Trải Qua Binh Hỏa Cần Phải Trùng Tu, Xây Dựng

mảy may không được coi nhẹ, có cam đoan hoặc nếu sau này có người nào mà làm trái thì xin hoàng thiên soi xét”.

+ Phúc đức bi kí 福 德 碑 記 [N0: 23373]. Lạc khoản ghi: “Từ Sơn phủ, Yên

Phong huyện, Nguyễn Xá xã. Nội dung ghi về việc xây dựng và sơn các tòa, đến ngày 11/3/ Đinh Sửu thì hoàn thành, có sự hưng công của Chính phủ Cung tần lương nhân Nguyễn Thị Thái và nhiều người khác. Niên đại, ngày 1 tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757)”.

- Nội thị Cung tần tham gia hưng công, cung tiến xây dựng chùa

Trong một văn bia, thực khó có thể rạch ròi riêng về “lý lịch” xuất thân của các nhân vật tham gia công đức, cung tiến. Bởi trên thực tế, họ vừa là Cung tần, có khi lại vừa là phu nhân của một đại quan nào đó, cũng có khi họ đồng thời là một vị Tỳ kheo ni xuất gia đầu Phật. Vì thế, việc phân chia chỉ có tính chất tương đối. Chẳng

hạn, Mặt sau tấm bia mang tên Tín thí 信弛, [N0: 04363], niên đại Đinh Mùi (1667)

ghi việc cung tiến ruộng: Thị nội Cung tần xuất gia đầu Phật tên là Thanh Tĩnh Tỳ Kheo Nguyễn Thị Ngọc Thành 阮 氏 玉 誠 , người thôn Phúc Sơn, xã Trà Hương, huyện Nghi Dương cúng 5 quan tiền.

Đồng thời, những vị Cung tần, từng hưng công xây dựng chùa chiền lại được bầu làm Hậu Phật, được dân làng thờ cúng: Bia Khai thạch cần bi 開 石 勤 碑 [N0:

04808], niên đại Vĩnh Trị 4 (1679), chùa Duyên Bảo, (xã Từ Ái, huyện Gia Định, phủ Thuận An - Nay là thôn Ải, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), ghi về sự cung tiến của Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Diện: “Chính vương phủ, Thị nội Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Diện, hiệu Diệu Nhan, có lòng thiện, đem gia tài để bố thí, tu tạo chùa Duyên Bảo. Sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Chi hiệu Diệu Từ, đứng ra xây dựng tiền đường. Bản xã nhất trí bầu bà Nguyễn Thị Ngọc Diện làm Hậu Phật”

正王府,侍內宮嬪阮氏玊面,號妙顏,善心發財前原布弛修造缘寶寺,再後發娓

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

阮氏玉枝,號妙慈,寺立前堂,其本社應許阮氏玉面,號妙顏為後佛.

Bia Duyên Bảo tự bi 缘保寺大 [N0: 04809], chùa Duyên Bảo, (xã Từ Ái, huyện Gia Định, phủ Thuận An - Nay là thôn Ải, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), niên đại bia Vĩnh Trị thứ 4 (1679), viết: “Vương phủ Thị nội Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Diện hiệu diệu Nhan, chất ngọc, dung mạo lá ngọc cành

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 12

vàng, da trắng như tuyết, mắt sắc sáng tươi, người hiểu biết, tinh tường âm luật hơn hẳn các Cung tần, tiếng tăm tuyệt vời. Phi tần kết duyên cùng Vương công, vui

được hợp duyên cầm sắt 王府侍内宮嬪阮氏玉面,号妙顏,玊寶金容,雪肌目色,

曉精音律,卓冠妃嬪配王為好述,有鍾皼琴瑟之樂... Mùa đông năm Mậu Ngọ, Cung tần đã cung tiến vào 100 quan tiền.

Qua bảng thống kê (Phụ lục; Bảng 13) cho biết những vị cung tiến xây dựng các ngôi danh lam cổ tự phần nhiều thuộc hàng ngũ quý tộc trong triều đình Chúa Trịnh chiếm vị trí với số lượng lớn trong đó phần lớn là những vị Cung tần, Thị nội Cung tần. Địa bàn của những ngôi chùa này phần nhiều thuộc các xã thuộc các huyện Võ Giàng (Quế Võ) và Gia Bình. Thời gian cung tiến, hưng công xây dựng chủ yếu thuộc giai đoạn Tk XVII là chính, sang Tk XVIII có ít hơn. Phải chăng hiện tượng này đã chứng tỏ vào Tk XVII, nhiều ngôi chùa đã bị hư hỏng do các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn Lê - Trịnh, Trịnh - Mạc nên vấn đề trùng tu, xây dựng đã trở nên cấp bách hay ở thời điểm này, chính quyền Chúa Trịnh đang mạnh về tiềm lực kinh tế, xã hội tương đối bình yên, thịnh vượng, đời sống văn hóa tâm linh được quan tâm … Hay quê vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc thời Lê - Trịnh từng là nơi sinh ra nhiều vị Cung tần, Nội thị Cung tần. Những vị Cung tần thường không có chồng con, lại giàu tiền của nên việc cung tiến tiền của vào chùa như một nhu cầu tâm linh “Uống nước nhớ nguồn”…(?). Tất cả những vấn đề đó mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu cần tiếp tục nghiên cứu, lý giải trong nhiều mối quan hệ của một xã hội phương Đông cổ truyền.

- Tài lực cung tiến vào chùa:

+ Ruộng đất, Tiền bạc

Bài tựa hay nói về triết lý làm điều thiện, bia Hậu Phật bi kí [N0: 05169], niên đại Vĩnh Thịnh 3 (1707), sưu tầm ở thôn Trung, (xã Khắc Niệm Thượng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn), ca ngợi vợ chồng ông bà Nguyễn Sĩ Luân là người sùng chuộng đạo Phật, đã phát tâm bồ đề ra cúng 100 quan tiền, 1 mẫu ruộng cho thôn nên được bầu làm Hậu Phật. Bài tựa đã thể hiện tinh thần nhân văn từ bi, hỷ xả cũng đồng thời thể hiện được sự am hiểu giáo lý Phật giáo ở trình độ cao: “Thường nói rằng Phật là đấng giác ngộ đấy. Con người ta có tri giác tức là có Phật ở đó. Người mà biết được thân thể của con người ta là thế giới mộng ảo, thế sự vô thường, giàu

không hơn được Thạch Sùng, một buổi sáng thâu nhập vào trong mắt tự thành sự trống không, nghèo không quá được Khất Nữ đều mất đến vạn năm nhưng đều để lại tiếng thơm. Nên Kinh có câu: Làm nên nghiệp ở trên thế gian này để lại thất bảo, trải qua sự khổ ải sẽ tạo nên điều thiện ở thế gian, để lại Tam bảo cho vạn kiếp thì thường trụ. Thế mới biết công đức của Phật không thể tính được. Kính nghĩ: bản thôn có người làm được điều thiện lớn lao họ Nguyễn, là một danh gia, vợ chồng đều song toàn..[…].

Bầu Hậu do có kiện tụng với làng bên, người được bầu Hậu đã bỏ tiền riêng ra để giúp thôn được bầu làm Hậu Phật. Bia Hậu Phật bi 後 佛 碑 [N0: 05232], chùa

Hồng Phúc, thôn Ứng Xá, xã Xuân Ổ, huyện Tiên Du, Phủ Từ Sơn (Nay là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), niên đại bia Chính Hòa 18 (1697), nội dung cho biết: “Nhân vì tranh nhau địa phận với xã Lũng Sơn, do không có tiền, khó cho việc kiện tụng, viên Thập lý hầu, kiêm Tri phủ sĩ Nguyễn Hồ, tự Đức Tiên, đạo hiệu Huyền Trung, vợ là Nguyễn Thị Then bỏ ra 80 quan tiền và 1 mẫu 4 sào ruộng, hưng công cứu nạn. Do đó, bản thôn bầu Ông, Bà làm Hậu Phật tại chùa Hồng Phúc, thờ ở hành lang, 2 gian, thiết lập hai ban thờ. Lại giao cho bản thôn canh tác 2 mẫu ruộng, còn 4 sào ruộng do sư chùa trồng cấy [… Đến khi cụ mất

(trăm tuổi) cùng với ngày sinh, ngày mất làm cỗ y như lệ không thể thiếu”22

+ Cung tiến của cải khác:

Cung tiến nồi đồng vào chùa: Bia Thí điền tam bảo bi 弛 田 三 寳 碑 [N0: 05157], chùa Linh Quang, thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du, niên đại Thịnh Đức nguyên niên (1653), không những ghi về việc cung tiến tiền, ruộng đất mà còn có cả việc cung tiến nồi đồng vào chùa: Ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1652),

cung tiến ruộng ở các nơi như Đồn Trở lên Ổ, Cửa Ngoc, Cửa Ông, Thắng Ma Nội, Cửa Đình, lại có nồi đồng lớn 大 銅 鍋 一 口 dâng lên cùng với các loại ruộng tín thí

vào Tam Bảo.


22 Nguyên văn: 因為相争地分与隴山社無有銅錢难於候訟,窃見本社,十里候,柱持本寺,奉事香火兼全諸師縣内嗜来阮文請,字德正,道号玄忠,妻阮氏杄等皆發家財使錢共八拾貫,田土一畝四高興功救難,得便材中因此本村情孚偕樂衆所敬尊應保阮文請,阮湖等入爲后佛鸿福寺正坐行廊二間二床,如田二畝本村所耕存田四高寺師所種[...]至百歲後及生日為忌日伊如例内不可虧鈌.

Gỗ: Mua gỗ để tu sửa chùa. Bia Sáng lập thạch bi 創 立 石 碑 [N0: 05163],

niên đại Vĩnh Thịnh 4 (1708), sưu tầm tại chùa Đại Bi, xã Khắc Niệm Thượng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn ghi về: “Đạo Lục ty, Tri Thị Anh thượng sĩ Mai Đăng Niên, đạo hiệu Đạo Chiêm, tự Phúc Tài, vợ là Nguyễn Thị Bằng, hiệu diệu Tuyên hưng sùng Phật đạo[...] bỏ ra 50 quan tiền sử mua gỗ để tu sửa các tòa trong chùa” 23.

3.4.2 Trải qua binh hỏa cần phải trùng tu, xây dựng

Bia chùa Hồng Phúc (x. Xuân Ổ, tg. Khắc Niệm, h. Võ Giàng - nay là h. Quế Võ) ghi về việc trải qua binh hỏa, chùa đã hư hỏng nên phải trùng tu nhiều công

trình như thượng điện, tượng Phật, làm đèn bằng sắt 鐵 燈 檠 (thiết đăng kình)…

“Chùa Hồng Phúc là một đại danh lam, trải qua binh hỏa đã bị hư hỏng nhiều. Năm ngoái, các sãi vãi trong huyện xuất tiền của cùng các sư ra để tu sửa thượng điện, tô tượng Phật. Năm Ất Sửu (1625) lại làm cột đèn bằng sắt đem về chùa làm lễ khánh tán”[ N0: 5243 - 5244]. Trước đó 43 năm, chùa Hồng Phúc cũng đã trải có một lần tu sửa vào niên hiệu Diên Thành thời Mạc (1586). Trong tấm bia dựng nhân đúc lại

chuông chùa Hồng Phúc. Hồng Phúc tự hồng chung bi 鸿 福 寺 洪 鐘 碑 cho biết

trước đó trải qua binh lửa nên chuông chùa bị nứt vỡ vì thế nên năm này đúc lại chuông chùa, tô tượng Phật. Bia được khắc sau 2 năm đúc chuông hoàn thành. Người đứng ra hưng công chính là Lễ bộ Tả thị lang Xuân Sơn Bá họ Trần và ông Nguyễn Mẫn cùng các vị sãi vãi trong thôn. Người soạn bia là là Tiến sĩ Mai Công Cẩn tước An Phú Hầu, chức Lễ bộ Thượng thư [N0: 5247 - 5248]. Như vậy, trải qua các Tk XVI, XVII, chùa Hồng Phúc chịu nhiều ảnh hưởng bởi chiến tranh tàn phá, các lần hưng công trùng tu, xây dựng là những việc làm khắc phục hậu quả của những lần binh hỏa đó.

Cũng như chùa Hồng Phúc, chùa Long Khánh (xã La Miệt, huyện Quế Dương - Nay là th. La Miệt, x. Yên Giả, h. Quế Võ) cũng từng trải qua binh lửa nên

bị hư hại nhiều. Tấm bia Trùng tu Long Khánh tự/ Hậu Phật bi kí 重修龍慶寺/後

佛碑記 dựng vào năm Cảnh Hưng 20 (1759) cho biết: “Chùa Long Khánh là một danh lam cổ tích, trải qua binh lửa nên đã bị hư hỏng nhiều. Nay có bà Nguyễn Thị


23 Nguyên văn: 道籙司知耆英上仕梅登年道號占字福財妻阮氏凭號妙瑄興崇佛道[...]發其家財使錢五拾貫付與本村買木通修內寺等座.

Đệ người xã Dương Ổ bỏ ra 2 mẫu 12 thước ruộng cho dân sửa chùa, tô tượng”[ N0: 5454/5455/5456/5457]. Cũng thuộc địa bàn của huyện Võ Giàng, chùa Thiên Trúc (xã Cách Bi, tổng Bồng Lai, h. Quế Võ) vào đầu Tk XVII cũng chịu ảnh hưởng của

cơn binh hỏa. Văn bia Thiên Trúc tự bi/ Tu tạo thạch bi 天竺寺碑/修造石碑, niên

đại Hoằng Định 16 (1615) do một vị tiến sĩ họ Nguyễn đỗ khoa Bính Thìn (soạn) và sư Huệ Chính (viết chữ) có nội dung như sau: Chùa Thiên Trúc là danh lam đệ nhất xứ Kinh Bắc. Chùa rất linh ứng, trải qua binh hỏa đã hư hỏng. Các thiện nam, tín nữ cùng nhau hưng công, đóng góp sửa chữa chùa, tô tượng [N0: 5509/5510]…

Có thể nói rằng, tại nhiều thời điểm lịch sử của Tk XVII - XVIII, nhiều ngôi chùa nổi tiếng của Bắc Ninh được coi là những danh lam cổ tự xứ Kinh Bắc khi đó đã bị tàn phá bởi những cơn binh hỏa. Những cơn binh hỏa ở đây có lẽ chỉ có thể là những cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc hoặc cuộc chiến giữa các tập đoàn phong kiến Lê

- Trịnh. Qua các tư liệu văn bia được dựng vào các năm 1586, 1615, 1625, 1759… tại các chùa Hồng phúc (xã Xuân Ổ), chùa Long Khánh (xã La Miệt) và nhiều địa phương khác trên địa bàn của huyện Võ Giàng (Quế Võ) đã ghi nhận điều đó.

Bia đề cập đến vấn đề binh hỏa. Trên tấm bia Tạo Tây Thiên tự 造 西 天 寺 碑

[N0: 05148], niên đại Khánh Đức thứ 4 (1652), đã bị xuống cấp do binh hỏa nên được người trong Vương phủ của Chúa Trịnh giữ chức Thị nội Cung tần, tín quan

Lương Thị Ngọc Tiến 粱氏玉進 hiệu diệu Viên Thành cùng Tôn Thắng Công chúa

尊勝公主 hưng công xây dựng. Bia viết có đoạn: “Từ tiền triều đến nay, trải qua năm tháng, gác đã bị cháy, trải qua việc binh, dấu tích thời Trần vẫn còn, nhưng

trong lòng thì không thể xóa mờ được. Nội phủ Cung tần, tín quan tên là Lương Thị Ngọc Tiến 粱 氏 玉 進 hiệu diệu Viên Thành cùng với con trai là Hữu Hòa Quân Doanh, Thiếu phó Bỉnh Quận Công Trịnh Thụ 鄭 樹 , con gái là Công chúa Trịnh Thị Ngọc Bính 公 主 鄭 氏 玉 柄 ... cung tiến.

Bia Phiến thạch minh 片石銘 [N0: 04525], niên đại Cảnh Hưng 24 (1773), sưu tầm ở chùa Cảm Ứng, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Định viết: “Đoàn Khả Liên, tên tự là Hải Tuyên, vợ là Lê Thị Thiều Vân, (thấy chùa Cảm Ứng

của th. Bảo Tháp, x. Đông Cứu, h. Gia Định) trải qua binh hỏa, chùa chiền bị đốt trởthành khu đất hoang hoá, gai góc để làm lại điện chùa” (顺安府,嘉定縣,東究社,

寳塔村, 段可連,字海宣;妻黎氏韶雲者地方屢遭乒火焚刹悉虚丘尊師剪披荊

棘再造殿堂).

Khi đó, có sư Như Thị hòa thượng 如 氏 和 尚 , tên tự là Tính Huệ 性 惠 , mệnh cho những người ở đó giữ nguyên nền chùa việc này được tiến hành vào năm Nhâm Ngọ (1772).

3.5. Các hoạt động khắc in kinh Phật

Trong Phật giáo, hệ thống kinh tạng không thể thiếu được trong hoạt động văn hóa tinh thần. Những kinh, luận, luật của nhà chùa thường được các chùa lớn tiến hành in ấn rồi ban hành cho các chùa trong khu vực. Vùng Kinh Bắc (bao gồm Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay) đã xuất hiện một số trung tâm lớn in khắc kinh Phật như chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm (Việt Yên - Bắc Giang); chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) ... Hiện nay, những kho ván khắc in của chùa này đã được tổ chức UNESCO xếp vào di sản ký ức nhân loại. Nhưng ngoài hai chùa Bổ Đà và Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), ở tỉnh Bắc Ninh còn rất ít chùa lưu giữ được hệ thống

ván khắc in kinh Phật thời Lê Tk XVII, XVIII. Vào cuối thập kỷ 90 của Tk XX, trong chuyến đi điền dã thực địa tại các di tích24, chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều ván khắc kinh Phật ở chùa Dâu bị mục nát được nhà chùa dùng làm củi đun và cưa ra làm ghế ngồi và một số đồ dùng khác. Ngày nay, tại một vài ngôi chùa cổ còn giữ được một vài bộ kinh Phật thời Lê. Vào Tk XVIII, ở chùa Dâu đã lưu hành

tác phẩm lịch sử của chùa mang tên Cổ châu Phật bản hạnh 古珠佛版行 được khắc

vào năm Cảnh Hưng thứ 12 (1752). Hiện nay, hệ thống ván khắc đó vẫn được lưu giữ trong chùa. Ngoài chùa Dâu ra, qua tư liệu văn bia cho biết một số ngôi chùa ở Bắc Ninh vào Tk XVII, XVIII có in khắc Kinh Phật. Bia Bản xã phụng sự bách thế

bất thiên/ Cô Tiên tự Hậu phật bi kí 本社奉事百世不遷/ 姑仙寺後佛碑記 của

chùa Cô Tiên, xã Châu Cầu, tổng Đào Viên, huyện Quế Dương khắc in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), nội dung ghi về hai bà Phạm Thị Nhiên và Phạm Thị La là hai chị em vốn là Tổng Thái Giám và Đô Thái Giám trong triều. Khi rời cung trở về làng, Hai Bà dốc lòng làm việc thiện, tham gia tu bổ chùa, cung tiến tiền, ruộng và


24 Kết quả điền dã của Tác giả vào các năm 1999, 2003, 2004 (Thời điểm này trước khi chùa Dâu, chùa Tổ tiến hành đại tu bổ).

khắc in kinh Phật [N0: 5598/5599/5600/5601] Hay bia Thanh Lan tự bi kí/ công đức

青蘭寺碑記/功德 (chùa xã Bồng Lai, tổng Lại Thượng - nay là th. Bồng Lai, x. Lai Hạ, h. Lương Tài, Bắc Ninh) ghi về công lao của nhà sư họ Vũ tự Trúc Giang đã trụ trì chùa, mua ruộng, làm vườn, sửa chữa chùa chiền vào các năm Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, tạc tượng Phật Quan Âm và khắc in Kinh Phật vào các năm Canh Thân (1620) cho đến năm Dương Hòa thứ 4 (1638) được khắc bia công đức [No:

5982/5983]. Nhưng những văn bia này không cho biết việc khắc Kinh Phật trên là loại Kinh gì. Duy chỉ có văn bia Hưng Nghiêm tự bi/ Nghĩa điền 興嚴寺碑/義田記 hiện đặt tại chùa, thuộc xã Quế Ổ, huyện Quế Dương (Quế Võ) được khắc

năm Cảnh Trị thứ 7 (1668) ghi việc bà Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Bạch là người quê xã Quế Ổ, huyện Quế Võ đứng ra tổ chức khắc kinh Lăng Già. Sau khi Trịnh Tráng mất, bà dốc lòng theo đạo Phật, bà đã phát tâm trùng tu lại chùa Hưng Nghiêm, xây thêm 5 bậc đá của chùa, khắc in 8 quyển kinh Lăng Già và 10 mẫu ruộng [N0: 5088/5089].

Lăng - già kinh 楞 伽 經 , (tiếng Phạn: ja. nyū ryōga kyō, sa.

laṅkāvatārasūtra) là một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, hành giả đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng vốn hằng có trong tất cả mọi loài… Theo Lê Viết Nga, chùa làng Viêm Xá (Hưng Sơn tự), xã Hòa Long, tp Bắc Ninh, hiện nay còn lưu giữ một số ván khắc kinh Phật cổ [69 ; 62].

3.6. Hệ thống tượng thờ và các hoạt động khác

- Hệ thống tượng thờ

Thống kê tổng số hơn 174 tấm bia do EFEO sưu tầm trong tổng số 382 tấm bia Phật giáo niên đại Tk XVII - XVIII của tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi thấy có đến ít nhất hơn 10 lần đề cập đến việc tạc tượng hoặc tô tượng ở nhiều chùa trên địa bản tỉnh Bắc Ninh Tk XVII, XVIII. Trong đó, chúng tôi vẫn quan tâm đến việc tạc tượng, tô tượng ở các thời kỳ trước đó để thấy được sự phát triển liên tục của những ngôi chùa trên vùng đất này. Đó là hai chùa vào thời Mạc cũng tiến hành tạc tượng Hộ Pháp, tượng Phật: Chùa Phúc Diên, xã Vũ Dương, huyện Võ Giàng (Quế Võ), tạc tượng Quan Âm vào năm Diên Thành thứ 6 (1583) và chùa Hồng Phúc tạc

tượng Quan Âm vào năm Quang Hưng thứ 7 (1594). Còn lại tất cả các chùa mà viện Viện Đông Bác Cổ (FEEO) sưu tầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được phản ánh qua văn bia thời Lê Tk XVII, XVIII cho thấy: các hoạt động tạc tượng, tô tượng ở địa bàn này chủ yếu được tiến hành vào Tk XVII nhưng sang Tk XVIII thì rất ít được tiến hành điêu khắc tượng thờ, tô tượng ... mặc dù Tk XVIII, nhiều ngôi chùa trên đất Bắc Ninh vẫn được quan tâm trùng tu, xây dựng.

Chẳng hạn văn bia: Cứu Lĩnh Sơn thượng đỉnh Thiên Thai tự bi kí 究嶺山上頂

天台寺碑記 [N0: 04491], niên đại Đức Long 3 (1631).

Trong văn bia ghi về việc xây dựng các hạng mục công trình xây dựng và tạc các vị tượng: “Tại đây, lại tái tạo tả hữu hành lang, Hậu đường, lại đặt Thánh tượng, am và tam quan, phòng oản. Tạc Phật Ngọc Hoàng, Bát bộ Kim cương, hai tòa Thánh Phật Phật tổ, cô hồn chủ sơn long thần, Hộ Pháp, tổng cộng là 57 pho tượng. Lại trồng cây tùng, cây đa, cầu, muôn vật nở hoa. Đến năm Bính Dần thì thành công viên mãn...”.

Ngoài việc điêu khắc tượng, chùa còn điêu khắc tượng linh vật như rồng (long

thần) như bia: Nội Am Quốc Ân tự bi 内庵國恩寺碑 [N0: 04505], niên đại Khánh Đức thứ 4 (1652) ghi: Bà Thiện sĩ Trịnh Như Đường tự Phúc Tráng, hiệu Đức Nhuận cùng vợ là Nguyễn Thị Thiết hiệu Từ Thuận làm một pho tượng thần rồng

(nguyên văn “Tân tạo long thần nhất tướng” 新造龍神一相).

Theo khảo sát của chúng tôi, những tượng pháp trong chùa đều làm bằng các chất liệu gỗ, đất, đồng... tuy nhiên, tượng được làm bằng gỗ là phổ biến nhất. Thậm chí, có những pho tượng còn được dát vàng ở ngoài như chùa Diên Phúc (x. Đại Bái, h.

Gia Bình, t. Bắc Ninh): Bia Diên Phúc tự bi 延 福 寺 碑 [N0: 04640], niên hiệu Đức

Long thứ 4 (1632) cho biết chùa được xây dựng, trùng tu đại quy mô: ... Nguyễn Thống cùng các Đạo sĩ, sãi vãi cùng các vị lớn, nhỏ trong hương thôn, trộm thấy, trong bản xã có chùa Diên Phúc là một ngôi chùa cổ danh lam, đã bị dột nát. Đến ngày 2 tháng 2 năm Tân Mùi (1631) hưng công xây dựng thượng điện, nhà thiêu hương, tiền đường, Hậu đường, trùng tu tả hữu hành lang, cho đến ngày 13 tháng 4

thì hoàn thành. Tháng 11 năm ấy thì đắp tượng thếp vàng 塑繪金相.

Tín ngưỡng thờ ở trong các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam bên cạnh thờ Phật còn có điện thờ mẫu (Tam tòa, Tứ phủ) và thờ Ngọc hoàng thượng đế. Bia chùa Tây

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022