3.4.6. Kết quả thử khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết nước
Phân tích kết quả và xử l số liệu được thể hiện ở bảng 3.17 và 3.18.
Bảng 3.17 Kết quả đo ABS đối với dịch chiết rễ cây mật nhân và acid ascorbic
Acid ascorbic | |||||
Nồng độ (mg/L) | ABS | %DPPH | Nồng độ (mg/L) | ABS | %DPPH |
50 | 1,322 | 9,091 | 50 | 1,364 | 1,887 |
100 | 1,270 | 18,01 | 100 | 1,265 | 18,868 |
150 | 1,220 | 26,587 | 150 | 1,142 | 39,966 |
200 | 1,164 | 36,192 | 200 | 1,020 | 60,892 |
300 | 1,071 | 52,144 | 300 | 0,795 | 99, 485 |
Mẫu trắng | 1,375 | Mẫu trắng | 1,375 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Lập, Định Danh Các Hợp Chất Không Thuộc Nhóm Alkaloid
- Xây Dựng Quy Trình Chiết Rễ Cây Mật Nhân Bằng Phương Pháp Chưng Ninh Hồi Lưu Trong Dung Môi Ethanol 80 %
- Kết Quả Thử Hoạt Tính Sinh Học Của Dịch Chiết Rễ Cây Mật Nhân
- Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Trà Thảo Mộc Mật Nhân
- Điểm Đánh Giá Cảm Quan Thị Hiếu Người Tiêu Dùng
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân Eurycoma longifolia Jack ở miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm - 17
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Từ kết quả ở bảng 3.18, xác định điểm IC50 đối với dịch chiết và acid ascorbic như sau:
Bảng 3.18. Bảng giá trị IC50 của dịch chiết rễ cây mật nhân và acid ascorbic
Nồng độ IC50 | |
Dịch chiết rễ cây mật nhân | 284,837 mg/L |
Acid ascorbic | 174602x10-6 mg/L |
Kết quả bảng 3 18 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân thể hiện tính oxy hóa rất yếu với giá trị IC50 lớn hơn rất nhiều so với giá trị IC50 của acid ascorbic. Kết quả này tương đồng với các kết quả công bố trong và ngoài nước, chiết xuất thô từ rễ cây mật nhân trong các dung môi khác nhau như ethanol hoặc hỗn hợp dung môi (methanol và chloroform) đều có hoạt tính kháng oxy hoá rất yếu theo các kết quả của nhóm nghiên cứu Purwwantiningsih vào năm 2011 và nhóm nghiên cứu Varghese vào năm 2013. So sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy, chiết xuất trong nước của rễ mật nhân có tính oxy hóa yếu [17] [98].
Nhận xét: Tuy không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên một số dòng đã khảo sát nhưng dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân ở vùng nguyên liệu nghiên cứu lại thể hiện một số hoạt tính kháng viêm có giá trị, kết quả thu được có thể làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu ứng dụng tiếp theo.
Để có thể ứng dụng được các dịch chiết từ rễ cây mật nhân, chúng tôi cần phải
tiến hành thử nghiệm mức độ an toàn khi sử dụng cho người, cụ thể, cần thử độc tính bất thường và khả năng gây độc đối với tế bào người.
3.4.7. Kết quả thử độc tính bất thường của dịch chiết nước rễ cây mật nhân
Kết quả thử độc tính bất thường: Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.19.
Bảng 3.19. Kết quả thử độc tính bất thường của dịch chiết nước rễ mật nhân
Yêu cầu | Kết quả | |
Độc tính bất thường | Sau 48 giờ quan sát 05 chuột (mỗi chuột uống 0,5 mL chế phẩm): Không có chuột nào chết | Đạt |
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.19 cho thấy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không gây độc tính bất thường. Trong quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm sau này, dịch chiết mật nhân được sản xuất thành cao chiết hoặc bột, khi bổ sung một lượng nhỏ vào sản phẩm sẽ an toàn cho người dùng. Do đó, có thể bổ sung mật nhân ở vùng nguyên liệu nghiên cứu vào sản xuất thực phẩm.
3.4.8. Kết quả thử khả năng không gây độc đối với tế bào thận gốc phôi ở người HEK-293
Thử nghiệm trên đối tượng dịch chiết nước rễ cây mật nhân với tế bào thận gốc phôi ở người HEK-293, việc thử khả năng gây độc trên người sử dụng dòng tế bào thận phôi gốc HEK-293 vì đây là tế bào lành phổ biến nhất trong cơ thể, là loại tế bào này nhạy cảm nhất cho nên, nếu tế bào này không bị gây độc có nghĩa các tế bào khác sẽ an toàn. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Khả năng gây độc tế bào HEK-293 của dịch chiết rễ cây mật nhân
Nồng độ (µg/mL) | Mẫu | Nồng độ (µg/mL) | Ellipticine |
100 | 30,75 ± 0,88 | 100 | 98,66 ± 2,58 |
20 | 19,28 ± 0,64 | 20 | 71,70 ± 2,87 |
4 | 6,94 ± 0,74 | 4 | 50,75 ± 3,92 |
0,8 | 3,42 ± 0,60 | 0,8 | 23,46 ± 3,80 |
IC50 | >100 | IC50 | 0,44 ± 0,04 |
Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy mẫu dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện hoạt tính gây độc đối với tế bào HEK-293 ở các nồng độ nghiên cứu (IC50 > 100
µg/mL). Ở nồng độ thử nghiệm cao nhất, dịch chiết nước ức chế sự phát triển của dòng
tế bào này khoảng 30,75 %. Chất đối chứng dương ellipticine hoạt động ổn định trong thí nghiệm.
Nhận xét: Dịch chiết nước rễ cây mật nhân không gây độc đối với tế bào HEK- 293 ở các nồng độ nghiên cứu (IC50 > 100 µg/mL Do đó, từ dịch chiết này, có thể sản xuất cao chiết để bổ sung vào quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm.
Tiểu kết mục 3.4:
Dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân có thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng như: KB, Hep-G2, LU-1, MCF7 ở các nồng độ thử nghiệm. Trong khi đó, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện khả năng gây độc tế bào ung thư trên các dòng như: MKN7, SW626, HL-60, SK-Mel-2, NIH/3T3 ở các nồng độ thử nghiệm, tuy nhiên, dịch chiết nước rễ cây mật nhân lại thể hiện một số hoạt tính kháng viên như: Khả năng ức chế tế bào đại thực bào sinh NO và khả năng ức chế sản sinh IL-8.
Thông thường, trước khi bổ sung một loại thảo dược nào đó vào quy trình công nghệ để sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các nhà nghiên cứu đều tiến hành thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên được chiết ra từ nguyên liệu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm vừa có chất lượng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Kết quả khảo sát, thăm dò hoạt tính sinh học dịch chiết rễ cây mật nhân trên đây là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá tính năng dược lý của mật nhân, từ đó, nghiên cứu bổ sung trong quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng các sản phẩm có bổ sung mật nhân, tiến hành khảo sát độc tính bất thường và khả năng gây độc tế bào người.
Dịch chiết được chọn khảo sát là dịch chiết nước và dịch chiết ethanol 80 %, nhằm mục đích ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, chi phí thấp và ít gây hại cho sức khỏe người dùng.
Dịch chiết nước rễ cây mật nhân không gây độc cho tế bào thận ở người và gây độc tính bất thường. Vì vậy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân có giá trị dược lý, hiệu quả và an toàn trong ứng dụng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Những kết quả thăm dò hoạt tính sinh học đã được trình bày ở trên cho thấy, cả hai loại dịch chiết rễ cây mật nhân trong nước và ethanol 80 % hoàn toàn có thể ứng dụng để tạo thành cao chiết bổ sung vào quy trình công nghệ sản xuất một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
3.5. Nghiên cứu ứng dụng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Mục tiêu cần đạt được đó là nghiên cứu bổ sung mật nhân và một số nguyên liệu khác vào quy trình sản xuất tạo sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và làm dịu vị đắng hậu vị đặc trưng của mật nhân.
3.5.1. Sản phẩm cao chiết mật nhân
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm cao chiết từ thảo dược được bày bán tương đối phổ biến, công dụng của chúng cũng đã được nghiên cứu và chứng minh giá trị cao đối với sức khỏe con người. Quy trình công nghệ sản xuất cao chiết nhìn chung giống nhau về nguyên tắc, tuy nhiên, đối với mỗi loại nguyên liệu, mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng nên trong quy trình chế biến có những điểm khác biệt.
Trong đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất quy trình sản xuất cao chiết rễ cây mật nhân từ vùng nguyên liệu lựa chọn và đánh giá chất lượng cao chiết mật nhân theo yêu cầu kỹ thuật của dược điển Việt Nam và phù hợp quy định hiện hành về an toàn thực phẩm [8].
a. Sơ đồ quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất cao chiết mật nhân ở quy mô phòng thí nghiệm được trình bày theo sơ đồ hình 3.13.
Rễ mật nhân
Nước
Chiết (100 oC; 199,2 phút, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 22,4/1 mL/g)
Lọc
Bã
Cô đặc (50 oC; Bx = 50 %)
Gia nhiệt (80 oC)
Rót chai, đóng nắp
Thanh trùng (80 oC; 10 phút)
Cao mật nhân
Hình 3.13. Sơ đồ quy trình sản xuất cao mật nhân [8]
b. Mô tả
Bột rễ mật nhân được chiết trong nước cất trong hệ thống ống sinh hàn theo tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu là 22,4/1 (mL/g) ở nhiệt độ 100 oC trong 199,2 phút điều kiện chiết đã được tối ưu
Dịch chiết thu được sau khi chiết được lọc chân không để loại bỏ bã, cô quay chân không ở nhiệt độ 50 oC đến khi dịch chiết đạt Bx khoảng 20 %. Sau đó, đun trên bếp cách thủy để tiếp tục cô đặc đến Bx khoảng 50 % thu được cao chiết.
Tiến hành gia nhiệt trên bếp điện đến nhiệt độ 80 oC để bài khí, hạn chế quá trình oxy hóa làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, giảm áp suất trong chai chuẩn bị cho quá trình rót chai và thanh tr ng, đồng thời hạn chế vi sinh vật hiếu khí tồn tại gây hỏng sản phẩm.
Sau khi gia nhiệt, rót ngay sản phẩm còn nóng vào lọ chứa rồi đóng nắp ngay nhằm tránh sự xâm nhập của vi sinh vật. Thanh trùng ở nhiệt độ 80 oC trong 10 phút nhằm tiêu diệt vi sinh vật có hại đối với sức khỏe con người, kéo dài thời gian bảo quản.
Sản phẩm cao chiết được thử nghiệm để đối sánh các chỉ tiêu chất lượng với tiêu chí của thảo dược, từ đó, đánh giá chất lượng sản phẩm [99].
3.5.1.1. Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm cao chiết
Nội dung thực nghiệm được trình bày cụ thể tại phụ lục 7, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu của cao chiết được trình bày cụ thể tại bảng 3.21.
Bảng 3.21. Kết quả các chỉ tiêu chất lượng cao chiết mật nhân
Cao lỏng, sánh, đồng nhất. Màu nâu đậm. M i nồng, đặc trưng của dược liệu. Vị đắng. | |
Cắn không tan trong nước | 1,18 ± 0,05 % |
Hàm lượng ẩm | 58,75 ± 0,04 % |
Tro toàn phần | 4,18 ± 0,03 % |
pH | 5,19 |
20 Tỷ trọng d20 | 1,2138 |
Hàm lượng chất EL4 | 390 ± 7,07 mg/kg |
Kết quả thực nghiệm được trình bày cụ thể tại phụ lục 8, so sánh với sản phẩm cao lỏng Hoắc hương chính khí, cao bổ phổi hiện đang lưu hành ở trên thị trường thì các kết quả trên khá tương thích và đáp ứng yêu cầu theo quy định của dược điển Việt Nam tập V.
Kết quả phân tích định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết rễ mật nhân được thể hiện ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Kết quả định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết mật nhân
Nhóm chất | Thuốc thử | Hiện tượng | Kết quả | Kết luận sơ bộ | |
1. | Alkaloid | Wagner | Kết tủa nâu đỏ | + | Có |
2. | Phenolic | Dung dịch FeCl3 1% | Dung dịch chuyển sang màu xanh thẫm | + | Có |
3. | Steroid | Phản ứng Salkowski | Dung dịch chuyển sang màu đỏ đậm | + | Có |
Phản ứng Lieberman- Bourchard | Dung dịch chuyển sang màu cam | + |
Kết quả từ bảng 3.22 cho thấy, sự hiện diện của các hợp chất alkaloid, polyphenol, steroid trong cao mật nhân Đây đều là những chất đã được chứng minh là có nhiều hoạt tính sinh học. Theo Phan Quốc Kinh, alkaloid là những chất hữu cơ có trong thực vật có tác dụng ức chế hoặc kích thích thần kinh trung ương, điều trị bệnh tim, cao huyết áp, chống sốt rết, ung thư, [100]. Phenolic là những chất thơm chuyển hóa thứ cấp mang lại màu sắc, mùi vị và có những tác động đến sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch [101]. Hơn nữa, kết quả nghiên cứ của nhóm Aliyu và cộng sự vào năm 2009 cho thấy, các hợp chất phenolic chiếm phần lớn chất chống oxy hóa trong thực vật [102]. Steroid là các hợp chất béo hữu cơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp Các steroid được bao gồm trong nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng quan trọng được d ng để điều trị các bệnh về xương khớp và thiểu năng tuyến sinh dục, điều trị vô sinh [100].
Các nghiên cứu trước đây khi tiến hành phân lập thành phần hóa học của mật nhân cũng đã xác định được sự có mặt của 3 hợp chất trên và chứng minh được nhiều hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu của Ping-Chung Kuo và công sự vào năm 2003 đã công bố rằng các alkaloid có trong rễ mật nhân có hoạt tính gây độc tính tế bào đáng kể chống lại các dòng tế bào ung thư phổi ở người (A-549 và ung thư vú ở người (MCF-7) [103]. Hoạt tính kháng viêm và khả năng chống sốt r t cũng được báo cáo bởi nhóm tác giả Phạm Bích Ngọc và cộng sự vào năm 2016 [104] và nhóm tác giả Leonadus B. S. Kardono và cộng sự vào năm 1991 [105]. Nhóm tác giả A.Oei–Koch và
cộng sự vào năm 1978 đã xác định được sự có mặt của các sterol thực vật là campesterol, stigmasterol và sitosterol trong rễ mật nhân và nhóm Ping-Chung Kuo và cộng sự vào năm 2003 đã chứng minh khả năng chống ung thư phổi của stigmasterol [103] [106].
Nhận xét: Các kết quả định tính nêu trên cho thấy sản phẩm cao mật nhân đã sản xuất này có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị, kết quả cũng tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây đối với những sản phẩm tương tự [103] [104] [105][106].
3.5.1.2. Kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm cao mật nhân
Tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành của cơ quan quản l nhà nước chuyên ngành tại QCVN 8-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm, QCVN 8- 2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. Nội dung kiểm tra được nêu tại phần d, mục 2 4 5 4, chương 2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan được trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23. Kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cao mật nhân
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Tiêu chuẩn chất lượng | Kết quả thử nghiệm | Đánh giá | |
1. | Tổng vi sinh vật hiếu khí | CFU/mL | <104 (*) | 9 | Đạt |
2. | Coliforms | CFU/mL | <10 (*) | KPH | Đạt |
3. | E. coli | CFU/mL | Không có (*) | KPH | Đạt |
4. | Tổng số nấm men và nấm mốc | CFU/mL | 102 (*) | KPH | Đạt |
5. | Salmonella | CFU/mL | Không có (*) | Âm tính/25 mL | Đạt |
6. | Pb | mg/L | <10 (**) | 0,254 | Đạt |
7. | Cd | mg/L | <0,3 (**) | < 0,05 (MQL) | Đạt |
Chú thích: MQL: Giới hạn định lượng của phương pháp; KPH: Không phát hiện; (*): QCVN 8-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; (**): QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy mẫu cao chiết mật nhân đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm theo QCVN 8-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Kết luận: Đã xây dựng được quy trình sản xuất cao chiết với giá trị dược lý cao, các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu đối với sản phẩm cao dược liệu. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, nên đây là một sản phẩm chất lượng tốt. Do đó, sử dụng cao chiết mật nhân để nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc mật nhân là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ nguồn nguyên liệu tại ở vùng núi huyện Ia-Grai, tỉnh Gia Lai.
3.5.1.3. Công bố chất lượng sản phẩm cao mật nhân
Bản công bố sản phẩm được xây dựng để trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định và phê duyệt, cụ thể, trình Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Nội dung bản dự thảo được trình bày cụ thể tại phụ lục 11.
3.5.2. Sản phẩm trà thảo mộc mật nhân
Nụ vối là thành phần chính của sản phẩm trà thảo mộc mật nhân, nụ vối có vị đắng thanh dịu nên có thể làm hài hòa vị đắng gắt của mật nhân, giúp người dùng dễ chấp nhận sản phẩm hơn Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung các nguyên liệu có hậu vị ngọt như cỏ ngọt, cam thảo, la hán quả, những thảo dược này đã được chứng minh có rất nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe như chống tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, giải nhiệt [103] [107] [108].
Cao chiết mật nhân: Sử dụng sản phẩm cao chiết được sản xuất và kiểm tra chất lượng theo mục 3.5.1 ở trên để bổ sung vào quy trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc kết hợp cao chiết mật nhân vào sản phẩm không dễ dàng vì cao mật nhân có vị thuốc đắng và có hậu vị khó chịu Do đó, để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu kết hợp các nguyên liệu có hậu vị ngọt như cỏ ngọt, cam thảo, la hán quả để điều hòa vị đắng của mật nhân.
3.5.2.1. Quy trình sản xuất trà thảo mộc mật nhân
Quy trình sản xuất dựa trên việc kế thừa các quy trình công nghệ đã công bố, được mô tả theo sơ đồ hình 3.14 [109] [110] [111].
Nụ vối được cho vào nồi, thêm nước cất vào theo tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là