Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Quyển 27 In Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, Quyển 51, Tr 431;

Tứ Pháp được nhắc đến nhiều lần trong ĐVSKTT, quan hệ Man Nương - Khâu Đà La huyền thoại hóa tính giao thiêng liêng diễn đạt sự kết hợp hai dòng tín ngưỡng phồn thực Việt - Ấn. Thạch quang Phật hỗn dung hòn đá thiêng (tục thờ đá) với linga (dạng phồn thực của Siva giáo)36. G.Codès trong tác phẩm Các quốc gia Ấn Độ hóa Đông Dương và Nam Dương cho rằng hiện tượng này đã ảnh hưởng Siva giáo gọi là hiện tượng Siva- "Buddha"37.

Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo Việt Nam có nhiều tông phái như Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Thảo Đường... nhưng đáng chú ý có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập có nơi trụ trì là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long và phái Trúc Lâm Yên Tử với ba vị tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quan sáng lập. Ở Yên Tử, chùa tháp được xây dựng, kinh Phật được khắc in nhiều, bên cạnh Quỳnh Lâm tự còn có cả Bích Động am là nơi bình giảng thơ văn, trao đổi về Phật học của nhiều vị trí thức như Trương Hán Siêu, Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn... và đã hình thành nên thi xã Bích Động. Dưới triều Trần, chùa Dâu tuy không có được một trung tâm Phật giáo lớn như vậy nhưng là cửa ngõ của kinh đô Thăng Long với Quỳnh Lâm (Yên Tử). Có lẽ vì thế, chùa Dâu ít nhiều được quan tâm. Tương truyền, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã đứng ra trùng tu chùa. Hiện nay, tại chùa Dâu còn thờ bức tượng Mạc Đĩnh Chi. Di vật còn lại có lẽ còn đôi rồng đá mang phong cách thời Trần. Sách ĐNNTC viết: "Chùa Diên Ứng ở xã Khương Tự huyện Siêu Loại, có 4 tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Thường tỏ ra anh linh. Thời Trần, Mạc Đĩnh Chi dựng chùa trăm gian, tháp chín tầng, và cầu chín nhịp, nền cũ nay vẫn còn (.... lại xét Thập di ký của Lý Tế Xuyên, thì người xã Cổ Châu, hàng năm hội họp ở chùa để thiền định, làm lễ "Phật đản"). Vua Trần Nghệ Tông cho mỹ hiệu. Sử đã chép: Năm Thái Hòa thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông sai Thái úy Lê Khả đến xã Cổ Châu rước Phật Pháp Vân đến chùa Báo Thiên ở Kinh thành để cầu mưa" [81; 109]. Bên cạnh chùa Dâu còn có một ngôi chùa mang tên "Bình An tự" mà nhân dân vẫn thường gọi là chùa "Bình Văn" và giải thích rằng xưa kia nơi đây Sĩ Nhiếp đến giảng bài nên đặt tên như vậy. Nhưng theo chúng tôi, thì ngôi chùa này


36 Nguyễn Duy Hinh (1992), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Tc. Văn học số 4 - 1002, tr 4.

37 G.Codès (1964), bản dịch: Các quốc gia Ấn Độ hóa Đông Dương và Nam Dương, Paris, p182.

ngoài quả chuông đồng còn có niên đại Cảnh Thịnh 8 (1799), chùa còn lưu giữ một đôi câu đối nội dung có từ đời Trần. Câu đối tại chùa như sau:

白鹭下田天点雪

黄犁上樹一枝春

"Bạch Lộ hạ điền thiên điểm tuyết Hoàng Ly thượng thụ nhất chi xuân"

Tạm dịch:

(Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết Trên cây oanh đậu một cành hoa).

Theo Tam tổ Trúc Lâm giảng giải của Hòa thượng Thích Thanh Từ, câu này được nhắc đến trong mục "tham vấn" trao đổi giữa Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các đệ tử38. Vì thế, có thể đưa ra giả thuyết chùa "Bình Văn" ra đời là nơi bình giảng thơ văn và trao đổi Phật học thời Trần.

Về tông phái chùa Dâu

Trên nền tảng của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng mây, mưa, sấm, chớp và sự kết hợp giao lưu văn hóa Việt - Ấn với huyền thoại Man Nương - Khâu - Đà - La, tục thờ đá gần với dạng phồn thực của Siva giáo (Siva-Buddha).

Vào Tk VI (580), Tỳ - Ni - Đa - Lưu - Chi đã dịch xong kinh “Tổng trì” Đàlani. “Tổng trì” nghĩa là Bí mật giáo, Mật tông). Dòng Mật tông của Tỳ - Ni - Đa

- Lưu - Chi bắt đầu từ Tăng Xán (người Trung Quốc). Tỳ - Ni - Đa - Lưu - Chi gặp được Tăng Xán liền bái Tăng Xán làm thày rồi theo lời khuyên của Tăng Xán, Ông về Phương Nam. Đến Luy Lâu, thì tại đây, Phật giáo cũng đã rất phát đạt với nhiều tăng chúng theo học rất đông. Tỳ - Ni - Đa - Lưu - Chi đã ở lại Luy Lâu từ năm 580 cho đến khi viên tịch năm 594 (sau 14 năm). Nhưng truyền sang Đại Việt thì Tỳ Ni Đa Lưu Chi được coi là vị tổ thứ Nhất (viên tịch năm 594); Tổ thứ 2: là Pháp Hiền (viên tịch năm 624); Tổ thứ 3: Huệ Nghiệp (?); Thanh Biện (viên tịch năm 686); Tổ thứ 4: Thanh Biện (viên tịch năm 686); Tổ thứ 5: (khuyết lục); Tổ thứ 6: (Khuyết lục); Tổ thứ 7: Long Tuyền; Tổ thứ 8: là Định Không (viên tịch năm 808); Tổ thứ 9: là Thông Bộ; Tổ thứ 10: là La Quý An (viên tịch năm 936) Đỗ Pháp Thuận (viên


38 Thích Thanh Từ (1997), Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải, Thiền viện Thường Chiếu xb, tr 57.

tịch năm 990); Tổ 11: Thiền Ông (viên tịch năm 979); Sùng Phạm (viên tịch năm 1087); Tổ đời thứ12: là Vạn Hạnh (viên tịch năm 1018); Vạn Trì Bát (viên tịch năm 1117); Tổ thứ 13: Huệ Sinh (viên tịch năm 1063), Thiền Nham (viên tịch năm 1163); Tổ đời thứ 14: Khánh Hỷ (viên tịch năm 1142); Tổ đời thứ 15: Thảo Nhất (chùa Tĩnh Lự); Tổ đời thứ16: Chân Không (viên tịch năm 1100); Tổ đời thứ: 17 Diệu Nhân; Tổ đời 18: Viên Thông (viên tịch năm 1151); Tổ đời thứ 19: Y Sơn (viên tịch năm 1213)….

Như thế, từ các tư liệu trên cho thấy dòng thiền của Tỳ - Ni - Đa - Lưu - Chi với nhiều thiền sư nổi tiếng có mạch nguồn liên tục từ thời Tùy - Đường đến cuối Lý đầu Trần (từ Tk VI đến Tk XIII) gắn liền với nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong phạm vi không gian văn hóa vùng Dâu. Trong giai đoạn này, dòng Tỳ - Ni – Đa – Lưu - Chi không chỉ có ảnh hưởng đến các khu vực trong phạm vi địa bàn khu vực mà còn có ảnh hưởng đến các khu vực khác. Chẳng hạn như Vạn Trì Bát (đời thứ

12) của dòng Thiền này, sau khi trụ trì chùa Dâu còn đến trụ trì chùa Tổ Ong (Thạch Thất, Hà Nội) đã mở rộng thêm địa bàn của thiền phái. Qua bệ đá của chùa Tổ Ong (Thạch Thất) cho biết được điều đó [88; 64 ].

Cho đến thời Lý, sơn môn Dâu thuộc phái Mật tông còn ảnh hưởng đến nhiều ngôi chùa trong và ngoài khu vực khác trong cả nước. Nhiều người biết rằng Sư Trì Bát là học trò của sư Sùng Phạm. Năm 21 tuổi (Vạn Trì Bát) đến chùa Pháp Vân thụ giới cụ túc, theo hầu thiền sư Sùng Phạm. Sùng Phạm thấy sư giữ mình nghiêm cẩn, tính tình thận trọng nên yêu mến, truyền thụ tâm ấn và đặt cho pháp danh là Trì Bát. Sau Trì Bát có đến chùa Tổ Ong trụ trì. Tuy không nói Pháp môn của sư Trì Bát là gì nhưng ông có để lại bài kệ trước khi viên tịch có dùng chú:

死爲世所悲

生爲世所喜悲喜兩無窮

互然成彼此

於諸生不關懷 唵嘮嚕嘮嚕悉哩

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 15

Phiên âm


Tử vi thế sở bi

Sinh vi thế sở hỉ Bi, hỉ lưỡng vô tình

Hằng nhiên thành bỉ, thử

Ư chư sinh bất quan hoài Úm tô rô, úm tô rô tất rí”39.


39 Lê Mạnh Thát (1991), Thiền uyển tập anh (Khuyết danh), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Dịch nghĩa:


Việc chết ở trên đời là buồn Việc sinh ở trên đời là vui Sự buồn, vui là vô cùng

Nghiễm nhiên có cái này thì có cái kia

Sinh ở trên đời chẳng ưu phiền

Úm tô rô, úm tô rô tất rí.

Trong ĐVSKTT cho biết vào các thời Lý, Trần và thậm chí thời Lê Sơ (Tk

XV) dưới chế độ quân chủ Nho giáo thịnh hành, nhiều lần hoàng đế sai rước tượng Phật Pháp Vân vào Kinh đô để cầu mưa. Đó là năm 1434, có hạn hán, vua Lê Thái Tông đã phải sai quan quân rước Phật Pháp Vân từ chùa Dâu về Thăng Long để làm lễ cầu mưa và dựng đàn chay chẩn tế [67; 313].

Như trên đã đề cập, đến triều Trần cũng như Quỳnh Lâm - Yên Tử, chùa Dâu thuộc Thiền phái Trúc Lâm nhưng thuộc dòng nào của phái Thiền Tông Trúc Lâm thì ít có tư liệu đề cập. Chúng tôi sưu tầm các loại bia tháp đặt bên trong các ngôi tháp cổ tại vườn chùa cho biết một số thông tin cụ thể. Bia Thừa Bình tháp ký tịnh

minh 承平塔記並銘 (Bài ký và bài minh trên tháp Thừa Bình) có niên đại Bính Tý

niên hiệu Cảnh Hưng 16 (1756) viết: "Nhà sư người xã Bình Ngô 平 吾 社 ,huyện Gia Định 嘉 定 縣 ,họ Vương húy là Cung. Năm 21 tuổi xuất gia, ban đầu dựa vào

Chính Hải Công 正海公 ở chùa Thành Đạo 成道寺, khi đó là năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái 7 (1726). Năm 27 tuổi, năm Long Đức thứ Nhất (1732) Nhâm Tý thụ giáo bản sư ở Ninh Phúc thiền tự 寜福禪寺(tức chùa Bút Tháp - tg). Nhà sư thuộc

dòng Trúc Lâm Long Động 竹林龍峒, dòng chính của Đông Đô thủy tổ, năm Giáp Dần (1734) trụ trì ở chùa này, hóa ngày 25 tháng 10 năm Ất Hợi Cảnh Hưng thứ 16 (1755) thọ 56 tuổi. Bài minh dài 16 câu trong đó có đoạn:

Nguyên văn chữ Hán:


佛傳心印

大事人緣東都始祖

臨濟宗禪

燈燈相續袞袞周圓

Phiên âm:


Phật truyền tâm ấn

Đại sự nhân duyên Đông Đô thủy tổ

Lâm Tế tông thiền

Đăng đăng tương tục Cổn cổn chu viên

Dịch nghĩa:


Phật truyền bằng tâm ấn

Việc lớn là do nhân duyên Đông Đô là thủy tổ

(Phái) Lâm tế thiền tông

Cùng nhau nối tiếp Cuồn cuộn xoay tròn.

Phần lạc khoản ghi: Thiền sư Hải Tích 海積禪師 ở núi Sài Lĩnh (núi Thầy - Hà Tây) soạn40.

Qua bài ký và bài minh cho biết nhà sư Vương Cung thuộc phái Thiền tông truyền tâm ấn (truyền tâm). Chùa thuộc dòng thủy tổ ở Đông Đô (Thăng Long) tức thiền phái của Huệ Năng (Tk VII cho đến trước Tk IX (năm 826). Dòng Vô Ngôn Thông vào Kiến Sơ thuộc Thiền phái Lâm tế.

Hay tấm bia ở tháp Hợp Bảo mang tên Hợp Bảo tháp bi ký 合寳塔碑記 (Bia

không có niên đại) nhưng có thể đoán nó thuộc khoảng cuối Lê đầu Nguyễn vì nội dung viết về nhà sư húy là Nghi, người xã Bảo Khám 寶龛社, huyện Gia Định 嘉定

縣 . Năm 8 tuổi xuất gia, được khoảng một hai năm theo thầy Hải Nhân 海 仁 ở chùa Diên Ứng, (Cổ Châu), năm Ất Hợi nhà sư tịch, cử ngài lên làm trưởng tọa đạo tràng, giao cho trụ trì chùa Diên Ứng làm tổ thứ hai. Dòng lạc khoản ghi: "Nam vô

Bảo Đức tháp, Lâm Tế thiền Tông, Trúc Lâm Huệ Tinh pháp tịch mật dương dương thiền sư hóa thân tọa hạ 南無寳德塔臨濟禪宗竹林惠並法寂密洋禪師化身坐下.

Phần cuối là bài minh có câu:

竹林導岸延應慈船

"Trúc Lâm đạo ngạn Diên Ứng từ thuyền"


40 Những tấm bia tháp chùa Dâu là do cá nhân tác giả tự sưu tầm. Những tấm bia này thường được dựng trong các ngôi tháp của chùa Dâu không có trong bộ sưu tập của FEEO và của VNCHN vì những bia này thường đặt ở vị trí cao, lại có kích thước nhỏ, thêm vào đó nó thường bị quét vôi trên bề mặt nên sau này rất khó phát hiện. Vì thế, những tấm bia tháp nhỏ dạng này thường bị “bỏ quên” trong các lần sưu tầm.

Nghĩa là:

Phái Trúc Lâm là bến giác ngộ Chùa Diên Ứng là con thuyền từ bi.

Tấm bia có niên đại muộn nhất tại chùa Dâu được khắc vào năm Nhâm Tý niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852) nhưng đề cập đến nhà sư Phổ Giác - sinh vào khoảng cuối triều Lê (cuối Tk XVIII) thọ giới ở chùa Diên Ứng (Chùa Dâu) vào

đầu triều Gia Long. Bia này được gắn lên tháp có tên: Thường An tháp tịnh minh

安塔並銘 ghi về nhà sư trụ trì chùa là Sa - Di đệ tử, tự là Phổ Giác, người xã An Xá, (Cẩm Giàng, Bình Giang). Nhà sư họ Phan, năm Gia Long thứ 1 (1802) thụ giáo ở chùa Diên Ứng, hóa năm Nhâm Dần (1852) thọ 58 tuổi. Phần cuối ghi dòng

chữ 南無臨濟禅宗竹林惠盛,正靜娑門阿娑弥,字普覺,釋皈衣禪師坐 (Nam Vô

Lâm Tế thiền tông Trúc Lâm - Huệ - Thịnh - Chính - Tĩnh - sa - môn - A- sa - di, tự Phổ Giác thích quy - y thiền sư tọa hạ).

Từ những tấm bia trên chẳng những cho biết hành trạng của các vị thiền sư gắn liền với lịch sử của chùa mà còn cho biết rõ nơi đây suốt nhiều thế kỷ từng tồn tại phái Lâm Tế thuộc Thiền tông Trúc Lâm. Theo Thích Thanh Kiểm trong Thiền lâm bảo huấn: “Lâm Tế tức là Lâm Tế Nghĩa Huyền Thiên, thiền sư thủy tổ của

Lâm Tế tông, pháp tự của Hoàng Nghiệt Hi Vận thiền sư, đời thứ 4 của phái Nam Nhạc”41. Sách Cảnh Đức truyền đăng lục do sư Đạo Nguyên đời Tống biên soạn vào năm Cảnh Đức thứ Nhất (1004) gồm 30 quyển nói về 5 phái và 1.701 truyện các thiền sư trong đó có chép truyện Thiền sư Huệ Tư ở Nam Nhạc. Vậy Nam Nhạc là một tên gọi của phái thiền theo địa danh đồng thời cũng là một tên gọi của Thiền

phái. Lâm Tế là một phái có nguồn gốc Trung Hoa và đã phát triển mạnh mẽ vào thời cuối Đường42. Trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể lại cho rằng vào đầu thời Lê Hy Tông ở miền Bắc lại có phái Liên Tông. Phái này có nguồn gốc từ Chuyết Công (Trung Quốc) tức chi phái của phái Lâm Tế43...

Tóm lại, nghiên cứu về Thiền phái của Phật giáo khu vực địa bàn tỉnh Bắc Ninh - một phần quan trọng của xứ Kinh Bắc (thời Lê) qua tư liệu văn bia không


41 Thích Thanh Kiểm (2001), Thiền lâm bảo huấn, Nxb Tôn giáo, tr 166, 382;

42 Cảnh Đức truyền đăng lục, quyển 27 in trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, quyển 51, tr 431;

43 Thích Mật Thể (1942), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Minh Đức, tr 176 – 177.

thể không nghiên cứu về thiền phái của Chùa Dâu. Hay nói cách khác, muốn nghiên cứu về thiền phái Phật giáo của Bắc Ninh thời Lê thì cần phải nghiên cứu thiền phái sư tổ của chùa Dâu. Bởi hơn bất cứ nơi đâu, chính đây, trải qua các triều đại lịch sử, sơn môn Dâu vẫn là một trung tâm Phật giáo tiêu biểu bậc nhất, không có nơi nào có đặc trưng về vị trí địa lý và lịch sử cũng như sự phong phú về các nguồn sử liệu như ngôi chùa này. Qua kết quả nghiên cứu liên ngành như địa lý học lịch sử, khảo cổ học, sử học cho biết: chùa Dâu nằm trên một vùng đất có quá trình phát triển lâu dài liên tục suốt mấy ngàn năm. Bằng những tư liệu khảo cổ học, lịch sử, văn hoá dân gian cho ta thấy nơi đây đã hình thành, ngưng kết một nền văn hóa Việt cổ - Văn hóa Đông Sơn và tiếp đó diễn ra sự giao thoa văn hóa Việt - Hoa - Ấn mà cụ thể và hệ quả của nó là hình thành nên một trung tâm Nho học và đặc biệt là sự hình thành trung tâm Phật giáo dưới thời Hán (Tk II - III SCN). Để hiểu thêm về thành cổ Luy Lâu nói chung và Phật giáo Luy Lâu nói riêng cần phải đợi chờ những bổ sung về tư liệu, phát hiện mới của khảo cổ học trong tương lai. Nhưng bằng một số tư liệu Văn bia và thư tịch cổ cũng có thể hình dung được phần nào về lịch sử chùa Dâu với biết bao thăng trầm. Chùa Dâu có lúc là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, trung tâm Phật giáo xứ Giao Châu, khi lại là nơi lui tới của các nhà vua mộ đạo, tín Phật của những trí thức Phật giáo thời Lý - Trần, là nhịp cầu nối giữa kinh thành Thăng Long và trung tâm Quỳnh Lâm, Yên Tử. Cũng như nhiều ngôi chùa khác, đến Tk XVII - XVIII, chùa Dâu lại được trùng tu tôn tạo bề thế cho đến ngày nay. Chùa Dâu không chỉ được sự quan tâm của các tín đồ, đệ tử thập phương góp phần công đức trùng tu mà còn được sự quan tâm của chính quyền Lê - Trịnh và sự đóng góp công sức của một số vị đại khoa như Thừa tướng, Tiến sĩ Trần Thiệu (tức Trần Cảnh) xã Điền Trì, huyện Chí linh (Hải Dương) Tk XVIII cung tiến và gửi giỗ Hậu tại chùa…

+ Bia đề cập đến Thiền tịnh độ: Bia Tôn phụng tự húy nhật bia 尊奉祀諱日碑 [No:

05203] , sưu tầm tại chùa Phúc Thọ, xã Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, niên đại Vĩnh Trị 9 (1684), do Tăng lục ty, Tăng tự Nguyễn Quang Luật, tự Huệ Sinh, hiệu Phúc Phụng (viết). Nội dung văn bia viết về bà Tự Phúc Thuận, hiệu Trinh Hạnh, Ngoại tổ (Ông ngoại) Nguyễn Công tự Phúc Hướng, tỷ (Bà ngoại) hiệu Từ Ân là Đỗ Thị Hiệu Bi, tên hiệu là Từ Hiếu [...], sau này làm cúng tế bốn mùa,

hâm mộ việc sóc, vọng, lưu để kính lễ để thể hiện tấm lòng thẳng thắn cùng với trời thiền Tịnh độ, cùng tồn tại lâu bền với trời đất (nguyên văn: [...] 四時之祭如朔望之慕留以敬禮為心直與禪天淨土乆與日月貞).

4.2. Về những danh tăng tiêu biểu thế kỷ XVII - XVIII

4.2.1. Chân Nguyên thiền sư (1647 - 1726) - Người nối dòng Phật giáo Trúc Lâm

Hòa thượng Chân Nguyên được các nhà nghiên cứu đánh giá cao và công nhận là người có công lớn trong việc nối lại dòng mạch của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Việc Hòa thượng Chân Nguyên biên tập, khắc in các tác phẩm của Tam tổ Trần Nhân Tông (1258 - 1308), Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334), đều là những vị thiền sư khai sáng phái trúc Lâm thời Trần. Do đó, có thể thấy rõ Thiền sư Chân Nguyên đã sưu tập trước tác của các sư tổ cho khắc in cùng với bản hạnh của mình để lưu truyền lại sự tích thiền phái và trước tác của các vị tổ sư đời sau [74; 25].

Thiền sư Chân Nguyên có ảnh hưởng sâu rộng, được coi là “tùng lâm thạch trụ” đương thời. Ông có ảnh hưởng lớn và nhiều thế hệ đệ tử noi theo. Bia Hiển an

Sùng Quang tự thiền tháp ký 顯安崇光寺禪塔記, sưu tầm tại chùa làng Sen, (thôn

Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) viết: “[…] nhi ngô nho chi sở vị chi bất hủ dã. Thiền tháp giả Sa môn Như Lý thiền sư, xá lợi chi sở tàng quyết sơ đầu sinh vu hoài an thanh bộ chi Lê tính, thiếu tập Nho nghiệp, cập trưởng tòng Vĩnh Long tự. Hư Tạo thiền sư vấn đạo toại nãi lịch du Cẩm Giàng, Văn Thai, Dương Đường tự ký hựu ư Sùng Quang tự trụ trì, thủy mộ tài cưu công đại sáng tự vũ, san kinh tạo tượng, chú chung, điều kiều tầm nhập Yên Tử sơn, Long Động tự, nghênh chí Hòa thượng Chân Nguyên thiền sư, mật thụ phó chúc” (dịch nghĩa: […] mà nhà nho ta gọi là bất hủ đấy!. Tháp là nơi tàng giữ xá lợi của vị Thiền sư là Sa

môn Như Lý 沙門如理.Ban đầu ngài sinh ra ở Hoài An 懷安,Thanh Bồ 青蒲,

người họ Lê. Khi còn nhỏ học nghiệp Nho, khi lớn vào chùa Vĩnh Long 永 龍 寺

học đạo ở nhà sư Như Toà 如座禅師, rồi trải qua đi vãn cảnh ở chùa Án Đường

,Văn Thai 文台, Cẩm Giảng 錦江, rồi mới trụ trì ở chùa Sùng Quang, kêu gọi tiền

của, triệu tập công đức, xây dựng chùa chiền, khắc kinh Phật, tạo tượng, đúc chuông, làm cầu rồi lại vào chùa Long Động 龍 洞 寺 để đón Hòa thượng Chân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022