Các Yếu Tố Hạn Chế Và Khó Khăn Trong Sản Xuất Cà Chua Ở Đbsh


Sản lượng cà chua ở ĐBSH chủ yếu được bán cho nhu cầu ăn tươi của người dân là chính (85%), sản lượng quả cà chua bán cho các nhà máy chế biến chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà chua. Thực tế cho thấy các nhà máy chế biến chỉ thu mua cà chua ở những giai đoạn cà chua có giá rất thấp, những giai đoạn giá cao nhà máy hầu như không thể thu mua mặc dù có thể đã có hợp đồng bao tiêu với nông dân, hầu hết các nhà máy chế biến chỉ chạy được một phần công suất trong vụ cà chua chính vụ. Kết quả này cho thấy nhu cầu sản xuất cà chua phục vụ chế biến còn rất tiềm năng, đây là cơ hội để người trồng cà chua tại ĐBSH có thể thu được lợi nhuận cao hơn từ đồng đất của mình.

Với mục đích xác định thời điểm trồng cà chua mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, khuyến khích phát triển cà chua, như qui hoạch vùng trồng, phát triển cà chua trái vụ để có thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng quanh năm. Kết quả điều tra diễn biến giá cả thị trường tiêu thụ tại các chợ đầu mối, điểm thu mua cà chua ở Đông Anh, Hải Dương và Hải Phòng được mô tả ở hình 3.3.

Dẫn liệu ở hình 3.3. cho thấy, giá cà chua tại ĐBSH không ổn định ở các tháng khác nhau trong năm. Giá cả biến động mạnh theo yếu tố thời vụ từ 2677,7 -

12.000 đồng/kg. Thông thường giá bán cà chua thấp nhất trong tháng 1 và tháng 2, đây là thời vụ thu hoạch chính của vụ Đông ở ĐBSH với năng suất và sản lượng cà chua đều cao, giá bán biến động từ 2677,7 - 4833 đồng/kg. Từ tháng 3 sản lượng cà chua trên thị trường giảm dần và giá bán cà chua tăng lên rõ rệt, đến các tháng 6,7,8 cà chua trên thị trường ĐBSH chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc và Đà Lạt với giá khá cao, cao nhất vào tháng 6,7 lên tới 12000 đồng/kg. Sang tháng 9, ở ĐBSH bắt đầu cho thu hoạch cà chua vụ sớm với giá khá tốt trong tháng 9 và tháng 10, đến tháng 11 sản lượng cà chua vụ Hè Thu cũng tăng lên và giá cà chua giảm dần.

Như vậy cơ hội rất lớn cho người nông dân phát triển sản xuất cà chua trong vụ Xuân Hè và Hè Thu để có được lợi nhuận cao. Tuy nhiên yêu cầu về giống và kỹ thuật trong thời vụ này cũng rất khắt khe, người trồng cà chua thường gặp các yếu tố hạn chế như nhiệt độ quá cao, mưa nhiều, dịch hại phát triển, không chủ động đất… Nếu sản xuất và các nhà khoa học khắc phục được những yếu tố này sẽ là cơ sở để phát triển cà chua ở ĐBSH trong điều kiện trái vụ.


Đồng/kg

Tháng

Hình 3.3. Diễn biến giá bán cà chua tại 3 điểm nghiên cứu thuộc ĐBSH giai đoạn 2010-2011


3.1.7. Các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất cà chua ở ĐBSH

Kết quả phân tích các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất cà chua ở ĐBSH được ghi nhận ở bảng 3.9.

Yếu tố sinh học

Trong số các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến hiệu quả trồng cà chua ở ĐBSH, yếu tố giòi đục lá được quan tâm ở tất cả các điểm điều tra với tỷ lệ khá cao từ 62,5% - 93,3% số người được hỏi cho rằng, giòi đục lá có ảnh hưởng lớn đến năng suất, mặc dù đây là đối tượng dễ quản lý nhưng rất dễ gây hại và lan nhanh trên diện rộng và chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà người trồng cà chua phải chi phí cho đối tượng này là khá cao. Bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh vi rút xoăn vàng lá có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây, ở một số vùng như Hưng Yên tỷ lệ gây hại tương đối cao ở vụ Hè Thu, ở các địa phương khác tỷ lệ gây hại ít hơn do đó tỷ lệ số người quan tâm ít hơn.

Yếu tố bệnh hại cà chua là vấn đề trong sản xuất trái vụ cà chua tại ĐBSH. Ba loại bệnh được người sản xuất quan tâm hơn cả là bệnh mốc sương, bệnh héo rũ và bệnh xoăn vàng lá. Có tới 76,6% - 94,5% số người được hỏi quan tâm tới bệnh mốc sương đặc biệt trong điều kiện vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Theo họ, bệnh mốc sương có thể xảy ra trên diện rộng và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, thậm chí gây thất thu hoàn toàn nếu không quản lý kịp thời. Bệnh héo rũ thường xuất hiện nhiều trong điều kiện vụ Hè Thu và Xuân Hè, có từ 51,6% - 61,4% người dân được phỏng vấn cho rằng bệnh héo rũ là đối tượng gây hại đáng


kể và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và xu hướng phát triển của bệnh này ngày càng tăng, đặc biệt là trên những chân đất chuyên trồng rau màu, đất vàn cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy xu hướng phát triển các loại bệnh như mốc sương, héo rũ, xoăn vàng lá phát triển ngày càng mạnh và xuất hiện trên diện rộng tại ĐBSH, đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra cho các nhà chọn tạo giống trong thời gian tới.

Bảng 3.9. Các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất cà chua tại 3 điểm nghiên cứu

Yếu tố hạn chế

Tỷ lệ số người khẳng định (%)

Hà Nội

Hưng Yên

Hải Phòng

1.Yếu tố sinh học




Thiếu giống tốt, phù hợp

22,7

18,3

28,1

Giòi đục lá (Sâu vẽ bùa)

83,6

93,3

62,5

Bọ phấn trắng

54,5

73,3

54,7

Bệnh mốc sương

94,5

88,3

76,6

Bệnh xoăn vàng lá

60,0

73,3

56,3

Bệnh héo xanh

76,4

75,0

51,6

2.Yếu tố phi sinh học




Úng ngập (mưa nhiều)

54,5

41,7

40,6

Hạn

4,5

6,7

7,5

Thiếu phân chuồng

12,7

20,0

15,6

Đất trồng nghèo dinh dưỡng

10,0

6,7

5,6

3.Yếu tố kinh tế, xã hội




Thiếu vốn đầu tư

21,8

23,3

12,5

Thiếu tập huấn kỹ thuật mới

41,8

43,3

40,9

Thiếu kinh nghiệm, sợ rủi ro

18,2

31,7

29,7

Thiếu lao động

38,2

58,3

48,4

Thiếu hệ thống cung ứng giống

4,5

6,7

6,3

Tiêu thụ khó khăn

37,3

38,3

26,9

Giá bán không ổn định

80,0

86,7

79,7

Hiệu quả kinh tế thấp

20,0

20,0

9,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 11


Yếu tố phi sinh học

Trong các yếu tố hạn chế phi sinh học thì yếu tố úng ngập/mưa nhiều được quan tâm nhiều nhất với tỷ lệ từ 40,6 %- 54,5% số người được hỏi. Kết quả cho


thấy đây là yếu tố làm giảm năng suất và hiệu quả trong canh tác cà chua ở ĐBSH, đặc biệt trong vụ Hè Thu.

Yếu tố kinh tế, xã hội

Trong số các yếu tố kinh tế xã hội được đề cập có ảnh hưởng đến hiệu quả trồng cà chua, đầu tiên là yếu tố giá cả. Có tới 79,7 - 89,6% số người được hỏi cho biết, giá cả cà chua thương phẩm không ổn định làm hạn chế sản xuất của họ. Yếu tố thiếu tập huấn kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật là yếu tố thứ hai có tỷ lệ người được phỏng vấn quan tâm khá cao, với 40,9 - 43,3% cho rằng đây vẫn là yếu tố cần thiết được hỗ trợ.

3.1.8. Định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn

Từ những hạn chế và khó khăn của người sản xuất cà chua nêu trên, chúng tôi đưa ra một số định hướng nghiên cứu để khắc phục như sau:

Các nhà khoa học cần nghiên cứu phát triển bộ giống mới năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, kèm theo kỹ thuật thâm canh tổng hợp phù hợp với từng giống mới cho từng vùng trồng cụ thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất trước áp lực dịch hại ngày càng tăng ở các vùng trồng cà chua.

Nghiên cứu xác định và phát triển các giống cà chua lai có tính thích ứng rộng, chịu bệnh xoăn vàng lá, bệnh mốc sương, chịu nhiệt độ cao để mở rộng sản xuất trong vụ Hè Thu và Xuân Hè, mang lại lợi nhuận cao cho người trồng.

Nghiên cứu và ứng dụng nhanh các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phù hợp phòng trừ / hạn chế bệnh mốc sương, héo xanh vi khuẩn trong sản xuất cà chua trái vụ.

Như vậy, việc thực hiện đề tài rất có ý nghĩa, góp phần thực hiện một số đề xuất, giải quyết những vấn đề tồn tại, khó khăn của người nông dân trong sản xuất cây cà chua tại ĐBSH.


3.2. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH BỘ GIỐNG CÀ CHUA PHÙ HỢP CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.2.1. Khảo sát tập đoàn các giống cà chua nhập nội

Lựa chọn và đưa nhanh vào sản xuất bộ giống cà chua có năng suất cao, thích ứng rộng ở ĐBSH, chống chịu được một số loại bệnh hại nguy hiểm là mục tiêu đặt ra của sản xuất hiện nay. Chính vì vậy, đánh giá tập đoàn vật liệu cà chua nhập nội nhằm tuyển chọn bộ giống triển vọng có khả năng trồng được nhiều vụ trong năm tại vùng ĐBSH, có năng suất cao, chất lượng quả tốt, chống chịu được một số loại bệnh nguy hiểm gây hại đã được thực hiện.

Kết quả đánh giá và phân lập tập đoàn cà chua gồm 64 giống dạng hữu hạn và 82 giống thuộc dạng bán hữu hạn (kể cả 4 giống đối chứng) theo một số đặc điểm nông sinh học chính được tóm tắt ở bảng 3.10 và chi tiết ở Phụ lục 4:


Bảng 3.10. Phân lập tập đoàn cà chua nghiên cứu theo một số đặc điểm nông sinh học chính ( Hà Nội, vụ Đông Xuân 2008 -2009)


Phân lập theo nhóm

Dạng hữu

hạn

Dạng bán

hữu hạn

Tổng số

Tổng số giống


64

82

146

Tính trạng theo dõi

Trạng thái tính trạng




Chiều cao cây (cm)


82,2-122,4

122,5-168,5


Độ đồng đều quần thể

5

4

2

6

(điểm)

7

47

41

88


9

13

39

52

Tỷ lệ đậu quả (%)

<40

0

0

0


40-60

13

44

57


>60

51

38

89

Khối lượng trung bình

<80

6

0

6

quả (g)

80-120

55

72

137


>120

3

10

13

Dạng quả

Dài (I>1)

36

49

85


Tròn (I=0,8-1)

28

31

59


Dẹt (I<0,8)

0

2

2

Màu sắc vai quả

Trắng

50

66

116


Xanh

14

16

30

Màu sắc quả chín

Đỏ đậm

35

45

80


Đỏ nhạt

20

38

58


Vàng

9

1

10

Năng suất cá thể (g/cây)

<1500

8

0

8


1500-2000

35

5

40


2000-3000

21

53

74


>3000

0

24

24

Mức

độ

nhiễm

bệnh

0

11

37

48

mốc sương (điểm 0-6)

1

25

37

62


2

22

6

28


>2

4

2

6

Mức

độ

nhiễm

bệnh

0

0

2

2

đốm lá (điểm 0-6)

1

39

57

96


2

22

22

44


>2

3

1

4


Dữ liệu ở bảng 3.10 cho phép nhận xét:

Về chiều cao cây: Các giống thuộc nhóm hữu hạn có chiều cao cây ở mức thấp đến trung bình, từ 82,2-122,4 cm, còn nhóm bán hữu hạn đều có chiều cao cây mức trung bình từ 122,5-168,5cm.

Về độ đồng đều : Hầu hết các giống trong tập đoàn khảo sát có độ đồng đều quần thể giống cao. Số giống có độ đồng đều đồng ruộng đạt điểm 9 là 52 giống, số giống đạt điểm 7 là 88 giống.

Về tỷ lệ đậu quả: Số giống có tỷ lệ đậu quả cao (>60%) trong vụ Đông Xuân chiếm đa số 61,5%, không có giống nào có tỷ lệ đậu quả <40%.

Về dạng quả: Trong tập đoàn có 3 dạng hình quả là quả dài, quả tròn và quả dẹt, có 85 giống có quả dạng dài và 59 giống có dạng quả tròn. Đây là hai dạng quả đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất và tiêu dùng ở ĐBSH, dạng quả dẹt không còn được ưa chuộng trên thị trường chỉ có 2 giống.

Về màu sắc quả: Các giống thí nghiệm hầu hết có màu sắc quả chín ở trạng thái đỏ đậm (80 giống) và đỏ (58 giống), là những màu thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng. Chỉ có 10 giống màu vàng.

Về số quả trên cây: Toàn bộ các giống đều có số quả/ cây khá đến nhiều. Với nhóm dạng hữu hạn các giống có số quả/ cây dao động từ 22,4-35,6 quả, nhóm dạng bán hữu hạn: số quả / cây dao động từ 20,2-42,2 quả.

Về khối lượng quả: Các giống trong tập đoàn được phân bố thành 3 nhóm: quả nhỏ với khối lượng trung bình quả dưới 80gam; quả trung bình (80-120gam) và quả to (trên 120g). Theo kết quả đánh giá, phần lớn (93,8% số giống) các giống trong tập đoàn có khối lượng quả giao động từ 80-120g/quả, rất phù hợp cho nhu cầu ăn tươi cũng như chế biến.

Về năng suất cá thể: Trong tập đoàn có 4 nhóm giống, tuy nhiên nhóm giống có năng suất cá thể mức >2 kg/cây chiếm đa số với 98 giống (67,1%). Trong nhóm giống dạng hữu hạn có 21 giống đạt năng suất từ 2,0 kg- 3,0 kg/cây. Ở nhóm giống dạng bán hữu hạn có 24 giống có năng suất vượt trội so với đối chứng với

>3,0kg/cây.

Về mức độ nhiễm bệnh mốc sương: các giống trong tập đoàn phân thành 4 nhóm: không nhiễm bệnh (điểm 0), nhiễm nhẹ (điểm 1), nhiễm trung bình (điểm 2) và nhiễm nặng (điểm 3). Kết quả cho thấy có tới 48 giống không bị nhiễm bệnh, 62 giống nhiễm nhẹ, 28 giống nhiễm trung bình và 6 giống nhiễm nặng.

Về mức độ nhiễm bệnh đốm lá: các giống trong tập đoàn phân thành 4 nhóm. Nhóm không nhiễm bệnh có 02 giống, nhiễm nhẹ chiếm đa số với 96 giống, có 44 giống nhiễm trung bình và 4 giống nhiễm nặng.

Như vậy, tập đoàn vật liệu khảo sát trong điều kiện vụ Đông Xuân ở ĐBSH, có khá nhiều giống với các đặc tính tốt như tỷ lệ đậu quả cao (89 giống), dạng quả đẹp ( 80 giống), năng suất cá thể cao (74 giống) và chống chịu tốt bệnh


mốc sương và đốm lá (110 giống). Đây là nguồn vật liệu quí để có thể tuyển chọn được một số giống triển vọng phục vụ trực tiếp sản xuất và nghiên cứu.

Từ kết quả đánh giá, dựa vào các tiêu chí đề ra ban đầu là giống có năng suất khá, dạng quả đồng đều, mức độ chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả chín đỏ đẹp... đã chọn được bộ giống triển vọng có đặc điểm nông học và năng suất vượt trội trong tập đoàn, trong đó 5 giống thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn là TAT072672, TAI786, Savior, TAT081072, TAT081119 và 5 giống thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn là TAT062659, TAT071001, TAT071004, TAT081266 và TAT081336. Một số đặc điểm nông sinh học chính của 10 giống triển vọng được trình bày ở bảng 3.11 và bảng 3.12.

Bảng 3.11. Một số đặc điểm nông học chính và mức độ nhiễm bệnh của các giống triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008 -2009.

T T


Tên giống

Chiều cao cây (cm)

Chỉ số dạng quả (I)

Màu sắc vai quả

TGST

(ngày)

Mức độ nhiễm bệnh (điểm)

Mốc sương

Đốm lá

Dạng bán hữu hạn






1

TAT07-2672

140,2±12,3

1,2

Trắng

145

1

1

2

TAI786

135,6±14,2

1,2

Trắng

145

1

1

3

Savior

136,8±10,5

1,1

Xanh

140

1

0

4

TAT08-1072

154,6±10,8

1,0

Trắng

145

1

0

5

TAT08-1119

152,5±8,9

1,0

Xanh

145

1

1


Grandeva (đc1)

136,8±10,2

1,0

Xanh

140

1

1


DV269 (đc2)

158,0±9,6

1,1

Xanh

145

1

1

Dạng hữu hạn







6

TAT062659

121,4±10,8

0,8

Trắng

110

1

1

7

TAT071101

120,8±12,3

1,1

Trắng

110

1

1

8

TAT071104

120,6±14,5

0,9

Trắng

110

1

1

9

TAT08-1266

112,8±12,6

1,0

Xanh

95

1

1

10

TAT08-1336

121,4±8,7

1,0

Xanh

110

1

0


HT42 (đc3)

120,8±9,5

1,2

Trắng

110

1

1


VL2004 (đc4)

115,6±6,8

1,2

Trắng

100

1

1


Năm giống triển vọng dạng bán hữu hạn được lựa chọn có thời gian sinh trưởng từ 140-145 ngày với thời gian thu hoạch kéo dài, có dạng quả từ tròn đến dài, có khả năng chống chịu tốt bệnh mốc sương và bệnh đốm lá trong điều kiện áp lực bệnh hại cao, khối lượng quả trung bình từ 80,5-116,8 gam/quả, đáp ứng được nhu cầu thị trường ăn tươi và có độ đồng đều quả cao qua các lần thu hoạch, năng


suất cá thể đạt từ 2,82 - 3,22 kg/cây tương đương so với giống đối chứng Grandeva, quả có màu sắc đỏ đẹp, quả cứng, không bị nứt vai.

Mười giống cà chua triển vọng này được tiếp tục khảo nghiệm cơ bản ở các điều kiện thời vụ khác nhau nhằm xác định được giống phù hợp với yêu cầu và điều kiện sinh thái vùng ĐBSH, có khả năng thích ứng rộng với mùa vụ, chống chịu bệnh cao.

Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng quả của các giống triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008 -2009.


STT


Tên giống


Số quả/cây (quả)


Khối

lượng quả (g)

Năng suất cá thể (kg/cây)


Màu sắc quả chín

Độ cứng quả (điểm)

Độ nứt vai quả (điểm)

Dạng bán hữu hạn







1

TAT07-2672

40,5±5,8

114,6±12,5

3,08±0,4

Đỏ đậm

7

9

2

TAI786

40,6±4,3

110,4±13,1

2,82±0,3

Đỏ

9

7

3

Savior

38,4±4,6

116,8±8,9

3,21±0,2

Đỏ đậm

7

9

4

TAT08-1072

40,2±4,9

115,8±11,2

3,18±0,4

Đỏ đậm

7

9

5

TAT08-1119

41,4±4,2

80,5±8,5

3,22±0,4

Đỏ đậm

7

9


Grandeva (đc1)

42,2±5,6

95,6±9,8

3,02±0,3

Đỏ đậm

7

7


DV269 (đc2)

40,8±4,3

103,5±13,2

3,11±0,5

Đỏ

7

5

Dạng hữu hạn







6

TAT062659

32,5±3,5

120,2±12,6

2,02±0,2

Đỏ đậm

7

9

7

TAT071101

35,6±3,4

102,5±13,2

2,08±0,3

Đỏ

7

9

8

TAT071104

34,6±2,8

86,5±14,2

2,12±0,2

Đỏ

7

7

9

TAT08-1266

32,2±3,1

112,5±10,5

2,03±0,1

Đỏ

7

7

10

TAT08-1336

32,8±2,8

85,4±8,9

2,06±0,2

Đỏ

7

7


HT42

33,2±2,8

105,6±12,1

2,00±0,1

Đỏ

7

7


VL2004

32,8±3,2

106,7±13,4

1,98±0,3

Đỏ đậm

5

7


3.2.2. Đánh giá bộ giống cà chua triển vọng

Với mục tiêu xác định được bộ giống phù hợp cho ĐBSH, có tính thích ứng rộng với mùa vụ, có năng suất cao, chống chịu được một số bệnh nguy hiểm, đã tiến hành đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng quả và mức độ nhiễm bệnh hại của 10 giống triển vọng với 2 giống đối chứng tại 3 thời

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí