Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA 27

Hình 1.2. Quy trình tổ chức DHTDA 30

Hình 1.3. Sơ đồ các bước của DHTDA theo tác giả Đỗ Hương Trà 30

Hình 1.4. Sơ đồ tiến trình dạy học nhóm 39

Hình 1.5. Minh hoạ kĩ thuật “khăn phủ bàn” 42

Hình 1.6. Minh hoạ kĩ thuật “5W1H” cho một DA 43

Hình 3.1. Biểu đồ các giai đoạn thể hiện năng lực sáng tạo của HS 130

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của HS với DHTDA 131

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 1 135

Hình 3.4. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 1 136

Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 1 137

Hình 3.6. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 1 137

Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 2 139

Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 2 140

Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 2 141

Hình 3.10. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 2 141

Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 3 143

Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 3 144

Hình 3.13. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 3 145

Hình 3.14. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 3 146


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung kiến thức phần hoá học phi kim nâng cao THPT 53

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mối liên hệ giữa các nội dung nghiên cứu các chất 54


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

Bài kiểm tra

Bài KT

Công nghệ thông tin

CNTT

Công nghiệp

CN

Đại học

ĐH

Đại học Sư phạm

ĐHSP

Dạy học theo dự án

DHTDA

Đối chứng

ĐC

Dự án

DA

giáo viên

GV

học sinh

HS

Nhà xuất bản

NXB

phòng thí nghiệm

PTN

phương pháp dạy học

PPDH

phương pháp dạy học theo dự án

PPDHTDA

phương trình hoá học

PTHH

sách giáo khoa

SGK

thực nghiệm

TN

thực nghiệm sư phạm

TNSP

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 2



1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU

Thế giới đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi giáo dục phải luôn đổi mới để đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Tại Quyết định số 711/QĐ–TTg ngày 13/6/2012, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát cho nền giáo dục nước ta: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Từ mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục này, nền giáo dục nước ta cần có những đổi mới sâu rộng, toàn diện mọi thành tố của quá trình dạy học hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực và khả năng học tập suốt đời cho học sinh (HS).

Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) có ý nghĩa quyết định cần được triển khai ở các môn học và cấp học. Một trong những định hướng đổi mới PPDH hiện nay là vận dụng các PPDH tích cực đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và áp dụng vào thực tiễn dạy học các môn học một cách hiệu quả. Đó là những PPDH hiện đại định hướng vào người học, nhằm phát huy được năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của người học được áp dụng trong dạy học ở các lớp học và môn học.

Định hướng đổi mới PPDH đã được cụ thể hoá trong Điều 28.2 Luật Giáo dục (năm 2005): “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng


vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

PPDH theo dự án (Project-based Learning – PBL, còn gọi là Dạy học theo dự án – DHTDA) là một trong các PPDH tích cực, hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà nền giáo dục tiên tiến cần có, phù hợp với Điều 28.2 Luật Giáo dục Việt Nam và có thể áp dụng được ở trường phổ thông nước ta trong điều kiện hiện nay.

Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho PPDH mới này và coi đây là PPDH quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống.

DHTDA hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn nội dung việc học với thực tế cuộc sống, giúp phát triển cho HS các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc trong nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)…; cho phép HS làm việc một cách độc lập lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có chiều sâu và gắn với thực tiễn để hình thành kiến thức và tham gia tích cực trong các hoạt động có sự phối hợp với các thành viên khác để tạo ra sản phẩm xác định. DHTDA ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, còn kích thích hứng thú say mê tìm tòi nghiên cứu của người học, trau dồi văn hoá, khả năng lao động trí óc cho người học. Cách học dựa trên dự án (DA) không chỉ tập trung vào các chương trình giảng dạy mà còn khám phá các chương trình này, yêu cầu HS phải đặt câu hỏi, tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp, thay đổi cách học từ việc “GV nói” thành “HS thực hiện”. Như vậy, GV đóng vai trò là người hướng dẫn hỗ trợ việc tự nghiên cứu của HS; HS có quyền tự chủ về kế hoạch hành động, phương pháp, phương tiện, các hướng sáng tạo sản phẩm, và đặc biệt biết ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để hoàn thành mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thời kì đổi mới và hội nhập.

Ở Việt Nam, việc thực hiện PPDHTDA mới được công ty Intel Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp trong chương trình Intel® Teach to the Future – Dạy học cho tương lai tại Việt Nam sau khi thử nghiệm triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước từ năm 2003, đến 6/12/2005 chính thức đưa vào triển khai ở các trường Trung học cơ sở (THCS). DA Việt – Bỉ thực hiện trong 4,5 năm từ 2004 đến 2009 tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc.


Hoá học là môn học khoa học tự nhiên được dạy ở trường phổ thông từ lớp 8 THCS nên HS đã được tích luỹ vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội nhất định. Hoá học đặc biệt có mối liên kết với các môn học khác như Sinh học, Địa lí, Vật lí,... nên việc ứng dụng kiến thức môn học trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng DHTDA thông qua sự tích hợp kiến thức của các môn học này. Tuy nhiên, việc áp dụng DHTDA trong dạy học hoá học ở trường phổ thông chưa được chú ý tương xứng với tầm quan trọng trong thực tiễn do môn học mang lại. Cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu sâu về hệ thống lí luận và vận dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học phổ thông được công bố.

Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp Dạy học theo dự án trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng DHTDA vào dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông (THPT) nhằm hình thành cho HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm nhỏ, khuyến khích HS phát triển các kĩ năng sống hợp tác, biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó chiếm lĩnh tri thức và có thái độ sống tích cực, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về PPDH tích cực và hệ thống hoá cơ sở lí luận về

DHTDA.

– Điều tra thực trạng việc vận dụng DHTDA trong dạy học hoá học THPT.

– Phân tích nội dung phần hoá học phi kim trong chương trình hoá học nâng cao THPT.

– Xây dựng tư liệu dạy học phần nội dung kiến thức về hoá học phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT.

– Xây dựng các DA học tập phần phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT và phương pháp tổ chức thực hiện.


– Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập theo DHTDA của HS trong việc áp dụng DHTDA.

– Thực nghiệm sư phạm (TNSP) đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung đã đề xuất và xử lí các số liệu thực nghiệm để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng DHTDA vào dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao ở trường THPT.

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Vận dụng DHTDA trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phần hoá học phi kim nâng cao lớp 10, 11 chương trình hoá học THPT.

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được hệ thống các DA phù hợp, đa dạng và có hệ thống tư liệu dạy học phong phú, đồng thời biết cách sử dụng DHTDA phối hợp hợp lí với các PPDH khác để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các DA thì sẽ nâng cao tính tích cực độc lập và phát triển được năng lực hợp tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, năng lực sáng tạo, nâng cao hứng thú học tập cho HS, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Nghiên cứu lí luận

– Nghiên cứu các tài liệu trong nước và ngoài nước về lí luận dạy học, Tâm lí học, Giáo dục học và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.

– Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá ... trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới PPDH, PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực, DHTDA.

– Phân tích nội dung chương trình hoá học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao để đề xuất các cách vận dụng DHTDA cho phù hợp và hiệu quả.


7.2. Nghiên cứu thực tiễn

– Điều tra cơ bản thực trạng việc vận dụng các PPDH tích cực, DHTDA trong dạy học hoá học ở trường THPT.

– Lấy ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của các DA và tư liệu dạy học, tính hiệu quả của việc áp dụng DHTDA cho HS THPT thông qua dạy học phần hoá học phi kim.

– TNSP đánh giá tính phù hợp và khả thi của các đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lí thông tin

Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí và đánh giá kết quả TNSP.

8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

– Tổng quan một cách hệ thống cơ sở lí luận về đổi mới PPDH, DHTDA và áp dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học ở trường phổ thông.

– Điều tra, đánh giá thực trạng sự vận dụng DHTDA trong dạy học hoá học phổ thông.

– Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung xây dựng DA học tập, xây dựng một hệ thống các DA cho phần hoá học phi kim và phương pháp tổ chức thực hiện.

– Thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHTDA trong dạy học hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT.

– Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT hỗ trợ GV và HS trong DHTDA.

– Xây dựng một số giáo án bài dạy có sử dụng DHTDA phần hoá học phi kim chương trình THPT và tiêu chí đánh giá DA.

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận chung và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học phổ thông (45 trang).

Chương 2: Vận dụng PPDHTDA trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học THPT (63 trang).

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (34 trang).


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC PHỔ THÔNG

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Phương pháp dạy học theo dự án trên thế giới [57]

Dạy học DA là một trong những phương pháp dạy học tiêu chuẩn (Apel & Knoll), được coi là một phương tiện qua đó người học có thể phát triển khả năng tự lập và trách nhiệm, khả năng thực hành các hoạt động xã hội và dân chủ. Được bắt nguồn từ châu Âu nhưng phương pháp DA là một sản phẩm chính hãng của phong trào giáo dục tiến bộ Mỹ. William Heard Kilpatrick là người đầu tiên đã mô tả chi tiết phương pháp này trong bài viết nổi tiếng toàn thế giới “Phương pháp DA” (1918). Theo Michael Knoll, sau khi nghiên cứu trên 53 tác giả với 73 tài liệu tham khảo khoa học được công bố từ những năm 1880 đến 1995 trên các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, kĩ thuật, y học, giáo dục, CNTT,…, lịch sử phát triển của phương pháp DA có thể được chia thành năm giai đoạn chính như sau:

1590 – 1765: Sự khởi đầu của dạy học DA tại các trường kiến trúc ở châu Âu.

1765 – 1880: Dạy học DA trở thành một PPDH được áp dụng thường xuyên, bắt đầu ở các trường kĩ thuật của Pháp, Đức và Thuỵ Sĩ. Năm 1865, được William

B. Rogers, Đại học (ĐH) Kĩ thuật Massachusetts giới thiệu ở Mỹ.

1880 – 1915: Calvin M. Woodward, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa O'Fallon (thuộc ĐH Washington) đưa phương pháp DA vào trường đào tạo nghề của trường mình, tại đó sinh viên không chỉ thiết kế mà trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Dần dần, cách dạy này lan rộng ra các trường nghề (theo Charles R. Richards), rồi trở thành một phong trào cải cách giáo dục (theo David. S. Snedden, Rufus W. Stimson) áp dụng vào các ngành khoa học nói chung (theo John F. Woodhull). Những quan điểm triết học giáo dục và lí thuyết nhận thức của J.Dewey đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí thuyết cho phương pháp DA của các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ XX.

1915 – 1965: Kilpatrick đề cập tới dạy học DA là “hành động có mục đích bằng cả trái tim” – đề cao ý nghĩa “mục đích” của dạy học DA: cho HS tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tư duy phê phán và năng lực hành động. Tư tưởng

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí