Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 4

- Xác định lượng tăng trưởng - lợi ích của cộng đồng và lập kế hoạch khai thác gỗ: Lợi ích của cộng đồng chính là tăng trưởng số cây theo cỡ kính trong 5 năm. Dựa vào đây cộng đồng lập kế hoạch khai thác sử dụng rừng bền vững theo định kỳ 5 năm; việc xác định lợi ích như vậy đảm bảo tính công bằng, đơn giản, ít chi phí, chỉ thông qua so sánh số cây của lô rừng với mô hình.

- Khai thác sử dụng và nuôi dưỡng rừng ở các trạng thái rừng khác nhau: Theo quy định hiện hành, các lô rừng chỉ được phép khai thác khi đạt tiêu chuẩn về trữ lượng và điều này gặp phải hạn chế vì thời gian chờ đợi quá lâu, người dân khó nhận biết tiêu chuẩn rừng khai thác. Trong khi đó nếu so sánh số cây theo cỡ kính của các trạng thái rừng hiện tại với mô hình rừng ổn định thì các trạng thái rừng non, nghèo vẫn có thể chặt một số cây ở các cấp kính khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng, đồng thời lại có thể điều chỉnh cấu trúc rừng từng bước ổn định, có năng suất hiệu quả hơn.

Về xây dựng quy ước bảo vệ rừng

Công việc xây dựng quy ước đã được ngành kiểm lâm thực hiện ở nhiều nơi, nhấn mạnh vai trò của người dân, cộng đồng và vận dụng luật tục địa phương trong xây dựng quy ước. Cách làm này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng và từng bước làm cho quy ước có tính khả thi trong đời sống cộng đồng. Trong các chương trình, dự án đã triển khai đặc biệt chú ý đến sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng quy ước này nhằm thể hiện được thực tế nhất nguyện vọng cũng như tri thức bản địa trong công tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Về xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng

Hưởng lợi từ rừng trong quản lý rừng cộng đồng là một vấn đề quan trọng, thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia quản lý rừng của người quản lý rừng. Các nguồn lợi từ rừng được xác định rất phong phú, số lượng và giá trị của chúng phụ thuộc vào trạng thái rừng, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách và kiến thức sử dụng lâm sản của người dân.

- Gỗ: Gỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng sống gần rừng như làm nhà, chuồng trại, các công trình công cộng, thuỷ lợi… ; đồng thời giá trị

thương mại của gỗ luôn là một tiềm năng tạo ra thu nhập cao. Khả năng cung cấp gỗ của rừng phụ thuộc vào trạng thái giàu nghèo của rừng được giao.

- Lâm sản ngoài gỗ: Là nhóm sản phẩm rất đa dạng, mức độ giàu nghèo của nó phụ thuộc vào trạng thái rừng giao, đồng thời phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức sử dụng của người dân địa phương. Lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số trong việc cung cấp thực phẩm, cây thuốc, làm công cụ lao động, bán, chăn nuôi … Tuy nhiên các loại lâm sản ngoài gỗ thường phân tán, quy mô nhỏ.

- Dịch vụ môi trường rừng: Đây là nguồn lợi tiềm năng hiện đang được thảo luận và phát triển; Bao gồm việc chi trả dịch vụ môi trường của rừng như bảo vệ nguồn nước cho thuỷ lợi, thuỷ điện, thu hút khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là một tiềm năng lớn khi mà thế giới đang quan tâm đến biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Ví dụ về cơ chế hưởng lợi từ QLRCĐ ở Tây nguyên từ khai thác gỗ thương mại được tiến hành như sơ đồ hình 1.2 sau đây:

Hình 1 2 Sơ đồ cơ chế hưởng lợi Hiện trạng vấn đề QLRCĐ ở Việt Nam 1

Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế hưởng lợi

Hiện trạng vấn đề QLRCĐ ở Việt Nam trên cả phương diện nghiên cứu và các chương trình, dự án thí điểm đều khẳng định đây là một trong những phương thức

quản lý rừng mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo được nâng cao đời sống người dân có cuộc sống gắn liền với rừng núi và chủ trương bảo vệ và phát triển rừng của đất nước. Nhóm các điều kiện cần thiết cho QLRCĐ cũng đã được xác định rò ràng từ yêu cầu về khoa học kỹ thuật đến các vấn đề chính sách, pháp luật cần bổ sung hoàn thiện cho đến yêu cầu cần thiết đối với cộng đồng để có thể QLRCĐ hiệu quả. Nhóm các điều kiện đủ để tiến hành QLRCĐ phải xuất phát một cách chủ động từ phía cộng đồng với sự hỗ trợ từ chính quyền cấp xã là một kho khăn vì đại đa số các cộng đồng liên quan có trình độ dân trí thấp. Với trường hợp này, ngay cả đối với các chương trình thí điểm cũng còn nhiều vướng mắc dù có sự hỗ trợ của một đội ngũ chuyên gia siêu việt và nguồn tài chính đáng kể. Một khía cạnh khác cung ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm yếu tố này là hiện có nhiều chương trình, dự án liên quan đến lâm nhiệp đang được triển khai trên cùng một địa bàn nên cộng đồng khó có thể tác động để lồng ghép như những chương trình, dự án thí điểm.

Từ các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng như các chương trình, dự án thí điểm và cả những mô hình truyền thống cho thấy công tác QLRCĐ là một chu trình quản lý khép kín. Một chu trình khá toàn diện được TS.Nguyễn Bá Ngãi đưa ra cho QLRCĐ gồm 5 giai đoạn và 13 bước như hình 1.3 sau đây:

Hình 1 3 Chu trình quản lý rừng cộng đồng 1 2 3 Quản lý rừng cộng đồng tại 2

Hình 1.3: Chu trình quản lý rừng cộng đồng

1.2.3 Quản lý rừng cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới

Tính đến hiện tại, Mexico có trên 75% diện tích rừng được quản lý bởi cộng đồng, chủ thể là các Ejido - có thể hiểu là tổ hợp tác nông thôn - và các nhóm dân tộc thiểu số. Tiến trình chuyển đổi từ quản lý Nhà nước sang nhóm đối tượng này đã diễn ra từ những năm 20 của thập kỷ trước, sau khi Mexico hoàn thành cuộc cải cách về đất đai.

Nói một cách chi tiết hơn thì phần lớn rừng của quốc gia này vẫn do Nhà nước sở hữu, tuy nhiên quyền quản lý thì lại được chuyển cho các cộng đồng. Đặc biệt, kể từ cuối những năm 1970, sau sự phản kháng mạnh mẽ của hệ thống các tổ hợp tác đối với các doanh nghiệp khai thác gỗ thương mai khiến ngành gỗ phải chịu lùi bước, các nhóm cộng đồng đã giành được quyền kiểm soát và khai thác lâm sản nhiều hơn, tuy rằng họ vẫn bị hạn chế không được phép mua, bán rừng do mình quản lý.

Với những thay đổi căn bản này, Mexico trong con mắt các chuyên gia được xem là một ví dụ điển hình về quản lý rừng cộng đồng, mặc dù tình trạng phá rừng trên thực tế vẫn còn tồn tại. Bài học từ quốc gia Mỹ La Tinh này cho thấy khi người dân được giao rừng, họ sẽ có động lực quản lý rừng bền vững. Đây là giải pháp có lợi cho cả ba bên: Nhà nước - Người dân - Rừng. (theo tác giả Hải Anh trên thiennhien.net).

Chính phủ Guatemala chấp thuận giao 450.000 ha rừng nhiệt đới Maya cho 13 nhóm cộng đồng dân cư bản địa. Đồng thời người ta đã nhận thấy các điểm du lịch khảo cổ nền văn minh Maya nơi mang lại nhiều doanh thu cho nhóm cộng đồng quản lý cũng chính là nơi còn lưu giữ lại những cánh rừng dày. Trong khi ở một vài vị trí khác, cũng cùng một nhóm dân tộc thiểu số ấy, với cùng một kiểu rừng ấy, nhưng rừng đã bị tàn phá. (theo tác giả Hải Anh trên thiennhien.net).

Ở Nêpan, LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, chương trình LNCĐ được thực thi trên phạm vi toàn quốc (Paudel, 2000).

Tại Thái Lan, Wasi(1997) cho rằng LNCĐ là nhân tố trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái lan. Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện tích lớn rừng đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những năm trước đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở Thái Lan đã bị cấm từ năm 1986, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng.‌‌‌


*

* *

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần thúc đẩy chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững rừng có sự tham gia của người dân nhằm duy trì và đảm bảo phát triển rừng gắn với nâng cao đời sống của người dân.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích đặc điểm, hiện trạng sử dụng và quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu;

- Phân tích nguyên nhân và thách thức trong công tác quản lý và sử dụng rừng tại địa bàn nghiên cứu;

- Đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng tại địa phương.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam được tái lập và 1/1/1997, nằm ở 21o48 - 22o44 vĩ độ Bắc và 105o26 - 106o14 40kinh độ Đông. Một số con sông bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn đóng vai trò quan trọng về mặt sinh thái đối với các tỉnh ở hạ lưu. Đặc điểm khí hậu của vùng là cận nhiệt đới miền núi, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1500mm và được đặc trưng bởi hai mùa rò rệt.

Mùa mưa, nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7, trung bình là 263mm. Lượng mưa mùa này chiếm 82% lượng mưa cả năm, nhiệt độ biến động từ 22,9oC - 27,3oC.

Mùa khô, lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng tháng trong mùa này dao động từ 13,0 đến 70,5 mm, và nhiệt độ trung bình 18oC. Nhiệt độ mùa đông có thể giảm đột ngột xuống đến 2,2oC và có kèm theo sương muối.

Đặc trưng khí hậu theo mùa này ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất nông

– lâm nhiệp của tỉnh Bắc Kạn.

Với tổng số 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn, tỉnh Bắc Kạn được chia thành 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn) và một thị xã Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.859,4 km2, dân số 295.300 người; mật độ dân số 61 người/km2 (Niên giám thống kê 2009 - Tổng cục thống kê).

Tại Bắc Kạn có 7 nhóm dân tộc: người Tày (54%), người Dao (16,8%), người Kinh (15%), người Nùng (9%), người Mông (5,5%), người Hoa (0,4%), người Sán Cháy

(0,3%).

- Người Tày, Nùng và Kinh là nhóm dân cư chiếm đa số trong tỉnh, sống dọc theo các tuyến giao thông chính, gần các trung tâm lớn như thị xã Bắc Kạn và các thị trấn các huyện. Nhóm người này thường định cư gần sông suối, và chủ yếu là canh tác lúa nước. Người Tày, Nùng và Kinh cũng là những dân tộc có nhiều người tham gia vào công tác quản lý hành chính, công nhân viên chức tại tỉnh Bắc Kạn.

- Số dân cư còn lại là người Dao, Mông, Hoa và Sán Cháy sống ở các vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận và có rất ít ruộng đất để trồng lúa nước. Những người dân này thường sống dựa và các hệ thống canh tác nương rẫy trên diện tích rộng, nhưng năng suất dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của thời tiết.

Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đối với GDP của tỉnh với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn, mía, lạc, đậu tương và thuốc lá. Bên cạnh đó việc chăn nuôi đại gia súc có xu hướng giảm nhưng việc trồng các cây lâu năm (cây ăn quả, cây lấy gỗ) cũng như công tác bảo vệ rừng được mở rộng trong những năm gần đây.

2.2.2. Huyện Ngân Sơn

Huyện Ngân Sơn nằm ở phía Đông Bắc thị xã Bắc Kạn, giáp với huyện Ba Bể ở phía Tây và huyện Na Rì ở phía Nam và Tây Nam. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng và Tây Bắc giáp Lạng Sơn.

Diện tích 644,37km2, Dân số 28.058 người , huyện lỵ đóng ở xã Vân Tùng.

Đơn vị hành chính có một thị trấn (Nà Phặc) và 10 xã là: Văn Tùng, Đức Vân, Thượng Ân, Cốc Đán, Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm, Trung Hoà và Bằng Vân.

Huyện Ngân Sơn cách thị xã Bắc Kạn 60km trên tuyến đường Quốc lộ 3 ( Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng).

Cánh cung Ngân Sơn chạy từ phía bắc huyện Ngân Sơn (giáp Cao Bằng) dọc phía đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (Thái Nguyên) thành hình cánh cung theo hướng Bắc-Nam. Cánh cung Ngân Sơn thể hiện rò vai trò là đường phân thuỷ giữa lưu vực các sông chảy sang Lạng Sơn, Cao Bằng với lưu vực các sông chảy xuống Thái Nguyên; đồng thời tạo thành ranh giới phân chia khu vực khí hậu quan trọng: sườn phía đông đón gió mùa đông nên lạnh và khô hơn sườn phía tây; sườn phía tây khuất gió mùa đông nhưng đón gió tây nam, mưa nhiều hơn.

Các dãy núi trên cánh cung Ngân Sơn có những đỉnh cao trên 1000m như Khau Xiểm (1147m), Phịa Khao (l 061m), Phya Đén (l.263m)... thuộc huyện Ngân Sơn Huyện có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 20,5oC. Nhưng không đồng nhất, mà cũng có sự phân hoá thành 2 mùa trong năm và phân hoá giữa các vùng. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 12. Càng lên phía bắc, mùa lạnh càng kéo dài hơn và lạnh hơn. Mùa lạnh bắt đầu lừ đầu tháng 10, kết thúc vào tuần đầu tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ cao nhất lên

tới 39 độ C, nhiệt độ thấp nhất là -2,8 độ C trong tình trạng nhiệt độ cực đoan. Trên các đỉnh cao có năm có tuyết rơi.

Độ ẩm trung bình năm thuộc loại cao, Sự biến thiên độ ẩm không đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa. Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu (tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm không khí đến độ bảo hoà (100%). Lượng mưa trung bình năm là 159,1mm.

Gió mùa đông bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí