- Cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.
- Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng hiện được cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn nước phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhận mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
- Cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích cộng đồng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
- Cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng; Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; Không đươc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
1.2. Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các công trình đã nghiên cứu
Công tác nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu tiến hành trên nhiều phương diện và những quy mô khác nhau. Trong đó điểm hình là những công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc”, “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp” của TS. Nguyễn Bá Ngãi; nghiên cứu về “Xây dựng quy chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng” của TS. Bảo Huy hay nghiên cứu “Quản lý rừng cộng đồng ở Hoà Bình – Các giải pháp” của Trần Duy Rương - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng từ dự án CEFM” của Nguyễn Văn Mạn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra diện tích rừng và đất rừng mà các cộng đồng dân cư trên cả nước đang quản lý và sử dụng vào khoảng 2.792.946,3 ha chiếm 17,2% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%) xem hình
1.1. Có 3 hình thức mà cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là:
- Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài ( có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng) với 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng xem hình 1.1. Trong đó, phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao nhưng diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài.
- Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao với 8,9% xem hình 1.1. Đó là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tại các khu
rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách không chính thức bởi các tập tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có ranh giới lãnh địa nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối… Trong phạm vi của thôn, bản các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sở hữu của cộng đồng và được điều hành bởi một bộ máy tự quản. Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy thuộc quyền sử dụng của dòng họ. Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn và hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh.
- Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ …) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng theo hợp đồng khoán rừng lâu năm, 50 năm với 32,3% xem hình 1.1. Về thực chất với loại hình này cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài công việc thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi hay nghĩa vụ gì khác.
Hình1.1: Sơ đồ tỷ lệ cộng đồng quản lý rừng và đất rừng
Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hường phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá.
- Quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển. Các sản phẩm lấy từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng. Rừng được quản lý theo luật tục của cộng đồng.
- Quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất và thị trường phát triển. Các hình thức quản lý đa dạng và phong phú ở trình độ cao và cộng đồng dân cư thôn sẽ tiến tới thực sự là chủ đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng.
Về chính sách và pháp luật trong quản lý rừng cộng đồng được khái quát thành các giai đoạn như sau:
- Trước năm 1954, thừa nhận về sự tồn tại của rừng cộng đồng: Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống: Miền Bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hoá, tập trung phát triển lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể và mặc dù không quan tâm đến lâm nghiệp hộ gia đình và LNCĐ, nhưng về cơ bản vẫn tôn trọng cộng đồng vùng cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống và lâm nghiệp hộ gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó ở Miền Nam, giống thời kỳ trước năm 1954.
- Từ năm 1976 đến năm 1985, tập trung vào kế hoạch hoá cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp: LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình không được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên một số
nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận.
- Từ năm 1986 đến 1992, lần đầu tiên đề cập làng bản là một chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống của làng bản: Năm 1986 chính phủ thừa nhận 5 thành phần kinh tế; Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
- Từ năm 1993 đến năm 2002, tăng cường quá trình phi tập trung hoá trong quá trình quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hoá nghề rừng nhưng chính sách với QLRCĐ chưa rò ràng: Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm; Luật đất đai sửa đổi năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định 163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rò cho đối tượng cộng đồng và Luật dân sự năm 1995 cũng không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của nhà Nước và của ngành cho phát triển rừng cộng đồng như Nghị định 01/CP năm 1995 về giao khoán đất lâm nghiệp, Nghị định 29/CP năm 1998 về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm của nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ NN&PTNN về hướng dẫn hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về quy chế quản lý 3 loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng.
- Từ năm 2003 đến nay, hình thành khung pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng: Luật đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn đươc Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất; Luật BV&PTR mới năm 2004 có mục riêng quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân
cư thôn được giao rừng; Luật dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng.
Thực tiễn tại các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số đều có tập quán quản lý đất đai và tài nguyên theo cộng đồng. Những tập quán ấy là một phần của luật tục cổ truyền của cộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và pháp triển. Tập quán QLRCĐ cuả một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số điển hình ở nước ta:
- Người Thái vùng Tây Bắc, rừng được phân loại thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như: Rừng phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm thai thác. Rừng khai thác để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác của cộng đồng, tuyệt đối không được phát làm rẫy. Rừng phục vụ đời sống tâm linh, cấm chặt phá.
- Người Tà Ôi, Vân Kiều vùng miền Trung: Luật tục quy định không được phát rẫy tại các khu Rừng đầu nguồn, Rừng thiêng, Rừng độc.
- Người Raglai vùng Tây Nguyên: Có quan niệm là rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng (buôn). Do đó không một ai được vi phạm những quy định do cộng đồng đặt ra, không một ai được lấy làm tài sản riêng.
Cụ thể tại Miền núi phía Bắc ở Điện Biên, Hoà Bình và Thanh Hoá cho thấy 4 hình thức QLRCĐ phổ biến. Cụ thể như bảng 1.1:
Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến
Hình thức quản lý | Nguồn gốc hình thành | Hiện trạng và quy mô | Mục đích quản lý, sử dụng | |
Bản Huổi Cày - Mùn Chung - Tuần Giáo - Điện Biên (Cộng đồng người H’Mông) | ||||
1 | Cộng đồng quản lý theo truyền thống | Tự công nhận từ lâu đời. | Rừng tự nhiên 81ha. | Bảo vệ nguồn nước, Lấy gỗ làm nhà, các lâm sản khác tiêu dùng hàng ngày. |
Thôn Cài – Vũ Lâm - Lạc Sơn – Hoà Bình (Cộng đồng người Mường) | ||||
2 | Nhóm hộ gia đình | Xã hợp đồng sử dụng. | Rừng tự nhiên và rừng trồng, 31ha. | Phủ xanh đất trống, lấy gỗ, tre nứa bán ra thị trường. |
Thôn Pháng – Phú Thanh – Quan Hoá – Thanh Hoá (Cộng đồng người Thái) | ||||
3 | Cộng đồng quản lý | Giao và hợp đồng khoán | Rừng tự nhiên 200ha (giao | Bảo vệ nguồn nước, lấy gỗ làm nhà, các lâm sản khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 1
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 3
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 4
- Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tại Các Thôn Và Tiểu Khu Ở Nà Phặc
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
bảo vệ với khu bảo tồn Pù Hu. | 102ha, khoán 98ha). | tiêu dùng hàng ngày, thu nhập từ khoán bảo vệ. | ||
4 | Nhóm hộ tự liên kết quản lý | Giao cho hộ quản lý và sử dụng, các hộ tự liên kết. | 120 ha do 10 nhóm hộ tự liên kết quản lý. | Trồng rừng sản xuất cung cấp luồng cho thị trường. |
(Nguồn: Tập chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 5, kỳ 1 năm 2006,trang 78-80)
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực tiễn trong QLRCĐ có 3 công cụ cơ bản được áp dụng là: Thứ nhất, hình thức tổ chức và quản lý, điều hành của cộng đồng dựa trên nguyên tắc dân bầu và tín nhiệm của cộng đồng với già làng, trưởng bản; Thứ hai, xây dựng quy ước quản lý rừng của cộng đồng dựa vào luật lệ của làng (hương ước), nhu cầu hiện tại và phù hợp với quy định của pháp luật; Thứ ba, Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích căn cứ vào sự thống nhất chung của cộng đồng và quy định của nhà nước mà trước mắt là cụ thể hoá cơ chế hưởng lợi theo quyết định 178. Còn các bên liên quan trong QLRCĐ được xác định bao gồm các bên như sau:
- Cộng đồng dân cư thôn là chủ thể chính bao gồm: trưởng, phó thôn, già làng trưởng bản, hộ gia đình và cá nhân, tổ quản lý và bảo vệ rừng, các đoàn thể và tổ chức quần chúng, nhóm hộ hay nhóm sở thích, khuyến nông viên thôn.
- Tổ chức lâm nghiệp xã tuyên truyền pháp luật và chính sách, theo dòi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn bảo vệ rừng và phòng chống cháy, tham mưu và hỗ trợ UBND xã về giao đất giao rừng, quản lý rừng và ngăn chăn, xử lý vi phạm.
- Các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã thực hiện 8 nội dung quản lý Nhà Nước về Lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ.
- Các cơ quan chuyên ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy cộng đồng quản lý rừng.
- Các tổ chức Lâm nghiệp Nhà Nước chuyển giao công nghệ, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn cho xây dựng và phát triển rừng.
- Các tổ chức Lâm nghiệp ngoài nhà nước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
Hiện nay, trong công tác QLRCĐ còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chính sách và pháp lý. Bên cạnh đó những vấn đề về kỹ thuật trong QLRCĐ mới chỉ là những thí điểm. Bao gồm những vấn đề sau:
- Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa thưc sự rò ràng: Mặc dù Luật đất đai 2003, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác của Nhà Nước quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng giao đất, giao rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng nhưng địa vị pháp lý của cộng đồng vẫn chưa đầy đủ và rò ràng. Bộ Luật dân sự 2005 quy định một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cộng đồng dân cư thôn chưa hội đủ các điều kiện trên nên không phải là một pháp nhân. Nếu giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, khi có xẩy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác hoặc có hành vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật không thể giải quyết được.
- Những điểm thiếu trong cơ chế chính sách và thể hiện cụ thể ở những điểm sau đây: Quyết định 178 và Thông tư 80 không đề cấp tới hưởng lợi của cộng đồng và nghĩa vụ của họ khi tham gia quản lý rừng. Các yêu cầu về kỹ thuật như xác định tiêu chuẩn rừng khai thác, tỷ lệ hưởng lợi là rất phức tạp và cộng đồng không có khả năng xác định. Những thủ tục hành chính về khai thác gỗ thương mại đối với rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý chưa được quy định; Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT V/v ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn chỉ giới hạn cho Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng tại 40 xã của 10 tỉnh. Quyết định này cho phép cộng đồng khai thác gỗ gia dụng và khai thác thương mại theo 2 phương pháp trữ lượng hoặc cây theo cấp kính, Quyết định 2324/QĐ-BNN-LN ngày 21/8/2007 V/v hướng dẫn các chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng lại giới hạn cộng đồng khai thác gỗ cho gia dụng theo khối lượng. Cho thấy chính sách hiện nay chưa