Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 14

Cụm chùa trên dãy núi Thiên Thai: Chùa Tĩnh Lự, chùa Phúc Long và chùa Thái Sư

Chùa Tĩnh Lự còn có tên là Long Khánh tự 龍 慶 寺 (thuộc th. An Quang, x.

Lãng Ngâm, h. Gia Bình, t. Bắc Ninh). Chùa Tĩnh Lự thuộc núi Yên Sơn cùng một dải với núi Thiên Thai. Tên chùa lần đầu tiên được đề cập đến vào thời Lý. Theo sách ĐVSKTT ghi: “Năm Kỷ Hợi (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 10 (1119), tháng 5, mở Hội Khánh thành chùa Tĩnh Lự” [67; 289] Vương Hải Thiềm thời Lý đã theo thiền sư Thảo Nhất trụ trì chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh). Tên gọi của chùa “Tĩnh Lự” có ý nghĩa đặc biệt gợi nhớ đến thiền phái với tôn chỉ của Phái tu Thiền lấy sự tĩnh lặng làm căn bản. Theo Lê Quý Đôn trong phần Thiền dật của sách Kiến văn tiểu lục đã giải thích ý nghĩa của tên gọi “Tĩnh Lự”: “Ba la mật: Trung Quốc dịch là đáo bỉ ngạn (tới bờ bên kia). Ba la mật có 6 phép: 1. Đàn, nghĩa là bố thí; 2. Thi la, nghĩa là trì giới; 3. Sần đề, nghĩa là nhẫn nhục; 4. Tì lợi da, nghĩa là tinh tiến; 5. Thiền na, nghĩa là Tĩnh lự; 6. Bát nhã, nghĩa là trí tuệ. Năm phép trên là cái thuyền, bát nhã là người lái thuyền đi sang bờ giác ngộ bên kia [16 ; 441]. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã giải thích thuật ngữ “Tĩnh lự” theo quan điểm của Phật học chính là ngôi chùa theo phái Thiền. Đây là tên gọi của một trong quá trình tu tập thiền định để đến được với quá trình giác ngộ tri thức nhờ phương pháp rèn luyện tập trung trí não cao độ. Trong sách Lễ kí cũng đề cập đến quá trình tu tập này: Định - Tĩnh - An - Lự - Đắc. Như vậy, thuật ngữ “Tĩnh lự” là một thuật ngữ chung của cả Phật học và Nho học để chỉ quá trình và phương pháp tập trung trí tuệ trong việc học tập tri thức. Theo Hòa Thượng Phúc Điền trong sách Đại Nam thiền uyển truyền đăng lục cho biết đến thời Trần, Quốc sư Phù Vân cũng có tên hiệu là

Tĩnh Lự. Hiện nay còn tấm bia Tĩnh Lự thiền tự/ Công đức tín thí 静慮禪寺/功德

信弛, niên đại Phúc Thái 6 (1668) do Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì (soạn) [No: 35681/35682].

- Chùa Phúc Long (ở núi Thiên Thai). Dãy núi Thiên Thai là một dãy núi duy nhất của hai huyện Lương Tài và Gia Bình. Đây cũng là địa điểm tự cư rất sớm của người Việt cổ. Tại di chỉ Lãng Ngâm (xã Lãng Ngâm), di chỉ làng Yên Việt (xã Đông Cứu), năm 1970, các nhà Khảo cổ đã phát hiện nhiều rừu đồng, quả cân bằng

đồng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.700 năm thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Trên đỉnh núi, xuất hiện nhiều ngôi chùa cổ. Tương truyền thời thuộc Đường, trên đỉnh núi Thiên Thai, Cao Biền cho xây tháp nhiều tầng để trấn yểm. Vào thời Lý, khu vực núi Thiên Thai từng là nơi trụ trì của một số thiền sư. Trên núi này, vào

thế kỷ XVII, XVIII có các chùa Long Phúc 龍福, chùa Bảo Tháp 寶塔 (còn gọi là

chùa Thái Sư 太師寺 hay chùa Thiên Thư 天書寺) xây dựng với quy mô lớn. Hiện nay, các ngôi chùa này còn lưu giữ được hàng chục tấm bia được tạo tác vào thế kỷ XVII - XVIII27.

- Chùa Ninh Phúc - Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nguồn gốc chùa thời Trần vốn thuộc phái Trúc Lâm sau thuộc phái Lâm Tế: Sách Lĩnh Nam chích quái chép: Đời Trần, năm Hưng Long thứ 5 (1297), Lý Đạo Tái thi đậu Trạng Nguyên. Sau xuất gia, từng trụ trì ở đây. Ông lập tòa Cửu phẩm liên hoa và khắc các ván in kinh Phật. Sách Chuyết Công ngữ lục viết: “Niên hiệu Phúc Thái nhà Lê, có Hòa thượng Chuyết Công người phương Bắc từ chùa Khán Sơn ở Thăng Long quy ẩn ở đây. Ngày 2 tháng 2 thì viên tịch. Đến năm Phúc Thái thứ 5 (1647), Đạo tràng mẫu chúa là Hoàng thái hậu họ Trịnh, hiệu Pháp Tính xây tháp đá Báo Nghiêm cao năm tầng, lại trùng tu lâu đài chùa Phật, lập tâm miếu Từ Hiếu và mua ruộng để làm ruộng hương hỏa [114; 25]. Có 2 văn bia thời Lê tiêu biểu viết về tiểu sử, hành trạng của Chuyết Chuyết thiền sư như Hiển Thuỵ am, Báo

Nghiêm tháp bi minh 顯瑞庵報嚴塔碑銘 [No: 22810/22811] và Ninh Phúc thiền tự

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 14

Tam bảo tế tự điền bi 寧福禪寺三寳際寺田碑[No: 22819/22820] đều có niên đại Phúc Thái 5 (1647).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chỉ cho biết những sinh hoạt đương thời chung quanh các công việc liên quan đến Phật giáo mà còn để lại nhiều dấu ấn của lịch sử giai đoạn thời đại Lý - Trần được phản ánh qua những tấm bia trùng tu xây dựng thời Lê. Hay nói khác đi, nhiều ngôi chùa thời Lý - Trần được xây dựng nhưng đến thời Lê đã xuống cấp hoặc không còn nữa. Đến giai đoạn này, nhiều danh lam cổ tự lại tiếp tục được hồi sinh. Nhiều ngôi chùa cổ


27 Xem nội dung bản dịch một số bia ở chùa này (Phần Phụ lục Luận án).

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay phần nhiều là những ngôi chùa cổ đã được hình thành vào thời Lý - Trần thậm chí vào giai đoạn lịch sử xa xưa trước nữa nhưng hình ảnh cụ thể của phần lớn quy mô và kiến trúc của những ngôi chùa này là di sản xây dựng, trùng tu trong khoảng Tk XVII - XVIII. Đó là những ngôi chùa nổi tiếng tiêu biểu như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích, chùa Phúc Long, chùa Hàm Long… Những ngôi chùa cổ này không chỉ là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc, Bắc Ninh mà còn là niềm tự hào của nhiều người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Qua văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII của tỉnh Bắc Ninh đã cho hậu thế biết được rất nhiều các hoạt động như: Điêu khắc tượng, in khắc kinh Phật, xây dựng trùng tu các hạng mục như; Tam quan, Nhà oản, Tiền đường, Hậu đường, Nhà Tăng, Hành lang, tháp ... của nhiều ngôi chùa được tiến hành trong khoảng thời kỳ này. Trên các văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII cho biết trong thời gian này nhiều ngôi chùa đã tiến hành tạc nhiều pho tượng: La Hán, Phật Bà Quan Âm, Nam Tào, Bắc Đẩu, Hộ Pháp, Ngọc Hoàng … tồn tại trên Phật điện như ngày nay còn thấy được. Mô hình chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với nhiều hạng mục công trình như: Thượng điện, hành lang, hậu phòng, gác chuông, tam quan, cây hương… được tiến hành xây dựng phổ biến trong Tk XVII - XVIII. Nhiều kiến trúc đẹp tiêu biểu như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Hàm Long… được phản ánh chân thực, khách quan trên những văn bia đương thời. Nguồn sử liệu văn bia này cũng cho biết được nhiều thông tin về quy mô, mức độ hoàn bị và sự đầu tư nhân lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng, trùng tu chùa ở Bắc Ninh. Để có được nhiều ngôi chùa quy mô bề thế, nhiều hạng mục công trình với nhiều tiền của không thể thiếu được sự đóng góp của các tầng lớp quý tộc, chức quyền đặc biệt là tầng lớp quan lại trong chính quyền Lê - Trịnh như: Chúa Trịnh, các vị Hoàng hậu, Công chúa, Thái tử, các vị Cung tần, Thị Nội cung tần và đông đảo tầng lớp nhân nhân đóng góp, cung tiến. Nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Bảo Khám, các ngôi chùa trên khu vực núi Thiên Thai… đã được chính quyền Lê - Trịnh quan tâm đặc biệt để lại những “Lệnh chỉ” cho việc đầu tư, hưng công. Ở thời điểm này, nhiều danh lam cổ tự khu vực tỉnh Bắc Ninh được trùng tu, tôn tạo, là trung tâm sinh hoạt văn hoá, lễ hội, tâm linh của làng xã với nhiều lễ độc đáo.

CHƯƠNG 4

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÔNG PHÁI, SƯ TỔ CHÙA BẮC NINH


Những vấn đề Phật giáo, sư tổ là một vấn đề quan trọng được nhận thức qua nghiên cứu văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh ở Tk XVII - XVIII. Những vấn đề này được soi sáng qua hệ thống văn bia một cách thực chứng và khách quan. Nghiên cứu về sư tổ không thể tách rời khỏi việc nghiên cứu về tông phái của chùa trong dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu tông phái trong Phật giáo nói chung và Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh không phải là không gặp một số khó khăn. Bởi vì, nhiều dòng mạch của Phật giáo cho đến nay nhiều khi chưa tìm thấy được dòng chảy liên tục mà có sự đứt đoạn. Chẳng hạn như dòng phái Trúc Lâm chỉ tồn tại đến hết đời Trần sau đó đến thời Lê và thời Mạc không được duy trì. Cho đến đầu Tk XVII, dòng phái Lâm Tế từ Chuyết Công Hòa Thượng lại trở thành một dòng phái quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều chùa trong cả nước đặc biệt là những chùa thuộc miền Bắc Việt Nam. Đơn cử những ngôi chùa vào thời Trần trước đây thuộc khu vực ảnh hưởng của dòng Trúc Lâm thì đến giai đoạn này được tiếp nối bởi dòng Lâm Tế như các chùa thuộc vùng Dâu, chùa Bút Tháp, Phật Tích ... Sau đây, là sơ lược lịch sử tông phái, sư tổ gắn với một số nét đặc trưng của một số ngôi chùa tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh.

4.1. Về vấn đề tông phái

Phật giáo gắn với tín ngưỡng bản địa và mối quan hệ với hiện tượng thờ Tứ Pháp vùng Dâu

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến chùa Dâu và thành cổ Luy Lâu ở các góc độ khác nhau. Nhưng dường như rất ít người nghiên cứu chùa Dâu dựa theo hệ thống lịch đại và nghiên cứu đồng đại chùa Dâu trong hệ thống Tứ Pháp. Nghiên cứu chùa Dâu cần phải đặt trong một không gian văn hóa rộng lớn hơn. Đó là phải đặt Luy Lâu - Chùa Dâu giữa trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm và Thăng Long thời Lý - Trần để hiểu sâu sắc hơn về vị trí của nó. Nghiên cứu về chùa Dâu cần phải đi sâu tìm hiểu về Tông phái và lịch sử xây dựng, trùng tu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo cách tiếp cận trên và bước đầu tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu thư tịch,

văn hóa dân gian, trong chính sử và đặc biệt là sưu tầm tư liệu văn bia tại ngôi chùa cổ này.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC) của Phan Huy Chú thì Luy Lâu xưa thời Hùng Vương thuộc quận Vũ Ninh, đời Trần thuộc quận Nam Hải, thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Ngô, Tấn, Tùy, Đường cũng theo thế. Thời Đinh đặt làm đạo Bắc Giang, Lê Đại Hành mới đổi phủ làm Châu. Đầu thời Lý thuộc Thiên Đức cùng với Vũ Ninh. Lạng Châu đều gọi là lộ cả. Nhà Trần đổi làm Lộ Bắc Giang Thượng và Bắc Giang Hạ. Đầu thời Lê theo như thế. Đến năm Quang Thuận (1466) đặt làm Thừa tuyên Bắc Giang thống thuộc các phủ huyện, tới khi lập bản đồ mới đổi làm Kinh Bắc, có 4 phủ, 20 huyện lệ vào [8; 102 ]. Lúc này Chùa Dâu thuộc huyện Siêu Loại - phủ Thuận An. Theo ĐNNTC, đầu thời Gia Long, đơn vị hành chính của Kinh Bắc vẫn như thời Lê. Năm Minh Mạng thứ 3 đổi làm trấn Bắc Ninh, năm Minh Mạng 12 (1831) chia tỉnh hạt gọi là tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Dâu nằm trong một dải đất có lịch sử tụ cư lâu đời, khảo cổ học đã phát hiện được những di vật có niên đại văn hóa Đông Sơn và Đông Hán... Cuối năm 1998, lần đầu tiên ở nước ta, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được khuôn đúc trống đồng Đông Sơn tại di chỉ thành cổ Luy Lâu [83; 57]. Năm 1968, tại di chỉ Đổng Lâm, Vườn Chiều, Lãng Ngâm (Gia Bình - Bắc Ninh), di chỉ Bãi Tự (Thuận Thành - Bắc Ninh) phát hiện được nhiều đồ gốm, rìu đồng, nắp bình, dao gọt... là

những chứng tích vật chất thời Hán - thời kỳ mở đầu công cuộc dựng nước và giữ nước28. Ở đây, còn lưu giữ được nhiều truyền thuyết về sự tích các vị thần được xem là con Lạc Long Quân, Âu Cơ là tướng nhà Hùng, nhà Thục. Tại đình Văn Quan còn giữ được một số sắc phong liên quan đến tướng của Hai Bà Trưng trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nghiên cứu Luy Lâu đặc biệt là việc

tìm hiểu về hiện tượng thờ thần tự nhiên Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chớp) với nhiều lý giải khác nhau nhưng có lẽ cũng cần quan tâm đến yếu tố cảnh quan môi trường ngập nước khá điển hình. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học, kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉ Đại Trạch (Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) cho thấy, khu vực này là môi trường đầm lầy ven biển29. Theo thống kê trong Đại Nam thực


28 Theo Hà Văn Tấn (Cb, 1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, NXBKHXH. H, tr 134, 150, 152;

29 Xem Nguyễn Thị Mai Hương, Đinh Văn Thuận (2002): Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr 361;

lục cho biết trong suốt thời gian Gia Long đến Tự Đức (1802 - 1883) 82 năm, Bắc Ninh diễn ra 15 lần vỡ đê, tính trung bình cứ 7 năm lại có một năm vỡ đê. Chỉ tính dưới thời Tự Đức 36 năm (1848 - 1883), Bắc Ninh có đến 9 lần vỡ đê, tính trung bình cứ khoảng 4 năm lại có 1 năm vỡ đê30. Chính vì nằm trong một vị trí hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nên lũ lụt là vấn đề thường trực, là mối quan tâm hàng đầu của cư dân vùng này. Trong một nghiên cứu về tục thờ thành hoàng làng, học giả Nguyễn Văn Huyên đã nghiên cứu về một bản đồ phân bố các vị thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh (Bắc Kỳ),31 đã đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa tín ngưỡng tôn giáo với một số cảnh quan môi trường. Xuất phát từ địa lý - lịch sử luôn bị đe dọa của thiên tai lũ lụt vỡ đê nên lúc nào trong tâm

thức của người dân nơi đây đều luôn thường trực một nhu cầu về sự giúp đỡ mầu nhiệm của thủy thần, Luy Lâu là một vùng trũng với địa danh "Lãng Bạc" nơi Hai Bà Trưng dẫn đại quân giao chiến với giặc. Địa danh Lãng Bạc cho đến nay còn có nhiều ý kiến khác nhau. Thế nhưng, với một địa bàn vào loại trũng nhất tỉnh Bắc Ninh đồng thời cũng là địa bàn vào loại thấp nhất của đồng bằng Bắc bộ lại gần với trung tâm Luy Lâu - thủ phủ thời thuộc Hán nên có lẽ chính khoảng vị trí này là địa danh Lãng Bạc - trận địa diễn ra cuộc chiến đấu liệt giữa quân của Hai Bà Trưng với giặc Đông Hán để dành trung tâm Luy Lâu cách ngày nay gần 2.000 năm. Vì xuất phát từ địa bàn trũng nên học giả Nguyễn Văn Huyên và Trần Quốc Vượng

đều cho rằng Kinh Bắc - Hà Bắc là xứ sở của bộ lạc Rồng32. Cùng với cư dân ở

đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, cư dân ở Luy Lâu đã lấy nghề nông trồng lúa nước làm chính với tín ngưỡng đa thần tiêu biểu là thần tự nhiên, thần nước (mây, mưa, sấm, chớp). Có lẽ vì hình thành trên một nền sản xuất nông nghiệp lúa nước nói chung và địa hình trũng đặc thù nói riêng mà nơi đây đã sớm hình thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (Thần mây), Pháp Vũ (Thần mưa), Pháp Lôi (Thần sấm), Pháp Điện (Thần chớp).

Luy Lâu thời Bắc thuộc và đầu Công nguyên, còn diễn ra sự giao thoa giữa các luồng văn hóa Việt - Hoa - Ấn mà tiêu biểu là Phật giáo.


30 Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên, 1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, tr 105, 108;

31 Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập I, Nxb KHXH. H. tr 450 - 462.

32 Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHTT, tr 938.

Phật giáo phát sinh ở Ấn Độ từ Tk VI (TCN) và được truyền vào Luy Lâu từ những năm đầu Công nguyên và sau đó lại được các nhà sư Trung Quốc tiếp tục truyền bá. Theo các tư liệu cho biết, đến thời Hán, Luy Lâu đã trở thành một trung tâm Phật giáo của xứ Giao Châu đã độ được nhiều vị sư, khắc được nhiều bộ kinh Phật và xây nhiều chùa tháp, có thể sánh ngang với Bành Thành và Lạc Dương (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay rất ít tư liệu đề cập một cách cụ thể, miêu tả tỷ mỉ về Phật giáo ở Luy Lâu buổi đầu diễn ra như thế nào. Chỉ biết rằng, vào những thế kỷ đầu Công nguyên, tại Luy Lâu đã lưu hành tác phẩm nổi tiếng về Phật giáo mang tên Lý hoặc Luận mà thời gian chính xác ra đời và tác giả của nó là ai thì cần

phải tiếp tục nghiên cứu. Sách Thiền uyển tập anh 禪菀集英 (TUTA) và một số sách

viết về lịch sử Phật giáo đều cho rằng vào năm Canh Tý niên hiệu Đại Tường 2

(580) Tỳ - Ni - Đa - Lưu - Chi, trụ trì ở chùa Pháp Vân dịch bộ kinh "Tổng trì"

năm Khai Hoàng thứ 14 (594) truyền ngôi cho Pháp Hiền rồi tịch. Hiện nay, trên địa bàn khu vực vùng Dâu còn rất ít các tư liệu lịch sử phản ánh về sự tồn tại của kinh thành Luy Lâu thời Tùy - Đường (Tk VI - IX). Năm 2014 tại chùa Giàn (Huệ Trạch tự, x. Trí Quả, h. Thuận Thành), các nhà nghiên cứu đã phát hiện tấm bia tháp có niên đại Tùy Nhân Thọ (601) [24; 62 - 67], [115; 14 - 22]. Qua tấm bia tháp cho biết tục đặt tháp xá lợi có ý nghĩa tượng trưng và sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc đối với Giao Châu nói riêng và các châu khác thuộc sự ảnh hưởng của Trung Quốc nói chung.

Dưới triều Lý, nhiều ngôi chùa được xây dựng. Trong thời gian này, chùa Dâu có diện mạo ra sao thì chưa rõ bởi hiện nay không giữ được công trình nào. Qua khảo cổ học, các nhà Khảo cổ đã phát hiện được những khuôn đầu ngói ống cánh sen ở Luy Lâu vào khoảng Tk XI - XII, nghĩa là tương đương với thời kỳ phát triển Phật giáo và kiến trúc chùa tháp thời Lý và tác giả đưa ra giả thuyết: "Phải chăng ở Luy Lâu đã tồn tại dưới thời Lý các công trình kiến trúc Phật giáo" 33. Có thể nói rằng, dưới thời Lý - Trần Phật giáo được coi như một quốc giáo, nhiều nhà vua, quý tộc sùng Phật, soạn sách, dịch kinh Phật, chùa chiền mọc lên khắp

nơi. TUTA ghi Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) ở chùa Pháp Vân (huyện Long


33 Hoàng Văn Khoán (2000), Những phát hiện mới về khảo cổ học, Nxb KHXH, H, tr 628;

Biên), nhà sư họ Mặc từng sang Thiên Trúc để cầu hiểu biết (...) rồi sư trở về nước đến chùa Pháp Vân nước ta thuyết giảng Phật pháp học trò các nơi theo rất đông34. Dưới thời Lý - Trần, chùa Dâu tuy không được mô tả tỷ mỷ về quy mô nhưng cũng cho thấy nơi đây, cũng như các ngôi chùa Báo Thiên, chùa Trấn Quốc thường là nơi lui tới cầu đảo của nhà vua mỗi khi gặp thiên tai, địch họa.

ĐVSKTT cho biết: "Năm ấy" (1034), sư Hưu ở chùa Pháp Vân, (châu Cổ Pháp) tâu rằng trong chùa ấy có phát ra mấy luồng sáng theo chỗ ánh sáng đào xuống được một cái hòm bằng đá bên trong có cái hòm bằng bạc, trong hòm lại có hòm bằng vàng, trong hòm vàng có bình Lưu Ly, trong bình đựng xá lỵ. Vua sai rước vào điện xem xong rồi trả lại [67; QVI, tờ 22b, 23a] Hay Phật chùa Dâu nhiều lần được rước vào Kinh để cầu mưa hay cầu tạnh "Quý Sửu Thái Ninh thứ 2 (1073) Tống Hy Ninh năm thứ 6, bấy giờ mưa dầm, rước Phật Pháp Vân vào Kinh để cầu tạnh [67; QIII, tờ 4b] "Tháng 3 năm Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 5 (1137) vua ngự đến chùa Báo Thiên làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa" [67; QIII, tờ 40b] thậm

chí vào tháng 5 năm 1188, trời đại hạn, vua thân ngự đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà35 để đảo vũ nhân rước tượng phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên, cho đến đầu triều Lê vẫn còn theo tục này.... Điều đó, chứng tỏ yếu tố phồn thực dân gian và ảnh hưởng của Đạo giáo đã thâm nhập vào trong Phật giáo triều Lý.

Chùa Dâu nằm trong khu vực khá trũng của đồng bằng Châu thổ Bắc bộ, cùng với Văn Giang (Hải Dương), nơi đây thường trực nỗi lo ngập ứng, thiên tai. Có lẽ chính vì thế, nơi đây đều hình thành đền thờ Pháp Vân. Sách BNPTK chép: “Một đền ở xã Khương Tự, huyện Siêu Loại. Một đền tại xã Như Lân, huyện Văn Giang. Xưa truyền rằng thời Sĩ Vương có cây đa trôi giữa sông, nghe như có tiếng nhạc. Vương sai kéo lên khắc tượng, lập đền để thờ. Về sau cầu mưa, cầu tạnh tất linh ứng. Việc ghi rõ trong kinh văn cổ ở đền đó” [168; Bản kh A.590; tờ 71b,72a] .

Nhận xét về hiện tượng thờ ở chùa Dâu, Nguyễn Duy Hinh cho rằng "Dấu ấn đáng tin cậy nhất ở Phật giáo Việt - Ấn nằm trong hòn đá sáng còn thờ tại Chùa Dâu, truyện Man Nương trong Lĩnh Nam chích quái và sơn môn Dâu với hệ thống

34 Thiền uyển tập anh (Khuyết danh), bản dịch của Ngô Đức Thọ (1990), Nxb Văn học, tr 186.

35 Sách Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh lại ghi là Ghềnh Bình Giang: “Du phương đán sĩ Vương thành/ Qua sông Thiên Đức đến Ghềnh Bình Giang”. GS. Đào Duy Anh phiên âm thành “Duềnh Bà” còn ĐVSKTT

lại chú rằng: “Duềnh Bà” có thể là tên Nôm thời bấy giờ ở vùng này (Duềnh chỉ sông Dâu, Bà chỉ Bà Dâu - nữ thần thờ ở chùa Dâu);

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022