Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------


HOÀNG NGUYỄN GIÁP


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Hà Nội – 2010

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 1

Mục lục‌

Trang

Lời cảm ơn… i

Lời cam đoan… ii

Mục lục… iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng iv

Danh mục các hình vẽ, đồ thị iv

Mở đầu…………………………………………………………………………. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU… 2

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài……………………….…………….……… 2

1.2 Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu…………….…………………….. 5

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU… 25

2.1 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………..

2.2 Địa điểm nghiên cứu……………………………………….............. 25

2.3 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu………………………….……… 29

2.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………….……….. 30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại các thôn và

3.1 33

tiểu khu ở Nà Phặc……………………………….…………………

3.2 Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc………………………………... 65 Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng cộng

3.3

đồng………………………………………………………………... 71

Kết luận… 76

Tài liệu tham khảo 78

Phụ lục… 79

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng

FAO Tổ chức nông lương quốc tế

LNCĐ Lâm nghiệp công đồng

LTQD Lâm trường quốc doanh

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng

UBND Uỷ ban nhân dân

Danh mục các bảng

Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến…………………..… 9

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng…………………………….…… 12

Bảng 1.3: Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn…………………..…... 17

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2010 của Nà Phặc…………………………………………………………………………. 64

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Hình 1.1: Sơ đồ tỷ lệ cộng đồng quản lý rừng và đất rừng 6

Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế hưởng lợi 21

Hình 1.3: Chu trình quản lý rừng cộng đồng 22

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I 33

Hình 3.2: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ TK I 34

Hinh 3.3: Hiện trạng sử dụng đất Thôn Cốc Pái 35

Hình 3.4: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Phái 35

Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Tò 36

Hình 3.6: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Tò 37

Hình 3.7: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Kèng 37

Hình 3.8:Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Kèng 38

Hình 3.9: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm 39

Hình 3.10: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà làm 39

Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Duồng 40

Hình 3.12: Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Duồng 40

Hình 3.13: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Khuổi Tinh 41

Hình 3.14: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Khuổi Tinh 42

Hình 3.15: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch 42

Hình 3.16: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Mạch 43

Hình 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi 44

Hình 3.18: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Nọi 44

Hình 3.19: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản 45

Hình 3.20: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Công Quản 46

Hình 3.21: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Khoang 46

Hình 3.22: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Khoang 47

Hình 3.23: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa 48

Hình 3.24: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Hùa 48

Hình 3.25: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này 49

Hình 3.26: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Này 50

Hình 3.27: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Pán 50

Hình 3.28: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Pán 51

Hình 3.29: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bó Danh 52

Hình 3.30: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bó Danh 52

Hình 3.31: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá 53

Hình 3.32: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lùng Nhá 53

Hình 3.33: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng 54

Hình 3.34: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Đắng 54

Hình 3.35: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang 55

Hình 3.36: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Chang 56

Hình 3.37: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Mảy Van 56

Hình 3.38: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Mảy Van 57

Hình 3.39: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa 58

Hình 3.40: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lủng Lịa 58

Hình 3.41: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả 59

Hình 3.42: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Xả 59

Hình 3.43: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III 60

Hình 3.44: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu III 61

Hình 3.45: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II 61

Hình 3.46: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu II 62

Hình 3.47: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào 62

Hình 3.48: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Tào 63

Hình 3.49: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Cầy 64

Hình 3.50: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Cầy 64

MỞ ĐẦU

Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường. Tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất. Với vai trò không thể thay thế của rừng nên con người phải bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng trên quy mô toàn cầu cũng như ở các cấp độ địa phương. Ở Việt Nam, ngoài ý nghĩa chung thì rừng còn mang các ý nghĩa lịch sử, văn hoá và tâm linh của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau.

Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn từ việc thành công trong công tác định canh - định cư, thành lập các Vươn Quốc gia, khu bảo tồn cùng với việc ban hành luật Bảo vệ và phát triển rừng đã mang lại những thay đổi tích cực. Song một diện tích lớn rừng và đất rừng, đặc biệt là ở khu vực miền núi gắn liền với các cộng đồng người dân tộc thiểu số chưa thực sự được quản lý và sử dụng hợp lý để nâng cao đời sống cho người dân.

Đề tài nhằm mục tiêu góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn liền với các cộng đồng ở miền núi để nâng cao đời sống một cách bền vững cho người dân. Bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

- Phân tích đặc điểm rừng cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích hiện trạng sử dụng và quản lý.

- Phân tích SWOT đối với sử dụng và quản lý rừng cộng đồng.

- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý rừng cộng đồng.

Nghiên cứu này sẽ là một cơ sở hữu ích cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội tại địa bàn nghiên cứu và làm phong phú những nghiên cứu thực tiễn trong công tác quản lý rừng cộng đồng. Đặc biệt, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập và bước đầu trong công tác nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, tiến sĩ để làm nền tảng phát triển bản thân sau khi hoàn thành chương trình thạc sỹ về khoa học môi trường với chuyên ngành môi trường trong phát triển bền vững do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường tổ chức đào tạo.

CHƯƠNG 1‌

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Các khái niệm

Khái niệm về cộng đồng

Theo FAO 2000, cộng đồng trong khái niệm về quản lý rừng cộng đồng được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng, gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội.

Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành hai quan điểm chính:

- Thứ nhất, “cộng đồng” là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những quan điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống và sản xuất gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian một thôn bản.

- Thứ hai, “cộng đồng” không chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn.

Các loại hình cộng đồng chính: cộng đồng thôn bản; cộng đồng sắc tộc; cộng đồng tôn giáo và cộng đồng theo các dòng họ.

Dân tộc thiểu số

Là một thuật ngữ khoa học chỉ những dân tộc có dân số ít trong một quốc gia nhất định. Tại Việt Nam có 54 cộng đồng dân tộc thì có 53 cộng đồng là những cộng đồng dân tộc thiểu số.

Cộng đồng dân tộc thiểu số được xác định trong phạm vi nghiên cứu nhóm người có cùng dân tộc, chung sống trên địa bàn thôn bản.

Lâm nghiệp cộng đồng

Theo Arnold 1992, đã đưa ra một định nghĩa tổng quát: LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người nông dân thôn bản với cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng.

Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của Arnold là Quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ)

QLRCĐ là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.

Rừng cộng đồng là rừng của thôn bản đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho xã hoặc các thôn quản lý.

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữa của các thành phần khác như có quan hệ trực tiếp tới đời sống,việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay lợi ích khác của cộng đồng.

Như vậy, nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng tại Ngân Sơn - Bắc Kạn được xác định trên cơ sở rừng cộng đồng tại địa phương trên cơ sở tiếp cận LNCĐ.

1.1.2. Pháp luật và chính sách

Hệ thống pháp luật quy định quyền sở hữu và sử dụng đối với rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế. Hệ thống chính sách xác định những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích cho phát triển rừng từ phía chính phủ.

Theo Nguyễn Bã Ngãi 2009, pháp luật và chính sách cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng được thể hiện trong Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản chính sách khác với những nội dung cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022