

thành công trong việc phát hiện hoạt tính sinh học mới trên đối tượng dịch chiết rễ cây mật nhân ở miền Trung – Tây Nguyên, kết quả nghiên cứu này càng kh ng định giá trị của nguyên liệu ở vùng này và là cơ sở dữ liệu quan trọng cho những nghiên cứu sau này về cây mật nhân và nâng cao khả năng ứng dụng của nó trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.


3.4.4. Khả năng ức chế enzyme -glucosidase

Chúng tôi khảo sát khả năng ức chế enzyme -glucosidase của dịch chiết nước rễ cây mật nhân, với chất tham chiếu là acarbose, kết quả thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Khả năng ức chế enzyme -glucosidase của dịch chiết nước


Tên mẫu

Giá trị IC50 (g/mL)

Dịch chiết nước rễ cây mật nhân

>256

Chất tham chiếu Acarbose

180,2 ± 2,44

Từ kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không có khả năng ức chế enzyme -glucosidase với nồng độ thử thấp hơn hoặc bằng 256 g/mL, do đó, chúng không có khả năng kháng bệnh đái tháo đường tuýp 2 vì không thể ức chế enzyme -glucosidase nhằm làm giảm tác động của carbohydrate đối với lượng đường trong máu.

Nghiên cứu khả năng ức chế enzyme -glucosidase gần đây được thực hiện trên một số thực vật, trong đó, có quá trình khảo sát khả năng ức chế enzyme -glucosidase của cao chiết ethanol các bộ phận cây nhàu của nhóm Đái Thị Xuân Trang và cộng sự vào năm 2014, kết quả cho thấy: Cao ethanol các bộ phận cây nhàu đều có hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase mạnh hơn acarbose, trong đó, cao ethanol rễ nhàu ức chế enzyme -glucosidase mạnh nhất với IC50 = 0,36 mg/mL. Ngoài ra, nhóm Lê Quốc Duy và cộng sự đã khảo sát khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của một số cây thuốc dân gian điều trị bệnh đái tháo đường với kết quả: Cao ethanol từ các mẫu lá chứa các hợp chất như alkaloid, flavonoid, tannin và saponin đều có khả năng ức chế enzyme -glucosidase [96] [97].

Mặc dù, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không có khả năng ức chế enzyme - glucosidase, tuy nhiên, đây cũng là dữ liệu trong việc đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân và cho những nghiên cứu sau này.

3.4.5. Kết quả thử khả năng kháng vi sinh vật kiểm định của dịch chiết nước

Khả năng kháng vi sinh vật kiểm định trên đối tượng dịch chiết nước của rễ cây mật nhân vùng núi huyện Ia-Grai, Gia Lai được thực hiện trên các chủng:

- Chủng gram + : Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Lactobacillus fermentum

- Chủng gram -): Escherichia coli, Salmonella enterica, Pseudomonas


aeruginosa

- Chủng nấm men: Candida albicans

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.16

Bảng 3.16. Giá trị IC50 kháng vi sinh vật kiểm định của dịch chiết nước


Giá trị IC50 đối với các chủng (g/mL)

Gram (+)

S. aureus

B. subtilis

L. fermentum

>128

>128

>128

Gram (-)

Salmonella enterica

E. coli

P. aeruginosa

>128

>128

>128

Nấm

Candida albican

>128


Từ kết quả bảng 3.16 ở trên cho thấy, với giá trị IC50 > 128 g/mL có thể kh ng định: Dịch chiết nước của rễ cây mật nhân nghiên cứu không thể hiện khả năng kháng các chủng vi sinh vật và nấm nêu trên.

Kết quả trên khá tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trước đây gồm: Nghiên cứu của nhóm Farouk và cộng sự vào năm 2007 đã kh ng định rằng chỉ có chiết xuất từ lá và thân mới thể hiện khả năng kháng khuẩn còn chiết xuất từ rễ mật nhân không thể hiện khả năng này, một nghiên cứu khác của nhóm Trương Thị Minh Hạnh đối với mật nhân ở Thừa Thiên Huế vào năm 2015 cũng cho kết quả dịch chiết rễ mật nhân không có khả năng kháng khuẩn. Điều này có thể được lý giải là do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù nên rễ cây mật nhân ở một số vùng nguyên liệu không có khả năng kháng vi sinh vật [9] [26].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022