Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 36

san khắc kinh Phật, dựng bia mới, ghi lại sự việc. Công việc hoàn thành, ngài lại nghĩ đến những bậc tiền bối ở chùa nhà, xã Nhân Lý.

XV. THỜI VŨ THÁP, THIÊN ÂN TỰ KHAI SÁNG TỔ SƯ THỰC

LC 時宇塔天恩寺開創祖師寔籙,[No: 04433], (Bia ghi chép về việc tổ sư khai sáng chùa Thiên Ân, tháp Thời Vũ Bia tháp chùa Thiên Ân, xã Phúc Thái, tổng Xuân Lai, huyện Gia Bình). Đại để nghe rằng; Đạo Bồ Đề đại Bát nhã nguồn gốc sâu xa, pháp thân127 có ở khắp trong thái hư, chưa thường sinh diệt. Tính thể bao hàm hết thảy thế giới cũng vô pháp Bồ Tát, tùy nguyện độ sinh sắc thân giả quyền tịch diệt, đại chúng được hưởng ơn pháp cùng nhau đồng tâm xây tháp128. Cho nên, mới nói rằng, tháp là nơi (trữ xá lị) của Đức Tổ sư là vị cao tăng có công khai sáng chùa Thiên Ân. Bản quán là người xã Phúc Lai, cha họ Nguyễn, mẹ họ Lê. Khi mới sinh ra đã có điềm lành, hào quang đầy phòng.

Cậu bé khi nhỏ không giống như những đứa trẻ khác, thường lấy việc thờ Phật làm vui. Đến năm 6 tuổi (1698), khai tâm sách 大學 Đại học, sáng suốt hơn

người. Đến năm 18 tuổi (1711), văn chương đã tinh dành, lão luyện. Đương thời, học giả tông phái thường đến chùa viện rất yêu mến dung nhan, ông tham vấn những vấn đề cơ bản của đạo Phật. Một ngày, đến chùa Phúc Khánh, xã Xuân Lai bản tổng, nghe vị sư trưởng ngâm bài kệ cổ rằng: “Trản cô đăng chiếu

dạ đài” 盏孤燈照夜薹 (Chiếc chén không để cô đơn, có ánh đèn chiếu vào


127 Pháp thân trong Kinh Kim cương thừa: Thân chân lý là một trong ba thân của Phật. Đó là thân chân thật, thường trú, không sinh không diệt của Phật. Chân thân của Phật. Thân này duy chỉ chân như trong pháp giới thanh tịnh. Chân Như này có đầy đủ Công Đức chân thường, là chỗ sở y của hết thảy các pháp Công Đức hữu vi và vô vi.

- Tâm thức của một bậc giác ngộ, thoát khỏi tất cả che ám, thường trụ trong tri giác trực tiếp về tánh Không trong khi đồng thời hiểu biết tất cả hiện tượng. Một trong ba thân của một đức Phật (hai thân kia là Báo thân và Hóa thân).

- Là pháp giới tính hay là chân như. Thân có nghĩa là nhóm họp, nên Pháp Thân là chỗ sở y chứa nhóm tất cả công đức Pháp tính. Lại đức Phật lấy pháp tính chân như làm thân, nên gọi là pháp thân. Pháp Thân có 3 thứ:

1. Pháp Hóa sinh thân, tức là thân Kim Cương,

2. Ngũ phần pháp thân.

3. Thật Tướng của các pháp, đồng hợp thành thân Phật.

128 Nguyên văn viết là “Tụy đổ ba” 崒堵波 ( tiếng Phạn là Stupa - tháp – ND chú).

ban đêm) vv… Nhà sư bèn giác ngộ, trên đời ngũ dục129 như được tắm gội, không lâu sau ông bỏ Nho theo Phật. Năm đó là năm Nhâm thìn, sư vừa 19 tuổi

(1712). Ban đầu, sư gặp Tính Giác Hòa thượng 性 覺 和 尚 , Thiền sư Như

Nghiêm 如嚴禪師 xuống tóc, truyền cho y bát học đạo, trao cho học nghiệp, rồi

theo thầy phục dịch được 3- 4 năm mới dốc chí học đạo, phát đủ các phương. Năm Đinh Dậu (1717) tìm thầy học bạn ở chùa Quang Khánh 光 慶 寺 , huyện Kim Thành 金 成 縣 ,sau theo thiền sư Như Văn 如 文 禪 師 , giữ đạo giới được

tinh cần, tam học đạo pháp ngày một tăng, biển học, nguồn tông, tấm lòng lĩnh nhận, giác ngộ thêm lên, các kinh điển điều chương thuộc làu, được mọi người tôn kính. Năm Nhâm Dần ứng thí tuyển tặng, ngài tham dự trúng độ điệp, trụ trì

chùa Diên Phúc 延 福 寺 . Ngài được thuận theo lòng dân, nhiều học trò theo

học. Khoảng năm Canh Thân, can qua nổi lên ở (trấn) Đông, ngài bèn chuyển đến núi Tử Trầm Sơn 紫 岑 山 thuộc đạo Sơn Tây 山 西 道 để kết am, lấy tên hiệu Thiền Phong 禪 風 , cùng tu hành chẳng cầu danh lợi, đạo đức đầy đủ,

tiếng tăm lừng lẫy nhà thiền, bốn phương tăng ni vân tập, theo ngài có đến mấy trăm người, đều coi ngài là người thầy đáng kính. Sư niệm báo cho Phật thương

yêu cho hậu học, san kinh Hộ Pháp 護法經, luận bàn đầy đủ kinh Thủy Sám

懺經, Kim cương 金剛經, kinh Bát nhã 般若經, thuyết về kinh Pháp Hoa 法華經, Phẩm tiết nhiều lần hoàn thành. Đến năm Kỷ mão (1759) thì hoàn thành


129 “Ngũ dục” là 5 thứ ham muốn, là những lạc thú của trần giới nên cũng gọi là “Ngũ Trần”:

1. Sắc dục: Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt;

2. Thinh dục: Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt;

3. Hương dục: Ham muốn mùi thơm ngạt ngào;

4. Vị dục: Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt;

5. Xúc dục: Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu;

+ Hoặc Ngũ dục còn có 5 thứ sau;

1. Tài dục: Ham muốn của, vàng ngọc;

2. Sắc dục: Tham sắc đẹp mỹ miều;

3. Danh dục: Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt;

4. Thực dục: Tham muốn thức ăn ngon nhiều;

5. Thùy dục: Tham muốn ngủ nghỉ nhiều;

ban phát các nơi. Năm Giáp Thân (1764), sư 71 tuổi130, phúc đến cho toàn xã, mọi người nghe danh tiếng ngài bèn đón rước về quê để khai sáng tự viện lấy làm nền phúc cho muôn đời. Sư nghĩ đến mảnh đất đã sinh thành ra mình nên khôngvì sự mỏi mệt mà lỡ từ chối, bèn nhận lời mời cùng với đồ đệ và mọi người về quê. Trước là bỏ tiền của của nhà, sau là kêu gọi mọi người mua được gỗ tốt làm chùa, thượng điện, thiêu hương, các vị thánh tượng, trồng cây, trang hoàng, mọi việc đều dần dần hoàn thành. Đến ngày 13, tháng 5, năm Mậu Tý (1768), năm đó sư 75 tuổi, công việc đã viên mãn, thành tựu, ngài liền viên tịch, giao cho đệ tử bó thân, ngồi siêu thoát. Sư khi còn nhỏ thích theo đạo. Tự tính thường lấy việc làm chùa, tạc tượng làm vui, ý thành, đại để lòng ái mộ do tâm,

lấy việc ngắm cảnh làm vui. Khi xuất gia, thụ nhập đạo nghiệp, tay không rời phép của năm loại “Tổng trì”131. Sư nói thành văn chương, một lần nghe thì đốn ngộ, nhiều người xuất gia, nhiều người giỏi vượt bậc. Nhà vua mời đến, ca ngợi cao tăng, đương thời, tôn xưng những người có đạo đức, giới nghiêm, chí khí đĩnh đạc, thanh nhàn, lục độ132, quyền hành được thực thi, công đức của Sư đầy đủ không thể bàn được. Người hiểu được đạo than rằng: Cổ kim thực là hiếm có đấy. Đến đây, diệt độ được thuận theo tịch diệt, nhan sắc còn tươi, sạch sẽ thanh tịnh, học trò bèn rước ngài vào trong bảo khám. Đúng như lời dặn, sau 3 ngày thiêu thân rồi lấy xá lỵ, lại xây tháp ở phía Nam trong chùa, hương hỏa phụng thờ để thể hiện sự tôn trọng người có đức hạnh tu tập của Đạo lớn đấy. Bèn làm bài minh:



130 Qua chi tiết năm 1764 nhà Sư đã 71 tuổi. Vậy, có thể biết, Sư sinh năm 1693. Qua bài tán cho biết, Sư thọ 75 tuổi. Vậy Sư viên tịch năm 1768. Sau khi viên tịch xong, 4 năm sau, (1772) mới khắc dựng văn bia.

131 Tổng trì tức là phép tu của Bí mật giáo (Mật tông). Tiếng Phạn, Tổng trì viết là: Maha dharani. Tổng

Trì bất thất, trì ác bất sanh, nghĩa là giử trọn vẹn, không để cho dù là việc thiện nhỏ không thất lạc, không để cho ác nhỏ khởi lên. Trong khi tổng trì Bồ Tát hoạc nhà đạo đức lấy giới, định, huệ làm thể, nương theo đó mà tu thì có đủ Công Đức về đại tổng trì.

132 Lục độ: Sáu phép tu hành(sáu hạnh) có thể đưa hành giả và chúng sanh vượt qua mê mờ đau khổ

thẳng tới cảnh giới an vui thanh tịnh. Sáu hạnh là : Bố thí Ba La Mật, trì giới Ba La Mật, nhẫn nhục Ba La Mật, tinh tấn Ba La Mật, thiền định Ba La Mật và trí tuệ Ba La Mật.

Dịch nghĩa:

Tổ sư xuất thế Quê ở Gia Định Người xã Phúc Lai

Họ Nguyễn Văn đấy Sinh năm Giáp Tuất Đầu hạ trăng tròn Rõ ràng nhìn thấy Điền ứng sinh thành Sáu tuổi nhập học Mọi người đều khen Mười chín ngộ đạo Bỏ Nho theo Thiền Theo đường tốt đẹp

Đạo mạch đường hoa Giữ Kinh, chép phả Sớm chiều chuyên cần Đạo thông kinh, tạng Đệ nhất nghĩa Huyền Thi trúng tuyển tăng Độ điệp được ban

Đốt hương cầu Thánh Giác ngộ tính trời Thời gặp binh hỏa

Chống gậy về Tây (xứ

Sơn Tây)

Tử Sầm núi ấy

Năm mười tám tuổi Đạo đức tràn đầy Phúc đức kiêm toàn Chân - tục đều theo Học trò hàng nghìn Nghĩ đến nơi sinh Báo đền tiên tổ

Lập chùa Thiên Ân Khai mở đường đi Tượng - Pháp được sửa Mọi việc dần yên

Công việc thành công Đẹp đẽ xinh tươi

Bảy mươi lăm tuổi Về với cõi Phật Ngồi thiền mà hóa Nhập định không lời Hỏa thiêu mấy ngày Nhập vào bảo khám Thu nhặt xá lợi

Lập tháp bên chùa Để thỏa ân đức Phụng sự lâu dài Đèn nhang mãi mãi Đời đời tương truyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 36

Truyền đăng lục 傳燈籙:

Thủy Tổ Viên Văn Chuyết Công Hòa Thượng 圓文拙公和尚, truyền cho Minh Lương Mãn Giác hòa thượng 明良滿覺和尚,truyền Chân Hiền Liễu Hòa Thượng 真賢柳和尚, truyền Như Viên 如圓,Tăng phó Sa môn truyền Tính Quảng 性廣, Hối Tích sa môn truyền Lai Tự 來字 pháp thiền hiếu tịnh chúng phái tên là Đinh Hậu 丁厚.

Tự pháp đệ tử 嗣法弟子(Đệ tử nối pháp).

Tỳ kheo Hải Phạn 海飯, Hải Thắng 海勝, Hải Ích 海益, Hải Trí 海致

, Hải Hồng 海鸿, Hải Phạm 海範, Hải Trình 海程, Hải Trương 海張, Hải

Thuần 海純, Hải Khâm 海欽, Hải Ngạn 海岸, Hải Đăng 海燈, Hải Luật 海律

, Hải Thiệp 海涉, Hải Thiện 海善, Hải Cao 海高, Hải Sơn 海山, Hải Đồng

海同, Hải Uyển 海菀.

Tham gia học gồm các học trò: Hải Luật 海 律 , Hải Viện 海 院 , Hải

Khoát 海闊, Hải Tuyết 海雪, Hải Ích 海益, Hải Hoằng 海弘, Hải Diễn 海演, Hải Túc 海粛, Hải Bính 海炳,Hải Thuyên 海銓, Hải Biểu 海表, Hải Hữu 海友, Hải Trung 海中 , Hải Khuông 海匡.

Kế đăng (người tiếp nối): Thái sư Pháp tôn tịch biện, Tảo Giác bồ tát giới Hải Chàng 海幢, Hải Lã 海呂, Hải Yến 海燕, Hải Dũng 海勇, Hải Cung 海恭, Hải Huệ 海蕙, Hải Bình 海平, Hải Nạp 海納, Hải Cơ 海基, Hải Cầu 海梂, Hải

Trắc 海侧, Hải Chuẩn 海凖, Hải Ý 海意 và Hải Kim 海金 linh giác.

Cư sĩ: Băng Vân 冰雲, Băng Khiết 冰潔, Băng Tình 冰情, Băng Môn

冰門, Băng Động 冰動.

Tỳ kheo ni: Hiệu Diệu Mộc 妙木, Hiệu Diệu Diệu 妙燿, Diệu Trung 妙忠, Diệu Tín 妙信, Diệu Cấp 妙級, Diệu Trụ 妙柱, Diệu Hòa 妙和, Diệu

Chỉ 妙止, Diệu Thanh 妙清, Diệu Thọ 妙壽, Diệu Tri 妙知, Diệu Niệm 妙念, Diệu Dụng 妙用, Diệu Thuận 妙順, Diệu Kham 妙堪, Diệu Bích 妙壁, Diệu Thành 妙成, Diệu Vi 妙為, Diệu Hội 妙會, Diệu Đề 妙提.

Tảo Giác tỳ kheo ni: Hiệu Diệu Tường 早覺毘丘尼号妙祥, Diệu Quả妙果, Diệu Bản 妙本, Diệu Thận 妙愼, Diệu Vi 妙微, Diệu Khách 妙客, Diệu Pháp 妙法 cùng các linh giác.

Đạo tràng cúng tháp tổ sư: Nguyễn Thị Lượng 阮氏量, hiệu [ ] [ ] cúng 1 sào ruộng tại xứ Đường Lai. Nguyễn Thị Điều 阮氏條, hiệu Diệu Hào 号妙,

xã Xuân Canh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn… cúng 4 sào ruộng; Vũ Đắc Hàng tự Phúc Diễn cùng toàn thể gia đình cúng 4 sào ruộng.

Bia viết ngày tốt, tháng 3 năm Nhâm Thìn năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772).

Môn nhân khất sĩ, Thích Hải Trí Kiên Kiên 释海智堅堅(thuật lại).

Tỳ Kheo Băng Viên 裨丘冰圓 chùa Pháp Ấn 法印寺 (viết chữ). Phạm Khắc Năng 范克能 (khắc bia).

XVI. PHẬT PHÁP TĂNG 佛法僧, (Bia No: 04372/04373).

Quan viên hương lão tướng thần, xã thôn, lớn bé, trên dưới xã Phù Than

浮灘社, huyện Gia Định 嘉定縣,phủ Thuận An 順安府, cùng nhau lập khoán văn về ruộng đất.

Lời dạy của đức Phật lấy từ bi làm đầu, lòng người lấy Phúc thiện làm đầu. Nay bản xã cúng bậc khai sáng có công mở mang, thờ cúng các vị vua Trần.

XVII. Lập hậu Phật hương 立后佛香; No: 05511

Quan viên hương lão xã An Đặng, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn là: Nguyễn Đức Sai, Nguyễn Quang Hoa, Nguyễn Nhậm Quần, Nguyễn Như Ngũ, Nguyễn Nhân Đạt, Nguyễn Hữu Sự, Nguyễn Như Long, Nguyễn Đức Dung, Nguyễn Quang Trần, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Quang Trạch, Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Quang Thế, Nguyễn Sĩ Lân, Nguyễn Quang Địch, Nguyễn Nhân Man, Nguyễn Đắc Nhẫn, Nguyễn Đức Mại, Nguyễn Đắc Trăn, Nguyễn Nhân Thành, Nguyễn Như Bàn, Nguyễn Nhân Mùi, Nguyễn Khắc Tiêu, Nguyễn Đức Tư, Nguyễn Quang Chiếu, Nguyễn Như Sóc, Nguyễn Khắc Tích cùng toàn thôn trên dưới lớn bé cùng lập Hậu Phật, hương hỏa phụng sự, lưu truyền mãi mãi. Bi kí cùng bài minh.

Kính nghĩ: Phật vốn từ bi. Tên gọi là giác ngộ, người có đạo đức, cảnh rất là đẹp. Xã Mai Cương, bản tổng, quan viên Thị Nội thư tả, Hộ phiên, huyện thừa, Nhân trung nam Đặng Hữu Tuyển, tự Phúc Diễn cùng vợ là Nguyễn Thị Trương, hiệu Diệu Trí, là người vỹ đại của nước Nam (Nam quốc vỹ nhân), được thụ bẩm bởi chính khí của nước này, đã lập tâm đấy, là người từ bi, tốt đẹp, tính tình khoan hậu, yêu thương con người, đối xử ân huệ với người trong làng xóm, người trong làng xóm đều yêu mến, đều được hưởng ơn phúc, mọi người trong làng xóm chuộng điều thiện, không được quên ân đức, được cảm ân. Nhân đó, bản xã lớn nhỏ bàn luận trên dưới viết bia cùng nhau bầu Đặng

Lệnh Công 鄧 令 公 cùng phu nhân làm Hậu Phật 后 佛 , phụng sự hương hỏa

đến vô cùng. Để lấy nhu phí cấp cho, nên đó thi hành ơn đức, thấy ông bà là người thực sự có tâm, có đức, không dám từ chối bèn bỏ ra 2 mẫu 5 sào cùng với 30 quan tiền để tu tạo nội tự cùng với bản xã để lấy ân huệ này cùng nhau

lập quy ước mãi mãi vào bia, đến nay về sau [No: 05512] hoặc trong bản xã nếu có người sau này sinh lòng dị nghị, nguyện cho trời Phật, Thần linh giết chết. Thấy người trồng cây đức xanh tươi, duyên lành trường tồn mà sau này việc thờ cúng ở tấm bia này cùng với trời đất mãi mãi, cùng sáng mãi cùng với mặt trời, mặt trăng. Nên làm bài kí.

Minh rằng:


Quế Dương đất tốt Xã mai chân nhân Tư chất thuần nhã Chí gồm kinh luân Duyên lành cá nước Hội cá hóa rồng

Ân khắp làng xóm Ban khắp nẻo quê Tiền tài chu cấp

Ruộng đất đều chia Mọi người hâm mộ Tình cảm yêu thương Hai vị Hậu Phật Phụng thờ ngàn năm Thật là tốt đẹp

Phúc lộc dài lâu Muôn năm mãi mãi Vạn đời không mòn


Giao cho thôn 30 quan tiền cùng với 2 mẫu 5 sào ruộng, giao cho đương cai cùng với Sư chùa với vật hiến cúng lễ vật khai hết như sau:

Có tám miếng ruộng tổng cộng 1 mẫu 4 sào, tọa lạc ở xứ Đồng Nội; một ruộng 2 sào ở xứ Ma Biện; Một ruộng 1 sào tọa lạc ở xứ Đồng Phu; Một ruộng 1 sào tọa lạc ở xứ Ngọ Đình; [No: 05513]; Một ruộng 1 sào tọa lạc xứ Đầu Cầu; Một ruộng 1 sào, tọa lạc xứ Cửa Điếm; Một ruộng 1 sào tọa lạc xứ Triền Hoàng. Hằng năm, giao cho 4 người Đương cai, gồm 4 sào, tọa lạc ở xứ Rộc Đầu Cầu. Cúng 1 sào ruộng Tam bảo ở xứ Sau Chùa, giao cho Sư chùa canh tác, đến ngày sóc - vọng(mồng một và ngày rằm) cùng biện 2 phẩm oản ở trước bia để phụng thờ Hậu Phật. Sau này, hai vị Hậu Phật qua đời, đến ngày giỗ của mỗi vị, dùng 100 phẩm oản, 100 quả chuối, 1.000 vàng bạc, 3 bộ quần áo, cùng với hương, rượu, trầu cau đủ dùng. Mỗi giỗ kính biếu bản tộc 10 phẩn oản cùng 10 quả chuối.

Hằng năm 4 người đương cai làm mỗi giỗ, làm đủ 2 mâm bánh.

Hằng năm, đến gày giỗ của mỗi vị, ngày 26 tháng 6 cùng với ngày 29 tháng 8, mỗi giỗ dùng một mâm xôi, một con gà, hai trăm thoi vàng, rượu, trầu, cau đủ dùng.

Bài cúng:

Niên hiệu vua, năm bao nhiêu, ngày tháng… Từ Sơn phủ, Quế Dương huyện, An Đặng Xã, quan viên hương lão trên dưới cùng nhau kính mời Hậu Phật: chức Thị nội thư tả, Hộ phiên, huyện thừa Đặng Quý Công, tự Phúc Diễn ở trước bài vị(Thứ tự của năm có sự thay đổi), húy nhật (ngày giỗ), [No: 05514] sau này nhớ đến người đã đi xa, kính cẩn lấy văn Nôm (Hàn âm), cùng với trà,

tiền vàng cùng với vật dụng dâng lên Nguyễn Quý thị hiệu diệu Trí 阮 貴 氏 號

妙智 cùng kính mời Hiển khảo Đặng Quý Công 鄧貴公, tự Phúc Thái 字福泰

, hiển tỷ Đặng Quý thị 鄧貴氏 hiệu diệu Minh 號妙明 cùng nội ngoại gia tiên cùng kính hưởng.

Bia lập ngày tốt, tháng giữa đông (Tháng 11), năm Vĩnh Thịnh nguyên niên(1705).

Quang tiến Thân lộc đại phu, Công bộ Lang trung, Giao Thái Nam Nguyễn Cảnh Huống 光進慎禄大夫功部郞中交太男阮景貺 (soạn).

Thị nội thư tả Hộ phiên, Sở lại Toàn Nghĩa Nam Nguyễn Hữu Lộc 阮有禄(viết chữ).

Nội ưu bạt thạch (thợ sẻ đá) Tín Nghĩa Bá Lê Văn Yến 信義伯黎文燕

(kính cẩn khắc).

XXXVIII. VÔ ĐỀ 無提, [No: 05201]

Quan viên hương lão xã thôn trưởng, thôn Đào Xá 匋 舍 村 , xã Châm

Khê 针 溪 社 , huyện Yên Phong 安 豊 縣 , phủ Từ Sơn 慈 山 府 : Đào Nhân Nhâm, Đào Nhân Chiến, Đào Nhân Hiền, Nguyễn Tiến Hiến, Nguyễn Học,

Nguyễn Tiến Kiên, Nguyễn Tiến Dụng, Nguyễn Tiến Thùy cùng toàn thôn lớn bé, trên dưới, cùng bàn luận về việc lập bia cho Phủ sĩ là Nguyễn Khắc Minh 阮克明, tự Đạo Thống 字道統, thụy Lương Công 謚良公, vợ là Đào Thị Chân陶氏真, hiệu Diệu Tâm 号妙心 cùng vào chùa được phụ thờ. Kính phụng Phật

như đã có nghi thức, truyền lại cho muôn đời, dốc lòng thờ thần, công đức tiền, ruộng khai hết như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022