Một Số Ngôi Chùa Tiêu Biểu Tỉnh Bắc Ninh Thế Kỷ Xvii - Xviii

Thiên đã cho biết điều đó: Năm 1652, nhân việc thiết kế các hạng mục công trình của chùa Tây Thiên như Thượng điện, thiêu hương, tiền đường, gác chuông, tường bao... lần này còn tạc các pho tượng thờ trong đó có tượng Ngọc Hoàng. Bia Tín thí

điền bi 信 弛 田 碑 , [N0: 05149], niên đại Khánh Đức thứ 4 (1652) ghi: Năm Giáp

Thân (1644), hưng công tạo một tòa thiêu hương, đến năm Đinh Hợi (1647) lại đắp một tượng Ngọc Hoàng 甲申年興功水造燒香一座至丁亥年又造玊皇一相塑繪.

Những pho tượng được tiến hành điêu khắc, tô tượng gồm nhiều vị Phật quan trọng trong hệ thống Phật điện Việt Nam như: Tượng Thích Ca, tượng Tuyết Sơn, La Hán, Hộ Pháp, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, tượng Quan Âm, Cô hồn

... trong số các vị tượng được kể đến ở trên đều là những pho tượng khá quen thuộc trong hệ thống tượng thờ của người Việt (Kinh) theo đạo Phật và mỗi vị Phật đều có một chức năng và ý nghĩa riêng:

+ Phật Thích Ca hay Tất - đạt - đa Cồ - đàm/ cũng được gọi là Phật Thích- Ca - Mâu - Ni (Shakyamuni Buddha) hay gọi đơn giản là Đức Phật, là một người giác ngộ (Phật) và là một đạo sư có thật sống vào thời kỳ Ấn Độ cổ đại. Theo tương truyền và sử liệu, ông đã sống và truyền dạy giáo lý ở phía Đông tiểu lục địa Ấn Độ vào giữa Tk thứ VI TCN và Tk IV TCN. Siddhārtha đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian Ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.

+ Quan Âm: 觀音 (ja. Kannon), nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh

chữ “Thế” trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân 李世民 nên gọi là Quan Âm

hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm 觀 世 音 , (sa. avalokiteśvara)

tại Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền 普賢 , (sa. samantabhadra), Địa Tạng 地藏, (sa. kṣitigarbha) và Văn - Thù - Sư - Lợi 文殊師利, (sa. mađjuśrī). Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa [No:

5082/5083].

+ Tuyết Sơn: là một loại tượng minh họa thời kỳ tu khổ hạnh của đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật theo quy mẫu nhất định. Theo truyền thuyết thì Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ đã 29 tuổi, rời bỏ ngai vàng tìm lên núi Hy Mã Lạp Sơn tìm đạo. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trời, chấp nhận những cực hình thể xác để đạt giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó, thân thể ngài gầy gò, tiều tụy nhưng không lay chuyển được cái chí kiên cường của ngài. Đến năm thứ bảy thì ngài đắc đạo, từ bỏ khổ hạnh mà đạt đến giác ngộ để thành Phật.

+ La Hán/ A - La - Hán 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo.

dgra com pa); dịch nghĩa Sát Tặc 殺 賊 là người đã diệt hết bọn giặc phiền não, ô nhiễm; Ứng Cúng 應 供 , người đáng được cúng dường; Bất Sinh 不 生 hoặc Vô

Sinh 無生, người đã đạt Niết - bàn, đoạn diệt sinh tử, thoát khỏi hoàn toàn vòng luân hồi.

+ Hộ pháp 護法, (sa. dharmapāla, pi. dhammapāla) theo nhà Phật, nhất là

phái Kim cương thừa (sa. vajrayāna) là những vị thần bảo vệ Phật pháp và Phật tử [No: 04491].

+ Ngọc Hoàng hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế 玉 皇 上 帝 hay Ngọc

Hoàng Đại Đế 玉皇大帝, gọi tắt là Ngọc Đế 玉帝 là vị vua tối cao của bầu trời, là

chủ của Thiên đình trong quan niệm tại Trung Quốc và tại Việt Nam. Bia [No: 05149] ghi: 甲申年興功始造燒香一座至丁亥年又造玊皇一相 (Năm Giáp Thân

hưng công bắt đầu làm một toà thiêu hương, đến năm Đinh Hợi lại tạo một pho tượng ngọc Hoàng).

+ Nam Tào; Bắc Đẩu: hai vị chuyên trông coi về sổ sách, nhân khẩu của người âm.

+ Cô hồn: Những hồn ma không nơi thờ cúng, nương tựa. Bia [No: 04491]

ghi: 聖佛佛祖二座孤魂主山龍神 (Hai vị tượng Thánh Phật, Phật Tổ, tượng Cô hồn, chủ sơn, Thần rồng).

Về tín ngưỡng của dòng phái Thiền ở Bắc Ninh cần chú ý đến hiện tượng thờ tượng Phật Quán Thế Âm [No: 5082/5083]. Vì sự biểu hiện của việc thờ Phật Quán Thế Âm là biểu hiện của Mật giáo. Đó là những bức tượng Thiên thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm xuất hiện trong bộ kinh

Phật thuyết Thiên thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng đại viên mãn vô ngại đại bi âm Đà La Ni do Gia Phạm Đạt Ma soạn vào thời Đường. Theo các tác giả Nghiệp Lộ Hoa, Trương Đức Bảo, Từ Hữu Vũ cho biết: “Sau thời Đường, Mật tông thịnh, tượng Đại bi Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn thành tượng chính để thờ của Mật Tông” [172; 108 - 112]. Thậm chí ở ngôi chùa Thiên Thai (x. Đông

cứu. h. Gia Bình) còn thờ tượng Tam giáo: 新造上殿燒香前堂再造三敎聖尊諸佛

(Tạo mới thượng điện, nhà thiêu hương, tiền đường lại tạo các vị Phật Tam giáo thánh tôn) [No: 04491].

- San khắc kinh Phật và trồng cây:

Cùng với tượng thờ, đồ pháp khí, hệ thống tự viện, kinh Phật không thể thiếu được trong công việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo. Kinh Phật cùng với giáo lý nhà Phật được ban hành chung nhưng bên cạnh đó, những ngôi danh lam cổ tự đôi khi do nhu cầu tự thân mà họ chủ động khắc in kinh hoặc những tư liệu riêng của dòng phái mình hoặc trước tác của những vị danh tăng... Trên bia Bảo Tháp sơn,

Thiên Thai tự, sãi vãi bi ký 寳塔山天台寺士娓碑記 [N0: 04493], niên đại Đức

Long 5 (1633), ghi về việc trồng cây và san khắc kinh Phật: “Quan viên Tử, xã Lập Ái, nhà ở thôn Sinh Trung, xã Đông Cứu có Mậu Lâm tá lang Trịnh Phúc Nguyên cùng với cháu đích tôn là Vệ sử Thắng Sơn Bá, chức Thiên hộ Tổng binh, truyền cho tính giác ngộ, lòng sáng trong, bỏ gia tài, cầu đạo, Trụ trì chùa Tĩnh Lự Tỳ Kheo Huệ Giác, kính cẩn thờ Phật, hưng công tập phúc cùng với việc sùng Phật cùng san khắc Kinh Phật, trồng cây để cho có hoa đẹp, công đức đã viên mãn”25.

Nhận xét về tượng thờ Tk XVII, XVIII, các nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng: “Về điện thờ Phật ở Tk XVII, thì có thể nói là gần như đã đủ mặt các tượng Phật và Bồ Tát như hiện nay (...). Ở chùa Bút Tháp, vẫn còn giữ được nhiều tượng Tk XVII: Đó là ba pho Tam Thế, tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi, tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm tọa sơn (Quan Âm ngồi núi đá) và nổi tiếng nhất là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, cao 2m, có 42 tay lớn, 952 tay


25 Nguyên văn: 玆立愛社,屋在東究社,生忠村,官員子茂林佐郎鄭福源乃衞使勝山伯旹嫡孫千户總兵之令子遵次遺教得師傳覺性明心,出家求道,住持静慮寺,比丘惠覺謹事佛集福興崇佛螿相刊經穜木生花等物功德既圓.

nhỏ, kể cả bề cao 3,7m, bằng gỗ phủ sơn, do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656 [90; 39].

Nghệ thuật và trào lưu điêu khắc tạc tượng: Nhận xét về nghệ thuật điêu khắc, các tác giả Đại cương lịch sử Việt Nam nhận xét: “… trong lúc nhiều ngôi chùa cổ bị tàn lụi với thời gian, phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc còn được giữ lại nguyên vẹn với kỹ thuật điêu luyện tinh tế. Nhiều bức tượng để lại một phong cách phóng khoáng của người nghệ nhân như bức tượng bà Ngọc Chử (Thái Phi) ở chùa Dâu (Bắc Ninh), tọa thiền trên tòa sen vv… Nói chung đương thời đã hình thành xu hướng tạc tượng cá nhân (vua, chúa, quý tộc) với phong cách riêng biệt” [83 ; 392].

3.7. Một số ngôi chùa tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII

Sang Tk XVII - XVIII, tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, hình thành nên tập đoàn chính trị ở hai miền, phía Bắc là tập đoàn vua Lê - Chúa Trịnh và phía Nam là tập đoàn chúa Nguyễn lấy sông Gianh làm ranh giới. Phật giáo thời kỳ này vẫn tiếp tục phát triển đặc biệt là Phật giáo ở phía Bắc với tốc độ mạnh mẽ bằng sự xuất hiện của hàng trăm ngôi chùa bề thế về quy mô kiến trúc và độc đáo về nghệ thuật xây dựng có sự hậu thuẫn, góp sức của nhiều bậc vương công, quận chúa và sự tham gia của vua Lê và đặc biệt là của chúa Trịnh. Nhận xét về Phật giáo giai đoạn này, các tác giả công trình Chùa Việt Nam viết: “Thế kỷ thứ XVII là một thời kỳ mà chùa tháp được xây dựng quy mô to lớn và tốc độ ồ ạt ở Đàng Ngoài. Phần lớn các công trình tu tạo này đều được sự bảo trợ của chúa Trịnh hay các Vương phi trong Phủ chúa. Sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này còn có sự kích thích bởi sự du nhập của các phái thiền Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc đến. Năm 1633, nhà sư Trung Quốc Chuyết Chuyết thuộc phái Lâm Tế đã đến chùa Khán Sơn tại Thăng Long, đó là thời vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Tráng. Sau đó Chuyết Chuyết về tu ở chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh). Ông có hai đệ tử xuất sắc là Minh Hành (người Hoa) và Minh Lương (người Việt). Học trò của Minh Lương là thiền sư Chân Nguyên (1647 - 1726) có thể coi là người có đóng góp to lớn cho sự phục hưng Phật giáo ở Đàng Ngoài, cả về hoạt động sáng tác, cả về hoạt động hoằng dương Phật pháp và xây dựng chùa tháp” [80; 36] .

Viết về tín ngưỡng cổ truyền và tình hình kinh tế, văn hóa ở các Tk XVI - XVIII, các tác giả công trình Lịch sử Việt Nam cho rằng, đây là giai đoạn có sự khủng hoảng nghiêm trọng về mặt tinh thần: “ Sự phát triển của các tín ngưỡng cổ truyền có tính địa phương, do đó không thể không kéo theo sự gia tăng tinh thần mê tín, dị đoan, thờ cúng tùy tiện mang tính chất “vạn vật hữu linh” nguyên thủy. Như vậy, bên cạnh sự thỏa mãn một nhu cầu của tâm linh, bên cạnh một số yếu tố tích cực ít nhiều có ý nghĩa cộng đồng, sự phát triển của tín ngưỡng dân gian cổ truyền đã thể hiện sự khủng hoảng tinh thần của nhân dân Đại Việt đương thời. Sự khủng hoảng này tăng lên ở những thập niên của chiến tranh nông dân vào nửa cuối thế kỷ XVIII [83; 389].

- Chùa Dâu (Diên Ứng tự)

Qua các tư liệu để lại gần 40 đơn vị văn bia, chuông, khánh ở chùa Dâu và các chùa khác trong hệ thống Tứ Pháp, cho ta biết được tình hình xây dựng, trùng tu và kiến trúc của những ngôi chùa này thời Lê và Nguyễn. Ở chùa Dâu tấm bia có niên đại sớm nhất từ năm Bảo Thái 3 (1722) đến tư liệu muộn nhất có niên đại Tự Đức thứ 26 (1873) gồm khoảng 150 năm, có đến ít nhất 20 lần trùng tu, xây dựng lớn nhỏ công đức, cúng hậu, sửa chữa cầu, tháp, bái đường. Riêng Tk XVIII chùa Dâu được trùng tu 10 lần, Tk XIX triều Nguyễn xây dựng, trùng tu lớn nhỏ cũng khoảng 10 lần. Đó là các năm: Bảo Thái thứ 3 (1722), Vĩnh Hựu 4 (1738), Cảnh Hưng 12 (1751), Cảnh Hưng 17 (1756), Cảnh Hưng 21 (1760), Cảnh Hưng 24

(1763), Cảnh Hưng 30 (1769), Cảnh Hưng 36 (1775), Quang Trung 3 (1790), Quang Trung 5 (1792). Sang triều Nguyễn (Tk XIX), chùa Dâu được trùng tu, xây dựng các hạng mục công trình lớn nhỏ vào các năm: 1805, 1809, 1815, 1824, 1826, 1831, 1850, 1852, 1873. Như vậy, trong khoảng thời gian Tk XVIII cũng như Tk XIX cứ khoảng gần chục năm lại có một sự kiện xây dựng, trùng tu. Chứng tỏ suốt gần hai thế kỷ liên tục, chùa Dâu luôn được quan tâm tu bổ, xây dựng.

Đề cập đến những công trình ở chùa Dâu không thể không tìm hiểu "Tháp chín tầng, Cầu chín nhịp, Chùa Trăm gian" qua ký ức dân gian và qua tư liệu thành văn.

Nhân dân còn lưu truyền câu ca về tháp chùa Dâu: "Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trong thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Đến ngày mồng tám thì về chùa Dâu"

Theo nhân dân kể lại, trước đây tháp cao 9 tầng, sau bão bị đổ chỉ còn 3 tầng như hiện nay. Còn văn bia Hòa Phong tháp bi ký 和豐塔碑記 niên đại Mậu Ngọ

Vĩnh Hựu thứ 4 (1738) cho biết: "Trải qua năm tháng, cung tẩm lâu ngày, tường rêu gạch vỡ, nền cũ không còn là bao, thiện tín nhìn thấy không ai là không động lòng. Nay có các đội Tiểu Thủy, xã Nội Trù, xã Ốc Hoa Đường, Cao Xá, (huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Hải Dương) là Phan Thị Nội giám, Ty lễ giám, Tả Thiếu giám Kiên Thọ Hầu Vũ Hà Thụy tự Huệ Tiến cùng vợ là Nguyễn Thị Hựu hiệu Diệu Chính quy y Phật pháp, dốc lòng hưởng ứng thiền lâm, noi theo Cổ Châu thực

lục 古珠寔籙 (...). Thời gian trùng tu từ tháng giữa thu (tháng 8) năm Đinh Tỵ

(1737) đến đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ (tháng 4 năm 1738) thì xong" [N0: 23178 - 23181]. Như vậy, qua tấm bia cho biết đến đầu Tk XIII ngôi tháp này đã xuống cấp,

trùng tu đắp thêm như xưa nguyên văn là "Tăng trúc y cựu" 曾 築 伊 舊 chứ không

phải là xây mới và đặt tên là Hòa Phong tháp. Theo bia này còn cho biết thêm cùng với lần trùng tu tháp còn sửa chữa chùa, phòng khách và đề cập đến một cuốn sách mang tên Cổ Châu thực lục mà hiện nay không được nhìn thấy nữa. Cuối bia là một bài minh dài 12 câu có nói trước đây chùa đã rộng nay lại xây dựng rộng hơn:

禪寺名延應

寳塔號和豐前修基既廣後築制加功

"Thiền tự danh Diên Ứng Bảo tháp hiệu Hòa Phong Tiền tu cơ ký quảng

Hậu trúc chế gia công"

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 13

Tạm dịch là:


(Tên chùa là Diên Ứng Tên tháp gọi Hoà Phong

Trước đây xây đã rộng

Sau lại đắp thêm công) [N0: 23178 - 23181].

Bên cạnh Tháp chín tầng còn có Cầu chín nhịp được đặt ở trước chùa. Theo các cụ già kể lại, từ trước thời Pháp thuộc còn nhìn thấy cây cầu này26. Theo



26 Theo khảo sát thực địa, qua lời kể của các một số cụ cao tuổi, Cầu chín nhịp (Cửu cấp kiều) bằng đá được bài trí ở phía trước chính diện chùa Dâu, bắc qua một hồ nước nhỏ, hiện nay là khu vực một số nhà dân đang

sách Đại Nam nhất thống chí thì chiếc cầu này Mạc Đĩnh Chi làm từ đời Trần [81; 109]. Trong tấm bia Thường An tháp tịnh minh 常 安 塔 并 銘 khắc năm Tự Đức thứ

5 (1852) viết về nhà sư Phổ Giác sống vào cuối Lê đầu Nguyễn có đoạn: "Nhà sư có công tu tạo khánh đá, chuông đồng, tu sửa chùa, cầu chín nhịp (nguyên văn là "Cửu

cấp kiều"九及. Hay bia Bảo Đức tháp bi ký 寳德塔碑記 (niên đại khoảng đầu

Nguyễn) viết về nhà sư húy là Nghi, người xã Bảo Khám, (huyện Gia Định – nay là huyện Gia Bình), nhà sư có công đúc khánh, làm cầu vồng, tu sửa chùa. Bài minh có câu:

造此虹桥兮功无漏闕

造於寶殿兮福不可加

"Tạo thử hồng kiều hề công vô lậu khuyết Tạo ư bảo điện hề phúc bất khả gia"

Dịch nghĩa:

(Tạo Cầu vồng chừ công không thể mất Tạo bảo điện chừ phúc không thể hơn)

Ngoài ra, rất nhiều bia ghi lại công đức xây dựng chùa, hành lang, nội điện như: Bia Hậu Phật bi ghi bà Man Thị Thượng hiệu Diệu Viên có công tu tạo điện Lưu Ly. Một trong những tấm bia có sự đóng góp công đức của nhà khoa bảng là

tấm bia Cổ châu tự hậu Phật bi 古珠寺後佛碑 niên đại Cảnh Hưng 24 (1763) ghi

tên TS Trần Thiệu (Trần Cảnh) cúng Hậu vào đây: "Thừa tướng công người xã Điền Trì 田 池 社 , huyện Chí Linh 致 灵 縣 ,Hải Dương tên là Trần Thiệu 陳 紹 (lại húy là Cảnh ), năm 35 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, trải qua bốn Bộ Công,

Hình, Binh, Lễ bộ Thượng thư. Năm 73 tuổi, Ông xin nghỉ hưu, thọ 75 tuổi, hàng năm ngày 6/4 là ngày giỗ Hậu của ông" [N0: 23158 - 23159].

Dưới triều Lê, Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần. Bia Hậu phật bi ký (Quang Trung 3 - 1790) ghi: Nguyễn Đình Phương, người xã Khương Tự, huyện

Siêu Loại cùng vợ tu tạo điện miếu: Hậu Phật bi ký 後 佛 碑 記 (niên đại Gia Long

thứ 4 (1805) viết: "Cao Thị Tiến tự bỏ tiền ra tu sửa chùa trong, hành lang. Năm


sinh sống. Vị trí hồ ao phía trước chùa Dâu cũng đã bị san lấp làm nhà ở. Chúng tôi đã khôi phục lại mô hình chùa Dâu trên cơ sở nghiên cứu điền dã, tổng hợp tư liệu và mô hình kiến trúc hiện tại để bước đầu phục dựng mô hình cấu trúc mặt bằng chùa Dâu thế kỷ XVII - XVIII (Phụ lục luận án).

1826, Giáp Trung Nhị lại trùng tu nội tự (Bia: Hậu Phật bi ký niên đại khoảng triều Nguyễn). Bia ghi người cung tiến vào chùa bằng hiện vật như Nguyễn Thị Khuyến hiệu Diệu Phổ (xã Đức Hiệp, huyện Siêu Loại) cúng 1.000 viên gạch Bát Tràng... Trong những bia cung tiến tại chùa cho biết đến Tk XVII - XIX, chùa có đến hàng chục mẫu ruộng. Về tục lệ đáng chú ý là có tục hát Ca trù.

- Chùa Hàm Long (Long Hạm tự, xã Sơn Dương)

Sách Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) viết: “Chùa Hàm Long ở địa phận xã Lãm Sơn, huyện Quế Dương có tháp cao chừng 1 trượng, phía Đông núi có 2 hốc đá, nước chảy không bao giờ cạn. Tương truyền, đây là chỗ tu hành của sư Dương Không Lộ”. [81; 345].

Căn cứ vào sách ĐNNTC cho biết, Dương Không Lộ còn có thời gian tu hành ở chùa Hàm Long, như thế cũng cho biết thêm, ngôi chùa này có từ thời Lý và thuộc trường phái Mật Tông. Cho đến Tk XVII, XVIII, ngoài việc thờ Phật, chùa Hàm Long còn thờ Trịnh Thập - một vị Cao tăng có công khơi mở ra phái Liên Tông. Các tư liệu ghi về Trịnh Thập có niên đại tương đối muộn. Trước chùa còn lưu giữ tháp Cứu Sinh 3 tầng với tấm bia tứ diện ghi về công đức của Trịnh Thập. Bia niên đại Minh Mệnh 10 (1830), nội dung ghi về việc công đức tu sửa chùa và về tổ sư Cứu Sinh Trịnh Thập. Lễ hội chùa được tổ chức vào ngày 14/2 âm lịch hằng năm. Đây là ngôi chùa theo phái Mật tông nổi tiếng…

- Chùa Vạn Phúc, (xã Phật Tích)

Tấm bia khắc bài thơ Nôm: Thư bút đặc tứ 書筆特賜, (N0: 2179), niên đại Cảnh Hưng năm thứ 16 (1755); do Chúa Trịnh Doanh (soạn), đặt tại chùa Vạn Phúc, xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Đặc điểm hình thức: bia 1 mặt, diềm bia không trang trí, chữ viết chân phương. Nội dung: Bài thơ chữ Nôm có 8 câu ca ngợi bậc trung thần. Dòng đầu ghi: Phụng ban chí sĩ thi (thơ ban cho một vị quan hồi hưu). Niên đại bia ghi: Lê hoàng triều Cảnh Hưng thập lục niên, tuế tại Ất hợi, nguyệt tại Kỷ sửu, cốc nhật thuyên (Khắc bia ngày tốt, tháng Ất Sửu, năm Kỷ Sửu, Cảnh Hưng thứ 16 (1755).

Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí