Sự Tác Động Của Tnxh Đến Tqhđ Ở Khía Cạnh Tài Chính


pháp phù hợp. Phương pháp nghiên cứu nên sử dụng là phương pháp hỗn hợp để tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý thuyết và thực tiễn về TNXH của doanh nghiệp, TQHĐ và sự ảnh hưởng của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây cho thấy TNXH ảnh hưởng đến TQHĐ của doanh nghiệp theo chiều hướng khác nhau.

Các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập được chủ yếu là ở các nước phát triển và đang phát triển, còn các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì TNXH còn khá hạn chế. Do vậy, đây cũng là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả hướng tới.

Thông qua các cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây, xem xét trong bối cảnh Việt Nam, tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo.



Giới thiệu

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Dựa trên các nghiên cứu trước đây trên thế giới, trong Chương này tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu sự tác động của TNXH đến TQHĐ. Chương này trình bày sáu phần, gồm phần một là khung nghiên cứu, phần hai xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, phần ba thiết lập mô hình nghiên cứu và phần bốn đo lường các biến. Trên cơ sở đo lường các biến, phần năm thu thập dữ liệu và cuối cùng là xử lý dữ liệu.

2.1. Khung nghiên cứu

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 10

Để phân tích sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam, luận án nghiên cứu bắt đầu từ việc nghiên cứu các cơ sở lý thuyết và thực tiễn về TNXH, thành quả hoạt động doanh nghiệp, sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, các khoảng trống nghiên cứu được xác định và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra.

Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam dựa trên các lý thuyết nền có liên quan, các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trên thế giới và bối cảnh cụ thể của Việt Nam.

Tiếp theo, nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, luận án xây dựng các mô hình nghiên cứu. Mô hình được kiểm định bằng phương pháp hỗn hợp, kết hợp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Trước hết, thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên phiếu điều tra khảo sát thông qua khảo sát sơ bộ, hiệu chỉnh thang đo, đến khảo sát chính thức. Tiếp theo, từ các dữ liệu sơ cấp thu thập được, việc phân tích mô hình đo lường, mô hình cấu trúc (PLS_SEM) được tiến hành.

Nhằm giải thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên nghiên cứu trường hợp điển hình qua việc phân tích nội dung các báo cáo phát triển bền vững, đồng thời thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp.


Kết quả phân tích được sử dụng để phân tích, tổng hợp và đưa ra các hàm ý chính sách. Khung nghiên cứu của luận án được thể hiện qua Hình 2.1.

Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tác động của TNXH đến TQHĐ

Bối cảnh tại Việt Nam


Khoảng trống nghiên cứu về tác động của TNXH đến TQHĐ


Giả thuyết nghiên cứu về tác động của TNXH đến TQHĐ


Mô hình để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về tác động của TNXH đến TQHĐ


Khảo sát sơ bộ và hiệu chỉnh phiếu khảo sát

Lập phiếu khảo sát sơ bộ dựa trên GRI, nghiên cứu trước đây, ý kiến chuyên gia


Phiếu khảo sát dự kiến

Phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp, hiệu chỉnh thang đo


Phiếu khảo sát chính thức


Điều tra chính thức

Phân tích mô hình đo lường

Đánh giá độ tin cậy, giá trị, phân biệt của dữ liệu


Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Phân tích mô hình cấu trúc



Giải thích rõ các kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu trường hợp điển hình, phỏng vấn chuyên sâu lãnh đạo


Bàn luận kết quả và một số khuyến nghị


Hình 2.1. Khung nghiên cứu của luận án

Nguồn: Tác giả xây dựng


2.2. Giả thuyết nghiên cứu

2.2.1. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính

Việc thực hiện TNXH nói chung có thể mang lại lợi ích để nâng cao thành quả ở khía cạnh tài chính. Trước hết, điều này được giải thích bởi lý thuyết đại diện với lập luận rằng các nhà quản lý thường cố gắng nâng cao sự tín nhiệm đối với các chủ sở hữu bằng cách cân bằng lợi ích, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, quan tâm đến các mối quan hệ xã hội thông qua TNXH. Đó là việc thực hiện những chương trình, chính sách hay hoạt động xã hội có thể giúp tăng cao danh tiếng, thu hút khách hàng, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao thành quả tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, TNXH của doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của các bên có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp. Đây được xem là một nguồn lực, phương tiện đặc biệt hoặc cách quản lý để tạo doanh thu cao hơn hoặc giảm chi phí, cả hai đều cải thiện thành quả tài chính như luận điểm của Lý thuyết các bên có liên quan. Ngoài ra, Lý thuyết về tính chính đáng, việc thực hiện TNXH là hành động để doanh nghiệp được xem là hoạt động hợp pháp, nhờ đó nâng cao thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, Lý thuyết đại diện cũng đề xuất, các nhà quản lý sẽ tìm cách để thực hiện các hoạt động TNXH có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, TNXH bên cạnh đảm bảo lợi ích các bên có liên quan thì phải hướng đến nâng cao thành quả ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp.

Trên thế giới, các nghiên cứu sử dụng TNXH như là một biến độc lập để chứng minh sự ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính (Waddock và Graves, 1997; Wang, 2015; Okafor & cộng sự, 2021). Đồng thời, một số nghiên cứu tìm thấy giữa TNXH và thành quả tài chính không có sự tương quan (McWilliams và Siegel, 2000; Elijido-Ten, 2007; Su & cộng sự, 2020) và mối tương quan âm (Jones & cộng sự, 2007; Barauskaite & Streimikiene, 2021).

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (Báo cáo của Liên Hiệp Quốc), tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, chính phủ đang ngày càng quan tâm đến các mục tiêu phát triển kinh tế


bền vững. Theo đó, năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chiến lược như Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Quyết định số 622/QĐTTg về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đến năm 2030, Quyết định 2158/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 của bộ, ngành và địa phương; Thông tư 155/2015/BTC về quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội và môi trường đối với các công ty cổ phần có niêm yết trên sàn chứng khoán. Các chính sách, chiến lược và quy định này bước đầu đã tạo sự thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong ngữ cảnh toàn cầu hoá, doanh nghiệp muốn tối đa hoá phải dựa trên sự kết hợp của với các bên liên quan bên trong và bên ngoài tổ chức (Geeta Sachdeva, 2022). TNXH không chỉ đóng góp vào việc phát triển bền vững kinh tế nói chung, mà còn mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích về kinh tế. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính đối với trường hợp các doanh nghiệp ở Việt Nam như Nguyễn Thị Ngọc Bích & cộng sự (2015); Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017), Phan Thị Thu Hiền (2019). Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả ở khía cạnh tài chính càng cao.

H1a: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh xã hội thì thành quả ở khía cạnh tài chính càng cao.

H1b: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh môi trường thì thành quả ở khía cạnh tài chính càng cao.

H1c: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh kinh tế thì thành quả ở khía cạnh tài chính càng cao.

2.2.2. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển

Doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH, cụ thể là quan tâm đến phát triển đội ngũ qua việc tổ chức các chương trình đào tạo nhân viên, đảm bảo an toàn lao động, phúc


lợi công bằng cho nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, sự đa dạng trong cấp quản lý, bình đẳng giữa lao động nam và nữ. Kết quả là thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển sẽ tốt hơn. Nói cách khác là kiến thức và kỹ năng của đội ngũ được nâng cao, năng suất lao động càng tăng lên. Kết quả là khả năng thu hút, tuyển dụng nhân viên mới dễ dàng hơn, sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc cao hơn, khả năng giữ chân nhân viên tốt hơn (Chaudhary, 2018). Hơn nữa, qua những hoạt động thể hiện TNXH như đảm bảo điều kiện làm việc, chính sách hỗ trợ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người lao động, qua đó doanh nghiệp có thể tạo được động lực làm việc, gia tăng tình cảm, mang lại năng suất cao hơn (Kim & Kim, 2021). Nhận định này phù hợp với quan điểm của Lý thuyết các bên có liên quan, khi doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích các bên có liên quan, cụ thể là người lao động thì họ sẽ đạt được nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, theo Lý thuyết tín hiệu cho rằng nhân viên cần thông tin đầy đủ và chính xác về một nhà tuyển dụng tiềm năng trước khi chấp nhận hợp đồng lao động, trong trường hợp không có sự sẵn có của thông tin này, nhân viên tìm đến các đặc điểm của các công ty đến báo hiệu loại hình tổ chức để đưa ra quyết định hợp lý (Backhaus & cộng sự, 2002). Do đó, các thông tin mà tổ chức cung cấp cho ứng viên thường liên quan đến những lợi ích mà họ được hưởng nếu là một thành viên của tổ chức (Turban & Grenning, 2000). Vì vậy, các thông tin về TNXH như một tín hiệu về các chỉ tiêu và các giá trị của tổ chức.

