Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 3

quy định riêng về cộng đồng hưởng lợi từ rừng mà đang vận dụng những quy định hưởng lợi và nghĩa vụ từ những quy định cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chưa có quy định rò về khai thác gỗ thương mại khi cộng đồng được giao và quản lý rừng tự nhiên, những thủ tục hành chính chưa rò ràng và những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp cộng đồng khó có thể tiếp cận.

- Những vấn đề về kỹ thuật trong QLRCĐ: Một là, có những sự khác biệt giữa kỹ thuật lâm sinh truyền thống và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng. Kỹ thuật lâm sinh truyền thống thường áp dụng đối với lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp với quy mô diện tích rừng lớn. Còn rừng cộng đồng với quy mô nhỏ, nhu cầu đa dạng, kiến thức bản địa và đa số rừng cộng đồng lại là rừng nghèo sẽ không phù hợp khi áp dụng kỹ thuật lâm sinh truyền thống. Ngoài ra các phương pháp xác định trạng thái rừng, điều tra đánh giá tài nguyên rừng và tính toán trữ lượng rừng phức tạp; Hai là, kế hoạch QLRCĐ chưa được thừa nhận và thể chế hoá như một phương án kinh doanh rừng hay phương án quản trị rừng cộng đồng. Kế hoạch QLRCĐ 5 năm được UBND huyện phê duyệt và kế hoạch QLRCĐ hàng năm do UBND xã phê duyệt mang mục đích sử dụng nội bộ, phi thương mại.

Một số khuyến nghị và giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng ở nước ta:

- Phân nhóm cộng đồng cho quản lý rừng: Mỗi cộng đồng có các điều kiện khác nhau về tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng. Các cộng đồng có điều kiện kinh tế khác nhau, trình độ pháp triển khác nhau, khả năng tham gia quản lý rừng cũng như hưởng lợi khác nhau và mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã) cần phân loại cộng đồng thành 2 nhóm trên các tiêu chí cơ bản như bảng 1.2:

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng



Tiêu chí

Nhóm

cộng đồng I

Nhóm cộng đồng II


Thành phần dân tộc


Ít dân tộc thiểu số

Nhiều dân tộc thiểu số

Trình độ quản lý rừng của cộng đồng (trình độ về kỹ thuật, tổ chức và quản lý, trách

nhiệm của hộ gia đình và lãnh đạo thôn).


Cao


Thấp

Sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng

Ít

Nhiều

Phát triển kinh tế hộ gia đình

Cao

Thấp

Vị trí thuận lợi của cộng đồng cho các cơ hội pháp triển


Thuận lợi


Ít thuận lợi

Vùng thị trường và tiêu thụ lâm sản

Gần

Xa

Kết quả xếp loại cộng đồng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 3

- Quy hoạch rừng và đất rừng, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch và pháp triển rừng cấp xã, thôn theo hướng: Quy hoạch diện tích rừng cung cấp gỗ cho làm nhà, cung cấp các lâm sản thiết yếu khác cho cộng đồng trên cơ sở tính nhu cầu tối thiểu hàng năm mà cộng đồng cần; Quy hoạch diện tích rừng bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng; Quy hoạch diện tích rừng cộng đồng cho sản xuất, kinh doanh thương mại; Quy hoạch diện tích đất nương rẫy tối thiểu mà cộng đồng cần để có thể đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu.

- Giao rừng cho cộng đồng: UBND huyện ra quyết định giao rừng cho các cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ nhưng đối tượng rừng do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời, rừng cung cấp vật dụng cần thiết cho cộng đồng, rừng bảo vệ nguồn nước, “rừng thiêng”, “rừng ma”, rừng xa khu dân cư khó bảo vệ bởi các hộ gia đình cá thể, nơi hộ gia đình không nhận, rừng tự nhiên là rừng sản xuất.

- Quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng phục vụ cho mục đích chung của cộng đồng như nhu cầu gỗ làm nhà và các lâm sản

thiết yếu, bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng: Được sử dụng theo đúng phương án quản lý rừng và hương ước của cộng đồng quy định cho đối tượng rừng này đã được các cơ quan có thểm quyền phê duyệt; Cộng đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý và sử dụng cho từng đối tượng rừng trên, xây dựng hương ước quy định rò loài và số lượng lâm sản được phép khai thác hàng năm; Các sản phẩm khai thác từ rừng chỉ được phục vụ tiêu dùng trong cộng đồng; Khai thác lâm sản theo kế hoạch do cộng đồng xây dựng, báo UBND xã, kiểm lâm địa bàn giám sát theo dòi; Nhà nước không đầu tư đối với đối tượng rừng này, cộng đồng tự đầu tư cho cây trồng, quản lý, bảo vệ.

- Quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất giao cho cộng đồng: Cộng đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý và sử dụng rừng được giao và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; Cơ chế hưởng lợi theo phương án điều chế rừng và kế hoạch khai thác hàng năm.

- Quyền và nghĩa vụ đối với rừng non, phục hồi, rừng nghèo kiệt: Cộng đồng được nhà nước đầu tư để thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý bảo vệ, phòng chống các tác động phá hoại rừng, phòng chống cháy rừng. Mức đầu tư và hưởng lợi theo suất đầu tư hiện hành của nhà nước. Thời gian đầu tư và hưởng lợi được tính từ thời điểm giao rừng cho đến thời điểm rừng sang trạng thái có trữ lượng. Sau đó sẽ áp dụng cơ chế hưởng lợi như đối với rừng tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất giao cho cộng đồng.

- Hỗ trợ các địa phương xác lập hai loại hình QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế và QLRCĐ cho sản xuất hàng hoá: QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Các sản phẩm từ rừng chủ yếu sử dụng cho nhu cầu trong cộng đồng; QLRCĐ cho sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất và thị trường phát

triển thì các hình thức quản lý sẽ đa dạng, phong phú và cộng đồng sẽ thực sự trở thành chủ thể đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng.

- Hỗ trợ các địa phương về phương pháp thống kê tài nguyên rừng: Thống kê tài nguyên rừng là một cơ sở cho giao đất giao rừng, hợp đồng sử dụng rừng cho cộng đồng. Dựa vào kết quả thống kê tài nguyên rừng để xác lập tỷ lệ hưởng lợi từ rừng và để đánh giá kết quả quản lý rừng. Mặc dù nhiều nơi đã thử nghiệm một số phương pháp cộng đồng đánh giá tài nguyên rừng nhưng nhìn chung chưa phù hợp, khả năng áp dụng thấp cho nên nhà nước cần nghiên cứu, tổng kết để đưa ra phương pháp phù hợp để địa phương dễ dàng áp dụng.

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tổ chức cộng đồng: Bài học kinh nghiệm ở nhiều nơi khác nhau cho thấy hai điều kiện quan trọng để QLRCĐ thành công là lãnh đạo cộng đồng mạnh, rừng bắt buộc phải bảo vệ để chống xâm hại, ý chí, nguyện vọng của dân làng và nhận rừng phải là cơ hội giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân làng, hệ thống chính trị trong xã, thôn phải mạnh và có ý thức cao về bảo vệ rừng. Cả hai điều kiện trên là bài học kinh nghiệm đều liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và tổ chức của cộng đồng.

- Tổng kết kinh nghiệm và tạo kiến thức mới cho phát triển LNCĐ: Tại mỗi địa phương cần tiến hành thống kê, đánh giá hiệu quả QLRCĐ để làm cơ sở quy hoạch rừng cộng đồng, hợp lý hoá các diện tích rừng do cộng đồng đang quản lý và sử dụng theo chính sách mới về đất đai và rừng.

1.2.2. Các chương trình/ Dự án đã triển khai

Song song với công tác nghiên cứu, QLRCĐ còn được tiến hành những mô hình thí điểm tại nhiều vùng miền trên cả nước với sự tài trợ kinh phí từ các tổ chức quốc tế như TFF, Helvetas, GTZ, JICA, CARE… và chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như: Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng; Giao đất, giao rừng cho cộng đồng; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; Xây dựng quy ước

bảo vệ rừng; Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng; Thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng…

Về xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng

Cho đến nay Bộ nông nghiệp và Phát triển nông và Cục Lâm nghiệp đã ban hành14 văn bản hướng dẫn:

- Quyết định số 106/2006/QĐ ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Công văn số 2324/BNN – LN ngày 21/8/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.

- Công văn số 123/BNN-LN ngày 15/01/2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành hướng dẫn quy chế bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

- Quyết định số 434/BNN-QLR ngày 14/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn.

- Quyết định số 550/QĐ-QLR ngày 08/5/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Công văn số 754/CV-LNCĐ ngày 31/5/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng.

- Công văn số 815/CV-LNCĐ ngày 12/6/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc xây dựng mô hình cấu trúc rừng mong muốn cho rừng gỗ tự nhiên của cộng đồng.

- Công văn số 1326/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

- Công văn số 1327/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng.

- Công văn số 1703CV-DALNCĐ ngày 14/11/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn giám sát và đánh giá việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Công văn số 141/CV-DALN ngày 05/02/2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng.

- Công văn số 588/CV-LNCĐ ngày 12/5/2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn cắm mốc ranh giới và làm bảng sơ đồ khu giao rừng cho cộng đồng thôn.

- Công văn số 787/CV-LNCĐ ngày 23/6/2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc thí điểm áp dụng phân bố cây theo cỡ kính mong muốn để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

- Công văn số 1155/ĐC-LNCĐ ngày 22/8/2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc đính chính công văn số 787/CV-LNCĐ.

Các công văn này được đăng tải trên trang Web chính thức của Bộ NN&PTNT. Bên cạnh đó có nhiều văn bản được các địa phương cấp tỉnh, huyện ban hành về công tác quản lý rừng cộng đồng. Ngoài ra các chương trình, dự án còn biên soạn hàng loạt các tài liệu, sổ tay, cẩm nang liên quan.

Về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản yêu cầu kỹ thuật chuyên môn nên cộng đồng nếu không được sự hỗ trợ từ các bên sẽ gặp rất nhiều lúng túng khi thực hiện.

Về giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

Giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được xem là tiền đề đầu tiên trong công tác triển khai quản lý rừng cộng đồng tại các địa phương. Việc giao đất giao rừng được thực hiện ở tất cả các chương trình, dự án thí điềm từ trước đến nay. Việc giao đất giao rừng thường được thực hiện bằng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Yêu cầu đối với việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được thực hiện như sau:

Bảng 1.3: Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn


Các cấp/cơ quan

Nội dung


Thôn, bản

- Làm đơn xin nhận rừng kèm theo phương án quản lý rừng.

- Đề nghị UBND xã xem xét và trình UBND huyện.

- Xem xét và đề nghị UBND huyện phên duyệt.


Huyện

UBND

- Xem xét và quyết định giao đất giao rừng cho thôn.

Phòng NN&PTNT

- Thẩm định hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt.

Hạt

kiểm lâm

Phối hợp với Phòng NN&PTNT trong việc thẩm định hồ sơ giao đất giao rừng cho cộng đồng


Tỉnh

UBND

- Ban hành văn bản về việc giao đất giao rừng cho

cộng đồng dân cư thôn.

Sở NN&PTNT

- Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn giao đất giao rừng.

Sở

TN&MT

- Phối hợp với Sở NN&PTNT trong việc tham mưu

giúp UBND tỉnh về giao đất giao rừng.

Chi cục kiểm lâm

- Phối hợp với Sở NN&PTNT trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh về giao đất giao rừng.

Tổ chức khác (LTQD,

Ban quản lý rừng, Trung tâm khuyến lâm, …)


- Hỗ trợ cộng đồng trong việc được nhận rừng.

Tại các chương trình, dự án thí điểm đã triển khai có được chủ chương của Bộ NN&PTNT và các hướng dẫn của Cục Lâm nghiệp cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức khác là các dự án đã rất thuận lợi trong việc giao đất giao rừng cho các cộng đồng dân cư thôn. Đồng thời các cộng đồng cũng hưởng ứng và tham gia tích cực.

Về lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

Sau giao đất giao rừng, việc lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm là bước cơ bản để quản lý rừng bền vững. Cộng đồng trực tiếp tham gia thẩm định tài nguyên, đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản của họ, cân đối nhu cầu,… với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn. Để đánh giá tài nguyên thường áp dụng kỹ thuật đo cây theo cấp kính màu, từ đó xác lập giải pháp lâm sinh và lập kế hoạch khai thác, sử dụng rừng bền vững với mô hình rừng ổn định. Những nội dung cần tiến hành trong việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cụ thể như sau:

- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng: Tiến hành các công việc như khoanh lô, mô tả và phân loại sơ bộ rừng theo loại đất rừng, theo loại rừng, theo mục đích sử dụng và theo biện pháp tác động; điều tra đo đếm trên thực địa đối với những rừng không tiến hành khai thác; điều tra đo đếm trên thực địa đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác; đánh giá hiện trạng rừng đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác.

- Xác định nhu cầu gỗ, củi, lâm sản của thôn bản: Xác định nhu cầu lâm sản để làm nhà, làm chuồng trại, phai đập, trường học, củi đun bằng phương pháp điều tra điểm một số hộ và thảo luận với nhóm nông dân.

- Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm: Xác định mục tiêu quản lý cho từng lô rừng trong thôn, lập kế hoạch hoạt động cho từng lô rừng như nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, khai thác gỗ, khai thác tre, nứa.

- Xác định các biện pháp tác động vào rừng: Xác định biện pháp tác động vào rừng cho từng đối tượng rừng như rừng không khai thác, rừng chưa đủ điều kiện khai thác, rừng đủ điều kiện khai thác.

- Phê duyệt, quản lý kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được các thôn xây dựng, trình UBND huyện phê duyệt.

Mô hình rừng ổn định: Là một công cụ dự báo lượng tăng trưởng để xác định quyền hưởng lợi và khai thác gỗ bền vững ở các trạng thái rừng trong quản lý rừng cộng đồng. Đặc điểm của mô hình rừng ổn định là:

- Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính có dạng giảm: Đảm bảo duy trì sự ổn định của các thế hệ cây rừng.

- Cấu trúc N/D đồng dạng chuẩn: Nếu căn cứ vào rừng “chuẩn” có năng suất cao thì các trạng thái rừng hiện tại không thể được tác động. Trong khi đó đặc điểm của các trạng thái rừng hiện nay thường có cấu trúc bị xáo trộn, cần có sự điều chỉnh để ổn định và mô hình “rừng ổn định” đối với QLRCĐ có thể xác định là mô hình “đồng dạng chuẩn” để tiếp cận được với tình hình thực tế làm cơ sở cho việc xác định lượng chặt nhằm cải thiện cấu trúc rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022