Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 2

4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 79

4.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy 81

4.5.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi 81

4.5.2. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư 81

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu 82

4.6.1 Thang đo của các nhân tố tác động 82

4.6.2 Tác động của các nhân tố và so sánh với các nghiên cứu trước 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 89

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 90

5.1 Kết luận 90

5.2 Hàm ý quản trị 91

5.2.1 Đối với nhân tố “Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị” 92

5.2.2 Đố với nhân tố “Nhận thức của lãnh đạo đơn vị” 94

5.2.3 Đối với nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” 96

5.2.4 Đối với nhân tố “Ứng dụng CNTT” 98

5.2.5 Đối với nhân tố “Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị” 99

5.2.6 Đối với nhân tố “Phương pháp và kỹ thuật” 100

5.2.7 Đối với nhân tố “Mức độ cạnh tranh của thị trường” 101

5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 102

KẾT LUẬN CHUNG 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 108

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



CTCP:

Công ty cổ phần

DN:

Doanh nghiệp.

DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVVN:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KTQT: KTTC

Kế toán quản trị. Kế toán tài chính

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước theo nội dung, phương pháp nghiên cứu 12

Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước theo nhân tố 20

Bảng 2.1: Yêu cầu tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp 26

Bảng 2.2: Tổng hợp sử dụng lý thuyết nền trong nghiên cứu 31

Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất 42

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát chuyên gia 43

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát chuyên gia về thang đo nghiên cứu 45

Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính của đối tượng được khỏa sát 66

Bảng 4.2: Thống kê theo độ tuổi của đối tượng được khảo sát 66

Bảng 4.3: Thống kê theo trình độ chuyên môn của đối tượng được khảo sát 67

Bảng 4.4: Thống kê theo vị trì công tác của đối tượng được khảo sát 68

Bảng 4.5: Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu 68

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha biến độc lập 69

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach's Alpha biến phụ thuộc 72

Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần 73

Bảng 4.9: Kết quả phân tích phương sai trích các biến độc lập 74

Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố 74

Bảng 4.11: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần 75

Bảng 4.12: Tổng phương sai trích 76

Bảng 4.13: Độ phù hợp của mô hình 76

Bảng 4.14: Bảng phân tích ANOVA 77

Bảng 4.15: Bảng kết quả hồi quy 77

Bảng 4.16: Kiểm tra đa cộng tuyến 79

Bảng 4.17: Kết quả chạy Durbin-Watson 80

Bảng 4.18: Các thang đo của các nhân tố tác động đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Mội trường Bình Dương 84

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố 91

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ


Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại Jordan 6

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB 29

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 40

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 43

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức công ty 58

Hình 4.2: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa 80

Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 81

Hình 4.4: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa 82

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các diễn đàn, các khối hợp tác kinh tế, có thể kể ra ở đây như WTO (Tổ chức thương mại thế giới, 2006), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), ASEM ( Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu ), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương , 1989), mới đây nhất là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, 2018), sự tích cực đó đang thúc đẩy những sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài cũng như thu hút một lượng lớn vốn từ các nước khác đổ về việt nam. Cơ hội và thách thức mở ra, đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào một thời kỳ tươi mới, đòi hỏi năng lực và sức cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Từ đó, để có thể tồn tại và và phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần trang bị cho mình sự nhạy bén, sáng tạo, tính ổn định để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một trong những nhân tố quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được các công ty chú trọng đến đó là kế toán quản trị.

Các doanh nghiệp thời gian trước thường chỉ quan tâm đến việc phải làm sao để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng mẫu mả sản phẩm, kích cầu bằng các chương trình khuyến mãi để nhằm tăng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, để công ty phát triển bền vững thì bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần phải giảm chi phí. Kế toán quản trị chính là công cụ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin về nhân lực, nguồn vốn sẵn có, tính hiện đại của công cụ sản xuất, từ đó giúp cho nhà quản trị có được những nhận định chính xác về từng thề đời điểm của doanh nghiệp.

KTQT được thiết lập giúp DN cải tiến việc quản lý và kinh doanh của mình hiệu quả nhất. Hiện nay, các DN đang dần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy KTQT trong hoạt động của mình. Để phát huy tối đa hiệu quả của KTQT trong thời đại CMCN 4.0 cần phải có nguồn lực tài chính để đầu tư cho công nghệ. Bởi vậy, về lâu dài, các DN Việt Nam phải chấp nhận việc đầu tư cho hiện tại thì mới đủ khả năng cạnh tranh và tồn tại, phát triển trong tương lai xa. Các DN cần phát triển đội ngũ kế toán có trình độ KTQT tốt. Hiện nay, do yếu về năng lực tài

chính nên hầu hết các DN chưa quan tâm đến việc phát triển đội ngũ KTQT. Trong bối cảnh đó, cần kết hợp mô hình hỗn hợp giữa KTTC và KTQT thông qua việc tuyển dụng những nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn và công nghệ thông tin tốt để cùng lúc thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên. Bên cạnh đó các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu coi trọng KTTC. Tuy nhiên, thông tin KTTC phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DN tại một thời điểm nào đó. Ngược lại, kế toán quản trị mang tính nội bộ, vạch ra những chính sách và đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chất xây dựng và cũng cố DN lâu dài. Do đó, các DN nên sử dụng kế toán quản trị trong hoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DN ngày càng tốt hơn, mà còn cung cấp thông tin KTTC chính xác và kịp thời, giúp DN hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán, và các đối tác liên quan.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn, luôn đi đầu trong việc phát triển tỉnh nhà, và nổi bật lên đó là Công Ty Cổ Phần Nước – Môi Trường Bình Dương (BWE), với việc đầu tư mở rộng không chỉ dừng lại việc cung cấp nước sạch, CTCP Nước – MT Bình Dương còn tích cực tham gia vào các hoạt động xử lý đã sử dụng với mục đích tái tạo lại nguồn nước, tích cực trong công cuộc bảo vệ môi trường. Công ty hiện nay đã và đang phát triển ổn định, tuy nhiên để sánh vai cùng các tập đoàn lớn thì công ty cũng cần quản lý một lĩnh vực được xem là quan trọng bậc nhất đó là kế toán quản trị.

Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Bương” làm đề tài luận văn của mình. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn tổng thể về kế toán quản trị của một doanh nghiệp, đồng thời dùng những phương pháp và nghiên cứu đã được học sẽ giúp đưa ra những nhận định và dự báo chính xác tình hình công ty trong tương lại.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn, luôn đi đầu trong việc phát triển tỉnh nhà, và nổi bật lên đó là Công Ty Cổ Phần Nước – Môi Trường Bình Dương (BWE), với việc đầu tư mở rộng không chỉ dừng lại việc cung cấp nước sạch, CTCP Nước – MT Bình Dương còn tích cực tham gia vào các hoạt động xử lý đã sử dụng với mục đích tái tạo lại nguồn nước, tích cực trong

công cuộc bảo vệ môi trường. Công ty hiện nay đã và đang phát triển ổn định, tuynhiên để sánh vai cùng các tập đoàn lớn thì công ty cũng cần quản lý một lĩnh vực được xem là quan trọng bậc nhất đó là kế toán quản trị.

Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước –môi trường Bình Dương” làm đề tài luận văn của mình. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn tổng thể về kế toán quản trị của một doanh nghiệp, đồng thời dùng những phương pháp và nghiên cứu đã được học sẽ giúp đưa ra những nhận định và dự báo chính xác tình hình công ty trong tương lại.

2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung

Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương; từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm có thể giúp nhà quản lý của doanh nghiệp có thể vận dụng nội dung và phương pháp KTQT phù hợp cho đơn vị.

2.2.Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

3.Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi Trường Bình Dương?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi Trường Bình Dương như thế nào?

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

- Khách thể nghiên cứu: CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

- Đối tượng khảo sát: Đại diện Ban Lãnh đạo, kế toán trưởng, kế toán, Trưởng, phó các đơn vị hiện đang công tác tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

4.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:

+ Phạm vi không gian: Tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 05/2020 đến tháng 2/2021. Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được tác giả tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021.

5.Phương pháp nghiên cứu

Để có thể đánh giá đúng được các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT và đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Nghiên cứu sẽ được thông qua các bước: bước 1 là dùng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập các số liệu từ các chuyên gia; đại diện Ban Lãnh đạo, kế toán trưởng, kế toán, Trưởng, phó các đơn vị hiện đang công tác tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, bước 2 là dùng phương pháp phân tích thông qua dùng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu. Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò, khám phá trực tiếp các ý tưởng và trong phạm vi mô tả của bảng câu hỏi sơ bộ để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

Cũng qua nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các thang đo của khái niệm nghiên cứu. Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện với dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Dữ liệu được thống kê phân tích qua phần mềm SPSS 22.0 nhằm kiểm định lại các thang đo và mô hình nghiên cứu. Qua đó xây

dựng được mô hình hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí