Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 7


Xét đến sự tác động tiêu cực của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính, một số nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan niệm về mối quan hệ tiêu cực giữa TNXH và hoạt động tài chính. Theo các nghiên cứu này, việc tham gia tích cực vào các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội như các dự án từ thiện, hỗ trợ và chăm lo đến phúc lợi nhân viên và giảm thiểu thiệt hại môi trường có thể gây tốn kém và phát sinh gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp (Barnett & Salomon, 2006).

Sự tác động tiêu cực của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính được tìm thấy trong nghiên cứu của Brammer & cộng sự (2006), điều này cho thấy rằng các công ty thực hiện TNXH tốt hơn thì càng đạt được thành quả ở khía cạnh tài chính thấp. Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng việc tập trung vào các sáng kiến thể hiện TNXH, các công ty lơ là mục tiêu chính của công ty là tối đa hóa lợi nhuận (Friedman, 1970). Theo lập luận của Simpson & cộng sự (2002), giả thuyết này được lý giải bằng việc thực hiện TNXH dẫn đến chi phí bổ sung và do đó tạo ra bất lợi cạnh tranh. Những người ủng hộ quan điểm này còn tranh luận rằng doanh nghiệp không nên dành nguồn lực cho những chương trình hoặc hành động xã hội, thay vào đó là việc sử dụng các khoản chi phí một cách hiệu quả để nâng cao lợi ích cho các cổ đông của tập đoàn (Perrini & cộng sự, 2011). Họ cho rằng giải quyết các vấn đề xã hội không phải là trách nhiệm của các công ty, trái lại những vấn đề này cần được giải quyết bởi chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác.

Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu cho rằng chiến lược TNXH không nên được lồng ghép trong các chương trình hoạt động, mục tiêu hoặc chiến lược của doanh nghiệp, vì họ tin rằng các nhà quản lý đặt ra quá nhiều mục tiêu là nhà quản lý không có mục tiêu trọng tâm (Jensen, 2001; Barauskaite & Streimikiene, 2021). Vì thế, tích hợp các hoạt động thể hiện TNXH trong kinh doanh sẽ tạo ra một trở ngại cho các công ty, đặc biệt những doanh nghiệp đang ở trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Nhìn chung, đa số các nghiên cứu trước đây tìm thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả tài chính. Số lượng các nghiên cứu ở các nước phát triển nhiều hơn vượt trội so với nghiên cứu ở trường hợp các nước đang phát triển. Trong đó, thành quả TNXH được đo lường theo các phương pháp khác nhau, thông thường là chỉ số


danh tiếng như KLD, DJSI, Bloomberg… ở các nước phát triển. Đối với trường hợp các nước đang phát triển, chỉ số đánh giá mức độ CBTT TNXH bằng phương pháp phân tích nội dung dựa trên các báo cáo thường niên của doanh nghiệp được sử dụng phổ biến. Nội dung của TNXH rất đa dạng, thường nhấn mạnh yếu tố xã hội và môi trường, chưa có nhiều nghiên cứu về khía cạnh kinh tế. Ngoài ra, thành quả tài chính được đo lường bằng giá trị kế toán và giá trị thị trường. Trong đó, các nghiên cứu phân tích tác động TNXH đến thành quả tài chính theo các chỉ số kế toán như ROA, ROE, ROS… được tìm thấy kết quả có tác động cùng chiều nhiều hơn các chỉ số thị trường.

b. TNXH tác động đến thành quả phi tài chính

Các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả phi tài chính được đánh giá ở nhiều mặt khác nhau, trong khuôn khổ của luận án này, tác giả tập trung phân tích những nghiên cứu đánh giá thành quả phi tài chính ở một số khía cạnh như khách hàng, học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

triển

Khả năng học hỏi và phát triển thể hiện ở khả năng được học tập, nâng cao

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 7

năng lực của nhân viên, môi trường làm việc tốt, khả năng thu hút, tuyển dụng nhân viên mới, giữ chân nhân viên cũ, sự gắn kết của mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của doanh nghiệp (Kaplan, 1992).

Theo quan điểm của lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên (Resources based view theory) việc thu hút nhân viên mới và giữ chân người tài giúp nâng cao năng lực cạnh tranh do đó gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Prahalad & Hamel, 1990). Vì vậy, các yếu tố này thường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá thành quả phi tài chính của doanh nghiệp trong cách nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển (Hopkins, 2003). Bên cạnh đó, Waddock & cộng sự (2002) đã cho rằng, nhận thức của nhân viên về sự quản lý và trách nhiệm của một doanh nghiệp có thể quyết định việc lựa chọn nơi làm việc của họ. Evans & Davis (2011) cũng tìm thấy ý định theo đuổi công việc của nhân


viên liên quan đến hình ảnh, TNXH, cộng đồng của công ty. Backhaus & cộng sự (2002) nhận định rằng TNXH có thể gia tăng sức hấp dẫn của một công ty đối với nhân viên giỏi, đặc biệt là những hoạt động thể hiện TNXH liên quan đến môi trường, cộng đồng, các mối quan hệ và chính sách đa dạng. Greening & Turban (2000) sau đó đã thực hiện một nghiên cứu tương tự và một lần nữa tìm thấy việc các công ty với xếp hạng TNXH cao được coi là nhà tuyển dụng hấp dẫn hơn so với các công ty có xếp hạng thấp và xác suất của ứng viên tương lai chấp nhận công việc có mối quan hệ tích cực với xếp hạng về TNXH. Greening & Turban (2000) lưu ý rằng TNXH có thể đặc biệt hữu ích trong việc thu hút nhân viên chất lượng cao, có trình độ cao, mức độ lựa chọn việc làm. Tương tự, Albinger & Freeman (2000) thấy rằng những cá nhân có mức độ lựa chọn tuyển dụng cao hơn đã quan tâm nhiều hơn đến TNXH của nhân viên tiềm năng mà những cá nhân có ít sự lựa chọn. Smith (2004) và Andersen (2022) cho rằng giá trị xã hội và môi trường của doanh nghiệp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Một nghiên cứu McKinsey (1991) với 403 giám đốc điều hành cấp cao trên khắp thế giới tiết lộ rằng 68% trong số họ đồng ý rằng các tổ chức ít quan tâm đến các vấn đề như môi trường sẽ ngày càng khó tuyển dụng và giữ được nhân viên tầm cỡ cao. Suy nghĩ đằng sau kết quả đề xuất này của TNXH là nhân viên bị thu hút bởi các công ty có chung giá trị với chính họ (Backhaus & cộng sự, 2002). Do đó, các thông tin mà tổ chức cung cấp cho ứng viên thường liên quan đến những lợi ích mà họ được hưởng nếu là một thành viên của tổ chức (Greening & Turban, 2000). Vậy nên các thông tin về TNXH như một tín hiệu về các chỉ tiêu và các giá trị của tổ chức.

Có ý kiến cho rằng các cá nhân cố gắng trở thành một người tích cực thông qua việc so sánh các đặc điểm của bản thân và nhóm làm việc của họ (Peterson, 2004). Vì vậy, các cá nhân hạnh phúc nhất khi họ liên kết chính họ với các tổ chức có danh tiếng tốt vì chính tổ chức của họ có thể tạo ra hoặc nâng cao giá trị bản thân của họ (Backhaus & cộng sự, 2002; Neville & cộng sự, 2005; Antony & cộng sự, 2020). Một trong những lợi ích vô hình rõ ràng nhất của việc thực hiện TNXH là tăng tinh thần nhân viên, tạo ra văn hoá doanh nghiệp. Những người lao động càng gắn kết mạnh


mẽ với tổ chức thì họ càng thể hiện sự ủng hộ thái độ đối với tổ chức đó (Ashforth và Mael, 1989) và được thúc đẩy để làm việc chăm chỉ hơn và gắn bó lâu dài hơn với tổ chức (Dutton & cộng sự, 1994).

Ngoài ra, TNXH còn được chứng minh có liên quan đến việc nâng cao thành quả hoạt động của nhân viên. Chaudhary (2018) đã thực hiện nghiên cứu về quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động của nhân viên (Employee performance). Kết quả định lượng dựa trên dữ liệu thu thập từ 187 giám sát viên của các công ty ở Ấn Độ thông qua phương pháp phân tích hồi quy cho thấy rằng TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của nhân viên và đặc biệt mạnh mẽ hơn đối với những nhân viên có vị trí quan trọng đối với hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp.

TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội

bộ

Thành quả của khía cạnh quy trình nội bộ trong mối quan hệ với TNXH được

xem xét trong các nghiên cứu trước đây tập trung ở nội dung sự cải tiến, đổi mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Trong lý thuyết tín hiệu, TNXH của doanh nghiệp có thể tích cực truyền tải thông tin về bảo vệ môi trường và đóng góp xã hội (Michelon & cộng sự, 2015). Do tác động tiêu cực của các tác nhân gây ô nhiễm cao đối với môi trường sinh thái, những tác động này cần dựa vào các đổi mới công nghệ để cải thiện mức độ sử dụng tài nguyên nhằm thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn.

Costa (2015) nghiên cứu sự ảnh hưởng của TNXH đến khả năng áp dụng các nguồn lực công nghệ để nâng cao sự đổi mới của doanh nghiệp. Sự đổi mới được xem xét theo cả 2 khía cạnh: sự đổi mới khám phá và sự đổi mới khai thác. Sự đổi mới khám phá là những nỗ lực của công ty trong việc nghiên cứu tìm kiếm công nghệ mới, cải tiến cách thức cải tiến để thoả mãn nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, nhóm khách hàng mới, phát triển thị trường mới. Trong khi đó sự cải tiến khai thác lại tập trung vào cải tiến chất lượng của sản phẩm/dịch vụ hiện tại, tối ưu hoá chi phí, nâng cao độ tin cậy của sản phẩm/dịch vụ, nâng cao tự động hoá trong sản xuất hiện tại, khai thác để thoả mãn các khách hàng hiện tại. Với mẫu nghiên cứu


là 170 công ty xuất khẩu ở Bồ Đào Nha, kết quả cho thấy rằng trong khi TNXH góp phần nâng cao tác động của sự đổi mới khám phá đối với hoạt động xuất khẩu. Trái lại, TNXH có tác động bất lợi đến sự cải tiến mang tính khai thác đối với hoạt động xuất khẩu.

Ding & cộng sự (2019) đã tìm ra sự tác động tích của TNXH đến hiệu suất cải tiến dựa trên mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp Trung Quốc trong ngành công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao là nguồn phát thải chất ô nhiễm quan trọng và liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề môi trường. Các công ty gây ô nhiễm cao phải đối mặt với áp lực khai thác đổi mới công nghệ để cải thiện hoạt động môi trường của họ. Dựa trên một mẫu các công ty niêm yết của Trung Quốc trong các ngành gây ô nhiễm cao từ năm 2011 đến năm 2016, bằng mô hình dữ liệu bảng, nhóm tác giả đã điều tra các mối liên quan giữa TNXH của doanh nghiệp, sự chú ý của công chúng và hiệu suất đổi mới. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa TNXH của doanh nghiệp và hiệu suất đổi mới. Kết quả này có thể giúp các doanh nghiệp gây ô nhiễm cao thực hiện các chiến lược đổi mới nhằm thu được nhiều lợi ích hơn về môi trường và đạt được sự phát triển bền vững.

Cegarra-Navarro & cộng sự (2016) nhận thấy rằng hiệu suất đổi mới có thể phụ thuộc vào thực tiễn TNXH của doanh nghiệp và các doanh nghiệp dựa vào thành tựu đổi mới sẽ đạt được sự hài lòng của công chúng nhiều hơn. Ratajczak & Szutowski (2016) đã thảo luận về các mối liên hệ giữa TNXH và thành quả đổi mới, chỉ ra rằng TNXH của doanh nghiệp có thể trực tiếp về thành quả đổi mới. Marin & cộng sự (2017) nhận thấy rằng TNXH của doanh nghiệp có thể rõ ràng là do cạnh tranh thị trường và thành quả đổi mới đã trở thành một nhân tố để gia tăng vị thế trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau. Ruggiero & Cupertino (2018) nhận thấy rằng TNXH của doanh nghiệp và hiệu suất tài chính có thể thúc đẩy hoạt động đổi mới và TNXH của doanh nghiệp có thể giúp họ đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường. Briones Peđalver & cộng sự (2018) chỉ ra rằng mối quan hệ hợp tác giữa các


nhóm khác nhau có thể tái lập mối quan hệ giữa TNXH của doanh nghiệp và hiệu suất đổi mới và TNXH của doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều động lực hơn để đổi mới.

TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng

Đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng dưới sự tác động của TNXH thường được xem xét thông qua khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ (Sweeney, 2009). Khách hàng đại diện cho một trong những nhóm người quan trọng nhất trong các bên liên quan (Rugimbana & cộng sự, 2008). Một người tiêu dùng có ý thức xã hội thường quan tâm đến ảnh hưởng của việc tiêu dùng cá nhân. Pivato & cộng sự (2008) đưa ra quan điểm về việc người tiêu dùng nhận thức rằng một công ty có trách nhiệm xã hội cao thường gắn liền với mức độ tin tưởng cao hơn và sản phẩm của công ty được yêu thích nhiều hơn. Điều này dẫn đến tăng doanh thu và tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng.

Bên cạnh những yếu tố truyền thống quan trọng với khách hàng như chất lượng, thành quả tài chính, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hành vi xã hội của doanh nghiệp (Dawkins và Lewis, 2003). Đặc biệt, nhiều trường hợp khách hàng đặt quan tâm về TNXH lên trên chất lượng và giá cả. Như kết quả nghiên cứu của Stephan & cộng sự (2018) trên mẫu 130.000 người trả lời khảo sát trực tuyến cho thấy rằng 53% người mua sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có trách nhiệm xã hội.

TNXH đã được chứng minh là ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Brown và Dacin (1997) báo cáo rằng những hoạt động không tích cực về TNXH có thể có ảnh hưởng bất lợi đến đánh giá sản phẩm, trong khi các hoạt động TNXH tích cực có thể nâng cao đánh giá sản phẩm. McWilliams (2001) đưa ra một giả định rằng các công ty tích cực hỗ trợ TNXH đáng tin cậy hơn và do đó sản phẩm của họ có chất lượng cao hơn. Pfau & cộng sự (2008) lập luận về ngân hàng có lợi thế thương mại và tăng nhận thức về chất lượng dẫn đến lòng trung thành khách hàng cao hơn.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người tiêu dùng có xu hướng chuyển đổi thái độ thành hành vi. Baron (2008) đã tranh cãi rằng thông qua hành vi mua hàng,


người tiêu dùng đang thưởng cho xã hội bằng cách sẵn sàng mua các sản phẩm (thậm chí ở mức giá cao hơn) từ công ty được đánh giá thực hiện TNXH cao.

Trong khi những phát hiện trên là tích cực, không phải tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ giữa TNXH và hành vi của người tiêu dùng. Quả thực những phát hiện của nghiên cứu về chủ đề này chưa có sự thống nhất. Ví dụ, Mohr & cộng sự (2001) đã phát hiện ra rằng người trả lời không thường xuyên sử dụng TNXH làm tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Carrigan và Attalla (2001) cho rằng mặc dù người tiêu dùng có thể bày tỏ mong muốn hỗ trợ các công ty đạo đức và trừng phạt các công ty phi đạo đức, hành vi mua thực tế của họ thường không bị ảnh hưởng bởi quan tâm đạo đức. Điều này được gọi là "khoảng cách hành vi - thái độ" (Roberts, 1996).

Cung cấp một số giải thích cho kết quả hỗn hợp như vậy, Becker-Olsen & cộng sự (2006) thấy rằng phải có một số tiêu chí nhất định để ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Thứ nhất, người tiêu dùng phải tin rằng các công ty có động cơ để thực hiện TNXH vì lợi ích của xã hội và không chỉ đơn thuần là để tăng lợi nhuận, tức là nó không được xem như một công cụ truyền thông, quảng cáo. TNXH phải được xem là chủ động và cuối cùng phải có một liên kết hợp lý giữa công ty và các hoạt động từ thiện mà họ đang thực hiện. Khi các tiêu chí trên bị thiếu hoạt động thể hiện TNXH thực sự có thể làm giảm doanh thu.

Birth (2008) đã thực hiện cuộc điều tra dựa trên 300 doanh nghiệp ở Thụy Sỹ và nhận thấy 81% doanh nghiệp có mục tiêu truyền thông về TNXH hướng đến khách hàng với mục tiêu gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Trong khi đó, 31% người tiêu dùng ở Thụy Sỹ cân nhắc hành vi TNXH khi đưa ra quyết định mua hàng.

Để hiểu được lợi ích TNXH của doanh nghiệp đối với hành vi khách hàng, Andrea (2014) đề xuất một mô hình hệ thống phân cấp nghiên cứu nhận thức của khách hàng về TNXH của công ty ảnh hưởng đến sự thoả mãn và lòng trung thành khách hàng. Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình SEM sử dụng thông tin thu thập trực tiếp từ 1.124 khách hàng của dịch vụ ngân hàng ở Tây Ban Nha. Các phát hiện chứng minh rằng hình ảnh TNXH ảnh hưởng tích cực đến nhận diện của khách hàng với công ty, lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.


Ở góc nhìn TNXH trong góc độ nhận thức của khách hàng về các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp bao gồm sự quan tâm đến cộng đồng, môi trường và đạo đức doanh nghiệp, Samra (2016) đã đánh giá phân tích tác động của TNXH đến thành quả khách hàng thông qua đánh giá lòng trung thành và sự gắn bó của khách hàng. Từ kết quả khảo sát của 250 người, nghiên cứu đã tìm thấy nhận thức TNXH ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó (69%) và lòng trung thành của khách hàng (73%).

Mathew & cộng sự (2020) đã thực hiện điều tra trên mẫu 298 người Trung Quốc để phân tích tác động của TNXH theo nội dung quan tâm đến nhân viên, khách hàng và xã hội đến sự trung thành của khách hàng đối với dịch vụ khách sạn. Kết quả cho thấy TNXH có tác động tích cực đến sự trung thành của khách hàng, trong đó yếu tố TNXH ở nội dung khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất.

Các nghiên cứu về quan hệ giữa TNXH đến khách hàng thường được tập trung nghiên cứu ở hành vi mua hàng, sự trung thành và sự thoả mãn của khách hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đánh giá dựa trên khảo sát đối tượng là khách hàng, chưa có nghiên cứu đánh giá sự tác động của TNXH đến thành quả khách hàng đứng ở góc độ nhà quản lý doanh nghiệp.

c. TNXH tác động đến thành quả hoạt động doanh nghiệp (kết hợp tài chính và phi tài chính)

TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong bối cảnh của các nước phát triển, số lượng các nghiên cứu về TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp đánh giá cả khía cạnh tài chính và phi tài chính khá phong phú. Các tác giả sử dụng các thang đo TNXH rất đa dạng với các phương pháp khác nhau. Với quan điểm thực hiện TNXH là đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng và bảo vệ, gìn giữ môi trường, các tác giả cho rằng thành quả của những hoạt động này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động của nhân viên, thu hút và giữ chân khách hàng, cải tiến quy trình sản xuất. Từ những lợi ích đó, dẫn đến việc TNXH sẽ tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Đi theo những luận điểm như vậy, Surroca &

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023