Theo nghiên cứu của Sweeney (2009), Mishra (2010), Surroca & cộng sự (2010), Gallardo (2014), Martinez & cộng sự (2017), Chaudhary (2018) đều ủng hộ quan điểm TNXH có tác động tích cực đến thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển. Thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển tăng cao, nhân viên làm việc với năng suất tốt thì dẫn đến khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt hơn, có nghĩa là thành quả tài chính sẽ được cải thiện tốt hơn.

Ở Việt Nam, với xu thế dịch chuyển các ngành từ lao động chân tay sang công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức, chất lượng ngày càng nhiều (theo Báo cáo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2020). Theo đó, để đảm bảo hiệu quả lao


động, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng. Đây được xem là một trong những cách thể hiện TNXH doanh nghiệp. Một số nghiên cứu về TNXH ở Việt Nam đã đưa ra nhận định rằng, những công ty áp dụng các tiêu chuẩn về TNXH thường có mức độ gây ô nhiễm môi trường ít hơn (Nguyen & cộng sự, 2019), trả lương cao hơn, cung cấp cơ hội học tập và đào tạo cho nhân viên tốt hơn (Trifkovíc, 2017). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H2: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi phát triển càng cao.

H2a: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh xã hội thì thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi phát triển càng cao.

H2b: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh môi trường thì thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi phát triển càng cao.

H2c: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH ở khía cạnh kinh tế thì thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi phát triển càng cao.

2.2.3. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ

TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ được xem xét từ khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ cho đến tìm kiếm nhà cung ứng, sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp quan tâm đến TNXH, tức là thực hiện tốt tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đảm bảo lợi ích đối với nhà cung cấp, cổ đông, nhà đầu tư thì thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ cũng tốt hơn. Ngoài ra, thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ còn được đánh giá qua hiệu quả của sự đổi mới trong hoạt động của doanh nghiệp. “Đổi mới có thể được coi là cách khai thác hiệu quả các ý tưởng mới, sử dụng nền tảng kiến thức hiện có để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc để phát triển những cái hiện có” và theo quan điểm của Lý thuyết dựa trên nguồn lực, sự đổi mới được công nhận là đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra giá trị và duy trì khả năng cạnh tranh lợi thế của doanh nghiệp và nhiều khía cạnh của TNXH tạo ra, thúc đẩy quy trình đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ (Baregheh & cộng sự, 2009).


Mishra (2010) đã nghiên cứu tác động của TNXH đến việc phát triển sản phẩm mới, chi phí nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Đồng quan điểm này, Martinez & cộng sự (2017) đã tìm ra tác động tích cực của TNXH đến sản phẩm sáng tạo, quy trình đổi mới, khả năng giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Costa (2015) và Ding & cộng sự (2019).

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và cũng là thị trường mới nổi, là trung tâm sản xuất hiện tại và sẽ trở thành trung tâm tiêu thụ trong tương lai. Trong bối cảnh mô hình tiêu dùng và sản xuất ở cấp độ toàn cầu có nhiều thay đổi cùng với sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chính là bước chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đang hướng tới vì mục tiêu Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh phải có chiến lược đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Ðó cũng chính là động lực để tăng tốc và chìa khóa vươn đến thịnh vượng. Những năm vừa qua, cùng với xu huớng Phát triển bền vững trên thế giới, Việt Nam liên tục đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn thông qua xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030. Ngoài ra, các chương trình, hội nghị quốc gia về Phát triển bền vững được tổ chức để các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu, chia sẻ các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm về cách thức sản xuất của nền kinh tế tuần hoàn, những đột phá về công nghệ nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Hơn nữa, việc ứng dụng bộ chỉ số đo luờng Phát triển bền vững của doanh nghiệp (CSI), tạo điều kiện tối ưu để ứng dụng các mô hình và sáng kiến nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn; nâng cao năng suất lao động xã hội, cải tiến. Đây là một trong những thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam phục vụ xã hội tốt hơn, có TNXH nhiều hơn đã có những nỗ lực để cải tiến quy trình hoạt động. Do đó, giả thuyết tiếp theo được đưa ra như sau:

H3: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ càng cao.

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí