Tác Động Của Các Nhân Tố Và So Sánh Với Các Nghiên Cứu Trước


10


BMQL2

Ban lãnh đạo đơn vị cần có sự đổi mới trong phương thức hoạt động theo chức năng định hướng và kiểm soát.

11

BMQL3

Tổ chức bộ máy quản lý tránh chồng chéo và kiêm nhiệm.

12


BMQL4

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý cần được cơ cấu theo mô hình quản trị theo hướng đánh giá trách nhiệm hơn là theo cơ cấu hành chính.

4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT (PPKT)

13


PPKT1

Đơn vị cần xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu nhằm thực hiện kế toán quản trị

14


PPKT2

Đơn vị cần phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo phương thức phục vụ kế toán quản trị

15


PPKT3

Dự toán cần lập đầy đủ, chi tiết đến từng đơn vị, bộ phận cụ thể, giảm bớt tính cứng nhắc, áp đặt.

16


PPKT4

Báo cáo quản trị cần mang tính hệ thống, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị từng đơn vị, bộ phận trong đơn vị

5. NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN (NLKT)

17


NLKT1

Nhân viên kế toán nắm rõ quy trình xây dựng và vận dụng công tác kế toán quản trị tại đơn vị

18


NLKT2

Nhân viên kế toán chủ động tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán quản trị

19


NLKT3

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm trong lập các dự toán ngân sách, báo cáo phân tích nhằm cung cấp thông tin cho việc nhà quản trị ra quyết định

20

NLKT4

Nhân viên kế toán quản trị làm việc có tinh thần trách nhiệm

21


NLKT5

Nhân viên kế toán có trình độ phù hợp với vị trí công tác liên quanđến vận dụng kế toán quản trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 13


22


NLKT6

Nhân viên kế toán khả năng tham mưu cho nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị trong công tác quản lý và có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với vị trí công tác liên quan đến vận dụng kế toán quản trị

6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT)

23


CNTT1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán nhằm phục vụ để thiết lập được các báo cáo quản trị mang tính chuyên nghiệp

24


CNTT2

Đơn vị cần đầy mạnh việc sử dụng mạng nội bộ để tổng hợp kết quả hoạt động, thông tin từ các bộ phận, phòng ban khác.

25


CNTT3

Đơn vị cần thiết kế phần mềm riêng biệt phục vụ cho công tác kế toán quản trị.

7.MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG (MDCT)

26

MDCT1

Thị trường luôn có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới.

27

MDCT2

Trên thị trường thường xuyên xuất hiện các sản phẩm thay thế.

28

MDCT3

Áp lực từ phía các nhà cung cấp lớn.

29

MDCT4

Áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng lĩnh vực hoạt động.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.6.2. Tác động của các nhân tố và so sánh với các nghiên cứu trước

4.6.2.1. Đối với nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước

– Môi trường Bình Dương, kết quả này là phù hợp với khá nhiều nghiên cứu trước, điển hình là của Lucas, Prowle and Lowth (2013); Kamilah Ahmad (2017); Huỳnh Cao Khải (2018). Kết quả nghiên cứu này phản ánh đúng thực tế tình hình hiện nay tại công ty khi mà công ty hoạt động trong cơ chế cổ phần hóa, việc lãnh đạo các bộ phận cần có các thông tin hữu ích để chủ động đưa ra các quyết định trong quản lý là một nhu cầu thực sự và mang tính sống còn cho đơn vị. Tuy nhiên hiện nay, nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý các cáp của công ty chưa thực sự rõ ràng.

Hiện nay vẫn còn khá nhiều các nhà quản lý ra quyết định đều dựa trên kinh nghiệm và thói quen quản lý nên khó có thể kiểm soát tốt được các hoạt động cũng như kết quả hoạt động của bộ phận mình phụ trách. Đây là một bằng chứng cụ thể chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng KTQT tại công ty hiện nay còn nhiều tồn tại và hạn chế, mà chỉ có xác định được đúng đắn nhu cầu sử dụng thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị mới giúp việc vận dụng KTQT cho công ty được cải thiện.

4.6.2.2. Đối với nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố nhận thức của lãnh đạo đơn vị tỷ lệ thuận với việc cải thiện công tác vận dụng KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Khi lãnh đạo nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thông tin KTQT đối với đơn vị mình quản lý thì họ càng có nhu cầu thực hiện tổ chức KTQT tại đơn vị của mình. Từ đó ban lãnh đạo đơn vị sẵn sàng chấp nhận và ủng hộ việc vận dụng KTQT và tỷ lệ tổ chức thành công KTQT cho đơn vị càng lớn. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều các nghiên cứu trước đây như Khaled Abed H.utaibat (2011); Alper Erserim (2012); Trần Ngọc Hùng (2016) khi chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa nhận thức của lãnh đạo đơn vị với việc vận dụng thành công công tác KTQT cho đơn vị.

4.6.2.3. Đối với nguồn nhân lực kế toán

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn nhân lực kế toán có tác động mạnh với việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước - Môi trường Bình Dương theo hướng là nguồn nhân lực kế toán trong công ty càng có trình độ cao thì mức độ thành công trong việc vận dụng công tác KTQT sẽ càng cao. Điều này phù hợp với các cứu trước đó cũng chỉ ra rằng có sự tương thích giữa việc hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp với mức độ hiểu biết cao về vận dụng KTQT trong DN; hay sự hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp trong DN giúp cho việc vận dụng KTQT trong DN được thực hiện tốt.

Nguồn lực nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của các công ty. Do đó vận dụng công tác KTQT vào công ty tất nhiên cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi trình độ của cán bộ công nhân viên, mà cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và cả nhân viên quản lý. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và vận dụng KTQT, nên nếu trình độ chuyên môn

về KTQT không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận dụng công tác KTQT trong DN sẽ không thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng không hiệu quả. Kết quả nghiên cứ của đề tài cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trước mà điển hình như là nghiên cứu của Lucas và cộng sự (2013); Huỳnh Cao Khải (2018)

4.6.2.4. Đối với ứng dụng công nghệ thông tin

CNTT có tác động mạnh và cùng chiều đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Đơn vị đầu tư ứng dụng công nghệ, trang bị cả phần mềm và phần cứng bao gồm máy móc thiết bị phù hợp sẽ góp phần đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng và kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin. Bên cạnh việc ràng buộc về trách nhiệm pháp lý trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cùng góp phần nâng cao mức độ tin cậy cho thông tin. Điều này là cơ sổ quan trọng góp phần tổ chức thành công KTQT cho đơn vị. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trước liên quan, điển hình là của Abdel-Kader và Luther, R.(2008); Khaled Abed Hutaibat (20011).

4.6.2.5. Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bộ máy quản lý của công ty càng có sự phân cấp quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm và quyền hạn thì công tác vận dụng KTQT càng thành công đối với CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Sự phân cấp quản lý là yếu tố quan trọng và được đề cập nhiều lần trong các nghiên cứu về KTQT, vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành KTQT. Trong thực tế cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty còn mang nặng tính hành chính, chưa phù hợp với việc tổ chức KTQT của đơn vị, do vậy công tác tổ chức KTQT trong công ty chưa thể vận dụng tốt được. Vì vậy việc thiết lập cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình phân chia trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo là điều kiện thuận lợi để việc vận dụng công tác KTQT tại công ty được khả thi và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nhiều nghiên cứu trước liên quan như Đào Khánh Trí (2015); Lucas và cộng sự (2013).

4.6.2.6. Đối với phương pháp và kỹ thuật

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp và kỹ thuật thực hiện KTQT tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Thực tế cho thấy để đánh giá đúng sự đóng góp

của các thành viên và tập thể đơn vị thông qua công cụ KTQT cần quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, thang đo mức độ hoàn thành công việc, xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động đối với từng bộ phận trong tổ chức. Đây là một biểu hiện rõ ràng của việc phải tổ chức các phương pháp, kỹ thuật phù hợp thì việc vận dụng công tác KTQT mới thực hiện được.

Mặt khác, phương pháp kỹ thuật tốt sẽ tạo thuận lợi trong việc truy xuất dữ liệu phục vụ lập các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định của các nhà quản lý tại các bộ phận của công ty sẽ kịp thời hơn và đầy đủ hơn. Khi phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận đúng theo phương thức nhằm phục vụ nhu cầu quản trị theo quan điểm của KTQT giúp cho việc đánh giá chính xác kết quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó công tác tổ chức KTQT dễ dàng thực hiện hơn.

Kết quả này cũng phù hợp rất nhiều với các nghiên cứu trước đây như Lucas và cộng sự (2013); Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Huỳnh Cao Khải (2018) khi chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng phương pháp và kỹ thuật thực hiện KTQT phù hợp sẽ góp phần giúp các đơn vị vận dụng công tác KTQT hiệu quả hơn.

4.6.2.7. Đối với mức độ cạnh tranh của thị trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của thị trướng càng cao thì nhu cầu vận dụng công tác KTQT của CTCP Nước – Môi trường Bình Dương càng cao. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu điển hình của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Abdel-Kader và Luther, R. (2008); Khaled Abed Hutaibat (20011). Trên thực tế, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ DN nào, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nào, đặc biệt là cạnh tranh về nguyên liệu, kênh bán hàng và phân phối, chất lượng và giá SP. Trước tình hình đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, việc thu thập, phân tích và xử lý các thông tin liên quan đến năng lực cạnh tranh cả bên trong và bên ngoài DN là rất cần thiết, và KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin vừa nêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trước hết chương này trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương liên quan đến thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc. Qua nghiên cứu cho thấy kết quả các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach’s alpha và EFA. Về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố gồm: (1) Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; (2) Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; (3) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; (4) Phương pháp và kỹ thuật; (5) Nguồn nhân lực kế toán; (6) Ứng dụng CNTT và (7) Mức độ cạnh tranh của thị trường. Cuối chương, tác giả trình bày bàn luận kết quả nghiên cứu, trong đó so sánh giữa kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu trước của đề tài, cũng như với thực tiễn hiện nay về vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ


5.1 Kết luận

Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương trước cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, từ đó đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao khả năng vận dung KTQT cho công ty này. Kết quả khảo sát cho thấy vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương chịu ảnh hưởng bởi 07 nhân tố gồm: (1) Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; (2) Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; (3) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; (4) Phương pháp và kỹ thuật; (5) Nguồn nhân lực kế toán; (6) Ứng dụng CNTT và (7) Mức độ cạnh tranh của thị trường.

Mô hình hồi quy vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương rút ra có dạng:

KTQT = 0.273.NCTT + 0.248.NTLD + 0.229.NLKT + 0.216.CNTT + 0.209.BMQL + 0.151.PPKT + 0.125.MDCT

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố


STT

Nhân tố

Mức độ tác động

Thứ tự tác động


1

Nhu cầu thông tin KTQT từ phía

lãnh đạo đơn vị

Beta chuẩn hóa =

0.273

1


2


Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Beta chuẩn hóa = 0.248

2


3


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Beta chuẩn hóa = 0.209

5



4

Phương pháp và kỹ thuật

Beta chuẩn hóa

= 0.151

6


5

Nguồn nhân lực kế toán

Beta chuẩn hóa

= 0.229

3


6

Ứng dụng CNTT

Beta chuẩn hóa

= 0.216

4


7

Mức độ cạnh tranh của thị trường

Beta chuẩn hóa

= 0.125

7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu đã xác định trong 07 nhân tố ảnh hưởng vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương thì nhân tố Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị có ảnh hưởng mạnh nhất với Beta chuẩn hóa = 0.273; nhân tố Nhận thức của lãnh đạo đơn vị ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.248; nhân tố Nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.229; nhân tố tiếp theo Ứng dụng CNTT ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.216; nhân tố Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.209; nhân tố Phương pháp và kỹ thuật ảnh hưởng thứ sáu với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.151 và cuối cùng là nhân tố Mức độ cạnh tranh của thị trường có mức ảnh hưởng thấp nhất đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương với hệ số beta chuẩn hóa = 0.125.

5.2 Hàm ý quản trị

Hiện nay, tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương chưa có một văn bản nào hướng dẫn việc vận dụng công tác KTQT. Tuy nhiên trong thực tiễn công ty đã có biểu hiện vận dụng công tác KTQT để phục vụ cho công tác quản lý trong các bộ phận ở những

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí