Đối Với Nhân Tố “Phương Pháp Và Kỹ Thuật”


STT

Nội dung thực hiện

1

Đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh sự phân cấp quản lý trong tổ chức bộ máy

2

Ban lãnh đạo đơn vị cần có sự đổi mới trong phương thức hoạt động theo chức năng định hướng và kiểm soát.

3

Tổ chức bộ máy quản lý tránh chồng chéo và kiêm nhiệm.

4

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý cần được cơ cấu theo mô hình quản trị theo hướng đánh giá trách nhiệm hơn là theo cơ cấu hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 15


5.2.6. Đối với nhân tố “Phương pháp và kỹ thuật”

Để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành của các cá nhân, bộ phận trong các bộ phận của công ty thì công ty cần xây dựng cho mình các phương pháp, kỹ thuật thực hiện KTQT phù hợp; đồng thời xây dựng được các công cụ đo lường hiệu quả, các chỉ số xây dựng theo mục tiêu của đơn vị và được toàn thể nội bộ cùng thống nhất thực hiện. Chẳng hạn như, xây dựng hệ thống dự toán để làm cơ sở triển khai các hoạt động đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá và đo lường thành quả và hiệu quả công việc của tổ chức nói chung và của từng bộ phận thuộc công ty nói riêng. Để có được hệ thống dự toán hiệu quả, chúng ta phải xây dựng tốt hệ thống định mức trong từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở định mức giúp cho công ty xây dựng dự toán được nhanh chóng và hiệu quả.

Xây dựng tiêu chuẩn cho hệ thống chỉ tiêu nội bộ về chi phí, doanh thu, lợi nhuận cần xác định cả về mặt định tính lẫn định lượng, đồng thời nhận diện, phân loại các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận căn cứ vào mức độ hoạt động ở từng bộ phận trong đơn vị. Từ đó, có đủ cơ sở để lập các báo cáo quản trị phù hợp và cung cấp thông tin cần thiết cho công tác đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Theo tác giả, để cải thiện việc vận dụng công tác KTQT thì các vấn đề mà CTCP Nước – Môi trường Bình Dương cần quan tâm như sau:


STT

Nội dung thực hiện

1

Đơn vị cần xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu nhằm thực hiện kế toán quản trị

2

Đơn vị cần phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo phương thức phục vụ kế toán quản trị

3

Dự toán cần lập đầy đủ, chi tiết đến từng đơn vị, bộ phận cụ thể, giảm bớt tính cứng nhắc, áp đặt.

4

Báo cáo quản trị cần mang tính hệ thống, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị từng đơn vị, bộ phận trong đơn vị


5.2.7. Mức độ cạnh tranh của thị trường

Khi mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng cao như hiện nay, luôn có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, các sản phẩm thay thế trên thị trường thì để tồn tại thì các DN nói chung và CTCP Nước – Môi trường Bình Dương nói riêng phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm. Để đạt được những mục tiêu này, công ty cần sử dụng các kênh truyền thông nội bộ một cách hiệu quả nhằm giúp chuyển đổi những áp lực cạnh tranh với những đối thủ không chỉ tầm cỡ về quy mô, tiềm lực kinh tế mà còn có trình độ quản lý cao thành động lực để hoàn thiện hệ thống quản lý của công ty mà cụ thể chính là KTQT.

Bên cạnh đó, việc truyền thông thông suốt trong toàn bộ công ty còn giúp người lao động hiểu rõ được nhu cầu đổi mới quản trị nhằm đối phó với những thách thức của thị trường cũng như những áp lực từ phía nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh cũng như nắm bắt các cơ hội từ toàn cầu hóa, hội nhập thị trường quốc tế, từ đó tạo ra được sự chuyển biến trong tư duy về công việc và khuyến khích việc học tập nâng cao kiến thức về KTQT hay việc vận dụng các kỹ thuật của KTQT trong công ty. Những điều này là vô cùng quan trọng để công ty đạt được sự nhất quán trong việc vận dụng công tác KTQT vào sản xuất kinh doanh của công ty nhằm

đạt được mục tiêu hoạt động chung của tổ chức. Do vậy, để cải thiện việc vận dụng công tác KTQT vào công ty thì đối với nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường, công ty cần quan tâm như sau:

STT

Nội dung thực hiện

1

Thị trường luôn có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới nên cần có phương án đối phó kịp thời nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty

2

Trên thị trường thường xuyên xuất hiện các sản phẩm thay thế nên cần phải nghiên cứu liên tục để cài thiện cũng như đưa ra sản phẩm mới cho thị trường

3

Áp lực từ phía các nhà cung cấp lớn do vậy cần có chiến lược mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định vị thế cạnh tranh

4

Áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng lĩnh vực hoạt động do vậy luôn có chiến lược hoạt động để đạt được hiệu quả cao đối với các đơn vị trong cùng ngành nghề


5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tuy nhiên theo tác giả luận văn vẫn còn một số hạn chế như mục tiêu của luận văn là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương. Theo kết quả nghiên cứu thì các nhân tố trong nghiên cứu này chỉ mới đại diện được một phần biến quan sát, như vậy còn một tỷ lệ khá lớn các nhân tố khác ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước -Môi trường Bình Dương chưa được nghiên cứu. Đồng thời, đề tài chỉ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT một cách chung nhất cho CTCP Nước - Môi trường Bình Dương mà chưa đi vào phân tích, đề xuất từng nội dung, phương pháp, kỹ thuật KTQT áp dụng cho công ty.

Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và đề xuất thêm các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương thông qua việc mở rộng tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như mở rộng phạm vi lấy mẫu.

- Tiếp tục mở rộng nghiên cứu nhằm đề xuất các nội dung, phương pháp, kỹ thuật KTQT cụ thể trong tương lai gần cho công ty nhằm cụ thể hóa việc vận dụng công tác KTQT cho công ty.

KẾT LUẬN CHUNG

Vận dụng KTQT là một nội dung quan trọng và thật sự cần thiết trong toàn bộ công tác kế toán tại các DN nói chung và cho CTCP Nước – Môi trường Bình Dương nói riêng. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết về KTQT, các lý thuyết nền, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương. Kết quả nghiên cứu xác định có 7 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của chúng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: nhân tố Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị có ảnh hưởng mạnh nhất với Beta chuẩn hóa = 0.273; nhân tố Nhận thức của lãnh đạo đơn vị ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.248; nhân tố Nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.229; nhân tố tiếp theo Ứng dụng CNTT ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.216; nhân tố Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.209; nhân tố Phương pháp và kỹ thuật ảnh hưởng thứ sáu với hệ số Beta chuẩn hóa =0.151 và cuối cùng là nhân tố Mức độ cạnh tranh của thị trường có mức ảnh hưởng thấp nhất đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương với hệ số beta chuẩn hóa =

0.125. Căn cứ vào mức ảnh hưởng của từng nhân tố, tác giả đề xuất các kiến nghị mang hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng vận dụng KTQT cho công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Anh

Ahmed Belkaoui (1981), The relationship between self-disclosure style and attitudes to responsibility accounting, Accounting, Organizations and Society, 1981, vol. 6, issue 4, 281-289.

Ajzen (1991), The Theory of Planned Behavior, December 1991, Organizational Behavior and Human Decision Processes 50(2):179-211, DOI:10.1016/0749- 5978(91)90020-T.

Alnoor Bhimani và cộng sự (2002), European management accounting research: Traditions in the making, February 2002, European Accounting Review 11(1):99-117, DOI:10.1080/09638180220142275, Source RePEc

Alper Erserim (2012), The Impacts of Organizational Culture, Firm’s Characteristics and External Enviroment of Firms on Management Accounting Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey, Published 2012, Business, Psychology, Procedia – Social andBehavioral Sciences.

Hair, J. F. (2010). Black, WC, Babin, BJ, & Anderson, RE (2010). Multivariate data analysis, 7.

Jensen and Meckling (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, October 1976, Pages 305-360.

Khaled Abed Hutaibat (2011), Strategic management accounting and the strategising mindset in an English higher education institutional context, Journal of Accounting & Organizational Change 7(4):358-390, DOI: 10.1108/18325911111182312

Kamilah Ahmad, 2017. "The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises" International Review of Management and Marketing, Econjournals, vol. 7(1), pages 342- 353.

Lucas, M., Prowle, M., & Lowth, G. (2013). Management accounting practices of (UK) small-medium-sized enterprises (SMEs). Improving SME performance through Management Accounting Education, 61(6), 13.

Mc Gowan (1998), Toward a Pragmatist Theory of Action, First Published November 1, 1998 Research Article, https://doi.org/10.1111/0735-2751.00059

N.J. Gordon (1963), ADMINISTRATOR AND ADMINISTRATOR AD PROSEQUENDUM OF THE ESTATE OF NETTIE GORDON, DECEASED, PLAINTIFF-APPELLANT, 40 N.J. 52 (1963), 190 A.2d 670

Peter Kamala & Michael Twum – Darko (2015), The usage of management accounting tools by small and medium enterprises in Cape Metropole, South Africa, In the Faculty of Business and Management Sciences At the Cape Peninsula University of Technology, Cape Town

Ragu-Nathan và cộng sự (2004), A path analytic study of the effect of top management support for information systems performance, February 2004, Omega 32(6):459-471, DOI:10.1016/j.omega.2004.03.001, Source: RePEc

Ray H. Garrison, Eric W. Noreen, Peter C. Brewer (2012), Managerial

Accounting, McGraw Hill, Irwin, 13rd edition.

Robert S. Kaplan, Anthony A. Atkinson (1998), Advanced Management Accounting, Third edition, Prentice Hall International, Inc, US.

Ronald W. Hilton (2005), Managerial Accounting: Creating Value in a Dynamic Business Environment, McGraw-Hill/Irwin, 2005 - 812 trang.

Scarbrough, P., J.A.J. Nanni and M. Sakurai, 1991, Japanese management Accounting practices and the effects of assembly and process automation. Management Accounting Research, 2(1): 27-46 Available at http://doi.org/10 1016/s1044- 5005(91)70025-5

Scott, W. R. (1987). The adolescence of institutional theory.

Administrative science quarterly, 493-511


Tiếng Việt


Nguyễn Thị Thái An (2018), “Kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân.

PGS.TS. Phạm Văn Dược (chủ biên), TS. Trần Văn Tùng (2011), “Kế toán quản trị. Nhà xuất bản lao động.

Phạm Thị Ánh Hồng (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP.HCM”.Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Trần Ngọc Hùng (2016) “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các do anh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh Tế TP. HCM

Huỳnh Cao Khải (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự, 2016. Factor affecting the use of costing systems toward managerial performance in Vietnamese public hospital. Journal of Ecomnomic Development, 23(2) 77-99

Đặng Thị Hồng Như (2013) “Ứng dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Đào Khánh Trí (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Công Nghệ TP. HCM.

Đỗ Thị Hương Thanh (2019), “Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Phân Tích Dữ LiệuNghiên Cứu Với Spss”. Nhà xuất bản Hồng Đức.

Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA


STT

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

CHỨC VỤ

1

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM

Giảng viên Khoa Kế toán

2

TS. Lê Đức Thắng

Trường ĐH Công nghệ TP. HCM

Trưởng Ngành Tài chính

3


Ngô Văn Lui

Công ty Cổ phần nước - môi trường Bình Dương

Phó tổng giám đốc

4

Trần Tấn Đức

Công ty Cổ phần nước - môi trường Bình Dương

Kế toán trưởng

5

Nguyễn Thị Diên

Công ty Cổ phần nước - môi trường Bình Dương

Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

6

Dương Anh Thư

Công ty Cổ phần nước - môi trường Bình Dương

Trưởng phòng kế hoạch

7

Lê Nhân

Công ty Cổ phần nước - môi trường Bình Dương

Giám đốc Trung tâm đào tạo

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí