Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 2

giải pháp nhằm khuyến nghị cho việc xây dựng hướng dẫn khung kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn ở Việt Nam.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Các khái niệm về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn


Dưới đây là một số định nghĩa về kế hoạch quản lý trên thế giới đã được đề

cập:


Kế hoạch quản lý là một tài liệu được soạn thảo, phê duyệt và sử dụng để

quản lý một khu bảo tồn thiên nhiên. Nội dung của kế hoạch quản lý bao gồm mô tả về địa điểm, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị của khu bảo tồn thiên nhiên, phân tích các vấn đề và xác định các cơ hội cho công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra thông qua thực hiện các hoạt động xác định trong một khoảng thời gian nhất định (Eurosite, 1999).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kế hoạch quản lý là một tài liệu giúp hướng dẫn và kiểm tra công tác quản lý của một khu bảo tồn thiên nhiên. Kế hoạch quản lý mô tả chi tiết tài nguyên, phân vùng và thiết lập các cơ sở trang thiết bị cần thiết nhằm hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng khu bảo tồn thiên nhiên. Như vậy kế hoạch quản lý là một tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các hoạt động quản lý và phát triển của một khu bảo tồn thiên nhiên (Thorsel, 1995).

Kế hoạch quản lý là một tài liệu tạo cơ sở cho sự phát triển của khu bảo tồn thiên nhiên và cung cấp chiến lược để giải quyết các vấn đề và thực hiện các mục tiêu quản lý đã định ra trong khoảng thời gian 10 năm. Các chương trình, các hành động và các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được xác định dựa trên các chiến lược này. Trong quá trình quy hoạch, khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được xem xét hai chiều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi bối cảnh của khu vực (Young and Young,1993).

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 2

Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, hiểu một cách đơn giản, là một tài liệu xác định mục tiêu và cách thức quản lý áp dụng đối với một khu bảo tồn thiên nhiên trong một thời gian nhất định (Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN, 2008).

Trong các khái niệm trên thì khái niệm do IUCN đưa ra là được dùng rộng rãi nhất. Khái niệm này đã chỉ ra những nội dung cơ bản nhất mà một Kế hoạch quản lý cần xây dựng và đạt được. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng định nghĩa và các hướng dẫn của IUCN trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của mình.

1.2. Kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý của Khu bảo tồn

Kế hoạch quản lý của các Vườn quốc gia tại Anh và Xứ Wales được thể hiện những mục tiêu lớn của Vườn trong đó được nhấn mạnh đến các điều tố như bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hóa và nâng cao nhận thức về của xã hội. Bên cạnh đó không thể thiếu được các nội dung về cách thức thực hiện và giám sát, điều chỉnh Kế hoạch sau thời gian thực hiện.

Cục Vườn Quốc gia và động vật hoang dã New South Wales sử dụng đã xây dựng Kế hoạch quản lý các Khu bảo tồn của mình theo các tiêu chí cơ bản cần có. Tuy nhiên họ còn nhấn mạn vào việc lôi kéo sự tham gia của người dân trong việc xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn. Điều này làm cho quá trình thực hiện các Kế hoạch quản lý diễn ra thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tốt.

Ở Romania đã xây dựng Bộtài liệu hướng dẫn và công cụ để xây dựng kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn của cả nước. Trong cuốn hướng dẫn này đề cập đến tất cả các mặt trong quá trình xây dựng được kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn từ việc thu thập thông tin, huy động sự tham gia của cộng đồng, kế hoạch tài chính/kinh doanh của khu bảo tồn đến việc kiểm tra quá trình thực hiện của kế hoạch quản lý. Chủ yếu kế hoạch quản lý khu bảo tồn được xây dựng dựa theocác khuyến nghị của IUCN trong việc xây dựng kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn.

Ở Tanzania các “Kế hoạch hoạt động” của vườn quốc gia trình bày các tiêu đề có liên quan đến các mục tiêu lớn của các khu bảo tồn thiên nhiên. Từ các mục tiêu lớn của mình, họ đã xây dựng các hoạt động chi tiết để phục vụ cho từng mục tiêu nói trên.

1.3. Tổng quan việc xây dựng Kế hoạch quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam


Nước ta đã có hệ thống khu bảo tồn được xây dựng cách đây 50 năm trong đó có các loại hình: khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước (nội địa, vùng cửa sông, ven biển) và biển, trong đó phổ biến nhất là hệ thống vườn quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ủy ban nhân tỉnh quản lý. Các Vườn quốc gia

đã có quá trình lic̣ h sử xây dưn

g các loại kế hoạch khác nhau như Kế hoac̣ h quy

hoạch tổng thể , Kế hoac̣ h đầu tư , Kế hoac̣ h hoaṭ đôṇ g hay Kế hoac̣ h quản lý điều hành… Hầu hết các kế hoạch này được xây dựng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc do nhu cầu thực tế của mình.

Luật Đa dạng sinh học bao gồm 8 Chương và 78 Điều, trong đó việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên được quy định cụ thể trong Chương 3 của Luật. Trong Luật đã quy định các loại hình Khu bảo tồn ở Việt Nam và các vấn đề có liên quan khác đến Khu bảo tồn (thành lập mới, chuyển đổi, sử dụng đất, quản lý bảo vệ...). Về việc thành lập các khu bảo tồn theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học đã được quy định rò với nhiều nội dung cụ thể như: lập, thẩm định, các nội dung của Dự án thành lập khu bảo tồn, quyết định thành lập...Trong các điều kiện đó có một nội dung quan trọng là việc lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn (Mục 6, Điều 21, Luật Đa dạng sinh học).

Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng cũng quy định về tổ chức quản lý rừng đặc dụng trong đó quy định các loại hình của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất cùng các vấn đề có liên quan khác. Tiếp theo đó, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng được ban hành nhằm quy định những nội dung có liên quan. Tại Điều 13 của Nghị định đã quy định những nội dung cần thiết trong quyết định thành lập khu rừng đặc dụng. Theo quy định trên, tất cả các khu bảo tồn ở Việt Nam đều phải xây dựng Kế hoạch quản lý.

Tại Điều 12 của Thông tư số 78/2011/BNNPTNT hướng dân

thưc

hiên

Nghi

điṇ h số 117/2010/NĐ-CP, đã chỉ ra nôi là Kế hoac̣ h quản lý) như sau:

dung Kế hoac̣ h hoạt động (với nội dung như

Căn cứ và o quy hoạch bảo vệ và phát triển khu rừng đặc dụng được duyệt , Ban quản lý của khu rừng đặc dụng lập kế hoạch giai đoạn 5 năm, hàng năm của

Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam theo quy điṇ h hiên

hà nh của Nhà nướ c.


Kế hoac̣ h hoat

đôn

g của ban quản lý khu rừng đặc dụng phải thể hiện rõ

mục tiêu, giải pháp tổ chức , thưc

hiên

có hiêu

quả về cá c lin

h vưc

: bảo vệ, bảo tồn

̀ ng, các hệ sinh thá i rừ ng , biển, đất ngập nước ;phòng cháy chữa cháy rừng ; bảo

tồn, giám sát đa dạng sinh học ; nghiên cứ u khoa hoc

và hơp

tá c quốc tế ; cứ u hộ va

phát triển bền vững sinh vật ; tổ chứ c thưc

hiên

cá c dic̣ h vụ môi trườ ng r ừng; phát

triển du lic̣ h sinh thá i ; đà o tao

phá t triển nguồn nhân lưc

; thông tin, lưu trữ, quản

lý cơ sở dữ liệu; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân

thứ c côn

g đồng; đầu tư phá t

triển vù ng đêm.


Đây là các quy định về xây dựng của các khu rừng đặc dụng theo tiêu chí của Luật Bảo vệ và phát triển Rừng, do vậy chúng chưa phản ánh đầy đủ các nội dung mà một khu bảo tồn cần có (không thể bao trùm lên các các khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn biển...). Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là việc hài hòa giữa các luật cùng liên quan đến đa dạng sinh học nhằm thống nhất quản lý tốt đa dạng sinh học trên cả nước. Trong quá trình hoạt động và nhu cầu thực tế của mình, các Ban quản lý đã tiến hành xây dựng các kế hoạch hoạt động cho đơn vị mình. Các kế hoạch mà các Ban quản lý khu bảo tồn trước đây thực hiện hầu hết chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt trong quản lý của khu bảo tồn mà những nội dung mang tính định hướng lâu dài trong việc phát triển khu bảo tồn thường được ít nhắc đến hoặc bị bỏ qua trong quá trình thực hiện. Chính vì việc này đã đặt ra yêu cầu cần có một khung về kế hoạch quản lý thống nhất cho các khu bảo tồn ở Việt Nam để nhằm thống nhất quản lý theo các mục tiêu phát triển chung, phù hợp với quy định của luật pháp và hướng tới phát triển lâu dài, bền vững.

1.4. Tổng quan việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tại điểm nghiên cứu


Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm ở trung tâm đa dạng sinh học của cao nguyên Langbian và vùng phụ cận có vùng rừng nguyên sinh lớn nhất Việt Nam và là điểm nóng đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc tế. Tại đây hiện diện nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm có giá trị toàn cầu đang bị đe dọa. Đây là nơi gắn liền với tài nguyên nhân văn của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa và có tiềm năng lớn cung cấp dịch vụ tổng hợp hệ sinh thái bao gồm: dịch vụ môi trường rừng, hấp thu cacbon, du lịch, giáo dục, nghiên cứu khoa học, lâm sản...

Trong những năm vừa qua, Ban quản lý Vườn quốc gia đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình/dự án tại Vườn nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của mình. Các chương trình/dự án có thể được kể đến như:

- Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bid oup - Núi Bà giai đoạn 2006 -

2010;


- Quy hoạch đầu tư Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2011- 2020

theo hướng tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích;


- Dự án đầu tư vùng đệm vườn quốc gia Bidoup Núi Bà giai đoạn 2009-

2013;


- Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2011-2015;


- Dự án điều chỉnh đầu tư giai đoạn 2013 – 2015;


- Quy hoạch tổng thể du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà;


Bên cạnh những ưu điểm của các Chương trình/dự án nêu trên vẫn còn tồn

tại những bất cập hạn chế cần được khắc phục. Chính vì những hạn chế này đã đặt ra nhu cầu là cần phải xây dựng được một kế hoạch quản lý đảm bảo được tính thực tế và phù hợp với đặc thù của Vườn. Chính những kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các chương trình/dự án trước đây sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn sau này.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Ứng dụng vào thực tế các kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học được thu nạp trong quá trình học tập nhằm hoàn thiện kiến thức cho bản thân.

Xây dựng được kế hoạch quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (đặc biệt là Luật Đa dạng sinh học) và tình hình thực tế của Vườn.

2.2 Phương pháp luận và câu hỏi nghiên cứu


2.2.1 Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu


Học viên tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên hai cách tiếp cận là:


Tiếp cận hệ sinh thái: Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng, bền vững.

Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến khu bảo tồn thông qua việc tác động của các cộng đồng đến chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của vùng. Thuật ngữ dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với tài nguyên đó.

2.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn


Luận văn sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:


Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của VQG Bidoup – Núi Bà?

Bộ tiêu chí cần thiết trong việc quản lý đa dạng sinh học của VQG Bidoup – Núi Bà và những tiêu chí cần thiết cho kế hoạch quản lý của Vườn?

Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan ra sao trong việc xây dựng kế hoạch quản lý tại VQG Bidoup – Núi Bà?

Các nội dung của Kế hoạch quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà là gì để phù hợp với tình hình thực tế của Vườn?

Những khuyến nghị rút ra sau khi xây dựng Kế hoạch quản lý cho VQG Bioup

– Núi Bà?


2.3. Các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài


2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và thu thập tài liệu


Phương pháp này được tiến hành để thực hiện các nội dung sau:


- Thu thập các tài liệu về tình hình xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn của thế giới;

- Thu thập các kế hoạch đã được thực hiện ở các khu bảo tồn tại Việt Nam trước đây;

- Thu thập tài liệu,các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học và các kế hoạch đã triển khai tại Vườn quốc gia Bioup – Núi Bà.

Phương pháp được tiến hành chủ yếu ở giai đoạn đầu thực hiện viết luận văn để có thể chuẩn bị cho phần tổng kết kinh nghiệm của quốc tế, Việt Nam và những thông tin cơ bản của khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa – phỏng vấn – tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng động có liên quan

Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn cộng đồng và Ban quản lý; tham vấn với các bên liên quan: các nội dung liên quan cần thiết trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn đặc biệt chú trọng đến việc tham

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022