Xác Định Mật Độ Trồng Và Chế Độ Phân Bón Phù Hợp Cho Giống Tat072672 (Hồng Ngọc) Trong Điều Kiện Trái Vụ Ở Đbsh


Xuân Hè chỉ có 1,7-3,0% số cây bị nhiễm bệnh ở thể nhẹ và vẫn cho năng suất bình thường. Kết quả này cho thấy mặc dù giống Savior có gen kháng bệnh xoăn vàng lá nhưng trong điều kiện áp lực bệnh cao giống vẫn có biểu hiện nhiễm nhẹ và không ảnh hưởng lớn đến năng suất của ruộng cà chua.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh hại của giống cà chua Savior (Hà Nội, năm 2009-2010)


Chỉ tiêu


Công thức

Thời gian sinh trưởng (ngày)


Thời gian thu hoạch (ngày)


Chiều cao cây

(cm)

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%)

Mức độ nhiễm bệnh (điểm)

Xoăn vàng lá


HXVK

Mốc sương

Vàng lá

Vụ Hè Thu








TV1(20/7)

145

47

136,4d-f

6,7

6,7

-

-

TV2 (30/7)

145

47

137,8c-e

5,0

3,3

-

-

TV3 (10/8)

150

52

138,2b-d

3,3

3,3

-

-

TV4 (20/8)

150

52

139,8a-c

3,3

3,3

-

-

TV5 (30/8)

155

55

139,0a-d

3,3

3,3

0-1

-

Vụ Đông








TV6 (5/10)

163

60

141,3a

0,0

1,7

0-1

-

TV7 (15/10)

165

62

140,8ab

1,7

0,0

0-1

0-1

TV8 (25/10)

165

62

140,7ab

0,0

0,0

0-1

0-1

Vụ Xuân Hè







TV9 (15/1)

145

47

136,8d-f

1,7

0,0

1

1

TV10 (25/1)

140

42

135,4e-g

0,0

1,7

1

1

TV11(5/2)

138

40

134,6fg

3,3

3,3

1

1-2

TV12 (20/2)

138

40

133,1g

3,3

5,0

1-2

1-2

CV (%)



5,1





LSD0,05



2,4





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 14


Bệnh héo xanh vi khuẩn xuất hiện trong điều kiện vụ Hè Thu với tỷ lệ từ 3,3 - 6,7%, vụ Đông có rất ít cây bị nhiễm bệnh. Vụ Xuân Hè trồng sau 25/1 xuất hiện cây bị nhiễm bệnh với tỷ lệ từ 1,7-3,3%. Bệnh mốc sương bắt đầu xuất hiện từ cuối vụ Hè Thu, gây hại nặng dần trong vụ Đông và vụ Xuân Hè, ở những thời vụ muộn mức độ nhiễm bệnh cao hơn (điểm 1-2). Bệnh vàng lá (Fulvia fulva) là một trong những yếu điểm của cà chua Savior trong vụ muộn. Bệnh vàng lá xuất


hiện ngày càng tăng trong điều kiện vụ Xuân Hè, mức độ nhiễm bệnh cao nhất xuất hiện ở thời vụ muộn nhất (Trồng 22/2 với điểm 2).

Bảng 3.24. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua Savior trồng ở các thời vụ khác nhau (Hà Nội, năm 2009-2010)

Chỉ tiêu Công thức

Tỷ lệ đậu quả 5 chùm đầu

(%)


Số chùm quả/cây

(chùm)


Số quả/cây (quả)

Khối lượng

trung bình quả

(g)

Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Vụ Hè Thu








TV1(20/7)

40,5g

8,4f

26,6e

106,3d

1,6d

39,2d

34,3g

TV2 (30/7)

44,3f

8,9f

28,3de

107,3d

1,7d

41,7d

36,7f

TV3 (10/8)

50,6de

9,4bc

30,0cd

111,2c

2,1c

53,3c

46,4e

TV4 (20/8)

53,2cd

9,5bc

29,5cd

113,3abc

2,3bc

56,7c

48,5cde

TV5 (30/8)

54,4c

10,0b

32,3b

113,9abc

2,5b

61,7b

51,0bc

Vụ Đông








TV6 (5/10)

67,0a

11,8a

44,5a

115,7a

3,2a

80,0a

67,9a

TV7 (15/10)

66,2a

12,1a

44,6a

116,2a

3,1a

77,5a

68,6a

TV8 (25/1)

66,5a

12,1a

45,2a

116,0a

3,2a

80,0a

67,2a

Vụ Xuân Hè








TV9 (15/1)

58,2b

10,4b

32,6b

114,7ab

2,5b

63,3b

51,6b

TV10 (25/1)

55,3c

10,3b

31,1bc

111,7bc

2,2c

55,0c

49,2bcd

TV11(5/2)

54,3c

9,9bc

30,0cd

112,0bc

2,2c

55,0c

47,7de

TV12 (20/2)

50,1de

8,2d

26,3d

113,0abc

2,1c

52,5c

42,5e

CV (%)

2,9

2,9

3,1

1,5

4,5

4,5

2,8

LSD0,05

2,7

0,5

1,8

2,9

0,2

4,6

2,4

Như vậy, trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ, giống Savior đều thể hiện tốt khả năng chống chịu bệnh xoăn vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh mốc sương, và bệnh héo xanh vi khuẩn. Giống nhiễm trung bình bệnh vàng lá trong điều kiện vụ Xuân Hè (điểm 1-2).

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các thời vụ phản ánh mức độ thích ứng của giống. Kết quả đánh giá cho thấy ở chỉ tiêu tỷ lệ đậu quả 5 chùm đầu có sự biến động khá lớn giữa các thời vụ, trong vụ Hè Thu tỷ lệ đậu quả thấp nhất ở thời vụ 1 và thời vụ 2, ở thời điểm này nhiệt độ không khí trong khoảng 33-350C làm ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả ở những chùm hoa đầu tiên, thời vụ trồng

từ 10/8 trở đi tỷ lệ đậu quả đạt trên 50%, trong vụ Xuân Hè đến thời vụ 12, tỷ lệ


đậu quả của giống vẫn đạt 50,1%. Như vậy tỷ lệ đậu quả của cà chua Savior đạt yêu cầu khi trồng từ 10/8 trở đi trong vụ Hè Thu và không trồng muộn quá 20/2 trong vụ Xuân Hè.

Số chùm quả/cây và số quả/cây phản ánh sự ảnh hưởng rõ rệt của thời vụ trồng đến các chỉ số này, các thời vụ trồng trước 10/8 đều cho số chùm quả và số quả/cây thấp, vụ Xuân Hè trồng đến 20/2 vẫn cho số chùm quả và số quả/cây đạt yêu cầu. Khối lượng quả có sự biến động không lớn giữa các thời vụ trồng, tuy nhiên trồng sớm hơn 10/8 quả nhỏ, hình dạng và mẫu mã quả không đẹp như những thời vụ thuận lợi.

Bảng 3.25. Diễn biến sản lượng thu hoạch của giống cà chua Savior ở các thời vụ khác nhau (Hà Nội, năm 2009-2010)


TG thu hoạch


Công thức


Ngày bắt đầu thu

Ngày kết thúc thu

Năng suất qua các lần thu hoạch(kg/ô)*

Tổng năng suất (tấn/ha)


1


2


3


4


5


6


7


8


9

10-

12

Vụ Hè Thu














TV1(20/7)

4/10

20/11

0,97

2,17

4,63

5,47

5,67

5,03

4,33

3,10

2,23


34,3g

TV2 (30/7)

14/10

30/11

1,07

2,23

4,90

5,77

5,70

5,50

5,13

3,80

2,50


36,7f

Vụ Thu Đông













TV3 (10/8)

24/10

15/12

1,23

2,87

4,97

5,53

5,57

5,07

4,53

3,70

3,23

2,30

46,4e

TV4 (20/8)

4/11

26/12

2,23

3,87

5,40

5,27

5,23

5,30

4,60

3,63

3,00

2,27

48,5cde

TV5 (30/8)

15/11

9/1

2,33

3,9

5,13

5,67

5,87

5,43

4,23

3,27

2,93

3,16

51,0bc

Vụ Đông














TV6 (5/10)

21/12

18/2

2,83

4,20

5,63

6,00

6,83

6,63

6,47

5,93

4,60

7,60

67,9a

TV7 (15/10)

3/1

5/3

2,77

4,27

5,87

6,10

6,73

6,47

6,27

5,93

4,43

6,80

68,6a

TV8 (25/1)

13/1

17/3

2,83

4,50

5,37

6,33

6,57

6,23

6,07

5,47

4,70

7,65

67,2a

Vụ Xuân Hè














TV9 (15/1)

30/3

16/5

2,17

4,07

5,33

5,63

5,40

5,77

5,37

3,87

2,60


51,6b

TV10 (25/1)

9/4

21/5

2,03

4,23

5,20

5,50

5,37

5,57

5,17

3,47

1,87


49,2bcd

TV11(5/2)

20/4

30/5

2,07

4,23

5,33

5,57

5,47

5,50

4,60

3,60

1,43


47,7de

TV12 (20/2)

5/5

14/6

1,70

3,90

5,23

5,30

5,80

5,43

4,60

3,23

1,40


42,5e

CV%



8,6

8,0

4,1

3,8

4,9

4,5

7,0

8,4

11,3


2,8

LSD0,05



0,29

0,5

0,36

0,37

0,49

0,43

0,61

0,58

0,56


2,4

(*) Mỗi lần thu cách nhau 5-7 ngày tùy thuộc vào thời vụ

Trong điều kiện vụ Đông, giữa các thời vụ trồng không có sự khác biệt về năng suất, đạt từ 67,2 - 68,6 tấn/ha. Vụ Hè Thu cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt


34,3 - 36,7 tấn/ha. Trong vụ Xuân Hè (trồng từ 15/1 -20/2), năng suất cá thể cũng như năng suất thực thu của giống cà chua Savior có sự sai khác giữa các thời vụ 1,2 với các thời vụ khác. Tuy nhiên các thời vụ đều cho năng suất từ 47,5 - 51,6 tấn/ha. Ở vụ Thu Đông, với các thời vụ trồng từ 10/8 (TV3) cho đến 30/8 (TV5), giống cà chua Savior cũng cho năng suất 46,5 - 51,0 tấn/ha.

Theo dõi diễn biến thu hoạch qua các thời vụ cho thấy ở hai TV trong vụ Hè Thu, đợt thu quả thứ nhất và thứ hai có trị số năng suất nhỏ hơn so với các thời vụ ở vụ Thu Đông, Vụ Đông và vụ Xuân Hè. Thời điểm đậu quả của các đợt thu này vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi nhiệt độ không khí còn ở mức cao (32-370C) nên tỷ lệ đậu quả thấp. Tuy nhiên, ở những đợt thu hoạch từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 10 giá cà chua còn tương đối cao nên lợi nhuận của người dân vẫn đạt giá trị

rất tốt so với những thời điểm có năng suất cao nhưng giá cà chua lại thấp. Trong vụ Xuân Hè, thời điểm thu quả ở những lần thu cuối có năng suất thấp nhưng ở thời điểm này giá cà chua khá cao nên lợi nhuận đạt được của người trồng cũng rất tốt. Như vậy nếu trồng cà chua Savior từ 20/7 và trồng đến 20/2 đều cho lợi nhuận kinh tế cao (Bảng 3.25).

Từ kết quả ở bảng 3.26 cũng cho thấy, có sự ảnh hưởng khá rõ của thời vụ trồng đến các yếu tố chất lượng quả. Quả cà chua Savior trồng sớm có xu hướng dạng tròn và khi thời tiết mát dần thì dạng quả có xu hướng dạng thon dài, dạng hình trứng đặc trưng của giống. Màu sắc quả chín ở những thời vụ sớm cũng biểu hiện màu nhạt hơn, màu sắc thịt quả không đỏ đậm như ở thời điểm chính vụ. Hàm lượng chất khô hòa tan (độ Brix) của giống có sự ảnh hưởng của thời vụ trồng. Ở vụ Hè Thu trong 2 thời vụ sớm (TV1 và TV2) và các thời vụ trong vụ Xuân Hè, quả cà chua Savior có độ Brix thấp hơn so với thời điểm chính vụ.

Tóm lại: Có sự ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua Savior. Savior là giống có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể trồng trong vụ Hè Thu với thời điểm trồng bắt đầu trồng từ 10/8. Trong điều kiện chính vụ, giống Savior thể hiện rất tốt ở khả năng sinh trưởng, phát triển và tiềm năng năng suất. Giống có thể trồng tốt trong điều kiện vụ Xuân Hè với thời điểm trồng kéo dài đến 20/2. Trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ, giống Savior đều thể hiện tốt khả năng chống chịu bệnh xoăn vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh vàng lá trong điều kiện vụ Xuân Hè. Giống Savior cho năng suất cao trong điều kiện chính


vụ với >65 tấn/ha và năng suất khá trong điều kiện trái vụ (42,5-46,4 tấn/ha) và mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng cà chua, đặc biệt là cà chua trái vụ.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hình dạng quả và chất lượng quả của giống cà chua Savior (Hà Nội, năm 2009-2010)

Chỉ tiêu Công thức

Chỉ số hình dạng quả

Màu sắc quả chín

Màu sắc thịt quả

Độ nứt vai quả (điểm)

Độ Brix (%)

Vụ Hè Thu






TV1(20/7)

0,95

Đỏ nhạt

Vàng nhạt

5

4,6

TV2 (30/7)

1,00

Đỏ nhạt

Đỏ nhạt

7

4,9

TV3 (10/8)

1,00

Đỏ

Đỏ nhạt

7

4,9

TV4 (20/8)

1,06

Đỏ

Đỏ

7

5,1

TV5 (30/8)

1,06

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

9

5,0

Vụ Đông






TV6 (5/10)

1,09

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

9

4,9

TV7 (15/10)

1,08

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

9

5,2

TV8 (25/10)

1,08

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

9

5,0

Vụ Xuân Hè






TV9 (15/1)

1,09

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

7

4,8

TV10 (25/1)

1,08

Đỏ đậm

Đỏ đồng nhất

7

4,9

TV11(5/2)

1,02

Đỏ

Đỏ

7

4,9

TV12 (20/2)

1,00

Đỏ

Đỏ nhạt

5

4,7


3.3.2. Xác định mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp cho giống TAT072672 (Hồng Ngọc) trong điều kiện trái vụ ở ĐBSH

Tăng năng suất cà chua trong điều kiện trái vụ là một trong những yếu tố làm gia tăng hiệu quả sản xuất. Với mục tiêu gia tăng lợi nhuận bằng các yếu tố kỹ thuật chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm xác định mật độ trồng và phân bón phù hợp cho giống TAT072672 trong 2 vụ trái là Thu Đông và Xuân Hè năm 2010.


3.3.2.1. Xác định mật độ trồng cho giống Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè và Thu Đông

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ nhiễm bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Hồng Ngọc trong điều kiện vụ Xuân Hè và Thu Đông ở các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.27, 3.28 và 3.29.


Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, sâu bệnh hại của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH (nghìn cây/ha)


Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương (1), đốm lá(2) (điểm)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè (2)

Thu Đông (1)

M1 (40,8)

142

145

138,1a

130,5a

1-2

1-2

M2 (35,7)

150

148

138,0a

129,1ab

1

1-2

M3 (31,7)

150

148

134,8b

127,2bc

0-1

0-1

M4 (28,6)

150

150

132,8c

126,2c

0-1

0-1

M5 (26,0)

153

155

131,9c

126,4c

0-1

0-1

CV (%)



3,7

4,9



LSD0,05



1,8

2,1




Dẫn liệu ở bảng 3.27 cho thấy, mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng của giống, khoảng biến động giữa các công thức từ 142 - 153 ngày trong vụ Xuân Hè và 145-155 ngày trong vụ Thu Đông. Giai đoạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thời gian thu hoạch, ở những công thức trồng với mật độ cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn do cây tàn nhanh hơn.

Chiều cao cây cũng chịu ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Ở cả hai thời vụ thí nghiệm, công thức M1 và M2 đều có chiều cao cây cao hơn hẳn so với các công thức còn lại.

Đánh giá về mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của giống Hồng Ngọc ở các điều kiện mật độ trồng khác nhau cho thấy, với mật độ trồng dày M1 và M2, mức độ nhiễm bệnh mốc sương và bệnh đốm lá đều cao hơn rõ rệt so với mật độ M4 và M5.

Mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả của giống ở cả hai vụ trồng khác nhau, khoảng giao động giữa các công thức từ 52,5-61,5% trong vụ Xuân Hè và 51,4-59,0% trong vụ Hè Thu. Ở mật độ M1 và M2 có tỷ lệ đậu quả thấp hơn rõ rệt so với các công thức còn lại và ở mật độ trồng càng thấp thì tỷ lệ đậu quả càng cao. Tương tự xảy ra đối với số quả/cây và khối lượng trung bình quả. Các công thức trồng dày, số quả/cây thấp hơn rõ rệt so với mật độ trồng thưa, khoảng biến động từ 26,2 – 31,1 quả/cây trong vụ Xuân Hè và 21,0-31,5 quả/cây


trong vụ Thu Đông. Khối lượng quả thương phẩm ở các công thức M1, M2 cũng nhỏ hơn rõ rệt so với công thức trồng thích hợp, mức độ giao động từ 98,0-103,3 g/quả trong vụ Xuân Hè và 98,7 – 102,7 g/quả trong vụ Hè Thu, khoảng giao động giữa hai vụ trồng có sự khác biệt không lớn.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH (nghìn cây/ha)



Chỉ tiêu


Công thức

Tỷ lệ đậu quả 5 chùm đầu (%)

Số quả/cây (quả)

Khối lượng trung bình quả (g)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

M1 (40,8)

52,5

51,4

26,2c

24,0d

98,0c

98,7b

M2 (35,7)

55,7

53,3

28,3b

27,6c

99,3bc

100,0b

M3 (31,7)

60,2

55,2

28,6b

29,7b

101,3ab

100,2b

M4 (28,6)

61,2

57,0

30,3a

30,7b

101,7a

104,3a

M5 (26,0)

61,5

59,0

31,1a

32,5a

103,3a

102,7a

CV(%)



3,8

3,4

3,1

3,0

LSD0,05



1,5

1,3

2,2

1,9

Trồng với mật độ hợp lý sẽ cho năng suất cũng như phẩm chất đạt giá trị tối ưu, nếu trồng với mật độ không hợp lý sẽ làm cho tỷ lệ đậu quả thấp, số lượng quả/ cây ít đi và kích cỡ quả nhỏ lại. Năng suất của cà chua Hồng Ngọc ở các mật độ trồng khác nhau phản ánh rõ điều này. Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy năng suất lý thuyết có sự vượt trội ở các công thức trồng mật độ cao, khoảng biến động từ 63,9- 66,7 tấn/ha trong vụ Xuân Hè và 55,9-65,1 tấn/ha trong vụ Thu Đông. Tuy nhiên, năng suất thực thu có sự khác biệt rõ rệt giữa công thức M1, M2 so với các công thức khác, khoảng biến động trong vụ Xuân Hè từ 47,0-51,3 tấn/ha và đạt cao nhất ở công thức M5 (51,3 tấn/ha). Trong vụ Hè Thu khoảng biến động từ 44,8-55,9 tấn/ha, tương ứng với giá trị lãi thuần đạt được cao nhất trong vụ Xuân Hè ở công thức M5 với 88,7 triệu đồng/ha và trong vụ Thu Đông công thức M4 cho giá trị cao nhất với 105,7 triệu đồng/ha.

Kết quả thí nghiệm cho thấy giống Hồng Ngọc thích nghi cao ở điều kiện trồng thưa và thâm canh cao, còn nếu trồng ở mật độ quá cao (M1) thì xẩy ra hiện tượng canh tranh nhau về ánh sáng và dinh dưỡng, cộng với ẩm độ cao là cơ hội


cho một số loại bệnh hại phát triển nên ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và khả năng tạo năng suất của cây.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả đầu tư của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH (nghìn cây/ha)



Chỉ tiêu


Công thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Lãi thuần (trđ/ha)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

M1 (40,8)

63,9b

61,7ab

47,0b

44,8c

64,6

50,1

M2 (35,7)

67,3a

55,9c

50,2a

51,4b

81,5

82,6

M3 (31,7)

66,0a

57,4bc

48,5b

54,8ab

73,7

99,4

M4 (28,6)

66,3a

65,1a

50,3a

55,9a

82,9

105,7

M5 (26,0)

66,7a

63,5a

51,3a

53,6ab

88,7

94,9

CV(%)

4,7

4,7

4,6

4,2



LSD0,05

2,1

5,4

1,5

4,1




Như vậy, với giống cà chua Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè, mật độ trồng tối ưu nhất 26,0 nghìn cây/ha với khoảng cách trồng 70x55 cm. Trong vụ Thu Đông, mật độ trồng tối ưu là 28,6 nghìn cây/ha tương đương với khoảng cách 70x50 cm là tốt nhất, với mật độ trồng hợp lý sẽ cho giá trị lãi thuần đạt trị số cao tương ứng, mang lại lợi nhuận cho người trồng.

3.3.2.2. Xác định chế độ phân bón phù hợp cho giống Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè và Thu Đông

Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá phát triển mạnh, cành lá xum xuê, khả năng ra hoa, tạo quả nhiều và tiềm năng cho năng suất lớn. Vì vậy, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả cà chua. Theo tác giả Tạ Thu Cúc và cộng sự (2007) [8], trong số các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cà chua cần nhiều Kali hơn cả, sau đó là Đạm rồi đến Lân. Bón phân cân đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của phân bón và nâng cao năng suất cà chua. Bón cân đối N:P:K còn làm tăng phẩm chất quả, tăng khả năng chống chịu bệnh của cây, đặc biệt giảm đáng kể số cây bị chết xanh và bệnh xoăn vàng lá [44].

Để xác định lượng phân bón hợp lý cho giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, thí nghiệm về các chế độ phân bón khác nhau được thực hiện để xây dựng

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí