Một Số Đề Xuất Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang

xuất một cách liên tục. Hiện nay, liên hợp cá sạch APPU có thể cung cấp cho công ty 60.000 – 70.000 tấn cá/năm. Trong khi công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Nam Việt, công ty xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất Việt Nam, mới chỉ phát triển vùng nguyên liệu cá sạch từ năm 2007 và sản lượng cung cấp cá cũng xấp xỉ APPU.

- Tài sản cố định lớn, máy móc thiết trong các xí nghiệp chế biến thủy sản của Agifish liên tục được đầu tư và đổi mới theo hướng hiện đại trong những năm gần đây. Điều này sẽ tạo cơ sở cho Agifish tăng chất lượng chất phẩm, nâng qua hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.

- Rủi ro tài chính của Agifish tương đối thấp so với các công ty khác do hoạt động mở rộng quy mô sản xuất của công ty chủ yếu dựa trên nguồn tài trợ là vốn huy động từ các cổ đông. Rủi ro tài chính thấp giúp Agifish ít bị ảnh hưởng tiêu cực khi nền kinh tế suy thoái, chính sách tín dụng thắt chặt và lãi suất huy động vốn cao.

- Chất lượng doanh thu bán hàng của Agifish cao so với các công ty trong ngành. Phải thu tương đối thấp, nên vốn của Agifish ít bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Đây thực sự là một điểm mạnh của Agifish, chứng tỏ các khách hàng của Agifish là những đối tượng đáng tin cậy.

1.2. Điểm yếu

- Chất lượng nguồn lao động của Agifish tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp trong ngành do chính sách tiền lương kém cạnh tranh, không thu hút được lao động lành nghề. Năng suất lao động thấp, nguồn cung không ổn định, vòng luân chuyển lao động ngắn nên tăng chi phí tuyển dụng, đào tạo.

- Hàng tồn kho lớn nên vốn của Agifish bị đọng ở đó khá nhiều, gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp.

2. Cơ hội và thách thức

2.1. Cơ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới.

- Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới tiếp tục tăng. Thủy sản ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đồng thời dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, mức sống nhiều khu vực cũng được nâng cao, vì vậy nhu cầu thủy sản sẽ ngày một lớn hơn. Nguồn cung cấp cho nhu cầu này chủ yếu từ nuôi trồng thủy sản. Riêng sản phẩm cá tra, cá basa đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng các nguồn gốc từ các vùng biển nhờ giá cả tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại Châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra, cá basa từ Việt Nam. Thị trường xuất khẩu đang được mở rộng sang các nước như Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ …

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 9

- Giá thủy sản trong những năm vừa qua đã tăng lên nhiều ở thị trường thuộc khối EU, có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

- Diện tích nuôi cá tra, cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng nên xuất khẩu cá sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

2.2. Thách thức

- Xuất khẩu cá tra, cá ba nói riêng, thủy sản nói chung còn nhiều thách thức, chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao.

- Lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động vốn tăng nên gây khó khăn cho các công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất.

- Các nhà sản xuất thức ăn thủy sản gặp khó khăn do nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn thủy sản bị thu hẹp, giá tăng mạnh kéo theo chi phí sản xuất cá nguyên liệu tăng.

- Nghề nuôi cá tra, cá basa vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật ổn định và bền vững. Tình trạng ô nhiễm các yếu tố môi trường nước mặt liên quan đến nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng thiếu kiểm soát các loại phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất, những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất cho các hệ thống canh tác khác nhau là những nguy cơ tiềm ẩn trong phát triển thủy sản trước mắt và lâu dài.

- Trong lĩnh vực chế biến tuy đã đa dạng hóa sản phẩm so với trước nhưng chủ yếu vẫn là dạng fillet cấp đông đơn thuần, sản phẩm hàng giá trị gia tăng còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, cá basa xây dựng mới tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm, làm tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả, thị trường, hiệu quả kinh doanh.

- Tình hình dịch bệnh của gia cầm và gia súc làm cho xu hướng tiêu thụ chuyển sang các sản phẩm thuỷ sản, đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng tác động làm tăng giá nguyên liệu.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH‌‌

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

I. MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư:

Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường, chủ động phòng ngừa những đột biến.

Nghiên cứu phát triển, đặc biệt là nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước về các loại sản phẩm giá trị gia tăng đã qua khâu chế biến sơ bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra, basa fillet đông lạnh xuất khẩu với chất lượng cao, giá cả phù hợp.

Mở rộng nhà xưởng sản xuất, và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng sản lượng ngày một gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có.

Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu.

Tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nâng cao hiểu biết luật pháp quốc tế để chủ động đối phó với những tranh chấp và rào cản thương mại chuẩn bị gia nhập WTO.

Hoạt động đa ngành, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực khác như xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, điện nước; kinh doanh bất động sản và các hoạt động có liên quan đến bất động sản.

2. Tiếp thị:

Không ngừng nâng cao vị thế của Công ty trong ngành bằng:

Uy tín và thương hiệu

Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm đa dạng

Giá thành thấp

Mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng mối hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, chuỗi nhà hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường, giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng cao thị phần xuất khẩu và thị phần trong nước.

Liên kết giữa các doanh nghiệp trong các hiệp hội nghề nghiệp , trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu chung.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

Đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng hiện tại tại các thị trường Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông, Nga,EU, ...

Tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền sản phẩm của Nam Việt vào thị trường Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) là thị trường tiềm năng rất lớn để xuất khẩu sản lượng lớn sản phẩm chủ lực của Công ty.

Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao hàng.

3. Tài chính:

Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định.

Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của Công ty và đáp ứng điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp.

4. Nhân lực:‌

Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.

Tổ chức huấn luyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ, bậc lương phù hợp.

Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế thừa.

Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng xuất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động.

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động

Như đã phân tích ở trên, vấn đề quản lý và sử dụng lao động là một điểm yếu của Agifish, trong khi lao động lại đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất và chế biến thủy sản. Nếu sở hữu một lực lượng lao động có chất lượng tốt thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Agifish sẽ được cải thiện đáng kể. Vì thế, việc đưa ra một chính sách lao động phù hợp và cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết với công ty.

Thứ nhất, cần tuyển những lao động có tay nghề, nhanh nhẹn và có sức khỏe vào làm việc trong công ty. Trong quá trình tuyển dụng lao động yêu cầu phải khách quan trung thực, không tiến hành theo cảm tình riêng, theo những động cơ không chân chính. Và ký hợp đồng dài hạn với các lao động, giảm tối thiểu tình trạng công nhân bỏ công ty sang làm cho các đối thủ cạnh

tranh, tăng thời gian luân chuyển lao động. Việc này sẽ giúp công ty sản xuất ổn định, liên tục, giảm chi phí tuyển và đào tạo lao động mới.

Thứ hai, để thu hút và giữ được lao động có tay nghề và trình độ cao thì công ty phải có chính sách tiền lương tiền thưởng phù hợp. Hiện nay, Agifish là công ty có mức lương bình quân thấp nhất trong số 4 công ty nghiên cứu. Trong tương lai gần, công ty phải tăng mức lương trả cho lao động ít nhất lên mức trung bình của ngành. Ngoài ra, để lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty thì cũng cần chú ý đến điều kiện và môi trường làm việc của lao động, ví dụ như làm tốt công tác bảo hộ lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ lao động và các quy chế an toàn lao động, có các chính sách khác thỏa đáng về y tế, phúc lợi, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ, tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch, tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nơi làm việc, tạo các điều kiện thuận lợi và các trang thiết bị hiện đại cho người lao động.

Thứ ba, để không ngừng nâng cao chất lượng lao động thì Agifish thường xuyên tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân.

Đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ cán bộ quan trọng. Việc đào tạo lại cán bộ quản lý phải luôn đổi mới phù hợp với trình độ và sự phát triển của công ty. Cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần có kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết về công ty tổ chức giao tiếp tâm lý cá nhân.

Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng: Đội ngũ này hiện nay khá đông đảo. Việc sản phẩm của công ty được đưa đến ta người tiêu dùng như thế nào phụ thuộc rất lớn vào vai trò của đội ngũ này. Họ cần phải luôn nắm được những ưu, nhược điểm của từng loại mặt hàng để có thể giới thiệu với từng khách hàng.

Đội ngũ công nhân: Đây là yếu tố quan trọng có tính sống còn để tạo nên chất lượng sản phẩm. Với những người thợ trình độ cao, các sản phẩm được sản xuất ra sẽ được đảm bảo đầy đủ về chất lượng cùng tiến bộ của công việc.

2. Thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng với khách hàng để tăng doanh thu

Phải thu của khách hàng của Agifish thấp hơn rất nhiều so với 3 doanh nghiệp cùng ngành là ABT, ANV và ACL. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy chất lượng doanh thu của công ty là cao, rủi ro phải thu chuyển thành nợ khó đòi thấp, công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, áp dụng tín dụng thắt chặt cũng có mặt không tốt. Công ty có thể đánh mất cơ hội tăng doanh thu, để mất nhiều khách hàng vào các công ty đối thủ cạnh tranh, những công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, cho phép khách hàng trả chậm.

Vì thế, tỷ trọng phải thu của Agifish đang ở mức thấp. Ban lãnh đạo công ty có thể tăng tính cạnh tranh của công ty bằng cách cho khách hàng mua sản phẩm của công ty trả chậm, chiết khấu hoặc giảm giá cho những khách hàng thanh toán sớm. Tỷ trọng phải thu nên được nâng lên bằng với mức trung bình ngành để thu hút thêm nhiều khách hàng.

3. Giảm chi phí sản xuất

Để giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm tạo ra trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực bằng cách nâng cao năng suất lao động, giảm số lượng lao động, qua đó giảm quỹ lương. Đây chính là cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm chi phí tiền lương tiền công của công nhân sản xuất, nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022