Phương Pháp Khảo Nghiệm Sản Xuất Và Xây Dựng Các Mô Hình Trình Diễn


Công thức 4: Cà chua Savior không ghép.

Vụ Hè Thu từ tháng 7/2011 đến tháng 1/2012, Vụ Xuân Hè sớm từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012. Mật độ, khoảng cách trồng 70x 50 cm. Nền phân bón áp dụng cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột

+180kgN + 200 P2O5 + 200 K2O.

Qui trình trồng, chăm sóc cà chua ghép trong giai đoạn vườn ươm được tiến hành theo Qui trình trồng cà chua ghép của Viện Nghiên cứu Rau Quả [49].

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tập đoàn

Sử dụng phương pháp đánh giá nguồn gen cây cà chua theo Giáo trình chọn giống cây trồng (2005) [12].

Phân lập các nhóm giống theo một số tính trạng quan trọng, áp dụng phương pháp đánh giá các đặc điểm về hình thái, yếu tố cấu thành năng suất và phẩm chất quả. Sử dụng tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) với cây cà chua 10TCN 667-2002.

Tiêu chí tuyển chọn bộ giống triển vọng: Sinh trưởng, phát triển tốt; TGST ngắn đến trung bình; chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá, mốc sương khá, năng suất cao, chất lượng phù hợp cho cả ăn tươi và chế biến.

2.4.4. Phương pháp khảo nghiệm sản xuất và xây dựng các mô hình trình diễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

2.4.4.1. Khảo nghiệm sản xuất một số giống triển vọng

Khảo nghiệm sản xuất 02 giống dạng bán hữu hạn là Savior và TAT072672 trong vụ Đông 2010 (trồng từ 3-8/10/2010) ở một số địa phương tại HTX Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; HTX Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội; HTX Thượng Đạt, TP Hải Dương, Hải Dương, HTX Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định với qui mô mỗi giống 360m2 trên các chân đất khác nhau. Ở Vĩnh Phúc và Hải Dương trồng trên chân đất 2 lúa, ở Hoài Đức và Nam Định được trồng trên chân đất vàn

cao. Giống đối chứng dạng bán hữu hạn là Grandeva, giống đã và đang được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu.

Giống hữu hạn TAT062659 được trình diễn trong vụ Đông (trồng từ 3- 8/10/2010) tại Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội và Hải Hậu, Nam Định mỗi giống qui mô 360 m2 trên chân đất 2 vụ lúa. Giống đối chứng dạng bán hữu hạn là HT42, giống đã và đang được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu. Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc theo Qui phạm khảo nghiệm VCU của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10 TCN-2004.

2.4.4.2. Mô hình trình diễn các giống cà chua triển vọng


Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp cho các giống cà chua triển vọng tuyển chọn, tiến hành triển khai các mô hình trình diễn giống cà chua triển vọng Hồng Ngọc như sau:

Vụ Xuân Hè : Trồng từ 17-22/2/2011; Trồng trên chân đất vàn cao chuyên trồng rau, khoảng cách trồng là 70 x 55 cm; Nền phân bón/ ha: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi + 150N:200P2O5:200K2O tại 5 điểm Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Bồ Sơn, Bắc Ninh; Nam Sách, Hải Dương; Hải Hậu, Nam Định. Diện tích mô hình từ 0,5-1,0 ha, giống Savior làm đối chứng.

Vụ Thu Đông : Trồng từ 25-30/7/2011; Trồng trên chân đất vàn cao; Khoảng cách trồng là 70x50 cm; Nền phân bón cho 1ha: Phân chuồng 25 tấn + 1385 kg vôi

+ 150N:200 P2O5:200 K2O tại 5 địa phương là Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Mê Linh, Hà Nội; Bồ Sơn, Bắc Ninh; Yên Phú, Hưng yên và Hải Hậu, Nam Định. Diện tích mô hình: 1ha/ điểm. Giống đối chứng là giống Savior đang được sử dụng phổ biến. Mô hình sản xuất giống TAT062659 trong vụ Đông (Gieo ngày 10- 20/9/2011, trồng ngày 5-15/10/2011), trồng trên đất 2 vụ lúa, mật độ trồng là 70 x 40 cm trên nền phân bón/ha: Phân chuồng 25 tấn + 1385 kg vôi + 150 kg N:180kg P2O5:200 kg K2O tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Lạng Giang, Bắc Giang và Hải Hậu, Nam Định. Diện tích mô hình: 0,2-0,5 ha/điểm, giống đối chứng tùy theo địa phương gồm VL2004 (Vĩnh Phúc, Hà Nội), BM199 (Bắc

Giang), Perfect 89 (Nam Định).

