TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC ĐIỀU CHẾ THUỐC NHỎ MẮT GEL IN SITU CHỨA 0,3 % OFLOXACIN
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM PHAN PHƯƠNG THY MSSV: 12D720401168 Lớp: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng công thức điều chế thuốc nhỏ mắt gel in situ chứa 0,3 % ofloxacin - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Gel In Situ Tạo Bởi Thay Đổi Ph
- Chỉ Định, Chống Chỉ Định, Tác Dụng Không Mong Muốn
- Xây Dựng Công Thức Cơ Bản Gel In Situ Chứa 0,3 % Ofloxacin
- Nghiên cứu xây dựng công thức điều chế thuốc nhỏ mắt gel in situ chứa 0,3 % ofloxacin - 6
- Nghiên cứu xây dựng công thức điều chế thuốc nhỏ mắt gel in situ chứa 0,3 % ofloxacin - 7
Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.
LỜI CẢM TẠ
Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học “Nghiên cứu xây dựng công thức điều chế thuốc nhỏ mắt gel in situ chứa 0,3 % ofloxacin” được thực hiện từ 03/2017 đến 06/2017 tại Bộ môn Bào chế, Khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô, dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Đặng Văn Như Tâm.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy ThS. Đặng Văn Như Tâm đã luôn quan tâm, hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu để giúp em thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô ThS. Nguyễn Thị Thuý Lan đã dành thời gian quý báu để góp ý giúp cho khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong thời gian em học tập tại trường.
Con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình đã quan tâm, động viên và là chỗ dựa vững chắc cho con trong học tập và cuộc sống.
Cảm ơn các bạn sinh viên khoá 2012 – 2017, đặc biệt là các bạn sinh viên thực hiện khoá luận học lớp đại học Dược 7B đã động viên, chia sẻ, góp ý và giúp đỡ mình trong quá trình thực hiện khoá luận cũng như học tập, rèn luyện tại trường.
Phan Phương Thy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Phan Phương Thy
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – Năm học: 2016 – 2017 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC ĐIỀU CHẾ THUỐC NHỎ MẮT
GEL IN SITU CHỨA 0,3 % OFLOXACIN
Phan Phương Thy
Thầy hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Như Tâm
TÓM TẮT
Mở đầu và đặt vấn đề
Do tác động của cơ chế bảo vệ sinh lý của hệ thống nước mắt, bản chất cấu tạo các lớp mô của giác mạc… làm cho sinh khả dụng của các thuốc nhãn khoa quy ước (như thuốc nhỏ mắt) thường rất thấp. Chỉ có khoảng 1 – 3 % lượng dược chất có trong liều thuốc đã đưa vào mắt là thấm qua được giác mạc và phân bố đến nơi tác dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu để cải thiện sinh khả dụng của thuốc nhãn khoa là rất cần thiết. Một trong những biện pháp được nghiên cứu là tối ưu hóa công thức bào chế để có thể kéo dài thời gian lưu của thuốc ở vùng trước giác mạc bằng cách bào chế thuốc nhỏ mắt dưới dạng in situ gel.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Dung môi tăng độ tan của ofloxacin được lựa chọn. Thăm dò phối hợp các tá dược với hoạt chất để có được công thức gel in situ chứa ofloxacin 0,3 % (pH 6,0). Các công thức được điều chế, sử dụng carbopol phối hợp với các tá dược khác. Các công thức này được đánh giá về các chỉ tiêu pH, khả năng tạo gel, khả năng chảy lỏng, thử kết dính sinh học. Các công thức tối ưu được lựa chọn đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro, đánh giá tính kháng khuẩn.
Kết quả và bàn luận
Dung dịch đệm citro – phosphat pH 6,0 được lựa chọn làm dung môi hòa tan ofloxacin. Các công thức gel in situ chứa ofloxacin 0,3 % được điều chế và đánh giá. Một công thức đã được lựa chọn. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho thấy sự kết hợp của carbopol và HPMC khi giọt thuốc tạo thành gel trong mắt có vai trò trong việc cung cấp liều thuốc giải phóng ra một cách hằng định trong quá trình điều trị.
Kết luận
Công thức gel in situ chứa ofloxacin đã được điều chế, sử dụng carbopol và các tá dược khác. Các gel in situ này cho thấy quá trình chuyển đổi solgel tốt, không mất đi khả năng kháng khuẩn, khả năng chảy lỏng, độ nhớt, lực bám dính thích hợp và lợi thế trong việc cho tác dụng điều trị hiệu quả.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. THUỐC NHỎ MẮT 3
2.1.1. Định nghĩa 3
2.1.2. Yêu cầu chung 3
2.1.3. Yêu cầu chất lượng 4
2.1.4. Sinh khả dụng thuốc nhỏ mắt 5
2.1.5. Thuốc nhỏ mắt chứa ofloxacin 6
2.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ GEL IN SITU 8
2.2.1. Khái niệm 8
2.2.2. Ưu nhược điểm của gel 9
2.2.3. Phương pháp điều chế 9
2.2.4. Gel in situ 10
2.3. OFLOXACIN 16
2.3.1. Cấu trúc hóa học 16
2.3.2. Tính chất lý hóa 16
2.3.3. Phổ tác động 17
2.3.4. Cơ chế tác động 17
2.3.5. Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn 17
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ GEL IN SITU SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT 18
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 20
3.1.1. Các vật liệu, hoá chất dung trong bào chế và kiểm nghiệm 20
3.1.2. Thiết bị 20
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
3.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.2.1. Xây dựng công thức cơ bản gel in situ chứa 0,3 % ofloxacin 21
3.2.2. Xây dựng công thức hoàn chỉnh và quy trình điều chế 21
3.2.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu của gel nghiên cứu 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. XÂY DỰNG CÔNG THỨC CƠ BẢN GEL IN SITU CHỨA 0,3 % OFLOXACIN 29
4.1.1. Khảo sát nồng độ của carbopol 29
4.1.2. Khảo sát sự phối hợp giữa carbopol và các tá dược hỗ trợ 29
4.2. XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ GEL IN SITU
CHỨA 0,3 % OFLOXACIN 37
4.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU CỦA CÁC CÔNG THỨC GEL NGHIÊN CỨU.
..........................................................................................................................40
4.3.1. Cảm quan 40
4.3.2. pH 40
4.3.3. Độ trong 40
4.3.4. Giới hạn kích thước tiểu phân 40
4.3.5. Độ nhớt 40
4.3.6. Thử kết dính sinh học 40
4.3.7. Đánh giá tính kháng khuẩn 41
4.3.8. Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro 42
4.3.9. Độ ổn định 43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1. KẾT LUẬN 44
5.2. ĐỀ NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADR Adverse Drug Reaction (phản ứng có hại của thuốc)
DIG Dung dịch in situ gel
HPLC High Performance Liquid Chromatography (sắc ký lỏng hiệu năng cao)
HPMC Hydroxypropylmethyl cellulose
kt/tt Khối lượng/ thể tích (nồng độ phần trăm khối lượng theo thể tích)
NXB Nhà xuất bản
PAA Polyacrilamid
SD Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
TT Thuốc thử
vđ Vừa đủ
VN Việt Nam
̅Giá trị trung bình
ZOI (vùng ức chế vi khuẩn)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin 7
Bảng 2.2. Phân loại chất tạo gel 8
Bảng 2.3. Phân loại tác nhân tạo gel in situ 10
Bảng 3.1. Các nguyên liệu hoá chất dùng trong bào chế và kiểm nghiệm 20
Bảng 3.2. Thiết bị nghiên cứu được sử dụng trong đề tài 20
Bảng 3.3. Thành phần của giọt nước mắt nhân tạo 23
Bảng 4.1. Công thức thuốc với nồng độ carbopol được trung hoà bởi triethanolamin.30 Bảng 4.2. Kết quả khả năng tạo gel và khả năng chảy lỏng của các công thức A1 – A6
.......................................................................................................................................31
Bảng 4.3. Công thức thuốc phối hợp nồng độ carbopol với HPMC 33
Bảng 4.4. Kết quả khả năng tạo gel và khả năng chảy lỏng của các công thức B1 – B9
.......................................................................................................................................34
Bảng 4.5. Kết quả đo độ nhớt tại pH 6,0 35
Bảng 4.6. Kết quả đo độ nhớt tại pH 7,4 36
Bảng 4.7. Thành phần (%) hoạt chất và tá dược trong các công thức hoàn chỉnh 37
Bảng 4.8. Giá trị pH của chế phẩm ở 25 40
Bảng 4.9. Kết quả khả năng kết dính sinh học 40
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá tính kháng khuẩn 41