Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tại Các Thôn Và Tiểu Khu Ở Nà Phặc

địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị "nhiệt đới hoá" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đông bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.

Dân cư huyện Ngân Sơn có 5.819 hộ với 27.543 người, mật độ 42,74 người/km2. Số

hộ đói nghèo theo thống kê 6 tháng đầu năm 2007-2008 là 2.732 hộ, chiếm 46,94% tổng số hộ.

Về tình hình sản xuất: kinh tế của huyện là kinh tế nông lâm và khai thác khoáng sản. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đời sống người dân là lương thực, cây có hạt bình quân năm 2006 đạt: 543kg/người, dự tính năm 2007 là 560kg/người. Năng suất bình quân 41 tạ/ha đối với cây lúa, 32 tạ/ha đối với cây ngô. Các loại sản phẩm cây trồng khác như thuốc lá (15 tạ/ha) và đỗ tương (13 tạ/ha) cũng chỉ là những cây kinh tế tiềm năng của huyện. Còn thực tế hiện nay thì Ngân sơn là một trong những huyện nghèo của cả nước. Ngoài ra, người dân cũng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm. Đàn gia súc của huyện gồm 11.131 con trâu và 8.541 con bò.

2.2.3. Thị trấn Nà Phặc

Thị trấn Nà Phặc nằm ở phía Nam huyện Ngân Sơn, có diện tích đất tự nhiên là 6.280km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 615,84ha chiếm 11,08% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha chiếm 60,85% tổng diện tích đất toàn xã. Nà Phặc có trục quốc lộ 3 đi qua với tổng chiều dài 20km, thuận tiện cho việc giao thương, phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều, các thôn vùng cao đồng bào sống rải rác và canh tác nương rẫy là chủ yếu nên cơ sở kinh tế xã hội nơi đó còn thấp kém, cơ sở hạ tầng cũng chưa tốt, giao thông đi lại khó khăn là rào cản phát triển.

Thị trấn có 1.390 hộ gồm 6.295 nhân khẩu sống trong 25 thôn bản và tiểu khu. Thị trấn có 7 dân tộc anh em chung sống, người Tày chiếm chủ yếu (70%). Nhân dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động và đời sống hàng ngày. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 290,4ha. Diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ là 160ha, lúa 1 vụ là 130,4ha. Năng suất cây trồng đạt 500kg/1000m2.

Về chăn nuôi, tổng đàn trâu bò là 3.160 con, trong đó số trâu chiếm 1/3, số bò chiếm 2/3 tổng đàn. Ngoài ra, nông dân vẫn nuôi lợn, gà, vịt,.. nhưng không có thống kê.

Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha, trong đó diện tích rừng nguyên liệu giấy là 109,2ha, rừng theo chương trình PAM là 190ha. Kinh tế vườn rừng chưa cho thu nhập.

Về tiểu thủ công nghiẹp: chưa phát triển. Xây dựng cơ ban cũng chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng đường Nà Nong – Bó Danh.

Cơ sở hạ tầng: Hiện nay mới chỉ có 19/25 thôn có hệ thống lưới điện quốc gia. Số hộ được sử dụng điện chiếm 82% tổng số hộ cả thị trấn.

Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000.000đ/người/năm.

Thị trấn Nà Phặc có 6 trường học, trong đó ngành học Mầm non là 2 trường, tiểu học là 3 trường và 1 trường trung học phổ thông.

Thị trấn có 1 bệnh viện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ trẻ em tuy được quan tâm nhưng đang còn có nhiều khó khăn

Thị trấn Nà Phặc tuy chưa nằm trong diện các xã đặc biệt khó khăn so với mặt bằng chung của địa phương nên không thụ hưởng chương trình 135 của chính phủ, do đó cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư xây dựng vì không có nguồn kinh phí khác.

2.3. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu


TT

Nội dung

Thời gian

Kết quả

1

Xây dựng Đề cương nghiên cứu

6/2010

Đề cương và kế hoạch

2

Bảo vệ đề cương nghiên cứu

7/2010

Hoàn thiện đề cương nghiên cứu


3

Thu thập, phân tích số liệu liên

quan đến địa bàn nghiên cứu Xây dựng bảng hỏi


7-8/2010


Các số liệu liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


4

Tiến hành phỏng vấn, điều tra

trực tiếp thực địa

9/2010

- Số liệu phỏng vấn, và các

thông tin, bản đồ, phim ảnh.

5

Xây dựng đề cương chi tiết cho

luận Văn.

9/2010

Đề cương chi tiết

6

Viết luận văn lần 1.

10/2010

Bản thảo luận Văn 1

7

Giáo viên hướng dẫn duyệt lần 1

10/2010

Bản sửa của Giáo viên hướng

dẫn lần 1

8

Bổ sung số liệu

Viết luận văn lần 2.

11/ 2010

Bản thảo luận Văn 2

9‌

Giáo viên hướng dẫn duyệt lần 2.

11/2010

Bản sửa của Giáo viên hướng

dẫn lần 2

10

Hoàn thiện và nộp luận văn.

11/2010

Luận văn hoàn chỉnh

11

Chuẩn bị bảo vệ luận văn.

12 /2010

Hoàn thiện các hô sơ bảo bệ

12

Bảo vệ luận văn

12/2010

Kết quả bảo vệ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Theo hội nghị Hensinky, Quản lý rừng bền vững lá sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tình trạng đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác. Cụ thể quan điểm này được hiểu như sau:

- Quản lý rừng bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra ( Sản xuất gỗ nhiên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ …; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn…; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái…).

- Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng xuất, hiệu quả ngày càng cao ( không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và

phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng xuất rừng).

- Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và nghĩa vụ cũng như mối quan hệ với nhân dân, cộng đồng địa phương.

- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.

Quan điểm này là một trường hợp cụ thể về phát triển bền vững đối với trường hợp là rừng. Do đó cũng đảm bảo được các nguyên tắc về phát triển bền vững.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa số liệu

- Phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trong nghiên cứu này bởi trong công tác quản lý rừng cộng đồng đã tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như các mô hình thực hiện tại các địa phương. Do đó các tư liệu có được sẽ cung cấp các thông tin hữu ích trong nghiên cứu.

- Nguồn tài liệu kế thừa được thu thập từ UBND thị trấn Nà Phặc, Hội thảo “ Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng” tổ chức ngày 20/4/2010 tại Na Rì - Bắc Kạn, tại thư viện của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam , Viện Kinh tế Sinh thái và trên các trang tin điện tử.

Các phương pháp điều tra thực địa

- Được tiến hành tại khu vực nghiên cứu và các địa bàn đại diện có các mô hình điển hình về công tác quản lý rừng (các mô hình điển hình thành công và thất bại) tại tỉnh Bắc Kạn. Qua đây để củng cố tính thực tế cho các giải pháp đề xuất tại địa bàn nghiên cứu.

- Tiến hành khảo sát tại các thôn bản của thị trấn Nà Phặc thu thập thông tin cũng như có được nhận thức trực quan về khu vực nghiên cứu.

Phương pháp điều tra xã hội học

- Thông qua các bảng hỏi được sử dụng trong khảo sát thực địa để có được các thông tin một cách khoa học phục vụ cho nghiên cứu.‌‌

- Đã tiến hành thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất và tình hình kinh tế xã hội của các thôn bản trong địa bàn nghiên cứu.

- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ liên quan ở địa phương. Phương pháp PRA

- Sử dụng công cụ SWOT với sự tham gia của trưởng các thôn bản để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rừng hiện tại của các thôn bản.

Phương pháp bản đồ: Thông qua phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Nà Phặc để nắm được một cách tổng quát sự phân bố cũng như đặc điểm địa hình diện tích đất lâm nghiệp ở khu vực.


*

* *

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại các thôn và tiểu khu ở Nà Phặc

3.1.1 Tiểu khu I

Hiện trạng sử dụng đất của Tiểu khu I

Tiểu khu I có tổng diện tích tự nhiên là 210.5 ha trong đó đất nông nghiệp 16.5 ha, đất lâm nghiệp 169.5 ha, đất chuyên dụng 9.9 ha, đất thổ cư 4.4 ha và đất khác là các (Sông, suối, núi đá trọc…) 10.6 ha. Đối với đất nông nghiệp phần lớn diện tích là lúa 1 vụ, 2 vụ; canh tác nương rẫy 1 vụ và một diện tích nhỏ sử dụng trồng cây lâu năm và ao hồ. Đối với đất lâm nghiệp phần lớn là đất có khả năng phục hồi thành rừng với diện tích 130 ha, còn lại là rừng trồng và rừng tự nhiên.

Hình 3 1 Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I Trong nông nghiệp người dân 1Hình 3 1 Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I Trong nông nghiệp người dân 2

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I

Trong nông nghiệp người dân trồng lúa là chủ yếu, ngoài ra có trồng lạc, sắn, khoai lang. Trong lâm nghiệp, đối vơi rừng tự nhiên là rừng tái sinh có tuổi khoảng 8-10 năm với cây tiên phong là Sau Sau chiếm ưu thế, ngoài ra còn có dẻ, nứa và dưới tán là những cây, bụi, dây leo.

Các biểu đồ cho thấy rò đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ rất lớn. Trong đó diện tích đáng kể là đất có khả năng tái sinh thành rừng, còn rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ có 7.67% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Tình hình kinh tế - xã hội của Tiểu khu I

Tiểu khu I là một trong ba thôn trung tâm của thị trấn Nà Phặc và nằm dọc quốc lộ 3 đoạn đi qua huyện Ngân Sơn. Tiểu khu I cũng là địa bàn có đông dân nhất trong các thôn và tiểu khu của Nà Phặc với 124 hộ và 520 nhân khẩu. Về cơ cấu thành

phần dân tộc tại Tiểu Khu I có người Kinh, Tày, Nùng sinh sống, người trong độ tuổi lao động là 243 người. Theo phân loại kinh tế hộ tại Tiểu khu có 10 hộ khá, 61 hộ trung bình và 53 hộ nghèo và cận nghèo. Đây cũng là địa bàn có nhiều hộ nghèo nhất tại thị trấn Nà Phặc.

Hình 3 2 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ Các 3Hình 3 2 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ Các 4Hình 3 2 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ Các 5

Hình 3.2: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò Tiểu Khu I người Tày chiếm đa số (82% tổ số dân), người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động có tỷ lệ tương đương và kinh tế hộ gia đình thấp - chủ yếu là hộ có kinh tế trung bình và nghèo.

Nguồn thu nhập chính của những hộ gia đình có kinh tế trung bình, nghèo và cận nghèo chủ yếu từ nông nghiệp và làm thuê thời vụ ở các địa bàn lân cận. Đối với các hộ có kinh tế khá thì nguồn thu chính từ lương của một vài thành viên và kinh doanh dịch vụ.

3.1.2 Thôn Cốc Pái

Hiện trạng sử dụng đất tại Thôn Cốc Pái

Cốc Pái có tổng diện tích 316.9 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 30.8 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp 256 ha, đất chuyên dụng là 7.5 ha, đất thổ cư là 2.5 ha và các loại đất khác còn lại là 20.1ha. Đối với đất nông nghiệp, diện tích dành cho canh tác lúa là 23.8ha, nương rẫy là 2.5 ha, trồng cây lâu năm 4 ha và diện tích ao hồ của toàn thôn chỉ có 0.4ha. Đối với đất Lâm nghiệp, diện tích có rừng tự nhiên là 243ha và diện tích rừng trồng là 13ha.


Hinh 3 3 Hiện trạng sử dụng đất Thôn Cốc Pái Tại Thôn Cốc Pái rừng tự 6

Hinh 3.3: Hiện trạng sử dụng đất Thôn Cốc Pái

Tại Thôn Cốc Pái, rừng tự nhiên chiếm gần 95% tổng diện tích đất lâm nghiệp trong thôn với độ tuổi khoảng 10 năm và gỗ lớn chủ yếu là sau sau tái sinh, còn rừng trồng chỉ có khoảng 5% tổng diện tích lâm nghiệp là mỡ và keo. Ngoài đất trồng lúa chiến đa số là 77.27% tổng diện tích đất Nông nghiệp thì tại Thôn Cốc Pái có diện tích trồng cây ăn lâu năm tương đối lớn là 12.99% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Riêng các diện tích khác là sông, suối… cũng đáng kể trong thôn.

Tình hình kinh tế - xã hội của Thôn Cốc Pái

Cốc Pái nằm trên quốc lộ 279, trục đường đi huyện Ba Bể, giáp với địa bàn xã Hà Hiệu của huyện Ba Bể. Thôn Cốc Pài có 53 hộ với 207 nhân khẩu là người dân tộc Kinh và người dân tộc Tày. Người trong độ tuổi lao động trong toàn thôn là 97 người trong đó có 47 nam và 50 nữ. Thôn Cốc Pái chỉ có một hộ kinh tế khá, 16 hộ nghèo và cận nghèo còn lại là các hộ có kinh tế trung bình.

Hình 3 4 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 7Hình 3 4 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 8Hình 3 4 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 9

Hình 3.4: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy Thôn Cốc Pái có tới 94.20% là người dân tộc Tày, cón người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động tương đối cân bằng là 22.71% và 24.15%. Kinh tế của các hộ gia đình ở mức độ nghèo và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022