2.4.4.3. Mô hình trình diễn cà chua ghép

Mô hình trình diễn giống cà chua Savior ghép được trồng trong vụ Hè Thu 2012 (Trồng từ 15-20/7/2012) tại 5 điểm: Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Bồ Sơn, Bắc Ninh; Yên Phú, Hưng Yên; và Tiên Lãng, Hải Phòng. Trồng trên chân đất vàn cao, chuyên trồng rau. Đối chứng được tính trên ruộng cà chua savior thông thường của người dân. Diện tích mô hình 0,3-1,0 ha /điểm.

Qui trình trồng tuân theo qui trình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím của Viện Nghiên cứu Rau Quả [49].

2.4.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

2.4.5.1. Đánh giá đặc tính nông học của các giống

- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ( ngày)

+ Trồng đến ra hoa đầu (đánh giá khi 50% số cây ra hoa)

+ Trồng đến thu lứa đầu (thu khi quả chín trên cây – đánh giá khi có 50% số cây có quả chín)

+ Thời gian thu hoạch (từ khi bắt đầu thu hoạch đến ¾ số cây/ô hết quả thương phẩm


+ Tổng thời gian sinh trưởng (từ khi gieo hạt đến kết thúc thu hoạch

- Chiều cao cây từ gốc tới chùm 1 (theo dõi 5 cây/ô)

- Số đốt từ gốc - chùm 1 (theo dõi 5 cây/ô)

- Số chùm quả/cây, số quả/cây (theo dõi 5 cây)

+ Đánh giá độ đồng đều đồng ruộng

1-Cây không đồng đều, có 20% cây khác dạng 3-Cây không đồng đều, có 10% cây khác dạng 5-80% cây đồng đều, có 5% cây khác dạng

7-90% cây đồng đều, không có cây khác dạng 9-100% cây đồng đều, không có cây khác dạng

2.4.5.2. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh ở các thời vụ khác nhau

Xác định mức độ và tỷ lệ của một số loại bệnh hại chính:

- Đánh giá bệnh xoăn vàng lá, héo xanh vi khuẩn bằng cách đếm số cây bị bệnh [110].

- Bệnh mốc sương (Phytopthora infestants) và bệnh đốm lá (Stemphylium sp.), bệnh vàng lá (Fulvia fulva) được đánh giá theo thang điểm từ 0-6 (theo hướng dẫn của AVRDC) [149]. Các mô hình trình diễn được đánh giá theo phương pháp lấy 5 điểm trên ruộng theo đường chéo.

0- Không có vết bệnh

1- 1-10% diện tích lá bị nhiễm bệnh

2- 11-20% diện tích lá bị nhiễm bệnh

3- 21-40% diện tích lá bị nhiễm bệnh và/hoặc 1-10% diện tích thân bị nhiễm bệnh

4- 41-70% diện tích lá bị nhiễm bệnh và/hoặc 11-50% diện tích thân bị nhiễm bệnh

5- 71-90% diện tích lá bị nhiễm bệnh và/hoặc 51-100% diện tích thân bị nhiễm bệnh

6- 91-100% diện tích lá và/hoặc cây chết

2.4.5.3. Đánh giá đặc điểm hình dạng và chất lượng quả

- Dạng quả: I=H/D (I là chỉ số hình dạng quả, H là chiều cao quả, D là đường kính quả, đơn vị đo mm)

I > 1: Dạng quả dài

I = 0,85 – 1,0: Dạng quả tròn I < 0,85: Dạng quả dẹt

- Độ dày thịt quả (mm)

- Tỷ lệ thịt quả (%)


- Độ chắc quả theo thang điểm (1-9) ứng với các tiêu chí sau: 1- Rất mềm, 3- mềm, 5- chắc, 7- cứng, 9 - rất cứng và được đánh giá bằng cảm quan, có 3 người cùng đánh giá và cho điểm.

+ Rất mềm (nhão) - 1: Quả dễ móp khi ấn nhẹ, khi thái chảy nhiều nước và hạt.

+ Mềm – 3: Quả bị móp khi ấn nhẹ tay, khi thái chảy nước và hạt

+ Chắc – 5: Quả bị móp khi ấn tay mạnh vừa, khi thái có một ít nước hay hạt

+ Cứng – 7: Quả bị móp khi ấn mạnh bằng tay, khi thái lạt không mất nước hay hạt.

+ Rất cứng – 9: Quả không bị móp khi ấn mạnh bằng tay, khi thái lạt không mất nước hay hạt

- Độ nứt quả được đánh giá theo tỷ lệ quả bị nứt với thang điểm từ 1-9: 1- >80% số quả, hầu hết quả bị nứt, vết nứt dài bao quanh vai quả

3- 50-80% số quả bị nứt vai, vết nứt dài hoặc ngắn bao quanh vai quả 5- 30-50% số quả bị nứt, vết nứt ngắn và ít trên vai quả

7-10-30% số quả bị nứt vai, vết nứt ngắn và ít xuất hiện

9- 0-10% số quả bị nứt vai, vết nứt ngắn và rất ít xuất hiện

- Đánh giá chất lượng quả của một số giống triển vọng bằng phương pháp phân tích trong phòng (Thực hiện tại Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng Rau Quả - Viện Nghiên cứu Rau Quả):

+ Đường tổng số (%) theo phương pháp Bectram.

+ Chất khô (%) theo phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi

+ Vitamin C (mg%) theo phương pháp Tilman

+ Độ Brix (%) đo bằng cách dùng chiết quang kế

2.4.5.4. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tỷ lệ đậu quả (%) (theo dõi trên 5 chùm đầu/cây, theo dõi 10 cây/ô)

- Số chùm quả trung bình/cây (chùm): tổng số chùm quả/ tổng số cây theo dõi. Dung lượng mẫu 10 cây/ô

- Số quả trung bình/cây (quả): Tổng số quả thu được/ tổng số cây theo dõi Dung lượng mẫu 10 cây/ô

- Khối lượng trung bình quả (g/quả): Tổng khối lượng quả/ tổng số quả.

Dung lượng mẫu 10 cây/ô

- Năng suất cá thể: NSCT (kg/cây) = Khối lượng quả thực thu/cây (theo dõi 5 cây/ô)


- Năng suất ô (kg), Năng suất lý thuyết (tấn/ha), Năng suất thực thu (tấn/ha).

2.4.5.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình

Tính toán hiệu quả kinh tế theo công thức:

- Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất x Giá bán trung bình

- Tổng chi phí lưu động (TVC) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động

- Lãi thuần = GR –TVC.

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình thống kê trong Excel và IRRISTAT trên máy tính.


Chương III

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ CHUA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Để nghiên cứu phát triển một giống cây trồng vào vùng sản xuất nào đó trước hết phải tìm hiểu hiện trạng sản xuất cây trồng ở nơi ấy, đặc biệt quan tâm đến cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác người dân áp dụng và tình hình sử dụng, thị trường của sản phẩm.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích trồng cà chua lớn nhất cả nước, với diện tích trồng 7,05 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 23,99 tấn/ha, cho tổng sản lượng cà chua đạt 138,32 nghìn tấn vào năm 2011. (Tổng cục thống kê, 2012) [35]. Cà chua được trồng ở ĐBSH khoảng trên 100 năm và hiện nay là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị cao, góp phần nâng cao thu thập, cải thiện rõ rệt đời sống cho người dân (Dẫn theo Lê Thị Thủy, 2012) [51]. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà chua nói riêng, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là những yếu tố chi phối trực tiếp tới sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất và chi phí đầu tư cũng như lợi nhuận của người trồng. Với mục đích xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật khắc phục, chúng tôi đã điều tra, phân tích và đánh giá một số yếu tố chính ảnh hưởng tới sản xuất cà chua ở vùng ĐBSH.

3.1.1. Điều kiện thời tiết khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008-2012

Phân tích, đánh giá sự biến động về các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa của khu vực ĐBSH được thực hiện dựa trên số liệu khí tượng thu thập từ 8 trạm khí tượng, thủy văn đại diện trong khu vực ĐBSH. Kết quả phân tích số liệu trong 5 năm (2008-2012) được thể hiện ở hình 3.1.

Dẫn liệu ở hình 3.1 cho thấy: Khí hậu vùng ĐBSH được chia thành 3 mùa rõ rệt có liên quan đến sinh thái cây cà chua. Mùa Hè, bắt đầu từ tháng 5 với nhiệt độ không khí trung bình luôn cao hơn 200C và tăng dần qua các tháng. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7, sang tháng 8 nhiệt độ giảm dần. Lượng mưa lớn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Trong khoảng thời gian này ẩm độ không khí thấp hơn so với các tháng đầu năm. Với điều kiện khí hậu ở thời

điểm này hoàn toàn không thích hợp cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển [4], [8], [11], [12], [13], [14].

Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau nhiệt độ không khí giảm dần, lượng mưa giảm hẳn sau tháng 10 và độ ẩm không khí ở mức trung bình. Tuy nhiên trong giai đoạn này lượng mưa qua các năm trong tháng 9 và tháng 10 không ổn định, Nhiều


năm có lượng mưa khá cao >300 mm (tháng 10 năm 2008, tháng 9 năm 2011), và đây là thời điểm gây úng lụt ở ĐBSH. Khoảng nhiệt độ từ tháng 8 có thể phù hợp cho các giống cà chua chịu nhiệt trồng trong vụ sớm ở ĐBSH vì trồng ở thời điểm này cà chua sẽ ra hoa, đậu quả vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm có nhiệt độ không khí trong khoảng 24-26 0C phù hợp cho quá trình ra hoa, đậu quả của

cây cà chua [1], [4], [8]. Tuy nhiên trồng cà chua trong vụ này thường gặp rủi ro lớn vì mưa nhiều ở giai đoạn đầu vụ, nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cà chua khó đậu quả, quả bị biến dạng. Và đây cũng là điều kiện rất thích hợp cho một số loại bệnh vi khuẩn như héo xanh vi khuẩn, héo vàng... phát triển, do đó năng suất cà chua thường không cao [8].



Hình 3 1 Diễn biến nhiệt độ o C ẩm độ và lượng mưa mm trung bình 1

Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ (oC), ẩm độ (%), và lượng mưa (mm) trung bình giai đoạn 2008-2012 tại ĐBSH.

Từ tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí rất phù hợp cho cây cà chua phát triển và đây cũng là thời vụ chính (vụ Đông) của cây cà chua ở vùng ĐBSH. Trong các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong năm, khoảng biến động từ 12,6 - 19,50C, lượng mưa thấp từ 8 - 98mm/tháng, riêng tháng 1 năm 2010 có lượng mưa nhiều nhất đạt 98mm/tháng, các năm khác lượng mưa ở thời điểm này rất thấp, ẩm độ


không khí đạt 72-87%. Thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 là thời điểm ra hoa, đậu quả chính của vụ cà chua vụ Đông vì vậy với điều kiện thời tiết như diễn biến trong giai đoạn nghiên cứu, rất thuận lợi cho cà chua phân hóa mầm hoa, tích lũy chất khô và hình thành quả. Sau đó, vào các tháng 1 và tháng 2 có nhiều thời điểm nhiệt độ xuống thấp như tháng 1 năm 2010, tháng 2 năm 2008 làm ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua [5], [7].

Tóm lại: Điều kiện thời tiết khí hậu vùng ĐBSH cho phép phát triển cây cà chua ở các thời vụ khác nhau vụ Hè Thu, vụ Thu Đông, vụ Đông và vụ Xuân Hè. Trong đó Vụ Đông là thời vụ thích hợp nhất để trồng nhiều loại hình giống cũng như yêu cầu sinh thái, Vụ Hè Thu có thể phát triển các giống chịu nhiệt, kháng được bệnh xoăn vàng lá, bệnh héo rũ, còn vụ Xuân Hè yêu cầu các giống có khả năng chịu nhiệt, có khả năng chống chịu được bệnh mốc sương, bệnh xoăn vàng lá…

3.1.2. Thời vụ trồng và cơ cấu giống cà chua ở ĐBSH giai đoạn 2008-2012

Kết quả điều tra về cơ cấu giống và mùa vụ trồng cà chua hiện nay ở một số địa phương thuộc vùng ĐBSH trình bày ở bảng 3.1 cho thấy, ở ĐBSH cà chua được gieo trồng từ trung tuần tháng 7 đến cuối tháng 1 năm sau. Vụ cà chua sớm được bắt đầu gieo hạt từ trung tuần tháng 7 đến cuối tháng 8 với các giống chịu được nhiệt độ cao, kháng được bệnh xoăn vàng lá. Giống được trồng sớm nhất là giống Mongan,T11, Cà chua nóng lạnh)… tiếp đến là các giống cao sản như Savior, HT160, HT42… Các tỉnh có diện tích lớn trồng cà chua vụ sớm điển hình như Hải Dương, Nam Định với giống Mongan, tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh với các giống Savior, HT160…

Vụ cà chua Đông hay vụ cà chua Chính được bắt đầu gieo từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10. Vụ cà chua Chính được trồng chủ yếu trên chân đất 02 vụ lúa và đất vàn có chủ động tưới tiêu. Các giống cà chua ở vụ này có thể là giống bán hữu hạn hoặc hữu hạn với các đặc tính dễ đậu quả, dễ canh tác, chín tập trung và thường kết thúc thu hoạch vào tháng 1. Những giống được trồng nhiều trong vụ Chính là VL2000, BM199, Grandeva, VL3500, HT160… Các địa phương có diện tích tập trung trong vụ Chính là Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc.

Vụ cà chua Xuân Hè và Vụ Hè được gieo hạt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 và kéo dài đến đầu tháng 4, thời điểm thu hoạch rộ vào các tháng 4, tháng 5, kéo dài đến tháng 6. Những giống được trồng trong thời vụ này thường có các đặc điểm như chịu nhiệt độ cao, có tính chống chịu tốt hoặc nhiễm nhẹ bệnh mốc sương…,điển hình, các giống trồng trong thời vụ này là Savior, Grandeva, DV2962... , thường được trồng trên các chân đất vàn cao, thoát nước tốt… Các địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022