Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Nghiên Cứu Ở Các Nước


của doanh nghiệp đạt được cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp vừa thể hiện được đạo đức trong kinh doanh vừa thực hiện quản trị tích cực cho hoạt động của họ. Do đó, lý thuyết các bên có liên quan được sử dụng để đánh giá tác động của TNXH doanh nghiệp đến thành quả hoạt động, chiến lược và tập trung vào các bên có liên quan (Roberts, 1992; Freeman, 2018).

b. Lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên (Resource based theory)

Trong những năm gần đây, việc sử dụng lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên trong nghiên cứu quản lý hoạt động nói chung và đo lường thành quả hoạt động nói riêng ngày càng được chú trọng (Choi & Wacker, 2011). Quan điểm dựa vào nguồn lực (resource-based view) bắt nguồn từ Barney (1991), được Acedo và cộng sự (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-Based Theory). Việc phát triển khuynh hướng nghiên cứu này đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện (Barney, 2001; Makadok, 2001; Mahoney, 2005). Theo Lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên có 3 khuynh hướng chính đã được Acedo và cộng sự (2006) nghiên cứu gồm: quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource-Based View); quan điểm dựa vào kiến thức (Knowledge-Based View) và quan điểm về các mối quan hệ (Relational View).

Theo quan điểm dựa vào nguồn lực, doanh nghiệp có thể tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực có giá trị và không thể thay thế, chẳng hạn như tận dụng nguồn tài nguyên về vật chất như tài chính, tài sản cố định hữu hình; tài nguyên phi vật chất như thương hiệu, giấy phép, danh tiếng, mạng lưới các đối tác, hệ thống cơ sở dữ liệu; và các năng lực như kiến thức, khả năng tổ chức sử dụng tài sản cố định, cơ hội kinh doanh, khả năng cải tiến dịch vụ/sản phẩm, khả năng đổi mới sản xuất… (Vitolina & Cals, 2013; Sarjana, 2017). Như vậy, tài nguyên của doanh nghiệp bao gồm cả các nguồn lực tài chính và phi tài chính. Do đó, thành quả hoạt động của doanh nghiệp xem xét theo lý thuyết này được đánh giá trên tất cả các mặt tài chính và phi tài chính. Để nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp thì các nguồn lực này phải được kiểm soát bởi doanh nghiệp, cho phép họ hình dung và thực hiện các chiến lược nâng cao thành quả hoạt động (Barney,


1991). Brignall & cộng sự (1991) gợi ý rằng có hai cách cơ bản để quản lý thành quả trong các tổ chức là:

- Tập trung vào kết quả, chẳng hạn như khả năng cạnh tranh và thành quả tài

chính;

- Tập trung vào các yếu tố quyết định kết quả - phi tài chính, chẳng hạn như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

chất lượng, nguồn nhân lực, hiệu quả sản xuất và đổi mới.

Do đó, để đạt được mục tiêu nâng cao thành quả hoạt động thì doanh nghiệp phải quản lý và đánh giá thành quả ở khía cạnh tài chính và phi tài chính bằng cách sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực và các khả năng có được bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đạt được thành quả mong muốn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 6

Theo góc nhìn nguồn lực về quan hệ liên quan (Relational View) – Lý thuyết đã phân tích mạng lưới xã hội xem xét mối quan hệ của doanh nghiệp và các bên có liên quan tạo ra mạng lưới kết nối bằng một hay nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau. Với kết nối mạng, chất lượng của các nguồn lực dựa vào chất lượng của quá trình tương tác và quan hệ của các nguồn lực mà các bên liên quan đưa vào hệ thống (Das & Teng, 2000; Duschek, 2004) và tạo nên hiệu suất mới trong kết quả hoạt động của từng bên trong mối quan hệ đó (Mesquita và cộng sự, 2008). Điều này giải thích cho việc thực hiện TNXH càng tốt thì càng tạo ra mối quan hệ tốt với các bên có liên quan. Weiland & Wallenburg (2012) cho rằng nguồn lực mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến các thành viên trong hệ thống và có thể gia tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, thực hiện tốt TNXH sẽ góp phần nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, Mesquita & cộng sự (2008) thừa nhận và đồng ý rằng nguồn lực mối quan hệ có thể giúp các bên liên quan đạt được một lợi thế cạnh tranh mới trong quan hệ đối tác và thường rơi vào 4 thể loại: (1) đầu tư vào các tài sản liên quan cụ thể; (2) lượng kiến thức trao đổi được là đáng kể, bao gồm cả trao đổi kiến thức mà kết quả cùng tham gia học tập; (3) việc kết hợp bổ sung những nguồn lực hoặc khả năng hiện đang khan hiếm, mà kết quả là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới độc đáo; và (4) chi phí giao dịch thấp hơn do cơ chế quản trị hiệu quả hơn. Vì vậy, khi thực hiện tốt TNXH sẽ tạo


nên quan hệ nguồn lực tốt hơn và góp phần tăng cao thành quả hoạt động ở cả khía cạnh tài chính và phi tài chính.

Với lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên, doanh nghiệp dựa trên các nguồn lực hữu hình và vô hình, nguồn lực kiến thức và nguồn lực mối quan hệ liên quan để xây dựng kế hoạch hành động. Điều này có thể được lồng ghép vào các kế hoạch thực hiện tốt các hoạt động thể hiện TNXH để tăng cường và phát triển các nguồn lực có được từ bên trong (người lao động, văn hoá tổ chức) và phối hợp từ bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng, chính quyền) nhằm nắm bắt những cơ hội phát triển tốt hơn, nâng cao thành quả hoạt động ở mọi mặt.

c. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Nhìn chung, lý thuyết đại diện là lý thuyết chiếm ưu thế trong việc giải thích các mối quan hệ phát sinh ở môi trường kinh doanh trong nhiều thập kỷ qua, trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, bao gồm:

- Quan hệ cổ đông và nhà quản lý: Các giải pháp để giảm chi phí là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình.

- Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp.

Theo lý thuyết này, cổ đông là chủ sở hữu và các nhà quản lý là những người đại diện của họ. Nhà quản lý được ủy thác đối bởi các chủ sở hữu nhằm tối đa hóa giá trị cổ đông. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các nhà quản lý thường khác với các chủ sở hữu bởi lẽ nếu lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Để nhận được sự tín nhiệm từ các chủ sở hữu, các nhà quản lý cần cân bằng lợi ích, hướng đến mục tiêu


phát triển bền vững, quan tâm đến các mối quan hệ xã hội. Ngày nay, người ta thường chấp nhận rằng trong những điều kiện nhất định, sự hài hòa về lợi ích xã hội góp phần tối đa hóa giá trị cổ đông và hầu hết các công ty lớn thường quan tâm đến TNXH đặc biệt là trong việc xem xét lợi ích của những người có cổ phần trong công ty. Xét theo khía cạnh này, Jensen (2001) đã đề xuất khái niệm “tối đa hóa giá trị khai sáng”, tức là hướng đến mục tiêu dài hạn hoặc tìm kiếm những giá trị mang lại lợi ích khác trong dài hạn cho công ty.

Một vấn đề cần quan tâm đến khi thực hiện TNXH của doanh nghiệp là TNXH có mang lại lợi nhuận hay là mục đích khác. Để phân biệt TNXH có lợi với những TNXH khác, Burke & Logsdon (1996) đã đề xuất khái niệm “TNXH có lợi” để chỉ các chính sách, chương trình và quy trình mang lại lợi ích đáng kể liên quan đến hoạt động kinh doanh cho công ty, đặc biệt là hỗ trợ các hoạt động kinh doanh cốt lõi và do đó góp phần vào nâng cao hiệu quả của công ty trong việc hoàn thành mục tiêu. Từ quan điểm này, có một mức độ lý tưởng của TNXH có thể được xác định bằng cách phân tích quan hệ “lợi ích – chi phí” và tùy thuộc vào một số yếu tố (McWilliams & Siegel, 2001). Điều này đòi hỏi một tính toán cẩn thận về thành quả TNXH tối ưu trong từng tình huống để tối đa hóa giá trị cổ đông.

d. Lý thuyết về tính chính đáng (Legitimacy Theory)

Lý thuyết về tính chính đáng “Legitimacy theory” cho rằng tổ chức cố gắng hợp thức hóa các hoạt động thể hiện TNXH để nhận được sự thừa nhận từ xã hội cho việc tồn tại của họ như là “giấy phép hành nghề” (license to operate). Hiện tượng xã hội không cố định mà luôn thay đổi qua thời gian, doanh nghiệp cần phải thích ứng với những mong đợi của xã hội để được thừa nhận là hợp pháp (legitimate) (Deegan, 2002).

Theo quan điểm của Lý thuyết tính chính đáng, doanh nghiệp phải thực hiện TNXH như một “cam kết xã hội”. Khái niệm được hiểu như sau: “Những cam kết xã hội tồn tại giữa doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội. Xã hội (một tập thể bao gồm nhiều cá nhân) cung cấp cho doanh nghiệp những vị trí xã hội và những quyền được sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng người lao động. Doanh nghiệp


sử dụng những tài nguyên này để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và chất thải ra môi trường bên ngoài”. “Cam kết xã hội” phản ánh những mong đợi của xã hội đối với các doanh nghiệp – có thể rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Nó được tranh cãi rằng những yêu cầu hợp pháp thường rõ ràng, dứt khoát, trong khi những mong đợi của xã hội thường không rõ ràng. Tính hợp pháp trong hoạt động của tổ chức có thể bị vi phạm bằng việc phá vỡ những cam kết xã hội và vì thế thất bại trong việc tuân theo những kỳ vọng của xã hội. Nếu xã hội không thỏa mãn với thành quả hoạt động của doanh nghiệp, nó có thể hủy bỏ những cam kết để giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động (Deegan, 2002). Vì vậy, việc thực hiện TNXH được xem như một trong những hành động để doanh nghiệp được xem là hoạt động hợp pháp, nhờ đó nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong những nghiên cứu về trách nhiệm xã hội gần đây, nhiều tác giả đã sử dụng lý thuyết tính chính đáng để giải thích (Xem Amran & Devi, 2007; Deegan & Rankin, 1996; Wilmshurst & Frost 2000; Olateju & cộng sự, 2021).

Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây còn sử dụng Lý thuyết tín hiệu để giải thích sự tác động của TNXH đến TQHĐ, đặc biệt ở khía cạnh học hỏi và phát triển. Lý thuyết tín hiệu cho rằng nhà quản lý có thể công bố các thông tin cho các bên có liên quan nhằm cung cấp để họ có thể hiểu rõ và đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định. Ví dụ, người lao động sẽ tìm hiểu thông tin để đăng ký ứng tuyển, nhà đầu tư sẽ xem xét cơ hội kinh doanh, nhà cung cấp, các đối tác tìm kiếm cơ hội hợp tác… Chính vì vậy, thực hiện TNXH là một cách để doanh nghiệp phát các tín hiệu tích cực đến các bên liên quan, từ đó có nhiều cơ hội tốt giúp nâng cao thành quả hoạt động doanh nghiệp.

1.3.2. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở các nước

TNXH và thành quả hoạt động đều là các nội dung đa chiều bao gồm nhiều khía cạnh. Vì vậy khi phân tích tác động của TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần xem xét hệ thống đo lường thành quả tích hợp khía cạnh tài chính và phi tài chính. Trong các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt


động, đa số các phân tích tập trung nghiên cứu tác động của TNXH đến thành quả tài chính doanh nghiệp. Chưa có nhiều nghiên cứu phân tích tích động TNXH đến thành quả tích hợp khía cạnh tài chính và phi tài chính.

a. TNXH tác động đến thành quả ở khía cạnh tài chính

Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính doanh nghiệp. Các nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau về sự ảnh hưởng của TNXH đến thành quả tài chính của doanh nghiệp, cụ thể theo ba chiều hướng: TNXH có tác động tích cực đến thành quả tài chính, TNXH không có mối quan hệ với thành quả tài chính và TNXH có tác động tiêu cực đến thành quả tài chính.

TNXH có tác động tích cực đến thành quả ở khía cạnh tài chính

Đối với các nghiên cứu tìm thấy kết quả tích cực giữa TNXH và thành quả ở khía cạnh tài chính có sự khác nhau về phương pháp đo lường thành quả TNXH, nội dung quan tâm về TNXH trong ngữ cảnh ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Nghiên cứu ở các nước phát triển rất phong phú về số lượng, thành quả TNXH được đánh giá theo các phương pháp đo lường khác nhau như chỉ số danh tiếng, hoạt động thể hiện TNXH và mức độ CBTT TNXH. Trong đó, nhiều tác giả sử dụng chỉ số danh tiếng như KLD hay Bloomberg vì sự sẵn có về dữ liệu, mang tính khách quan, kết quả nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm, thuận lợi cho việc phân tích định lượng. Các khía cạnh TNXH được quan tâm rất đa dạng, từ những vấn đề cơ bản như cộng đồng, nhân viên, các bên có liên quan khác…, cho đến các vấn đề phức tạp hơn như nhân quyền, vai trò người phụ nữ, sự quan tâm đến các nước đang phát triển… Thành quả tài chính được đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính đo lường theo kế toán hay thị trường.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa TNXH và thành quả tài chính cho thấy rằng TNXH là những hành động xã hội giúp đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp (ví dụ: Garriga & Melé, 2004; Moneva & cộng sự, 2007; Wang, 2015; Blasi & cộng sự, 2018). Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng việc tăng cường hiệu quả của các hoạt động về xã hội như các chương trình bảo vệ và gìn


giữ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, quan tâm đến phúc lợi, môi trường làm việc tốt cho nhân viên, thực hiện các hoạt động cộng đồng… sẽ cải thiện lợi ích kinh tế như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, tổng doanh thu … của công ty. Để đưa ra các đánh giá này, các nghiên cứu đã đo lường TNXH bằng cách thực hiện các câu hỏi về các hoạt động xã hội của công ty theo nhiều nội dung khác nhau như kinh tế, môi trường, xã hội và đánh giá thành quả tài chính thông qua các đo lường dựa trên kế toán đã chứng minh rằng thành quả xã hội tốt hơn liên quan đáng kể đến thành quả tài chính cao hơn (ví dụ: Moneva & cộng sự, 2007; Wang, 2015; Blasi & cộng sự, 2018). Ngoài ra, kết quả thực nghiệm vẫn thuyết phục được mối quan hệ đáng kể giữa TNXH khi thành quả TNXH được đánh giá bằng chỉ số từ các bảng xếp hạng danh tiếng như nghiên cứu của Balabanis và cộng sự (1998); Griffin và Mahon (1997); McWilliams và Siegel (2001); Preston và O’bannon (1997); Schreck (2011); Waddock và Graves (1997); Cho & cộng sự (2019); Okafor & cộng sự (2021). Hơn thế nữa, TNXH còn góp phần nâng cao giá trị thị trường, gia tăng tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu và giảm rủi ro thị trường cho doanh nghiệp (Reverte, 2012).

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã điều tra về ảnh hưởng của mức độ CBTT TNXH đến thành quả tài chính và đưa ra kết luận rằng các doanh nghiệp càng quan tâm đến việc công bố các thông tin ở các phương tiện khác nhau như Báo cáo phát triển bền vững, báo cáo trách nhiệm xã hội hoặc trên trang web của công ty thì thành quả tài chính càng cao (ví dụ: Moneva & cộng sự, 2007; Moneva & Ortas 2010; Murray & cộng sự, 2006).

Đối với trường hợp các nước đang phát triển, các nghiên cứu tập trung nhiều ở việc phân tích thành quả TNXH thông qua mức độ CBTT TNXH của doanh nghiệp. Các nội dung đánh giá TNXH không phong phú như trường hợp của các nước phát triển, tập trung nhiều ở các khía cạnh môi trường, nhân viên, cộng đồng và các bên có liên quan. Thành quả tài chính được nhìn nhận ở cả góc độ kế toán và thị trường. Các nghiên cứu điều tra về tác động của TNXH được đánh giá qua mức độ CBTT của doanh nghiệp và thành quả tài chính (Na & Jian, 2013; Saleh & cộng sự, 2011; Platonova & cộng sự, 2016; Maqbool & Zameer 2018). Một số ít nghiên cứu đánh


giá TNXH thông qua các hoạt động thể hiện TNXH như nghiên cứu của Rettab & cộng sự (2009), Nassani & cộng sự (2022).

TNXH không có tác động đến thành quả ở khía cạnh tài chính

Các nghiên cứu điều tra tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính đã tìm thấy kết quả không đáng kể giữa hai đại lượng này (Patten, 1991; Ullmann, 1985). Ví dụ, Jaggi & Freedman (1982) không phát hiện thấy mối tương quan giữa TNXH thông qua đo lường mức độ ô nhiễm và thành quả tài chính; và trong nghiên cứu sau này của họ Freedman & Jaggi (1986) cũng chỉ ra mối liên hệ trung lập giữa mức độ công bố thông tin về môi trường và thành quả tài chính.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng tính trung lập xảy ra do sự tồn tại của nhiều biến số được đưa vào khi phân tích mối quan hệ giữa thành quả xã hội và tài chính. Vì vậy, mối quan hệ tuyến tính trực tiếp giữa TNXH và thành quả ở khía cạnh tài chính là không thể. Nói cách khách, thành quả TNXH và tài chính không có sự tương quan và TNXH không ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của hoạt động tài chính (Soana, 2011).

TNXH không ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường của doanh nghiệp. Nelling & Webb (2009) cho thấy các yếu tố trách nhiệm xã hội không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời từ cổ phiếu dự kiến hoặc chi phí vốn của công ty. Giá trị cổ phiếu của các cổ phiếu không bị ảnh hưởng bởi CBTT TNXH ngay cả khi các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để trình bày thêm thông tin về các vấn đề này (Fiori & cộng sự, 2007). Hơn thế nữa, CBTT TNXH cũng không ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Lợi ích của đầu tư vào TNXH của doanh nghiệp không có mối quan hệ đáng kể trong chiến lược kinh doanh và hiệu quả dựa trên thị trường (Velde & cộng sự, 2005).

Ngoài ra, không có bằng chứng về mối liên hệ giữa hoạt động từ thiện của công ty và lợi nhuận của công ty (Seifert & cộng sự, 2004; Wuttichindanon, 2017, Su & cộng sự, 2020).

TNXH có tác động tiêu cực đến thành quả ở khía cạnh tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023